Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thai

    Trầm cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Lường trước được hậu quả của trầm cảm sẽ giúp cho thai phụ có những cách phòng và chữa bệnh lý tốt nhất.

    Phát hiện trầm cảm khi mang thai là một điều rất khó khăn, nhiều thai phụ không biết hoặc giấu đi việc mình mang bệnh, nên khi bệnh được phát hiện thì thường đã ở mức độ nặng và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

    Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thaiTrầm cảm ở phụ nữ khi mang thai – nhiều nguy hiểm tiềm tàng

    Dấu hiệu thai phụ mắc trầm cảm

    Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà thai phụ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số biểu hiện bệnh lý trầm cảm khi mang thai phổ biến như:

    • Hay quên và giảm khả năng tập trung công việc cũng như các vấn đề cuộc sống
    • Không quyết đoán: Đứng trước một vấn đề thai phụ khó có thể đưa ra quyết định hay sự lựa chọn của mình.
    • Tâm trạng lo lắng: Giống như những bệnh nhân mang bệnh lý trầm cảm thì phụ nữ khi mang thai cũng luôn thường trực tâm trạng lo lắng, sợ hãi, ở phụ nữ mang thai thì những lo lắng bắt nguồn từ tưởng tượng về đứa con trong bụng, lo lắng xem con có khỏe không, có bình thường không.. tạo nên áp lực quá lớn cho thai phụ.

    Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thai  Tâm trạng lo âu, lo lắng là những biểu hiện của trầm cảm khi mang thai

    • Tê liệu cảm xúc bản thân: Thai phụ thường không thể hiện rõ ràng về cảm xúc vui buồn của bản thân, không muốn gần gũi những người xung quanh kể cả chồng. điều này ảnh hưởng không nhỏ, làm cho bệnh ngày càng trầm trọng.
    • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ là vấn đề bình thường của phụ nữ khi mang thai, nhưng khi có những dấu hiệu như mộng du, ác mộng thì cần xem xét đến bệnh lý trầm cảm.
    • Dễ cáu gắt, thay đổi cảm xúc
    • Mệt mỏi, căng thẳng lo âu kéo dài do sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong quá trình mang thai.
    • Nhạy cảm, cảm giác tội lỗi bao trùm lên thai phụ
    • Thường xuyên nghĩ đến cái sự bỏ cuộc, cái chết để giải thoát cho bản thân.

    Nguyên nhân của trầm cảm khi mang thai

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Hiểu được các nguyên nhân gây ra bệnh lý sẽ giúp phòng và tránh được bệnh lý trầm cảm khi mang thai. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

    • Do thay đổi hormone: Phụ nữ khi mang thai sẽ có những thay đổi về nội tiết tố Estrogen gây ra những rồi loạn, thay đổi trong cảm xúc và tâm lý, thai phụ nhạy cảm hơn với các vấn đề xảy ra, thường đây là những suy nghĩ tiêu cực do chính bản thân thai phụ nghĩ ra, nếu không được định hướng và giải tỏa tâm lý thai phụ sẽ dễ mắc bệnh lý trầm cảm.
    • Do chưa chuẩn bị tâm lý để làm mẹ: Những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc kết hôn khi còn quá trẻ sẽ phải đối mặt với áp lực tâm lý rất lớn đó là làm mẹ. Do bản thân thai phụ chưa sẵn sàng tâm lý hoặc chưa đủ chín chắn, va vấp để làm tốt thiên chức của mình. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết những phụ nữ kết hôn ở độ tuổi vị thành niên có nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai cao hơn phụ nữ đã chín chắn về tuổi đời. Ngoài ra ở một số phụ nữ, việc mang thai khi chưa chuẩn bị tâm lý còn mang lại cho họ quá nhiều những rắc rối và phiền toái trong cuộc sống như các vấn đề về công việc, tài chính và các mối quan hệ…Từ đó gây ra nhiều lo lắng và căng thẳng cho thai phụ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.

    Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thaiChưa chuẩn bị tâm lý để mang thai dễ gây ra bệnh lý trầm cảm

    • Do yếu tố di truyền: Có nhiều nghiên cứu đã cho biết ADN là tác nhân gây ra bệnh lý trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Nếu trong gia đình có người thân bị trầm cảm khi sinh thì thai phụ sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn  người bình thường. Nên trước khi mang thai cần hiểu và biết vấn đề di truyền của gia đình để chuẩn bị những tâm lý tốt nhất để phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này.
    • Do khó khăn trong các mối quan hệ: Trong mối quan hệ gia đình, nếu việc mang thai không nhận được sự đồng tình của người thân đặc biệt là chồng thì sẽ khiến cho người phụ nữ dễ mắc bệnh lý trầm cảm hơn. Vấn đề này thường đẩy người phụ nữ vào cảnh không có lối thoát, dễ hình thành những hành vi tự làm hại bản thân của người bệnh.
    • Do những vấn đề không tốt xảy ra với thai nhi : Đối với thai phụ có thai nhi gặp vấn đề không tốt như chậm phát triển, dị tật, động thai thì khả năng bị trầm cảm của thai phụ là rất cao. Xuất phát từ sự thương con, bế tắc và suy nghĩ tiêu cực quá nhiều dẫn đến những tổn thương tâm lý và trí não của thai phụ. Điều này là nguyên nhân gây ra trầm cảm khi mang thai của thai phụ.
    • Do những biến cố trước đó thai phụ gặp phải: Những vấn đề vô sinh hoặc sảy thai trước đó gây ra cho thai phụ những lo lắng, và sợ hãi về sự an toàn của thai nhi. Từ đó sẽ gây những tổn thương nhất định về tâm lý khi mang thai dễ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.
    • Do bị lạm dụng tình dục và những vấn đề tâm lý trước đó : Những thai phụ có quá khứ bị lạm dụng tình dục hoặc bị bố mẹ, người thân bỏ rơi sẽ dễ bị tổn thương về tâm lý. Đã sẵn mang những vấn đề bản thân từ trước, cộng với sự thay đổi về tâm sinh lý khi mang thai khiến thai phụ mệt mỏi, không lối thoát. Là nguyên nhân gây bệnh lý trầm cảm khi mang thai.

    Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thaiNhững chấn động tâm lý gây ra nhiều nguy cơ trầm cảm cho phụ nữ mang thai

    • Vấn đề kinh tế và tài chính: Đối với những gia đình không có đầy đủ về kinh tế và tài chính thì vấn đề này gây cho thai phụ những lo lắng và căng thẳng khi mang thai. Suy nghĩ không có tiền, sợ con khổ, sợ không nuôi được con luôn thường trực trong đầu thai phụ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh lý trầm cảm.

    Hậu quả của trầm cảm khi mang thai

    Không nên coi thường chứng trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ vì Bệnh lý trầm cảm không chỉ gây ra những tổn thương tâm lý cho thai phụ mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Dưới đây là những hậu quả của trầm cảm:

    Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thaiTrầm cảm gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho cả mẹ và bé

    Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

    • Dẫn đến nguy cơ sảy thai, đẻ non trước 36 tuần, thai nhi phát triển không tốt, những dị tật thai nhi đặc biệt là tật hở hàm ếch ở trẻ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ sau này
    • Thai nhi kém phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất mà điều thường thấy là cân nặng của trẻ sau sinh thường thấp,  ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này như khả năng thích ứng với môi trường thấp, gia tăng nguy cơ mắc các bênh suy hô hấp và đau nhức cơ thể.

    Đối với thai phụ

    • Thai phụ mang bệnh lý trầm cảm dễ gây ra những rủi ro như tự tử, từ bỏ thai nhi. Tâm lý lo lắng bất an rất dễ đưa thai phụ vào những ý nghĩ tiêu cực gây hại cho chính bản thân và thai nhi
    • Gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Một số áp lực quá lớn khiến thai phụ có thể sử dụng bia rượu và các chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và trí não của người phụ nữ
    • Trải qua những rối loạn về tâm lý khiến thai phụ không tự chăm sóc tốt cho bản thân minh gây ra nhiều bệnh lý khác, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, mà nặng nề nhất là ly hôn.
    • Không có khả năng chăm sóc tốt cho con, không gần gũi gắn bó với con, gây ra ảnh hưởng đến cả tính cách của con trẻ sau này.

    Cách phòng chống bệnh trầm cảm khi mang thai

    Để tránh những hậu quả nghiêm trọng của bệnh lý trầm cảm, phụ nữ mang thai có dấu hiệu trầm cảm cần được phát hiện sớm để có những phác đồ điều trị trầm cảm phù hợp. Trước khi để bệnh lý tấn công mình, thai phụ cần tìm hiểu rõ về biểu hiện, nguyên nhân của bệnh để giúp bản thân mình có những biện pháp phòng chống tốt nhất cho bệnh. Dưới đây là một số biện pháp các thai phụ có thể tham khảo:

    Chớ xem thường chứng trầm cảm khi mang thaiThói quen sống lành mạnh, yêu đời giúp phòng tránh bệnh lý trầm cảm

    • Nâng cao tình cảm gia đình: Đây là điều quan trọng giúp thai phụ luôn giữ được tinh thần tốt, lạc quan để chiến đấu với thời kkì mang thai nhiều áp lực tiềm tàng
    • Điều chỉnh hành vi, lối sống giúp thai phụ cân bằng những áp lực trong cuộc sống nhất là tránh xa bệnh lý trầm cảm. Những việc làm hàng ngày tuy đơn giản nhưng  giúp thai phụ cân bằng cuộc sống hiệu quả như: Đọc sách, nghe nhạc,làm những điều mình thích, rèn luyện sức khỏe nhẹ nhàng, chăm sóc da, chăm sóc sắc đẹp….
    • Hãy luôn nhớ mình đang sống trong hiện tại, không nên lo lắng về những vấn đề của tương lai, sẽ tránh được việc gây áp lực cho mình ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
    • Khi có bất kỳ những suy nghĩ tiêu cực nào thì cần tìm đến bác sĩ tâm lý để giải tỏa lo lắng, căng thẳng, giúp định hướng bản thân vào những việc cho lợi cho bản thân và thai nhi.

    Trầm cảm là một trong những vấn đề thai phụ thường gặp phải khi mang thai. Chớ xem thường bệnh lý này vì nó gây ra rất nhiều hệ lụy cho bản thân gia đình và xã hội. Hơn hết thai phụ cũng như gia đình cần chuẩn bị cho mình những kiến thức tốt nhất để phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này.

    >>Thực hiện bài test để biết mình mắc trầm cảm hay không?

    Benhlytramcam.vn

    huynguyen - 18 Tháng Mười Hai, 2018

    Bình luận về bài viết

    1. Giáp thị nhâm đã bình luận

      Làm thế nào để giải thoát khi mắc bệnh trầm cảm ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến nhất và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Có nhiều phương pháp điều trị trầm cảm nhưng trong đó thì sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu là 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất. Phương pháp điều trị với thuốc cho đáp ứng điều trị rất cao, với trên 80% bệnh nhân nên đây cũng là một lựa chọn đầu tay cho các bác sỹ trong điều trị trầm cảm. Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào, điều trị trong bao lâu tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, không ai giống ai nên bạn cần trực tiếp tới bệnh viện để thăm khám nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. Ah lian đã bình luận

      Chào bs.
      E mới mang thai 2 tháng. Trc đó e bị trầm cảm rồi, bây giờ còn nặng hơn. Hầu như ngày nào e cũng nghĩ tới việc bỏ đứa bé. Hồi xưa e thấy trẻ con là thích lắm mà bây giờ thấy bà bầu và trẻ con e lại ko thích. Có khi cảm thấy ghét nữa. E cảm thấy nếu tiếp tục mang thai và sinh con thì cảm giác như cuộc đời e đã chấm hết. Gia đình khuyên e, bạn bè cũng khuyên e nhưng xong đó rồi đâu lại vào đấy. Cũng suy nghĩ đến việc bỏ con. Có những khi nằm ngủ trong giấc mơ cũng dằn vặt e là tại sao ko bỏ đứa bé đi. E mệt mỏi quá. E có nên bỏ con đi ko ạ ??

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trong quá trình mang thai người mẹ rất nhạy cảm về cả mặt tâm lý và sinh lý, gặp nhiều áp lực về việc sinh đẻ. Do vậy mà phụ nữ mang thai dễ mắc phải trầm cảm, nhất là khi bạn có tiền sử mắc trầm cảm thì tình trạng có thể tiến triển nặng hơn khi mang thai.
        Suy nghĩ ghét bỏ, muốn bỏ em bé của bạn là do bệnh lý trầm cảm gây ra, tất nhiên điều này là không đúng và không nên làm rồi.
        Để giải quyết tình trạng trên, bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám càng sớm càng tốt. Trong trường hợp bạn được chẩn đoán mắc trầm cảm nặng, bác sỹ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc để điều trị. Ngoài sử dụng thuốc điều trị bạn có thể tham khảo một số biện pháp bổ trợ dưới đây:

        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.

        – Tập Yoga hoặc thiền.

        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn.

        Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,

    3. Duong thi sao đã bình luận

      Bác sĩ ơi e mang thai tháng thứ 6 và e đang bị trầm cảm nặng e rất sợ và tưởng tượng những điều ghế sợ mà trong đầu mình k muốn nghĩ tới e k thể kiểm soát dc suy nghĩ trong đầu giờ e phải làm sao hả bác sĩ e rất sợ ảnh hưởng tới e bé quá bs ak xin bs hãy giúp e với

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trong quá trình mang thai người mẹ rất nhạy cảm về cả mặt tâm lý và sinh lý, gặp nhiều áp lực về việc sinh đẻ. Do vậy mà phụ nữ mang thai dễ mắc phải trầm cảm.
        Trong trường hợp bạn được chẩn đoán mắc trầm cảm nặng, bác sỹ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc để điều trị. Bạn không nên lo lắng quá khi phải sử dụng thuốc vì có một số thuốc điều trị trầm cảm trong thời gian mang thai được coi là khá an toàn, nguy cơ của viejcw sử dụng thuốc đối với thai nhi thấp hơn nhiều so với những tác động của bệnh lý trầm cảm đối với em bé. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp bổ trợ dưới đây:

        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.

        – Tập Yoga hoặc thiền.

        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn.

        Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,

    4. Huyền đã bình luận

      Em đang mang bầu tháng thứ 5. Gần đây em có một số dấu hiệu như mệt mỏi, chán nản, hay nghĩ đến những chuyện linh tinh bất trắc. Cảm thấy trong người bực bội khó chịu mà không có lý do. Hay nghĩ linh tinh rồi tự nhiên khóc. Cảm thấy đơn độc một mình mà không thể nói với ai… Bác sĩ cho em hỏi em có phải bị trầm cảm không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trong quá trình mang thai người mẹ rất nhạy cảm về cả mặt tâm lý và sinh lý, gặp nhiều áp lực về việc sinh đẻ. Do vậy mà phụ nữ mang thai dễ mắc phải trầm cảm, nhất là ở thời điểm gần khi sinh. Những triệu chứng mà bạn mô tả trên đây là những biểu hiện về mặt tâm lý, nhưng những biểu hiện này phải kéo dài trong ít nhất 2 tuần thì mới gợi ý tới bệnh trầm cảm. Do vậy trước tiên bạn có thể tự kiểm tra bằng cách làm bài trắc nghiệm để dự đoán sơ bộ (làm trắc nghiệm Tại đây). Tiếp đó, hãy tìm tới một bác sỹ sản khoa hoặc bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám, xét nghiệm kiểm tra để loại trừ một số bệnh lý khác có biểu hiện tương tự trầm cảm.
        Trong trường hợp bạn được chẩn đoán mắc trầm cảm nặng, bác sỹ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc để điều trị. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ và vừa thì phương pháp điều trị ưu tiên sẽ là liệu pháp tâm lý và một số biện pháp bổ trợ dưới đây:

        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.

        – Tập Yoga hoặc thiền.

        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn.

        Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,

    5. Loan Trường đã bình luận

      Em bị trầm cảm nhưng hiện giờ em đang mang bầu bảy tháng. Em đã cố gắng rất nhiều có lúc em cảm thấy yêu gia đìnd yêu cuộc sống lắm e nghĩ mình đỡ hơn rồi. Không ngờ chỉ được khoản 2 tuần e lại có biểu hiện mệt mỏi chán nản không muốn sống không cần ai nữa. Em cảm thấy tuyệt vọng cô đơn.e rất sợ ảnh hưởng đến đứa con trong bụng của em làm em không biết phải làm sao nữa. Em cũng có nói với chồng em là em đã bị trầm cảm nhưng chồng e cũng không quan tâm. Em mệt lắm dường như không còn sức để chịu đựng căn bệnh này nữa có lúc em cười vui vẻ hạnh phúc có lúc e lại đau khổ và khóc trong tuyệt vọng. Em mệt mỏi lắm nhưng trong gia đình không ai hiểu rằng em đang bị bệnh trầm cảm. Vậy bầu như em có loại thuốc nào uống được không?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những gì bạn mô tả cho thấy rất có thể bạn đang bị trầm cảm khi mang thai (trầm cảm tiền sản). Rất nhiều người mắc trầm cảm cũng có cảm giác giống như bạn, rằng không ai hiểu mình. Một phần lớn là do những hiểu biết của xã hội về căn bệnh này còn rất hạn chế. Tuy nhiên, không nên vì lý do này mà bạn nản chí. Hãy nói chuyện cởi mở hơn với chồng, hoặc một người mà bạn cảm thấy tin tưởng nhất để nói chuyện và giúp đỡ bạn tìm kiếm một bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Khi đó bạn sẽ được thăm khám, xác định mức độ trầm cảm và tư vấn điều trị. Có những loại thuốc chống trầm cảm có thể cân nhắc sử dụng cho phụ nữ mang thai, hơn nữa đáp ứng khi điều trị với thuốc chống trầm cảm thường tốt (trên 80%) nên bạn hãy yên tâm là tình trạng của mình có thể được giải quyết.
        Trong thời gian chờ đợi để tìm một cơ sở khám thích hợp thì một số biện pháp sau có thể giúp ích cho bạn:
        – Vận động hợp lý (như đi bộ, bơi, tập yoga, thiền…) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tham gia các hội nhóm giúp đỡ người trầm cảm.
        – Sử dụng probiotics đặc biệt có tác động trên thần kinh trung ương (còn gọi là psychobiotics), chẳng hạn Ecologic Barrier để giúp giảm các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm. Đây là biện pháp an toàn mà có thể dùng cho phụ nữ mang thai khi chưa thể thăm khám và điều trị với thuốc cụ thể. Bạn có thể uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
        Lưu ý, tất cả những biện pháp trên chỉ mang tính chất hỗ trợ. Hãy thăm khám với bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần trong thời gian sớm nhất có thể, và nên đi cùng chồng để chồng bạn được lắng nghe thông tin từ bác sỹ, nhờ đó mà hiểu hơn về căn bệnh này, đồng hành cùng bạn vượt qua.
        Số điện thoại của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn: 0981 966 152 / 0903 294 739.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!