Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Sống chung với bệnh trầm cảm https://benhlytramcam.vn/song-chung-voi-benh-tram-cam-3547/ https://benhlytramcam.vn/song-chung-voi-benh-tram-cam-3547/#respond Tue, 26 Jan 2021 08:42:52 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3547 Hiểu rõ bệnh trầm cảm

Sống chung với bệnh trầm cảm 1

Thỉnh thoảng ai cũng có một ngày xấu, một ngày đều chán nản. Cảm giác xuống dốc có thể làm bạn gần như muốn rơi lệ. Thật không may, đôi khi những cảm giác này có thể kéo dài và có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Nhận biết những dấu hiệu của trầm cảm

Cần biết rằng trầm cảm không phải là sự yếu đuối về nhân cách. Như bất cứ một người đang ốm nào, người bệnh trầm cảm có thể có nhiều triệu chứng khác nhau. Trong khi chúng ta có thể có một vài ngày có triệu chứng, người bệnh trầm cảm bị những triệu chứng dưới đây kéo dài trong nhiều tuần hay nhiều tháng.

Khi bị trầm cảm, các triệu chứng sau sẽ kéo dài ít nhất 2 tuần, bao gồm:

  • Không còn thích thú hay hăm hở với bất cứ điều gì
  • Mất năng động
  • Buồn nản kéo dài hay cảm giác đời không đáng sống
  • Ăn kém hay ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến thay đổi cân nặng
  • Ngủ nhiều hay ít hơn bình thường
  • Cảm giác mệt mỏi liên tục
  • Cảm thấy mình không có giá trị hay mặc cảm tội lỗi không có lý do
  • Khó tập trung hay khó ra quyết định
  • Dễ nóng nảy, giận dữ
  • Nghĩ về tự sát và chết chóc.

Trầm cảm là một bệnh có thể điều trị được.

Người bệnh trầm cảm thường có những triệu chứng cơ thể đi kèm như nhức đầu, đau bụng, đau cơ,.. Nếu có những triệu chứng này, bạn hãy trao đổi với Bác sĩ xem chúng có liên quan đến căn bệnh trầm cảm hay không.

Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm

Nguyên nhân đích xác của trầm cảm chưa được biết rõ. Các yếu tố di truyền, môi trường và mất cân bằng về hóa học có thể là những yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm. ( Tại Hoa kì, phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm gấp 2 lần nam giới). Phụ nữ có khuynh hướng dễ bị trầm cảm hơn có thể do những tác dụng của những thay đổi về nội tiết tố. Tuổi cũng là một yếu tố. Trầm cảm có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi; tuy nhiên tuổi trung bình để xuất hiện là vào khoảng nhóm tuổi 20. Tính di truyền và những bệnh tật trước đó có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện trầm cảm.

Tránh tự dùng thuốc

Khi bạn bị trầm cảm, uống rượu hay sử dụng những thuốc không kê toa dường như có thể tạm thời làm bạn thấy khá hơn. Nhưng chúng có thể cản trở mục tiêu điều trị. Tình trạng suy sụp sau khi uống rượu hay những thuốc hưng thần có thể làm tăng cảm giác tội lỗi hay mệt mỏi, và bạn vẫn có thể tiếp tục thấy mình vẫn là một gánh nặng cho những người chung quanh.

Những gì bạn có thể làm được: thuốc chống trầm cảm và điều trị bằng đối thoại

Những gì bạn có thể làm được: thuốc chống trầm cảm và điều trị bằng đối thoại 1

Điều trị trầm cảm có thể cần phải sử dụng nhiều thuốc chống trầm cảm và/hay điều trị bằng đối thoại. Người ta tin rằng trầm cảm là do những thay đổi về mặt hóa học cảu não bộ hay những chất dẫn truyền thần kinh. Thuốc chống trầm cảm được nghĩ là có khả năng đảo ngược những thay đổi này.

Vài điều bạn cần biết về những thuốc chống trầm cảm

  • Sau khi bắt đầu uống thuốc chống trầm cảm, cần 4-8 tuần để thấy được tác dụng của thuốc
  • Không nên ngưng thuốc đột ngột
  • Bạn có thể cần phải đổi sang một thuốc chống trầm cảm khác những thuốc khác nhau tác dụng cho những người khác nhau với những liều khác nhau)
  • Thuốc có thể có những tác dụng phụ, nhưng tác dụng phụ thường giảm dần sau vài tuần điều trị

Điều trị bằng đối thoại

Điều trị bằng đối thoại 1Bên cạnh thuốc chống trầm cảm, Bác sĩ của bạn có thể đề nghị điều trị bằng đối thoại. Một nhà tâm lý, tâm thần, chuyên viên tư vấn hay ngay cả thấy thuốc tổng quát cũng có thể giúp điều trị bằng đối thoại. Điều quan trọng nhất là tìm được một người đã được huấn luyện và bạn cảm thấy thoải mái khi đối thoại với người đó. Không nên bỏ cuộc nếu như bạn không tìm được người nào phù hợp. Hãy tìm một người khác để đối thoại.

Đối thoại với người khác giúp bạn tìm được giải pháp cho những vấn đề của cuộc sống hay học một cách nhận định khác. Nghiên cứu cho thấy với những người bệnh trầm cảm nặng, điều tri bằng đối thoại kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích.

Những lời khuyên hữu ích khác

Điều quan trọng bạn cần phải nhớ là trầm cảm là một bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ cải thiện. Bên cạnh tuân thủ chương trình điều trị, bạn nên hỏi Bác sĩ về những lời khuyên dưới đây xem có hữu ích hay không.

  • Sống điều độ (ăn ngủ điều độ)
  • Thử những điều bạn thích hay đã từng thích
  • Mỗi ngày, hãy thiết lập những mục tiêu nhỏ cho chính bạn và cố gắng đạt được những mục tiêu đã đặt ra
  • Nói với những người bạn tin cậy về cảm xúc của mình

Các giai đoạn điều trị trầm cảm

Thông thường, các chuyên gia về trầm cảm chia điều trị ra làm 3 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn điều trị đầu tiên, mục tiêu là đem lại sự “bình phục” bệnh và giúp người bệnh không còn triệu chứng
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 tuần sau ki “bình phuc” bệnh, mục tiêu là duy trì sự “bình phục” và ngăn ngừa sự tái phát
  • Giai đoạn 3: Bác sĩ của bạn sẽ quyết định bạn cần được tiếp tục điều trị nữa hay ngưng để đề phong tái diễn cơn trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh mạn tính cần được điều trị lâu dài để ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện trở lại. Nên nhớ mục tiêu điều trị là ngan ngừa các triệu chứng xuất hiện trở lại. Bằng sự quyết tâm theo đuổi điều trị của mình, bạn có thể hy vọng là tình hình sẽ tiến triển tốt đẹp.

Bên cạnh thuốc chống trầm cảm, bác sĩ của bạn có thể đề nghị điều trị bằng đối thoại. Một nhà tâm lý, tâm thần, chuyên viên tư vấn hay ngay cả thầy thuốc tổng quá có thể giúp điều trị bằng đối thoại.

Các giai đoạn điều trị trầm cảm 1

Tuân thủ điều trị

Điều quan trọng phải nhớ là tuân thủ chương trình điều trị mà Bác sĩ của bạn đã vạch ra. Đi khám bệnh thường xuyên giúp bạn tuân thủ chương trình điều trị và tiếp tục thẳng tiến đến mục tiêu điều trị.

Tôi cần dùng thuốc trong bao lâu

Nếu bạn được kê toa thuốc chống trầm cảm, điều quan trọng là phải uống thuốc đúng nhu Bác sĩ hướng dẫn. Ngay cả khi bạn thấy đã khá hơn, cũng không nên thử bỏ thuốc. Trầm cảm là một bệnh dễ tái phát. Những bệnh nhân đã bị trầm cảm trong quá khứ thường dễ bị tái phát hơn. Thực tế, cơ hội bị tái phát là 70% nếu đã bị trầm cảm 2 lần và gần 90% nếu đã bị trầm cảm 3 lần. Tin tốt lành là điều trị có thể làm giảm tái phát trầm cảm. Nhưng để đạt được điều đó, bạn cần uống thuốc như Bác sĩ đã kê toa

Mục tiêu điều trị là làm tránh sự xuất hiện trở lại của những triệu chứng. Nhiệm vụ của bạn là uống thuốc như đã được lê toa trừ phi Bác sĩ cho phép bạn ngưng thuốc. Thời gian bạn cần duy trì thuốc chống trầm cảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự đáp ứng và tiền sử trầm cảm của bạn.

Để kiểm soát bệnh trầm cảm?

Khi bạn đạng bị trầm cảm, thường khó động viên chính mình để làm bất cứ điều gì. Tuy nhiên, nếu có thẻ, thường có một vài cách đơn giản có thể hữu ích. Bạn không cần phải thử tất cả, chỉ chọn những biện pháp nào bạn nghĩ là hữu ích.

Trước khi thử bất kỳ biện pháp nào, điều rất quan trọng là phải nỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

Vận động: bất cứ dạng vận động nào cũng đều có tính chất chống trầm cảm tự nhiên. Bạn không cần phải đến phòng tập đều đặn hay chạy bộ 5 dặm. Hãy bắt đùa bằng đi bộ mỗi ngày. Những băng hình hay DVD thể dục có thể làm bạn thấy thú vị. Bạn hãy tự đặt ra những mục tiêu nhỏ để dễ đạt được và tăng dần khối lượng luyện tập khi bạn thấy khá hơn.Để kiểm soát bệnh trầm cảm? 1

Lên kế hoạch những hoạt động giải trí: thử nhớ nhũng điều mà bạn từng thích như: đi coi phim với bạn bè, đi xem triển lãm nghệ thuật, đi ăn, mua sắm. Bạn hãy thử vài điều nho nhỏ mỗi ngày.

Khi bạn bị trầm cảm, ngay cả những điều bạn yêu thích trong quá khứ cũng có thể trở thành chán ngán và tẻ nhạt, nhưng nếu cố gắng tập trung vào những hoạt động nhỏ mỗi ngày, điều đó có thể giúp bạn thấy khá hơn. Nó cũng tạo cảm giác là bạn đang đạt được một điều gì đó, rất quan trọng để đạt được mục tiêu điều trị.

Sống điều độ: Sống điều độ thường hữu ích cho người bệnh trầm cảm. Những hoạt động đơn giản thường nhật có thể trở thành rất khó khăn với người bệnh. Nếu bạn thiết lập một thời gian biểu và tuân thủ tốt, bạn có thể thấy mình trở lại như trước đây. Bạn hãy dành thời gian vệ sinh thân thể và chăm sóc dung mạo, và ăn ngủ điều độ

Tìm kiếm sự hỗ trợ chung quanh mình: Mặc dù bạn bề và người thân không thể hiểu hoàn toàn những gì bạn đang trải qua, bạn vẫn nên nói chuyện với những người yêu mến mình. Không nên nghĩ mình là gánh nặng cho người khác trong thời gian này. Có những người hỗ trợ đôi khi có thể khá hữu ích. Giãi bày với gia đình hay bạn bè tin cậy và nói cho họ biết những gì bạn đang cảm nhận. Hãy trao đổi với bác sĩ  hay chuyên viên tư vấn và đừng sợ sẽ bị công kích.

Có những người hỗ trợ đôi khi có thể khá hữu ích.

Ngủ ngon hơn

Trầm cảm thường gây rối loạn giấc ngủ. hình thành một thói quen đi ngủ tốt là chiến lược chủ yếu để đối phó với vấn đề này. Đây là những điều bạn có thể làm để có được 8 tiếng nghỉ ngơi:

  • Thức giấc vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần
  • Thử không lo nghĩ khi bạn nằm trên giường buổi tối
  • Đừng nằm trăn trở trên giường. Nếu bạn thấy khó ngủ, hãy ngồi dậy và đọc một cuốn sách, nghe nhạc hay làm mọt điều gì thư giãn. Khi nào bạn bắt đầu thấy buồn ngủ, hãy vào giường lại.
  • Hình thành một nếp sống đều đặn có thể giúp bạn ngủ được. Thử tắm nước nóng, uống một ly sữa nóng hay tĩnh tâm.
  • Dọn phòng ngủ càng tiện nghi càng tốt.
  • Tránh xa rượu, cà phê và thuốc lá.

Điều quan trọng nhất là phải uống thuốc chống trầm cảm vào những thời gian đều đặn như đã được kê toa.

Biết tổ chức

Nếu bác sĩ của bạn kê toa thuốc chống trầm cảm, điều quan trọng nhất là uống thuốc đúng theo toa. Bạn hãy lưu giữ danh sách các loại thuốc mà bạn đang uống, kể cả những thuốc không kê toa và vitamin. Nên nhớ, nhiều thuốc chống trầm cảm có thể tương tác với những thuốc không kê toa, nên tránh sử dụng chung. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn không biết chắc và đừng quên Dược sĩ có thể là nơi hỗ trợ hữu ích.

Liên quan giữa tự sát và trầm cảm

Tự sát là một lãnh vực rất khó thảo luận trong trầm cảm. Tuy nhiên, bạn cần phải biết về yếu tố nguy cơ này. 87% các trường hợp tự sát là do trầm cảm. Tự sát là hậu quả của việc muốn chấm dứt tất cả những đau khổ mà người bệnh đang trải qua. Rượu và thuốc lá, giúp giải phóng sự ức chế, thường là một yếu tố trong hành động tự sát và tử vong.

Những yếu tố sau có thể góp phần vào ý nghĩ tự sát:

  • Cái chết của một người thân
  • Mất mát một mối quan hệ tình cảm quan trọng (ly dị, ly thân).
  • Không có sức khỏe hay chất lượng cuộc sống kém.
  • Bệnh mạn tính.
  • Thất nghiệp.
  • Thua lỗ về tài chính.
  • Mất việc.
  • Lệ thuộc về cơ thể, tâm lý hay tình dục.
  • Nghiện rượu và/hoặc nghiện thuốc lá.
  • Có hành vì tự sát hay tự gây tổn thương trước đó.

Bác sĩ của bạn sẽ đóng vai trò tích cực trọng việc điều trị giai đoạn khó khăn nhất trong đời bạn. Để tránh trường hợp bạn dùng thuốc cho việc tự sát, bác sĩ của bạn có thể hạn chế số lượng thuốc kê toa trong mỗi lần khám. Có thể bạn cũng cần thêm nhiều cuộc điều trị bằng đối thoại. Điều quan trọng trong giai đoạn này là phải theo sát KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM và báo cáo trung thực những cảm xúc, triệu chứng và/ hoặc những dấu hiệu về tác dụng phụ mà bạn gặp. Trước hết, cần đảm bảo là bạn có thể liên lạc dễ dàng với bác sĩ cũng như những người thân yêu và nhân viên chăm sóc. Không ngại thảo luận thoải mái với họ về những gì bạn đang cảm thấy. Những người này là nhóm hỗ trợ bạn, và họ đang giúp bạn hồi phục.

Liên quan giữa tự sát và trầm cảm 1

Dấu hiệu nguy hiểm: thường những người đang nghĩ đến tự sát cho thấy họ có thể gây nguy hại cho bản thân với một vài dấu hiệu và hành vi, chẳng hạn như suy nghĩ về cái chết hay tự sát, kế hoạch tự sát chi tiết hoặc từng bước tiến hành tự tử. Nếu bạn nhận ra mình có bất cứ dấu hiệu nào kể trên, phải đi gặp bác sĩ ngay. Hãy trò chuyện với người nào có thể nhắc bạn những điều đáng sống trong cuộc đời của bạn và những điều bạn có thể thay đổi. Không nên xấu hổ khi bộc lộ mình với người khác.

BS. Lê Đình Phương

Tài liệu tham khảo:

  1. Mood disoders. In: Diagnostic and Statistical Manualof Mental Disorders, 4th Edition, Text Revision. Washington, DC: American Psychiatric Association: 2000:345-376.
  2. Akiska HS. Mood disoders. In: Sadock BJ, Sadock VA, eds. Comprehensive Textbook of Psychiatry. Vol 1. 7th Philadenphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins; 2000:2031-2039.
  3. Freeman EW, Samuel MD, Liu L, et al. Hormones and and menopausal status with depressed mood in women in transition to menopause. Arch Gen Psychiatry. 2004;61:62-70.
  4. Thase ME, Greenhouse JB, Frank E, et al. Treatment of major depression with psychotherapy or psychotherapy-pharmacotherapy combinations. Arch Gen Psychiatry. 1997;61:1009-1015.
  5. Karasu TB, Gelenberg A, Merriam A, et al, for the Major depression Disoders Work Group. Practice Guideline for the treatment of patients with major depression Disoders (revision). In: American Psychiatric Association Practice Guidelines. Washington, DC. American Psychiatric Pulishing Group; 2000:2-13
  6. Schneider B, Wetterling T, SargK D, et al. Axis I disoders and personality disoders as risk factor for suicide. Eur Arch Psychiatry Clin Neurosci. 2006; 256:17-27.
  7. Barrero SP, Beautrais A, de Leo, et al. Preventing Suicide: a Resource for General Physicans. Mental and Behavioural disoders, Department of Mental Health, WHO.2000.
  8. Roy A. Psychiatric Emergencies. In: Sadock BJ, Sadock VA, eds. Comprehensive Textbook of Psychiatry. Vol 1. 7th Philadenphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins; 2000:2031-2039.
  9. Jacobs DG, Baldessarini RJ, Conwell Y, et al, for the Succidal Behaviours Work Group. Practice Guideline for the treatment of patients with Succidal Behaviours. In: American Psychiatric Association Practice Guidelines. Washington, DC. American Psychiatric Pulishing Group; 2003:10-46.

 

]]>
https://benhlytramcam.vn/song-chung-voi-benh-tram-cam-3547/feed/ 0
Tại sao phụ nữ sau sinh thường dễ mắc trầm cảm https://benhlytramcam.vn/tai-sao-phu-nu-sau-sinh-thuong-de-mac-tram-cam-3460/ https://benhlytramcam.vn/tai-sao-phu-nu-sau-sinh-thuong-de-mac-tram-cam-3460/#respond Sun, 27 Dec 2020 16:19:11 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3460

Phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm nhất. Tỉ lệ mắc trầm cảm sau sinh có thể lên tới 20%. Vậy, lý do nào khiến phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh trầm cảm?

Tại sao phụ nữ sau sinh thường dễ mắc trầm cảm 1

1. Do thay đổi nồng độ hormon trong cơ thể

Trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, dẫn tới những thay đổi cả về mặt sức khỏe, miễn dịch và tâm lý, khiến cho phụ nữ sau sinh dễ mắc phải trầm cảm. Biểu hiện rõ rệt của sự thay đổi hormon tác động tới tâm lý đó là trạng thái thay đổi cảm xúc mà hầu hết phụ nữ sau sinh đều trải qua. Trạng thái này gọi là “baby blues”, trong 2 tuần đầu tiên sau sinh. Khi đó người mẹ rất dễ xúc động, có thể buồn bã, khóc vô cớ.

Không chỉ sau sinh mà phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cũng rất dễ mắc trầm cảm do sự thay đổi nồng độ hormon này.

Rối loạn nội tiết phụ nữ
Trầm cảm sau sinh có thể do thay đổi nội tiết tố đột ngột

2. Do suy kiệt năng lượng

Trải qua sinh nở, sức khỏe của người mẹ suy giảm rõ rệt, đặc biệt những bà mẹ sinh mổ. Đau, mất máu, thức đêm chăm con, không được ngủ đủ giấc, lo lắng về sữa mẹ…gần như vắt kiệt sức lực của người mẹ. Nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc, chia sẻ và quan tâm của người thân thì người mẹ rất dễ mắc trầm cảm.

2. Do suy kiệt năng lượng 1

3. Do yếu tố cảm xúc

Mang thai không theo kế hoạch hay ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch, một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Chăm con là công việc mệt mỏi và áp lực. Đặc biệt là ở cộng đồng của chúng ta, thói quen can thiệp quá sâu vào cách chăm con, nuôi dạy con cái cũng có thể tạo áp lực lên cho người mẹ. Khi con chậm tăng cân, con quấy khóc hoặc bé có vấn đề về sức khỏe, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc như buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và khiến cho người mẹ luôn căng thẳng.

4. Yếu tố đời sống

Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

5. Có bệnh sử bị trầm cảm:

Những phụ nữ mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai, hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.

Xem thêm: Bí quyết phòng ngừa trầm cảm sau sinh

]]>
https://benhlytramcam.vn/tai-sao-phu-nu-sau-sinh-thuong-de-mac-tram-cam-3460/feed/ 0
Tự test trầm cảm với bảng đánh giá PHQ-9 https://benhlytramcam.vn/test-tram-cam-157/ https://benhlytramcam.vn/test-tram-cam-157/#comments Sat, 15 Dec 2018 08:30:50 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=157  

Bảng câu hỏi đánh giá trầm cảm PHQ-9 do bác sỹ Spitzer, Williams và Kroenke thiết kế để sàng lọc và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm. Điểm số PHQ-9 trên 10 có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 88% với bệnh trầm cảm ở mức độ nặng.

Bảng câu hỏi Patient Health Questionaire – 9 (PHQ-9)

Tầm soát và đánh giá bệnh lý trầm cảm

(Tích vào các ô trống tương ứng với câu trả lời của bạn)

Trong vòng 2 tuần qua bạn có cảm thấy:

1. Ít quan tâm hoặc hứng thú trong công việc?

 

 

 

 

2. Cảm thấy tâm trạng xuống dốc, buồn chán, thất vọng?

 

 

 

 

3. Khó vào giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon, hoặc ngược lại ngủ quá nhiều?

 

 

 

 

4. Cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng?

 

 

 

 

5. Ăn không ngon, chán ăn hoặc ngược lại ăn quá nhiều?

 

 

 

 

6. Cảm thấy bản thân mình không tốt, mình là người thất bại, hoặc tự đánh giá thấp chính mình, gia đình mình?

 

 

 

 

7. Khó tập trung trong công việc, như lúc đọc báo hoặc xem ti vi?

 

 

 

 

8. Đi lại hoặc nói chuyện chậm chạp, ủ rũ đến nỗi người khác cũng nhận thấy? Hoặc ngược lại, cảm thấy bồn chồn, sốt ruột không yên đến nỗi cứ liên tục đứng dậy đi làm việc này việc kia?

 

 

 

 

9. Nghĩ rằng tốt hơn mình không nên sống nữa hoặc cố gắng tự làm tổn thương bản thân mình?

 

 

 

 


]]>
https://benhlytramcam.vn/test-tram-cam-157/feed/ 333
Điều trị trầm cảm khi mang thai https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-khi-mang-thai-1005/ https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-khi-mang-thai-1005/#comments Thu, 20 Sep 2018 09:50:38 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1005 Mang thai được coi là một trong những thời điểm hạnh phúc nhất của cuộc sống của một người phụ nữ, nhưng đối với nhiều phụ nữ, đây là một thời gian của sự nhầm lẫn, sợ hãi, căng thẳng, và thậm chí trầm cảm. Theo American Congress of Obstetricians and Gynecologists (ACOG), từ 14-23% phụ nữ sẽ phải vật lộn với một số triệu chứng trầm cảm trong thai kỳ.

Điều trị trầm cảm khi mang thai 1

Trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến 1 trong 4 phụ nữ tại một số thời điểm trong suốt cuộc đời của họ, do đó, sẽ không có gì là ngạc nhiên khi đối tượng của nó là phụ nữ mang thai. Đa số, trầm cảm không được chẩn đoán đúng trong thai kỳ vì mọi người nghĩ rằng đó chỉ là một loại mất cân bằng nội tiết tố. Giả định này có thể nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi. Trầm cảm trong thai kỳ là một căn bệnh có thể điều trị chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên điều quan trọng là phải được chuẩn đoán đúng bệnh và tìm sự trợ giúp từ người thân gia đình và bác sĩ hỗ trợ.

Trầm cảm trong khi mang thai, hoặc trầm cảm trước sinh, là một rối loạn tâm trạng giống như trầm cảm lâm sàng.

Trong khi mang thai, thay đổi hormone có thể ảnh hưởng đến các chât hóa học trong não của phụ nữ mang thai – nó liên quan trực tiếp đến trầm cảm và lo âu. Đây có thể là nguyên nhân gây ra các tình huống khó khăn trong cuộc sống, có thể dẫn đến trầm cảm trong thai kỳ.

Các dấu hiệu của trầm cảm trong thai kỳ là gì?

Phụ nữ bị trầm cảm thường gặp một số triệu chứng sau đây trong 2 tuần trở lên:

Các dấu hiệu của trầm cảm trong thai kỳ là gì? 1

  • Nỗi buồn dai dẳng
  • Khó tập trung
  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều
  • Mất hứng thú với các hoạt động mà bạn thường thích
  • Suy nghĩ định kỳ về cái chết, tự tử, hoặc tuyệt vọng
  • Sự lo ngại
  • Cảm giác tội lỗi hoặc vô giá trị
  • Thay đổi thói quen ăn uống

Nguyên nhân gây trầm cảm có thể xảy ra khi mang thai là gì?

  • Gặp vấn đề về mối quan hệ
  • Tiền sử gia đình hoặc cá nhân trầm cảm
  • Điều trị vô sinh
  • Sảy thai, nạo hút thai trước đây
  • Sự kiện gây chấn động cuộc sống căng thẳng
  • Biến chứng trong thai kỳ
  • Lịch sử lạm dụng thuốc hoặc chấn thương

>>  Đọc thêm: Nguyên nhân gây trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm trong khi mang thai có gây hại cho em bé không?

Trầm cảm không được điều trị có thể có gây nguy hiểm tiềm ẩn cho mẹ và bé. Trầm cảm không được điều trị có thể dẫn đến thai nhi khó tiếp nhận dinh dưỡng; mẹ bầu nghiện uống rượu,  hút thuốc và hành vi tự tử, sau đó có thể gây ra sinh non, trọng lượng sơ sinh thấp và các vấn đề về phát triển về sau. Một phụ nữ bị trầm cảm thường không có sức mạnh hoặc không mong muốn chăm sóc đầy đủ cho bản thân và đứa con đang phát triển của mình.

Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị trầm cảm có thể ít hoạt động hơn, ít chú ý hơn và kích động nhiều hơn so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ không bị trầm cảm. Đây là lý do tại sao nhận được sự giúp đỡ đúng là quan trọng cho cả mẹ và bé.

Cách điều trị trầm cảm khi mang thai là gì?

Cách điều trị trầm cảm khi mang thai là gì? 1

Bước quan trọng nhất là tìm kiếm sự giúp đỡ để giúp người bệnh giải tỏa được khó khăn. Hãy nói chuyện với người thân và bác sĩ của mình về các triệu chứng và cuộc đấu tranh của mình. Bác sĩ của bạn sẽ đưa ra phương pháp điều trị điều tốt nhất cho bạn và con bạn.

Các lựa chọn điều trị cho phụ nữ mang thai có thể bao gồm:

  • Các nhóm hỗ trợ
  • Tâm lý trị liệu
  • Thuốc
  • Liệu pháp ánh sáng

Có thuốc nào an toàn để điều trị trầm cảm trong khi mang thai không?

Một phụ nữ mang thai bị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình có thể kiểm soát các triệu chứng của mình với các nhóm hỗ trợ, trị liệu tâm lý và liệu pháp ánh sáng. Nhưng nếu một phụ nữ mang thai đang đối phó với trầm cảm nặng, thì sự kết hợp của tâm lý trị liệu và thuốc thường được khuyến cáo.

Phụ nữ cần phải biết rằng tất cả các loại thuốc sẽ qua nhau thai và tiếp cận với trẻ sơ sinh của họ. Không có đủ thông tin về các loại thuốc nào là hoàn toàn an toàn và những loại thuốc nào gây nguy hiểm. Nhưng khi điều trị trầm cảm nặng, các rủi ro và lợi ích cần được kiểm tra chặt chẽ. Thuốc có thể giúp đỡ nhiều nhất, với nguy cơ nhỏ nhất đối với em bé, nên được xem xét cẩn thận.

Hãy hỏi bác sĩ của mình về tác dụng phụ của thuốc? bé có khả năng đối phó với các triệu chứng sau khi sinh? thuốc này có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe ở trẻ sơ sinh hoặc chậm phát triển trong tương lai không? Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn cần phải cân nhắc khả năng của các vấn đề trong tương lai so với các vấn đề có thể xảy ra ngay bây giờ nếu trầm cảm của bạn không được điều trị một cách thích hợp.

Có cách nào tự nhiên để điều trị trầm cảm trong khi mang thai?

Với những tranh cãi liên quan đến việc sử dụng một số thuốc chống trầm cảm trong khi mang thai, nhiều phụ nữ quan tâm đến những cách khác để giúp điều trị trầm cảm. Như đã đề cập ở trên, các nhóm hỗ trợ, trị liệu tâm lý và liệu pháp ánh sáng là lựa chọn thay thế cho việc sử dụng thuốc khi điều trị trầm cảm nhẹ hoặc trung bình.

Ngoài ra, còn có một số cách tự nhiên khác để giúp giảm các triệu chứng trầm cảm,bao gồm:

Có cách nào tự nhiên để điều trị trầm cảm trong khi mang thai? 1

  • Tập thể dục  – Tập thể dục tự nhiên làm tăng mức serotonin và làm giảm nồng độ cortisol.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ  – Thiếu ngủ ảnh hưởng rất lớn cơ thể và tâm trạng để xử lý căng thẳng và những thách thức hàng ngày. Hãy thiết lập cho mình một lịch trình ngủ đủ giấc và thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống và dinh dưỡng  – Nhiều loại thực phẩm có liên quan đến thay đổi tâm trạng, khả năng xử lý căng thẳng và tinh thần rõ ràng. Chế độ ăn nhiều caffeine, đường, carbohydrate chế biến, phụ gia nhân tạo và protein thấp có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần và thể chất của bạn. Thực hiện một quyết định có ý thức để bắt đầu thúc đẩy cơ thể của bạn với các loại thực phẩm có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Châm cứu  – Các nghiên cứu mới báo cáo châm cứu là một lựa chọn khả thi trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ mang thai.
  • Axit béo Omega-3 – Trong nhiều năm được biết rằng omega-3 có thể giúp một số vấn đề về sức khỏe, nhưng những nghiên cứu mới nhất cho thấy việc bổ sung dầu omega-3 / cá hàng ngày có thể làm giảm triệu chứng trầm cảm.
  • Biện pháp thảo dược – Có một số chất bổ sung thảo dược và vitamin được biết là ảnh hưởng đến tâm trạng và serotonin hormone. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chuyên gia dinh dưỡng / thảo dược của bạn về việc nên sử dụng St John’s Wort, SAM-e, 5-HTP, magiê, vitamin B6 và biện pháp khắc phục hoa. Nhiều người trong số này không thể được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm và nên được đánh giá về liều lượng cho phụ nữ mang thai.
  • Sử dụng probiotics chuyên biệt: nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đã kiểm chứng và chứng minh một số chủng vi sinh vật trong lòng ruột có thể tác động tích cực lên chức năng não bộ thông qua trục não – ruột, giúp dung nạp stress tốt hơn và cải thiện được các triệu chứng lo âu, trầm cảm. Đây là một lựa chọn an toàn và phù hợp đối với các bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm probiotics khác nhau và đa phần chúng được sử dụng để hỗ trợ cho tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…). Do đó bạn cần lưu ý lựa chọn đúng các chế phẩm được thiết kế chuyên biệt để có tác dụng đích trên trục não ruột thì mới đạt được hiệu quả tốt.

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bác sĩ của mình về cảm giác trầm cảm, hãy tìm người thân, bạn bè để nói chuyện. Điều quan trọng là ai đó biết bạn đang làm gì và có thể giúp bạn. Không bao giờ cố gắng đối mặt với trầm cảm một mình. hãy nhớ rằng “Em bé của bạn cần bạn tìm sự giúp đỡ và được điều trị“.

]]>
https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-khi-mang-thai-1005/feed/ 2
Thuốc chống trầm cảm có dùng được cho phụ nữ cho con bú? https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/ https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/#comments Thu, 20 Sep 2018 09:41:59 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1160 Trầm cảm là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng và phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng dễ mắc phải trầm cảm (chứng trầm cảm sau sinh). Một vấn đề được đặt ra là những người mẹ sau khi sinh liệu có thể sử dụng thuốc điều trị trầm cảm không, khi mà họ đang còn nuôi con bằng sữa mẹ?

Thuốc chống trầm cảm có dùng được cho phụ nữ cho con bú? 1

Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh rất đáng lưu tâm

Hầu hết các bà mẹ sau khi sinh đều trải qua hội chứng “baby blues”, là một trạng thái cảm xúc dễ thay đổi, dễ bị tổn thương, khóc lóc, buồn bã. Trạng thái này xuất hiện do có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, miễn dịch của cơ thể, hoàn cảnh sống thay đổi…Hội chứng “baby blues” rất phổ biến và thường chỉ ảnh hưởng tới người mẹ trong một thời gian ngắn, xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 4 sau sinh và có thể tự biến mất sau 1-2 tuần. Nhưng nếu người phụ nữ lại không nhận được sự quan tâm, giúp đỡ thích hợp từ người chồng, từ gia đình, bị áp lực nuôi con, hoàn cảnh khó khăn…thì rất dễ dẫn tới chứng trầm cảm. Theo thống kê, có khoảng 14% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh không chỉ khiến người mẹ mất khả năng gắn kết với đứa con mà thậm chí còn có thể dẫn tới những suy nghĩ, hành vi tiêu cực làm tổn hại bản thân và những người xung quanh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đứa con của những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cũng bị ảnh hưởng tâm lý lâu dài. Như vậy, việc nhân rộng hiểu biết của cộng đồng về chứng bệnh này là vô cùng cần thiết để kịp thời can thiệp, giúp đỡ những trường hợp mắc trầm cảm sau sinh.

Thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng tới em bé bú sữa không?

Có 2 phương pháp chính trong điều trị trầm cảm đó là tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc. Mặc dù phương pháp điều trị tâm lý cũng được chứng minh là có hiệu quả, tuy nhiên việc áp dụng trong thực tế lại gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, lựa chọn sử dụng thuốc cần được cân nhắc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú cũng không đơn giản, chúng ta cần phải xem xét nhiều yếu tố. Một trong những băn khoăn lớn nhất của các bà mẹ đó là con của họ liệu có bị ảnh hưởng gì bởi thuốc chống trầm cảm trong thời gian bú sữa mẹ hay không.

Các nghiên cứu đã được tiến hành chủ yếu xem xét ảnh hưởng của nhóm thuốc chống trầm cảm mới là SSRIs và SNRIs. Phần lớn thuốc chống trầm cảm này đều bài tiết qua sữa mẹ nhưng với nồng độ rất thấp, đa số điều dưới 10% so với liều người mẹ sử dụng. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, ngưỡng giới hạn dưới 10% được coi là có thể chấp nhận.

Theo dữ liệu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và thực hành lâm sàng đưa ra lời khuyên:

  • Thuốc chống trầm cảm ưu tiên lựa chọn đối với phụ nữ cho con bú là Sertraline Paroxetine vì lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ và hấp thu vào trẻ sơ sinh thấp nhất trong số các thuốc chống trầm cảm hiện có, được coi là an toàn đối với trẻ bú mẹ.
  • Thuốc không nên dùng: Fluoxetin, Citalopram, Venlafaxine
Tên thuốc Số cặp mẹ/con được nghiên cứu Liều lượng trẻ sơ sinh tuyệt đối (mg / d) Liều trẻ sơ sinh tương đối (%) Nồng độ huyết tương trẻ sơ sinh tuyệt đối (ng / ml) Nồng độ huyết tương trẻ sơ sinh tương đối (%)
SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin)
Citalopram 8012 0.14 3-10 Không đủ điều kiện Lên đến 10
Escitalopram 12 0.04 3-6 < 5 < 4
Fluoxetine 149 0.14 <12 Lên đến 100 Lên đến 80
Fluvoxamine 12 0.12 <2 Không phát hiện
Paroxetine 119 0.03 0.5-3 Không phát hiện
Sertraline 145 0.04 0.5-3 Không phát hiện
Thuốc chống trầm cảm khác
Venlafaxine 23 0.50 6-9 Lên đến 40 Lên đến 30
Duloxetine 6 <0,03 <1 Không phát hiện
Reboxetine 4 0.03 1-3 <5 <2
Bupropion11 20 0.20 2 Không phát hiện
Mirtazapine 11 0.04 0.5-3 0.2 <1

Bảng: Nồng độ thuốc trong sữa mẹ và  nồng độ thuốc chống trầm cảm trong huyết thanh trẻ sơ sinh sau khi bú sữa mẹ

Với phụ nữ sau sinh mắc trầm cảm nên đọc bài viết: Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Các khuyến cáo trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ cho con bú

Mặc dù chúng ta có những nghiên cứu về thuốc chống trầm cảm sử dụng trên phụ nữ cho con bú nhưng dữ liệu còn giới hạn, chưa có nghiên cứu để theo dõi, đánh giá đủ lớn và lâu dài. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm cho phụ nữ cho con bú vẫn cần thận trọng và dưới đây là các quy tắc được đề xuất:

  1. Lựa chọn điều trị cần được phân tích lợi ích so với rủi ro: nguy cơ nếu không được điều trị; nguy cơ và lợi ích của việc điều trị; nguy cơ và lợi ích từ việc cho bú sữa mẹ.
  2. Cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh và rủi ro / lợi ích của các phương pháp điều trị để bệnh nhân đưa ra quyết định.
  3. Các liệu pháp không dùng thuốc, chẳng hạn như tâm lý trị liệu nên được coi là lựa chọn đầu tay để điều trị trầm cảm sau sinh mức độ nhẹ đến trung bình.
  4. Thuốc chống trầm cảm (đơn độc hoặc kết hợp với liệu pháp không dùng thuốc) nên được xem xét cho những phụ nữ bị trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng hoặc không tiếp nhận điều trị tâm lý.
  5. Việc lựa chọn thuốc chống trầm cảm cụ thể nên dựa trên các yếu tố lâm sàng, đặc biệt là các phương pháp điều trị hiệu quả trước đó.
  6. Sertraline hoặc Paroxetine là lựa chọn đầu tay cho những trường hợp phụ nữ mắc trầm cảm lần đầu tiên.
  7. Thuốc chống trầm cảm nên được bắt đầu ở liều thấp nhất có hiệu quả và tăng dần.
  8. Đơn trị liệu được ưu tiên.
  9. Cần theo dõi tình trạng lâm sàng của bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là đối với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  10. Không nhất thiết phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu trẻ sơ sinh.

Các khuyến cáo trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ cho con bú 1

Có biện pháp bổ trợ nào an toàn không?

Như đã đề cập, sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú là biện pháp cuối cùng nếu như các phương pháp trị liệu khác không đem lại hiệu quả. Ngoài tâm lý trị liệu, hiện nay chúng ta còn có thêm một lựa chọn khác đó là sử dụng các men vi sinh chứa các chủng probiotics đặc biệt có tác động trên sức khỏe tâm thần (còn gọi là psybiotics).

Chúng ta vẫn thường quen sử dụng men vi sinh (probiotics) cho các vấn đề ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các nhà nghiên cứu nhận thấy một số chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột có thể tác động tích cực lên chức năng của não bộ thông qua nhiều cơ chế như qua dây thần kinh phế vị, tăng tổng hợp tryptophan là tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường chức năng hàng rào biểu mô ruột non, giảm các yếu tố gây viêm thần kinh…Trên cơ sở đó, người ta đã tạo ra một hỗn hợp các chủng lợi khuẩn có tác động nổi bật trên chức năng não bộ gọi là Ecologic Barrier. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy khi bổ sung hỗn hợp lợi khuẩn Ecologic Barrier này, các triệu chứng lo âu, trầm cảm ở mức độ vừa và nhẹ được cải thiện rất tốt. Hơn thế nữa, lợi khuẩn đường ruột lại là chế phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú nên đây có thể là một lựa chọn tốt cho các bà mẹ để giúp giảm các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm trước và sau sinh.

Có biện pháp bổ trợ nào an toàn không? 1

Ecologic Barrier là công thức chứa các chủng lợi khuẩn có tác động nổi bật trên chức năng não bộ

Ngoài ra, một số phương pháp như thiền, yoga, hoạt động thể thao, tham gia hội nhóm cũng là những biện pháp hữu ích bạn có thể thử.

DS. Hoàng Hải

Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

Trưởng khoa nội tổng quát & YHGĐ – Bệnh viện FV

Nguồn tham khảo: Jan Oystein Berle, Olav Spigset. Antidepressant Use During Breastfeeding. Curr Womens Health Rev. 2011 Feb; 7(1): 28–34.

]]>
https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/feed/ 8
Là phụ nữ bạn cần biết về bệnh trầm cảm https://benhlytramcam.vn/tram-cam-o-phu-nu-659/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-o-phu-nu-659/#respond Wed, 19 Sep 2018 09:50:47 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=659 Đối tượng nào, độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh trầm cảm. Đặc biệt phụ nữ là những người nhạy cảm về mặt cảm xúc nên họ dễ chịu tổn thương trước những sự kiện chấn động của cuộc sống. Vì vậy, là phụ nữ bạn cần biết về bệnh trầm cảm để học cách phòng tránh và vượt qua nó dễ dàng.
Là phụ nữ bạn cần biết về bệnh trầm cảm 1

Đối tượng trầm cảm ở phụ nữ

Trầm cảm ở phụ nữ mang thai

Trầm cảm trước sinh hay còn gọi là trầm cảm ở thời kỳ thai nghén. Theo một nghiên cứu của Trung tâm trầm cảm tại Michigan thì có khoảng 10% phụ nữ mang thai bị mắc các chứng muộn phiền, một số lượng không nhỏ trong đó sẽ tiếp tục bị trầm cảm sau sinh, thế nhưng có tới 2/3 số trường hợp không được chữa trị

Chứng trầm cảm trước sinh được coi là có liên quan đến sự thay đổi hormone nội tiết. Tuy nhiên có thêm nhiều yếu tố khác đóng góp vào sự phát triển của bệnh trầm cảm trong thời gian mang thai của phụ nữ. Một số người chịu áp lực về công việc, tài chính hay họ chưa sẵn sàng để có con…tất cả đều có thể cộng hưởng góp phần hình thành một sự khủng hoảng về tâm lý thời kỳ tiền sản.

Những nỗi buồn dai dẳng và hàng loạt cảm xúc tiêu cực khác dần dần đã khiến họ thay đổi cả về thói quen và nhận thức của mình. Một mặt nó ảnh hưởng nặng nề đến thể chất của người mẹ khiến họ suy nhược cơ thể. Song song với đó chứng trầm cảm thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sinh non vì người mẹ không đủ sức khỏe hoặc để lại các biến chứng sau này về sự phát triển não bộ cho trẻ nhỏ.

Chi tiết với bài viết: Chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai

Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Những người đã có tiền sử trầm cảm trước đó hoặc bị trầm cảm lúc mang thai thì rất có thể sẽ bị trầm cảm sau sinh. Về cơ bản, trầm cảm sau sinh dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng “baby blue” – một thời kỳ u ám ngắn ngủi của hầu hết thai phụ sau sinh khoảng 2 tuần. Thế nhưng, các dấu hiệu về trầm cảm có xu hướng kéo dài và diễn ra âm thầm. Đôi khi, chính người nhà cho đó là những biểu hiện bình thường nên không quan tâm và để ý tới sản phụ. Chỉ đến khi kết quả đau thương xảy ra, người ta mới nghĩ lại về những dấu hiệu ban đầu.

Theo thống kê, có khoảng 15% phụ nữ bị trầm cảm trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh. Trầm cảm sau sinh cũng có căn nguyên tương tự với những trường hợp của trầm cảm trước sinh. Sự tụt giảm hormone nội tiết làm thay đổi về chuyển hóa miễn dịch và huyết áp khiến họ dễ mất cân bằng cảm xúc và thường xuyên mệt mỏi. Thế nhưng, áp lực và lo lắng của việc làm mẹ đặc biệt là những mẹ đẻ con so thường khiến họ thực sự khủng hoảng với chính bản thân mình.

Chi tiết hơn trong bài viết: Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh 10 người 8 người mắc

Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh 1

Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh

Mãn kinh, tiền mãn kinh là một mốc quan trọng về sức khỏe của phụ nữ và ai cũng phải trải qua giai đoạn này. Khi bước vào tuổi mãn kinh người phụ nữ có nhiều thay đổi về mặt cơ thể, tâm sinh lý bởi sự suy giảm nội tiết tố. Một trong những vấn đề sức khỏe mà phụ nữ thời kỳ này phải đối mặt đó là có nguy cơ cao rơi vào trạng thái trầm cảm.

Nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh mãn kinh hiện chưa được đưa ra chính xác nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: “Bước vào tuổi tiền mãn kinh, người phụ nữ có sự thay đổi lớn về thể chất và tinh thần, nguyên nhân là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Thời kỳ tiền mãn kinh lượng estrogen lên xuống thất thường, sự tăng giảm thất thường này là nguyên nhân khiến phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vô cùng khó chịu cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Còn tới thời kỳ mãn kinh thực sự, lượng estrogen suy giảm nghiêm trọng. Sự mất cân bằng hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cao bị trầm cảm”.

Trầm cảm không đơn thuần là nỗi buồn, nó là sự rối loạn cảm xúc thực sự

Trầm cảm và buồn bã là 2 điều khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Nỗi buồn là một cảm xúc bình thường trong cuộc sống hằng ngày của bạn nhưng nó không kéo dài lâu. Thời tiết xấu hay vừa cãi vã với chồng có thể khiến bạn buồn chán nhưng nó sẽ mau qua thôi. Bạn vẫn có thể hạnh phúc chỉ vài giây sau đó nếu như nhận được một tin vui chẳng hạn. Một trong những biểu hiện đáng nói của chứng trầm cảm là cảm xúc buồn, tuy nhiên nỗi buồn ấy dai dẳng hơn nhiều, nó có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm mà không hết. Trầm cảm có biểu hiện là một loạt những cảm xúc tiêu cực khác như cảm giác tội lỗi, cô đơn, lo lắng, luôn tự đổ lỗi cho bản thân và tuyệt vọng…Trầm cảm là một căn bệnh y tế thực sự. Bởi nó không chỉ làm thay đổi tích cách, sở thích và suy nghĩ của bạn theo những cách khác nhau mà còn ảnh hưởng tới nhiều vấn đề về não bộ và sức khỏe của bạn.

Vậy bạn đã hiểu về trầm cảm. Hãy đọc bài viết sau để biết mình đã hiểu đúng hay chưa nhé: Trầm cảm là gì? Liệu bạn đã hiểu đúng

Bạn không thể ép buộc mình hạnh phúc khi bạn đang bị trầm cảm

Buộc bản thân phải vui vẻ khi bạn đang bị trầm cảm là điều dường như không thể. Điều này giống như yêu cầu một người nào đó thoát khỏi căn phòng kín mà lại không có chìa khóa.

Não của bạn thực sự thay đổi khi bạn bị trầm cảm về mặt lâm sàng. Nó giống như hạnh phúc và những cảm xúc tích cực khác bị nhốt sâu trong não bộ khiến bạn khó tiếp cận hơn. Vì thế để cải thiện cảm xúc của bản thân không thể được thực hiện bằng hình thức cưỡng ép, nó phải được diễn ra tự nhiên và điều trị cực kỳ khéo léo.

Bạn không thể ép buộc mình hạnh phúc khi bạn đang bị trầm cảm 1

Trầm cảm ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của phụ nữ

Trầm cảm thường diễn ra âm thầm và bị nhầm lẫn với những triệu chứng khác, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây tổn thương về mọi mặt trong cuộc sống của bạn

Trầm cảm ảnh hướng tới các mối quan hệ xã hội của bạn

Trầm cảm khiến phụ nữ ngại giao tiếp với thế giới bên ngoài và tự thu hẹp không gian của chính mình. Vì vậy các mối quan hệ mất dần hoặc thường trở nên tồi tệ hơn.

Trầm cảm ảnh hưởng tới vấn đề về sức khỏe của bạn

Mặc dù trầm cảm tác động trực tiếp tới tâm trí của chúng ta nhưng nó có thể gây ảnh hưởng xa hơn tới các vấn đề liên quan tới sức khỏe. Nhiều người mắc chứng trầm cảm thường xuyên phải điều trị song song với các chứng bệnh khác về tiêu hóa hay tim mạch. Bạn có thể bị đau nửa đầu hoặc thường xuyên bị ngất do thể lực suy kiệt.

Trầm cảm làm thay đổi thói quen hằng ngày của bạn

Đúng vậy! Trầm cảm không chỉ khiến cảm xúc thay đổi theo chiều hướng tệ đi mà cả những thói quen hằng ngày của bạn cũng có thể biến mất nhanh chóng. Từ một con người năng động bỗng chốc có thể trở nên chây ỳ, chỉ thích ở nhà và chẳng muốn làm gì hết. Những điều bạn thường yêu thích làm mỗi lúc rảnh rỗi giờ đây cũng chẳng còn chút hứng thú nào. Tất cả là bởi vì bạn không thấy hạnh phúc và chỉ muốn cô lập bản thân trong thế giới của riêng mình

Trầm cảm kích hoạt những hành vi tiêu cực của bạn.

Đến một giai đoạn nào đó, trầm cảm sẽ diễn biến trầm trọng hơn. Người ta không chỉ còn những dấu hiệu như buồn bã hay mất ngủ mà là sự thay đổi hoàn toàn về nhận thức. Khi trong đầu luôn luôn vang vọng những tiếng nói buộc tội chính mình khiến cho họ như cảm thấy mình đang thừa thãi trên thế gian này. Hoặc sự buộc tội cho một ai đó ám ảnh họ nung nấu những ý định hành vi cực kỳ tiêu cực mà nguy hiểm nhất là ảnh hưởng tới tính mạng người khác và kết thúc bản thân bằng con đường tự tử.

>>> Điều bạn có thể quan tâm: “Chuẩn đoán và điều trị trầm cảm”

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-o-phu-nu-659/feed/ 0
Vượt qua trầm cảm sau sinh – niềm vui khó tả https://benhlytramcam.vn/vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-660/ https://benhlytramcam.vn/vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-660/#respond Thu, 13 Sep 2018 02:09:54 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=660 Câu chuyện của tôi

Là một người có công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc tôi cứ ngỡ rằng mình sẽ không bao giờ mắc phải chứng trầm cảm. Thế nhưng không ai có thể lường trước được mọi việc sẽ xảy ra với mình như thế nào. Nếu như trước đây, cuộc sống của tôi chỉ là hằng ngày đi làm tối về ngồi bên mâm cơm cùng chồng chia sẻ đủ chuyện thì sau khi sinh mọi thứ dường như đảo lộn. Những áp lực trong việc chăm sóc con khiến tôi vô cùng căng thẳng. Những khó khăn bực dọc lâu ngày làm tôi trở thành một người hay cáu gắt lúc nào không hay. Cứ tưởng rằng đó cũng chỉ là những cảm xúc thoáng qua do lần đầu được làm mẹ. Nhưng không! điều đó ngày càng tồi tệ hơn khiến tôi cũng chẳng còn thời gian chăm sóc cho mình mà còn chán ghét bản thân hơn hẳn. Tôi đã mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Thế nhưng, khi mọi thứ vẫn đang quay cuồng và trở nên mất phương hướng thật may mắn bên tôi vẫn có gia đình.  Nhất là chồng – anh đã giúp tôi rất nhiều trong khoảng thời gian ấy để tìm về với con người trước đây và để trở thành một người mẹ chín chắn. Vậy nên vượt qua trầm cảm sau sinh là niềm vui khó tả…

Câu chuyện của tôi 1

Lời khuyên dành cho bạn

Hãy tìm hiểu về trầm cảm trước khi sinh

“Chẳng cần đến khi sinh con, lo lắng với những vấn đề của bé mới bắt đầu tìm hiểu mà ngay từ lúc biết tin “hai vạch” chúng mình đã phải sẵn sàng tâm lý làm mẹ rồi đấy!”. Mình từng bị trầm cảm sau khi sinh em bé đầu lòng, bối rối lắm thậm chí có những lúc cực kỳ hoảng loạn chỉ vì một vấn đề bé tẹo như con bị nổi rôm sảy, con trớ sữa mà chẳng biết phải xử lý làm sao. Bản thân lúc nào cũng cảm thấy áp lực, không dám ăn, chẳng dám ngủ vì sợ con sẽ gặp chuyện chẳng lành thế là người càng suy nhược mệt mỏi, suốt ngày đờ đẫn chẳng buồn nói chuyện với ai…Mẹ Thu Hà chia sẻ.

Đừng bao giờ chờ đợi căn bệnh tìm đến với ta mà hãy tìm cách để phòng tránh nó. Tìm hiểu trước những kiến thức về bệnh trầm cảm, kiến thức chăm em bé cũng như chế độ dinh dưỡng sẽ giúp các mẹ chủ động hơn với sức khỏe và tâm lý của mình sau khi vượt cạn.

Sẵn sàng đối mặt

Việc sinh nở và chăm sóc con cái là thiên chức mà tất cả những người làm mẹ trên thế giới này đều đã trải qua. Thế nên hãy hiểu rằng, đó là chuyện bình thường, bởi xung quanh bạn rất nhiều phụ nữ khác cũng làm được thì tại sao bản thân mình lại lại không.

Điều thứ 2, chúng ta cần phải hiểu rõ rằng trầm cảm không được coi là “bệnh điên” như suy nghĩ kỳ thị của nhiều người. Nó cũng chỉ là một dạng bệnh lý như nhiều loại bệnh khác và đều có phương pháp điều trị cụ thể. Nếu ở giai đoạn sớm, việc điều trị có thể nói là khá đơn giản và bệnh nhân có thể hoàn toàn không cần phải can thiệp bằng thuốc. Điều quan trọng là tâm lý sẵn sàng đối mặt và phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của bản thân có liên quan đến chứng trầm cảm. Tuy nhiên, đáng lo ngại là hiện nay nhiều chị em phụ nữ vẫn chưa nhận thức được, thậm chí là giấu kín cảm giác trầm cảm sau sinh mà họ đang trải qua, tự cô lập bản thân mình.

Sự hỗ trợ của gia đình và nỗ lực của bản thân

Chồng và gia đình là những người hỗ trợ tốt nhất, nhưng chính bản thân bạn mới là người có thể tự giúp mình vượt qua trầm cảm. Nếu chúng ta để bản thân bị đánh gục trước những cảm xúc tiêu cực mà không cố gắng đứng dậy thì mọi sự giúp đỡ đều trở nên vô ích. Nguy hiểm hơn, các chuyên gia cũng cho biết rằng, chính người chồng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm sau sinh.

Nếu người phụ nữ được gia đình và người thân quan tâm kịp thời thì đây cũng có thể được coi là biện pháp thay thế cho trị liệu tâm lý tại nhà rất hiệu quả.

Vì thế, những nhiệm vụ đơn giản mà gia đình có thể giúp bạn có thể là san sẻ công việc nhà, cùng nhau chia sẻ những buồn vui áp lực. Điều quan trọng là người phụ nữ được thoải mái nói ra nỗi lòng của họ để không phải kìm nén và giấu vào trong những đau khổ của mình.

Hãy hình dung về sự lớn lên khỏe mạnh của con cái

Không có gì hạnh phúc hơn khi được thấy con của bạn lớn lên và khỏe mạnh từng ngày. Con cái chính là chính là thành quả từ tình yêu và sự hy sinh của bạn.

Vì thế, hãy kết nối với bạn bè của bạn hay những người mẹ khác để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và dạy dỗ con cái. Họ sẽ có thể giúp bạn vững vàng hơn để trở thành một người mẹ và vượt qua trầm cảm sau sinh dễ dàng.

Thu Phương

]]>
https://benhlytramcam.vn/vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-660/feed/ 0
Điều trị trầm cảm sau sinh https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/ https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/#respond Fri, 07 Sep 2018 02:33:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=830 Không ít các trường hợp đau lòng xảy ra khi những bà mẹ trẻ tự tay sát hại đứa con của chính mình đang cảnh báo chúng ta về một căn bệnh nguy hiểm mang tên TRẦM CẢM SAU SINH.

Thực tế trầm cảm sau sinh không phải là một bệnh hiếm gặp. Theo thống kê có ít nhất 24% các bà mẹ bị trầm cảm trước và sau sinh. Tuy nhiên, hầu như trầm cảm sau sinh không được gia đình phát hiện ra cho tới khi xảy ra những hậu quả đau lòng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trầm cảm sau sinh, cách phát hiện và điều trị căn bệnh này.

Làm thế nào để nhận biết trầm cảm sau sinh?

Hầu hết phụ nữ sau khi sinh nở đều trải qua hội chứng “baby blues”, là những thay đổi về mặt tâm trạng trong những ngày mới sinh. Người mẹ có thể thay đổi tâm trạng đột ngột, đang từ rất hạnh phúc sang rất buồn, có thể khóc mà không có lí do, mất kiên nhẫn, bồn chồn, cô đơn, buồn bã. Tình trạng này có thể tự hết mà không cần can thiệp nhưng nếu chúng kéo dài trên 2 tuần thì cần cảnh giác với chứng trầm cảm sau sinh.

Làm thế nào để nhận biết trầm cảm sau sinh? 1

Trầm cảm thường xuất hiện sau khi sinh được lý giải do cơ thể người mẹ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, miễn dịch…dễ dẫn tới suy sụp, trầm cảm. Bên cạnh đó, áp lực nuôi con, khó khăn tài chính hoặc sự thờ ơ, thiếu quan tâm của người chồng, yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân của trầm cảm sau sinh. Rất khó để người trong cuộc có thể ý thức được bản thân đang gặp phải vấn đề với trầm cảm. Nguy hiểm hơn nữa là những bà mẹ mắc trầm cảm sau sinh có thể bị rối loạn tâm thần, ám ảnh, hoang tưởng dẫn tới hành vi tiêu cực như tự tử hoặc ra tay sát hại chính con của mình. Chính vì vậy, sự quan tâm, thấu hiểu, hỗ trợ của gia đình là rất cần thiết để phòng tránh và phát hiện, can thiệp sớm đối với trầm cảm sau sinh.

Người bị trầm cảm sau sinh có thể có những dấu hiệu sau:

  • Buồn bã, cảm giác cô đơn và tiêu cực kéo dài
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, không làm chủ được cảm xúc
  • Cảm thấy khó khăn để gắn kết với con
  • Rối loạn ăn uống
  • Mất hứng thú
  • Có ý nghĩ tự làm hại mình hoặc em bé

Khi thấy những biểu hiện trên kéo dài từ 2 tuần, việc cần làm đầu tiên của những người thân trong gia đình là đưa người mẹ đi thăm khám bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Thông qua hỏi triệu chứng và một vài xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý có biểu hiện tương tự (chẳng hạn suy giáp), bác sỹ có thể chẩn đoán chứng trầm cảm sau sinh và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh (PPD) đôi khi có thể tự biến mất trong vòng 3 tháng sau sinh . Nhưng nếu nó cản trở hoạt động bình thường của bạn bất cứ lúc nào, hoặc nếu hội chứng “baby blues” kéo dài hơn hai tuần, bạn nên tìm cách điều trị. Việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt để tình trạng không bị xấu đi và đặc biệt là tránh để ảnh hưởng tới em bé.

Khoảng 90% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể được điều trị thành công bằng thuốc hoặc kết hợp thuốc và liệu pháp tâm lý . Trong trường hợp trầm cảm sau sinh nặng hoặc rối loạn tâm thần sau sinh, có thể cần phải nhập viện hoặc sử dụng tới liệu pháp sốc điện (ECT).

Các biện pháp không sử dụng thuốc

Vì lí do an toàn, các biện pháp không sử dụng thuốc được ưu tiên để điều trị trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ đến vừa, bao gồm:

Các biện pháp không sử dụng thuốc 1

  • Tâm lý trị liệu: Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn với liệu pháp tâm lý – điều trị bằng cách trò chuyện về tình trạng của bạn và những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần. Trị liệu tâm lý có thể hỗ trợ tinh thần và giúp bạn hiểu cảm xúc của mình, xác định các vấn đề và tìm cách giải quyết.
  • Tham gia các hội nhóm hỗ trợ trầm cảm sau sinh: Các hội nhóm có thể chia sẻ những thông tin hữu ích về kinh nghiệm, cách ứng phó với trầm cảm sau sinh. Việc tham gia những hội nhóm này có thể rất hữu ích để tìm thấy sự đồng cảm và giúp đỡ.
  • Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn. Một khi bạn đã phục hồi thể chất sau khi sinh, hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục sau khi hồi phục sức khỏe hậu quá trình sinh nở có thể giúp gia tăng cảm giác hạnh phúc. Bạn có thể lựa chọn một chương trình luyện tập phù hợp với thể trạng của mình.
  • Sử dụng men vi sinh đặc hiệu (psycho-biotic): những năm gần đây các kết quả nghiên cứu đã cho thấy giữa NÃO BỘ- RUỘT có mối tương tác hai chiều tác với nhau , trong đó hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò rất quan trọng giúp sự trao đổi thông tin giữa NAO- RUỘT xảy ra theo một cách đúng đắn. Bằng chứng rõ rệt nhất là việc ghi nhận có sự thay đổi lớn về thành phần hệ khuẩn chí đường ruột, đặc biệt sự sụt giảm đáng kể các vi khuẩn có lợi như Bifidobacterium, Lactobacilus ở các bệnh nhân trầm cảm, stress… Chính vì vậy, các nhà khoa học đã dùng những chủng vi khuẩn có lợi được chọn lọc đặc biệt nhờ khả năng tác động tích cực lên hoạt động của trục não – ruột gọi là psychobiotics để tái lập lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ bảo vệ và cải thiện sức khỏe của đường ruột do đó giúp bình thường hóa tương tác thông tin giữa NÃO- RUỘT và giảm các triêu chứng mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, đau đầu, … Đây là một lựa chọn an toàn và phù hợp đối với các bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm probiotics khác nhau và đa phần chúng được sử dụng để hỗ trợ cho tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…). Do đó bạn cần lưu ý lựa chọn đúng các chế phẩm được thiết kế chuyên biệt để có tác dụng đích trên trục não ruột thì mới đạt được hiệu quả tốt.

Thuốc điều trị cho trầm cảm sau sinh

Thuốc điều trị cho trầm cảm sau sinh 1

Các dữ liệu về sử dụng thuốc chống trầm cảm trên phụ nữ cho con bú tương đối hạn chế do chỉ được theo dõi ngắn hạn, tuy nhiên chưa ghi nhận tác dụng bất lợi nào khi sử dụng thuốc chống trầm cảm ở phụ nữ cho con bú. Nếu bạn đang cho con bú, việc sử dụng thuốc sẽ được bác sỹ cân nhắc rất cẩn trọng dựa trên những nguy cơ và lợi ích điều trị thu được. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ thật kỹ để biết được những nguy cơ có thể gặp phải nếu sử dụng thuốc cũng như hậu quả nếu không điều trị với thuốc và cùng bác sỹ đưa ra quyết định.

Trong các trường hợp điều trị trầm cảm sau sinh lần đầu tiên, ưu tiên lựa chọn các loại thuốc có dữ liệu an toàn nhiều hơn cả đó là sertraline và paroxetine (thuộc nhóm SSRIs). Các thuốc ưu tiên lựa chọn trong nhóm chống trầm cảm ba vòng là nortriptyline và imipramine.

Điều trị tại bệnh viện

Đối với trường hợp bị loạn thần sau sinh (xuất hiện ảo giác, hoang tưởng), hoặc có ý định, kế hoạch tự tử hoặc sát hại con thì ngay lập tức cần nhập viện để cách ly bà mẹ khỏi em bé và để điều trị đặc hiệu.

DS. Lan Hương

Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

]]>
https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/feed/ 0
Sau sảy thai phụ nữ dễ bị trầm cảm https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-khi-say-thai-544/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-khi-say-thai-544/#comments Tue, 04 Sep 2018 03:28:27 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=544 Ở nước ta, tỷ lệ sảy thai vào khoảng 8 – 12%, các trường hợp sảy thai thường diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Theo các chuyên gia y tế, sau sảy thai phụ nữ dễ bị trầm cảm do chịu nỗi mất mát lớn cả về thể xác và tinh thần khiến cơ thể hoàn toàn suy sụp. 

Sau sảy thai phụ nữ dễ bị trầm cảm 1

Dấu hiệu trầm cảm sau khi sảy thai

Các dấu hiệu để nhận biết chứng trầm cảm sau khi sảy thai thường là:

  • Luôn cảm thấy dằn vặt, đau đớn và tội lỗi vì đã làm mất con, khó chấp nhận sự thật đã xảy ra
  • Hay âu sầu, cáu gắt thất thường, tức giận với mọi người xung quanh bởi sự bất công đối với bản thân
  • Thích ở trong nhà một mình, ngại giao tiếp hay phải đi ra ngoài
  • Thờ ơ trước mọi sự việc xung quanh
  • Khó ngủ, thay đổi thói quen sống thường ngày
  • Cơ thể mệt mỏi và kiệt sức

Không phải tất cả các trường hợp phụ nữ sau khi sảy thai đều bị trầm cảm nhưng đây vẫn là một điều đáng lưu tâm. Vì thế, người thân trong gia đình cần phải quan tâm chăm sóc đặc biệt ở thời kỳ nhạy cảm này, phát hiện sớm những dấu hiệu ban đầu của chứng trầm cảm để có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Triệu chứng của người mắc chứng trầm cảm

Làm gì để tránh nguy cơ bị trầm cảm sau khi sảy thai

Nghỉ ngơi để hồi phục thể lực

Dành thời gian nghỉ ngơi là điều cần thiết, bởi sau khi sảy thai cơ thể bị mất máu nhiều có thể khiến bạn nhanh chóng bị suy nhược. Chế độ ăn uống đầy đủ chất đạm, hoa quả, vitamin… tránh những thực phẩm, đồ uống có nhiều đường/ caffeine/ cồn vì nó có thể gây kích thích hệ tiêu hóa và làm rối loạn cảm xúc của bạn.

Tuy vậy, cũng đừng nằm mãi trên giường và ở lâu trong bóng tối, đi ra ngoài và ngắm nhìn mọi vật xung quanh với một chút nắng sớm rất tốt cho sức khỏe của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ánh sáng giúp cơ thể sản xuất một chất dẫn truyền thần kinh mang tên serotonin có khả năng ngăn chặn trầm cảm.

Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nếu cảm thấy hiện tượng mất ngủ, đau đầu và mệt mỏi vẫn kéo dài mặc dù bạn thực hiện một chế độ nghỉ ngơi tốt thì vẫn nên đi khám để đảm bảo chắc chắn không có vấn đề gì bất thường xảy ra.

Cân bằng cảm xúc

Sau sảy thai phụ nữ dễ bị trầm cảm bởi họ có thể phải trải qua một loạt những cảm xúc tồi tệ. Vì thế điều này rất cần một khoảng thời gian đủ dài để cân bằng tất cả.

Hãy cởi mở và chân thành với các thành viên khác trong gia đình để chia sẻ cảm xúc của bạn. Điều cần làm của những người thân hay bạn bè là an ủi nhẹ nhàng, quan tâm và thấu hiểu để tránh cho người phụ nữ cảm thấy bị cô lập.

bị trầm cảm do sảy thai

Việc sảy thai không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà người chồng hay ông bà của đứa bé cũng có thể cảm thấy đau buồn, chua xót. Vì thế một điều cấm kị chắc chắn đó là những đả kích, mâu thuẫn trong gia đình ở thời điểm này, tất cả mọi vấn đề nên cần lắng nghe trước khi tranh cãi. Nếu là chồng bạn nên hiểu được sự tổn thương của vợ để điều hòa tất cả các mối quan hệ sao cho nhẹ nhàng nhất.

Nếu bạn nhận thấy mình không có dấu hiệu hồi phục khi các triệu chứng cứ kéo dài thì hãy đến gặp bác sỹ để nhận được lời tư vấn phù hợp nhất.

Hy vọng vào tương lai

Hy vọng vào một điều mới mẻ khiến bạn hạnh phúc cũng là cách để nhanh chóng xóa lành những nỗi đau trong quá khứ. Rất nhiều chị em sau lần đầu sảy thai đã có thể mang thai trở lại thành công. Việc lại có một sinh linh mới ra đời có thể giúp bà mẹ xóa bỏ áp lực nặng nề trước đây tránh nguy cơ trầm cảm.

Theo một cuộc khảo sát của 1000 cặp vợ chồng sau khi sảy thai sớm. Độ tuổi của chồng và vợ là từ 29 – 30. Trong đó có 765 cặp đôi đã có thai trở lại trong vòng 3 tháng sau. Với 77%, cuối cùng đã sinh nở mẹ tròn con vuông. Ngược lại, chỉ 23% trong số 233 cặp vợ chồng chờ lâu hơn đã sinh con.

Mang thai có thể mang tới một niềm hy vọng tốt đẹp mới cho tương lai. Tuy vậy hãy để điều này diễn ra tự nhiên, đừng áp lực và bắt buộc bản thân phải có con ngay lập tức. Bạn và chồng của mình hãy chắc chắn rằng đã sẵn sàng về mặt tình cảm để đối phó với mất mát có thể có trước khi cố gắng có thai lần nữa.

Hy vọng vào tương lai 1

Việc sảy thai thường phức tạp và do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Thật không may là đa phần những lý do phổ biến nhất dẫn đến sảy thai thường không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, một vài thói quen sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ có thể góp phần giúp thai nhi khỏe mạnh, hạn chế sẩy thai:

  • Tránh vận động mạnh, té ngã để chảy máu
  • Duy trì dinh dưỡng và cân nặng khỏe mạnh theo từng chu kỳ của thai nhi
  • Tránh thức ăn đồ uống có thể gây ngộ độ cao như nicotine, cafeine…
  • Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc, tập thể dục hết sức nhẹ nhàng

>>> Phụ nữ có thể bị trầm cảm trong giai đoạn mang bầu / Tìm hiểu về chứng trầm cảm sau sinh

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-khi-say-thai-544/feed/ 8
Bí quyết phòng ngừa trầm cảm sau sinh https://benhlytramcam.vn/bi-quyet-phong-ngua-tram-cam-sau-sinh-515/ https://benhlytramcam.vn/bi-quyet-phong-ngua-tram-cam-sau-sinh-515/#respond Tue, 04 Sep 2018 03:11:15 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=515 Bệnh trầm cảm có thể gây ra cái kết đau lòng cho nhiều gia đình. Mới đây, vụ việc một bà mẹ trẻ bị trầm cảm đã giết con và cháu ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã gieo một hồi chuông lớn cảnh báo về điều này. Vì thế mỗi bản thân chị em phụ nữ cần biết những bí quyết phòng ngừa trầm cảm sau sinh để tránh những sai lầm đáng tiếc.

Bí quyết phòng ngừa trầm cảm sau sinh 1

Tham gia các lớp học tiền sản dành cho vợ và chồng

Khóa học tiền sản là những bài học rất cần thiết đối với mọi bà bầu đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Những khóa học này nhằm trang bị kiến thức tổng quát cho phụ nữ từ cách giữ gìn sức khỏe khi mang thai, cần chuẩn bị những gì khi sinh nở, hành trình vượt cạn ra sao, cách chăm sóc bé sơ sinh như thế nào…Hơn nữa, người hướng dẫn cũng sẽ chỉ ra cho bạn các dấu hiệu để phát hiện chứng trầm cảm ở giai đoạn sớm. Vì thế, lớp học này cũng rất cần có sự tham gia của cả những ông chồng. Nó sẽ giúp người chồng sẵn sàng trước nhiều tình huống cần phải hỗ trợ và giúp đỡ vợ trong giai đoạn khó khăn này.

Điều quan trọng nhất đối với mỗi bà bầu đó là rèn luyện tâm lý vững vàng trước khi chuyển dạ và đối mặt với các vấn đề sau sinh. Không nên có tâm lý trốn tránh, lo sợ. Hãy bình tâm và suy nghĩ rằng đây là điều bình thường mà bà mẹ nào cũng đã từng trải qua. Luôn tin tưởng vào chính mình cũng như chồng của bạn.

(Nếu chưa hiểu về trầm cảm sau sinh hãy đọc thật kỹ bài này: “Trầm cảm sau sinh là gì?”)

Thăm khám sức khỏe tổng quát và sàng lọc trước sinh

Phòng bệnh bao giờ cũng quan trọng hơn chữa bệnh. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, nhằm hạn chế tối thiểu nguy cơ trầm cảm sau khi sinh thì mẹ bầu nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ, thực hiện các bài kiểm tra đánh giá và sàng lọc trước sinh để phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể báo trước về chứng trầm cảm ở giai đoạn còn sớm.

Bổ sung dinh dưỡng và thực hiện lối sống lành mạnh

Các vấn đề về sức khỏe và thể chất yếu đuối cũng tiềm ẩn nguy cơ về trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Sự thay đổi hormone nội tiết sau giai đoạn sinh nở có thể khiến cho cơ thể của sản phụ mệt mỏi hơn, dễ tổn thương về thần kinh và tâm lý.

PGS.TS Cao Tiến Đức – Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý học, Học viện Quân Y 103 cho biết, để phòng ngừa bệnh trầm cảm sau khi sinh, phụ nữ cần phải bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe nói chung trước và trong khi mang thai.

Theo đó, các bà bầu nên bổ sung thêm nguồn thực phẩm đa dạng giàu chất đạm (trong các loại thịt và ngũ cốc), nhóm Vitamin và khoáng chất (Vitamin B6, B12 và axit folic),uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ, tránh những đồ uống gây kích thích.

Bổ sung dinh dưỡng và thực hiện lối sống lành mạnh 1

Sau khi sinh, nhiều mẹ thực hiện chế độ ăn kiêng nhưng không cần thiết phải kiêng khem quá đà. Nói chung, sinh thường chỉ cần kiêng những loại thức ăn gây lạnh bụng, khó tiêu hoặc mất sữa. Người sinh mổ thì phải tránh đồ tanh, đồ nếp, rau muống, trứng, thực phẩm đặc và nhiều đường. Những điều này sẽ được bác sỹ chỉ dẫn cụ thể nên chúng ta không cần quá lo lắng.

Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng, ở trong nhà quá nhiều sẽ cơ thể bạn trì trệ hơn. Đồng thời, tránh quan hệ vợ chồng từ 2 – 4 tháng sau sinh tùy thuộc vào tình hình hồi phục của chị em. Quan hệ sớm vào thời kỳ này có thể khiến cho phụ nữ cảm thấy đau đớn và cuộc yêu không được như ý muốn, nhiều trường hợp còn gây ám ảnh cho chồng và vợ mỗi khi gần gũi nhau sau này.

Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho các mẹ bỉm sữa tham gia vào hoạt động sinh hoạt tập thể, thể thao lành mạnh, trò truyện với bạn bè để giúp cuộc sống hạnh phúc hơn.

Chia sẻ công việc

Sinh con đã khó, chăm con còn cực khổ hơn nhiều, vô vàn những việc không tên khiến phụ nữ thực sự căng thẳng và stress. Nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy vô cùng áp lực trước việc chăm sóc con nhỏ, gia đình, nhà cửa. Đôi khi vì cố gắng gồng gánh để tự thân làm tất cả khiến họ không còn thời gian nghỉ ngơi và dành riêng cho mình.

Theo lời khuyên của TS.BS Nguyễn Kim Dung – khoa Sản – BV Đa khoa Nông nghiệp: sau khi sinh, người mẹ cũng có thể tách con khoảng một tuần để nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe và tinh thần, cố gắng tìm cho mình một giấc ngủ, tranh thủ ngủ lúc con đang ngủ để tránh mệt mỏi khi phải thức dậy nửa đêm để cho con bú.

Chia sẻ công việc 1

Vì thế bạn không cần quá “tham công tiếc việc”, đừng cố gắng để mọi thứ hoàn hảo. Thay vào đó nên tìm sự giúp đỡ từ người thân của mình và đón nhận sự giúp đỡ một cách thoải mái để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn trong giai đoạn nhạy cảm này.

Nếu gia đình bạn có điều kiện thì có thể tham khảo dịch vụ giúp việc theo giờ để đỡ đần các công việc nhà, giúp các bà mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc cho bản thân hơn.

Các chị em nên cố gắng mở lòng với người thân và bạn bè xung quanh. Nếu thắc mắc về việc chăm sóc con hãy tham khảo ý kiến của mẹ chồng, mẹ đẻ  hay chính những người bạn thân của mình để tìm được tiếng nói chung.

Ngoài ra, một trong những bí quyết phòng ngừa trầm cảm sau sinh đó là việc trò chuyện với con. Tâm sự với con ngay từ khi còn trong bụng không chỉ giúp cho tình cảm gắn bó hơn mà còn làm cho bạn cảm thấy thư giãn.

>>> Nguyên nhân nào gây ra chứng trầm cảm sau khi sinh?

Chồng cũng là bác sỹ tâm lý của bạn

Hiện nay, tâm lý trị liệu là phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh trầm cảm. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ rằng người chồng thực sự có thể trở thành bác sỹ tâm lý trong giai đoạn này. Tất nhiên, không phải là đợi đến lúc vợ có biểu hiện mới lo điều trị.

Là chồng, bạn nên gần gũi và chia sẽ những tâm tư và lo lắng của vợ từ thời kì mang bầu đến cả giai đoạn sau sinh. Luôn lắng nghe và thông cảm, giúp đỡ vợ những công việc nhà để vợ cảm thấy đước quan tâm và yêu thương hơn.

Rất nhiều ông chồng cho rằng, chỉ cần cho vợ một cuộc sống đầy đủ về vật chất là họ sẽ cảm thấy hạnh phúc. Ít ai biết rằng phụ nữ sau khi sinh họ rất nhạy cảm nên rất cần sự quan tâm và an ủi của chồng.

Đối với nhiều gia đình, có thể mối quan hệ xảy ra giữa mẹ chồng nàng dâu chẳng mấy tốt lành nhưng hơn ai hết người chồng phải là người cân bằng và đứng về phía vợ trong giai đoạn này, để giúp tạo niềm tin và chỗ dựa cho người phụ nữ. Đây là lúc họ cần được chia sẻ, động viên từ phía gia đình. Luôn tạo không khí vui vẻ để các bà mẹ cảm thấy rằng không còn có gì phải lo lắng.

Chứng trầm cảm sau khi sinh sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời, vì thế người thân trong gia đình hãy luôn chú ý đến từng hành động nhỏ nhất của các bà mẹ bỉm sữa

]]>
https://benhlytramcam.vn/bi-quyet-phong-ngua-tram-cam-sau-sinh-515/feed/ 0