Trầm cảm là gì? Hiểu đúng về bệnh trầm cảm

    Trầm cảm là một căn bệnh khá phổ biến và có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới cuộc sống nhưng đại đa số chúng ta đều chưa hiểu rõ, hoặc đang hiểu sai về căn bệnh này. Vậy, trầm cảm là gì?

    Trầm cảm là gì? Hiểu đúng về bệnh trầm cảm 1

    Nỗi buồn, cảm giác thất vọng, chán nản, mất hứng thú hoặc niềm vui với mọi thứ xung quanh là những cảm giác mà chắc hẳn ai cũng đã từng gặp ở một số thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nhưng nếu chẳng may những triệu chứng này kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi thì có thể chúng ta đang gặp vấn đề với trầm cảm.

    Trầm cảm là một căn bệnh và nó phổ biến hơn bạn nghĩ

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm.

    Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát. Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75% các vụ tự tử kể trên, còn lại 22% là do nghiện rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3% do tâm thần phân liệt, động kinh.

    Sự hiểu biết không đầy đủ, hoặc sai lệch, cho rằng trầm cảm không phải bệnh lý mà là sự yếu đuối hoặc một khiếm khuyết về thần kinh dẫn tới hành vi xấu hổ, che giấu về tình trạng bệnh, thiếu sự thấu cảm của người thân…nên người bệnh không được điều trị kịp thời là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trên. Do vậy mà nhận thức đúng đắn về trầm cảm là điều cần thiết để chúng ta có thể ngăn chặn trước khi mọi việc trở nên quá muộn màng.

    Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

    Khi bị trầm cảm, bạn có thể gặp phải một trong những triệu chứng dưới đây và chúng kéo dài ít nhất 2 tuần:

    Dấu hiệu nhận biết trầm cảm 1

    • Không còn thích thú hay hăm hở với bất cứ điều gì
    • Mất năng động
    • Buồn nản kéo dài hay cảm giác đời không đáng sống
    • Ăn kém hay ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến thay đổi cân nặng
    • Ngủ nhiều hay ít hơn bình thường
    • Cảm giác mệt mỏi liên tục
    • Cảm thấy mình không có giá trị hay mặc cảm tội lỗi không có lý do
    • Khó tập trung hay khó ra quyết định
    • Dễ nóng nảy, giận dữ
    • Nghĩ về tự sát và chết chóc.

    Đặc biệt, những người bị trầm cảm thường gặp những triệu chứng toàn thân như mệt mỏi kéo dài, cảm giác hồi hộp, tức ngực, chóng mặt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau xương khớp, rối loạn tiêu hóa…trong khi thăm khám lại không phát hiện ra bất kỳ tổn thương thực thể nào. Điều này khiến cho phần lớn bệnh nhân trầm cảm đi thăm khám ở những chuyên khoa khác không phải chuyên khoa tâm-thần kinh, dẫn tới chuẩn đoán ban đầu không chính xác. Các bác sỹ khuyên rằng, nếu như bạn có ít nhất 3 biểu hiện toàn thân hoặc đã đi khám ở các chuyên khoa khác từ 4 lần trở lên thì nên tầm soát trầm cảm.

    Trầm cảm có thể chữa khỏi

    Trầm cảm là một bệnh lý như những bệnh lý thường gặp khác và có thể điều trị được. Vì vậy đừng ngại ngần tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn điều trị trầm cảm sớm.

    Lời khuyên từ chuyên gia

    1. Không sử dụng rượu bia để giải quyết tâm trạng buồn phiền vì nó sẽ làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn
    2. Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị
    3. Thuốc điều trị trầm cảm cần từ 4-6 tuần mới cho thấy rõ hiệu quả, vì vậy trong thời gian điều trị bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn, không nên tự ý ngừng thuốc.
    4. Trầm cảm là một bệnh mạn tính và rất dễ tái phát, vì vậy việc điều trị cần kiên trì.
    5. Ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhân nên chia sẻ, đối thoại với bác sỹ để tìm ra biện pháp thích hợp cho vấn đề của mình.
    6. Tìm một người tin cậy để chia sẻ cảm xúc
    7. Ăn uống điều độ và vận động hợp lý cũng giúp ích rất nhiều trong điều trị trầm cảm.

    Xem thêm:

    Benhlytramcam.vn

    Benhlytramcam.vn - 17 Tháng Mười Hai, 2020

    Bình luận về bài viết

    1. Trần nhựt bảo đã bình luận

      E dạo này cảm thấy người mệt mỏi, ủ rủ không thích làm những việc yêu thích trước đây, thường hay mất ngủ, ngủ kg sâu giấc, e có bị trầm cảm kg ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng như bạn mô tả kéo dài bao lâu rồi? Nếu chúng xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 2 tuần trở lên thì rất có thể bạn đã bị trầm cảm. Khi đó bạn cần thiết phải tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. Quang khai đã bình luận

      Tôi muốn được tư vấn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0986 316 151 để được hỗ trợ.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Hồng Hà đã bình luận

      dạo này cháu cảm thấy chán ăn, dễ buồn ngủ, người lúc nào cũng mệt mỏi, hay đau đầu và chán mọi thứ ạ. Còn dễ khóc không rõ lý do, cảm thấy hụt hẫng với cả bị bỏ
      Rơi ạ

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!