Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Thuốc điều trị trầm cảm https://benhlytramcam.vn/thuoc-dieu-tri-tram-cam-381/ https://benhlytramcam.vn/thuoc-dieu-tri-tram-cam-381/#comments Thu, 23 Aug 2018 08:15:46 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=381 Các thuốc chống trầm cảm không được khuyến cáo thường qui cho điều trị ban đầu đối với các triệu chứng trầm cảm dưới ngưỡng hoặc trầm cảm nhẹ. Điều trị bằng thuốc nên được cân nhắc trong các trường hợp sau:

  • Nếu trầm cảm nhẹ làm phức tạp việc chăm sóc các vấn đề sức khỏe thực thể
  • Hiện diện trầm cảm nhẹ hoặc triệu chứng trầm cảm dưới ngưỡng ở những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm mức độ vừa đến nặng trước đó
  • Trầm cảm nhẹ hoặc triệu chứng trầm cảm dưới ngưỡng dai dẳng sau khi đã có các can thiệp khác
  • Triệu chứng trầm cảm dưới ngưỡng kéo dài dai dẳng trong thời gian dài (vd: 2 năm)

Có nhiều bằng chứng về hiệu quả của các thuốc chống trầm cảm đối với trầm cảm mức độ trung bình – nặng kết hợp với liệu pháp tâm lý/ hành vi nhận thức.

Điều  trị thuốc được khuyến cáo đối với trầm cảm:

Điều  trị thuốc được khuyến cáo đối với trầm cảm: 1

Nguyên tắc cơ bản trong điều trị thuốc chống trầm cảm

  • Thảo luận với bệnh nhân về việc lựa chọn thuốc và các biện pháp không dùng thuốc khác
  • Thảo luận với bệnh nhân về kết quả có thể đạt được, ví dụ các triệu chứng trầm cảm sẽ giảm dần theo thời gian, sau nhiều tuần
  • Sử dụng liều có hiệu quả (sau khi tăng liều, nếu cần thiết)
  • Đối với một đợt điều trị, cần tiếp tục duy trì điều trị ít nhất 6 – 9 tháng sau khi các triệu chứng trầm cảm đã hết (với trường hợp nguy cơ tái phát cao nên tiếp tục dùng ít nhất 2 năm)
  • Ngưng thuốc điều trị trầm cảm từ từ, luôn thông báo cho bệnh nhân về nguy cơ và các triệu chứng liên quan tới ngưng thuốc.

>> Hiểu rõ hơn trong bài viết: Cách chuẩn đoán và điều trị trầm cảm

Lựa chọn thuốc chống trầm cảm

Lựa chọn thuốc chống trầm cảm 1

Thuốc trầm cảm được lựa chọn theo chỉ định của bác sĩ

Dựa trên đánh giá ban đầu về mức độ nặng của bệnh, kiểm tra thường quy các triệu chứng lâm sàng và sử dụng thang điểm đánh giá mức độ nặng của bệnh. Lựa chọn đầu tay là một thuốc thuộc nhóm SSRI:

  • Fluoxetine, Fluvoxemine và Paroxetine có xu hướng tương tác thuốc cao hơn (Fluoxamine và Paroxetine ít được ưa chuộng nhất). Có thể cân nhắc sử dụng Sertraline và Citalopram ở bệnh nhân có các vấn đề về sức khỏe mạn tính vì ít có xu hướng tương tác với các thuốc khác
  • Sử dụng SSRI liên quan tới tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa – cân nhắc kê kèm theo các thuốc bảo vệ dạ dày như Omeprazole cho người cao tuổi đang dùng NSAIDs hoặc aspirin.

Khi lựa chọn thuốc chống trầm cảm, cần quan tâm thêm:

  • Lựa chọn của bệnh nhân, nhận thức về hiệu quả và tác dụng phụ
  • Các rối loạn tâm thần mắc kèm như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, lo lắng … khi khai thác tiền sử bệnh
  • Các tác dụng bất lợi dự kiến như kích động, nôn, buồn nôn khi dùng SSRI và các triệu chứng khi ngưng thuốc
  • Tương tác thuốc với các thuốc dùng kèm hoặc bệnh mắc kèm
  • Chuyển đổi thuốc điều trị sớm (ví dụ sau 1-2 tuần) nếu không dung nạp tác dụng phụ hoặc không ghi nhận sự cải thiện sau 3-4 tuần. Các thuốc chống trầm cảm bắt đầu có tác dụng sau 2-6 tuần sẽ là các dấu hiệu dự đoán đáp ứng tốt
  • Nếu không có bất cứ sự cải thiện nào sau 3-4 tuần thì cần thay đổi điều trị. Nếu có một vài sự cải thiện, tiếp tục điều trị và đánh giá sau 2-3 tuần nữa.
Các thuốc dùng kèm Thuốc chống trầm cảm được khuyến cáo
NSAIDs (thuốc kháng viêm non-steroid) Cố gắng tránh sử dụng SSRI – nếu không có lựa chọn thay thế nào, cần dùng thêm các thuốc bảo vệ dạ dày – ruột cùng với SSRI

Cân nhắc Mirtazaoine, Moclobemide hoặc Trazodone

Warfarin hoặc Heparin Thường không chỉ định SSRI, cân nhắc Mirtazapine
Theophylline hoặc Methadone Citalopram hoặc Sertraline (Sertraline có thể nồng độ Methadone)
Clozapine Cân nhắc Citalopram hoặc Sertraline (tăng nhẹ Clozapine huyết thanh có thể xảy ra, đặc biệt khi dùng với Sertraline)
Các thuốc Triptan điều trị đau nửa đầu Không sử dụng SSRI; dùng Mirtazapine hoặc trazodone
Aspirin Thận trọng khi sungd SSRI; nếu không có lựa chọn thay thế thích hợp nào cần dùng thuốc bảo vệ dạ dày-ruột cùng SSRI

Cân nhắc chỉ định Trazodone khi sử dụng đơn thuần Asspirin; lựa chọn thay thế là Mirtazapine

ức chế Monoamine-oxidase β như Selegiline, Rasagiline Thường không dùng SSRI; sử dụng Mirtazapine hoặc trazodone
Flecainide hoặc propafenone Ưa chuộng sử dụng Sertraline; có thể dùng Mirtazapine, moclobemide

Bảng1. Lựa chọn thuốc chống trầm cảm khi dùng kèm thuốc khác

Các nhóm thuốc điều trị trầm cảm ở người lớn

Thuốc Nhóm thuốc Dạng dùng Thông kê kê toa
Amitriptyline TCA Viên 10 mg, 25 mg và 50 mg

Dung dịch uống 25 mg/ 5ml; 50 mg/5 ml

Can nhắc sử dụng TCA trên các bệnh nhân có kèm theo đau và các triệu chứng thực thể
Citalopram SSRI Viên 10 mg, 20 mg và 40 mg

Uống dạng giọt 40 mg/ ml ( 1 giọt = 2 mg); 4 giọt ~ viên 10 mg

SSRI có khuynh hướng tương tác thuốc thấp nhất

Lực chọn phù hợp cho người suy thận

Citalopram: kéo dài quá trình – hạn chế liều tối đa hàng ngày (bao gồm bệnh nhân cao tuổi)

Citalopram có độc tính cao nhất trong nhóm SSRI khi dùng quá liều (lơ mơ, động kinh, loạn nhịp)

Chống chỉ định dùng kết hợp với các thuốc có tác dụng kéo dài quá trình khác

Dựa trên điện tâm đồ ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch

Clomipramide TCA Viên 10 mg, 25 mg và 50 mg Tương tự Amitriptyline
Duloxetine SNRI Viên 30 mg, 60 mg Lựa chọn thứ 2 chỉ sau Venlafaxine
Fluoxetine SSRI Viên 20 mg

Dung dịch uongs 20 mg/5 ml ( có thể đặt dưới lưỡi)

Lựa chọn tốt cho bệnh nhân có tính tuân thủ dùng thuốc kém do thời gian bán thải dài
Imipramide TCA Viên 10 mg, 20 mg

Dung dịch uống 25 mg/ 5 ml

Như amitriptyline
Lofepramide TCA Viên 70 mg

Nhũ dịch uống 70 mg/5ml

Như Amitriptyline

Tần xuất tác dụng phụ thấp hơn, ít độc tính hơn khi dùng quá liều. Its độc tính trên tim mạch hơn các thuốc TCA khác

Là lựa chọn phù hợp trong trường hợp bệnh nhân có hạ natri huyết do SSRI

Có thể gấy tăng men gan

Mianserin TCA Viên 10 mg và 30 mg Theo NICE 90 (khuyến cáo kết hợp với các thuốc chống trầm cảm khác)
Miztazapine SNRI Viên 15 mg, 30 mg và 45 mg

Dung dịch uống 5 mg/ml

Chỉ dùng dạng dung dịch khi dagj viên không phù hợp

Lựa chọn an toàn cho bệnh nhân có nguy cơ cao xuất huyết đường tiêu hóa như người cao tuổi + NSAID

Cân nhắc khi SSRI không có lợi hoặc không phù hợp

Lựa chọn tốt trong t/h cần có tác dụng an thần

Moclobemide MAOI Viên 150 mg, 300 mg Chỉ dùng cho trường hợp khởi đầu đặc biệt

Nguy cơ giảm với tương tác thuốc và thức ăn tuy nhiên bệnh nhân nên tránh ăn nhiều thực phẩm giàu tyramine và các thuốc giống giao cảm

Không khuyến cáo cho bệnh nhân tim mạch

Nortriptyline TCA Viên 10 và 25 mg Nhu amitriptyline
Paroxetine SSRI Viên 20 mg, 30 mg

Dung dịch uống 10 mg/5 ml

Ít được ưa chuộng, có nguy cơ lớn nhất với phản ứng khi ngưng thuốc
Phênlzine MAOI Viên 15 mg Như Moclobemide

An toàn nhất trong nhóm MAOI

Raboxetine ức chế thu nạp noradrenaline chọn lọc Viên 4 mg Thận trọng với bệnh nhân suy thận, suy gan

Cần giám sát cẩn thận ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, ứ tiểu, phì đại tiền liệt tuyến, glaucoma, tiền sử dộng kinh hoặc rối loạn tim mạch

Sertraline SSRI Viên 50 mg và 100 mg Lựa chọn cho accs BN tim mạch ( nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực) hoặc suy thận

Khuynh hướng tương tác thuốc thấp

Trazodone Chống trầm cảm liên quan tới 3 vòng
Trimipramide TCA Viên 10 mg. 25 mg

50 mg

Nhu amitriptyline
Venlafaxine SNRI 37,5 mg; 75 mg

Viên tác dụng kéo dài

Dạng viên tác dụng kéo dài chỉ nên dùng nếu dạng giải phóng ngay không dung nạp hoặc phác đồ dùng liều 2 lần/ngày không tuân thủ được

Tránh dùng cho bệnh nhân có nguy cơ cao loạn nhịp; kiểm soát huyết áp với liều trên 150mg

Theo dõi điện tâm đồ khi dùng liều cao hơn

Không dùng cho các trường hợp:

– Cao huyết áp không kiểm soát được

– Có nhồi máu cơ tim gần đây

– Có nguy cơ cao loạn nhịp tim

– Theo dõi huyết áp tại thời điểm bắt đầu và thường quy trong khi điều trị (đặc biệt khi tăng liều)

– Theo dõi các dấu hiệu suy giảm chức năng tim

– Liều trên 300 mg/ngày chỉ nên dùng khi có sự giám giám sát của chuyên gia

Vortioxetine Kích thích và điều hòa serotonin Viên 5mg. 10 mg và 20 mg Theo NICE

Bảng 2. Các thuốc điều trị trầm cảm ở người lớn

Sử dụng thuốc chống trầm cảm cho các đối tượng bệnh nhân đặc biệt

1. Người trên 65 tuổi:

  • SSRI là lựa chọn đầu tay do có những ưu thế hơn so với thuốc chống trầm cảm 3 vòng do ít tác dụng phụ hơn, an toàn hơn khi dùng quá liều, ít phải tăng liều; sử dụng 1 lần/ ngày và bệnh nhân tuân thủ tốt hơn. Fluoxetine có thể không được coi là lựa chọn đầu tay trong nhóm bệnh nhân này do cần thời gian dài để có tác dụng, nguy cơ tích lũy thuốc và tương tác với nhiều thuốc. Các tác dụng phụ tiềm tang như gây ngủ, nguy cơ ngã cần đưa vào cân nhắc khi lựa chọn thuốc chống trầm cảm
  • TCA ( trừ lofepramide) ít phù hợp hơn do tác dụng phụ kháng muscarinic
  • Do những thay đổi về mức độ nhạy về dược lực học và dược động học , người cao tuổi thường cần thời gian dài hơn để đáp ứng với thuốc chống trầm cam và cũng nhạy cảm hơn với tác dụng phụ. Do đó liệu trình điều trị tối thiểu 6 tuần là cần thiết để đánh giá xem điều trị có hiệu quả hay không.
  • SSRI tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày ruột, đặc biệt ở người rất cao tuổi và người có các yếu tố nguy cơ như tiền sử xuất huyết hoặc sử dụng NSAID, steroid, warfarin. Người già cũng đặc biệt dễ bị hạ natri huyết khi dùng SSRI cũng như hạ huyết áp khi đứng và ngã
  • Thường cần dùng với liều thấp hơn và khởi đầu với liều thấp hơn so với người trẻ.
  • Người cao tuổi thường dùng 4 – 5 loại thuốc dẫn tới nguy cơ ý nghĩa đối với tương tác thuốc và tương tác thuốc – bệnh mắc kèm.

2. Trẻ em và thanh thiếu niên < 18 tuổi:

  • Không chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm cho trẻ em hoặc thanh niên trừ phi kết hợp với liệu pháp tâm lý. Hướng dẫn mới đây của NICE khuyến cáo thanh thiếu niên dưới 18 tuổi chỉ kê thuốc chống trầm cảm khi có sự chẩn đoán và đánh giá bởi Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Nhi khoa. Trong trường hợp cần thiết, phải có sự trao đổi và tư vấn đầy đủ của Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Nhi khoa .
  • NICE khuyến cáo cần bắt đầu điều trị thuốc chống trầm cảm đồng thời với liệu pháp tâm lý ở người trẻ mắc trầm ảm mức độ trung bình- nặng.
  • Fluoxetine là SSRI lựa chọn đầu tay với lợi ích lớn hơn nguy cơ đã được chứng minh. Tại nước Anh, Fluoxetine được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 8 – 18 tuổi điều trị trầm cảm mức độ trung bình- nặng và không đáp ứng với liệu pháp tâm lý sau 4 – 6 đợt trị liệu và khuyến cáo nên dùng thuốc chống trầm cảm kết hợp liệu pháp tâm lý.
  • Sertraline và citaploram có thể cân nhắc là lựa chọn thứ 2 bởi các bác sỹ chuyên khoa. NICE (National Institute for Health and Care Excellence) loại trừ sử dụng paroxetine, venlafaxine, TCA và St John Wort để điều trị trầm cảm cho nhóm bệnh nhân này
  • Một điều quan trọng cần lưu ý hành vi liên quan tới tự tử (cố gắng tự tử; suy nghĩ tới tự tử) và thái độ thù địch (cáu giận, hành vi chống đối, giận dữ) thường được ghi nhận trong các nghiên cứu sử dụng thuốc điều trị trầm cảm cho trẻ em và thanh thiếu niên so với đối chứng.
  • Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân ở thời điểm bắt đầu điều trị khi liều thay đổi đối với các hành vi tự tử, tự làm tổn thương, thái độ thù địch.

3. Sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú

3. Sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú 1

Uống và sử dụng thuốc trầm cảm cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

Giai đoạn mang thai

  • Một điều rất quan trọng là sức khỏe tâm thần của người mẹ phải được điều trị phù hợp. Thuốc chống trầm ảm có thể dùng khi mang thai nhưng cần cân nhắc giữa giữa lợi ích và nguy cơ cho từng trường hợp cụ thể. Điều trị cần bắt đầu theo chỉ dẫn của chuyên gia.
  • ~ 10% phụ nữ mang thai gặp tình trạng trầm cảm ở một số thời điểm trong suốt thai kỳ. Thuốc chống trầm cảm có thể được cân nhắc cho PNMT mắc trầm cảm nhẹ nếu họ có tiền sử trầm cảm nặng và các triệu chứng của họ không đáp ứng với liệu pháp tâm lý
  • Thuốc có nguy cơ gây dị tật thai nhi thấp nhất trong khi mang thai là nhóm TCA (amitriptyline và imipramine) tuy nhiên nhóm này có khuynh hướng gây chết nhiều hơn khi dùng quá liều so với nhóm SSRI.
  • Trong nhóm SSRI, kinh nghiệm thu được nhiều nhất khi dùng trong giai đoạn mang thai là Sertraline và Fluoxetine, trong đó Sertraline dường như có tiếp xúc với thai nhi ít nhất. Tuy nhiên nếu BN được kê một thuốc SSRI khác, cần phải giám sát cẩn thận để tiếp tục dùng cùng một thuốc SSRI ( ngoại trừ paroxetine) để tránh nguy cơ tái phát. Nguy cơ gây chậm phát triển thai nhi trong tử cung (mặc dù thấp) là cao hơn ở nhóm bệnh nhân trầm cảm nặng chưa được điều trị hơn là các thuốc như SSRI. Do đó người ta khuyên tiếp tục sử dụng thuốc chống trầm cảm trong trường hợp trầm cảm nặng.
  • Paroxetine liên quan đặc biệt tới dị tật tim , đặc biệt sau khi dùng liều cao (≥25 mg/ ngày) ở tam cá nguyệt thứ nhất. Paroxetine không được khuyến cáo sử dụng khi mang thai.
  • Tăng áp phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh được ghi nhận khi sử dụng SSRI sau 20 tuần thai.
  • Ghi nhận tăng huyết áp khi dùng venlafaxine liều cao cùng với độc tính cao hơn khi dùng quá liều so với SSRI và một số TCA.

Sau khi sinh (cho con bú)

  • Nhiều trường hợp trầm cảm sau sinh bắt đầu từ trước khi sinh. Có sự tăng ý nghĩa các đợt bệnh mới trong vòng 3 tháng đầu sau sinh.
  • Trong môi trường hợp cần cân nhắc lợi ích cho mẹ và trẻ sơ sinh so với nguy cơ tiếp xúc với thuốc ở trẻ.
  • Nồng độ thuốc trong sữa mẹ thấp nhất được ghi nhận với imipramine, nortriptyline và sertraline .
  • Nồng độ thuốc trong sữa mẹ cao nhất được ghi nhận với citalopram và fluoxetine.

Xem chi tiết với bài viết: Thuốc chống trầm cảm sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

DS. Thanh Hương

Nguồn NHS

Hertfordshire Partnership University NHS Foundation Trust East and North Hertfordshire Clinical Commissioning Group Herts Valleys Clinical Commissioning Group

Guidelines for the Pharmacological Management of Depression: Review date Sept 2018 1

References

  1. HPFT Drugs Formulary. www.hpft.nhs.uk.
  2. BNF online accessed Feb/ March 2016. www.bnf.org.uk.
  3. Summary of Product Characteristics. www.medicines.org.uk.
  4. Psychotropic Drug Directory 2014, Bazire S., Page Bros Ltd.
  5. The Maudsley Prescribing Guidelines in Psychiatry 12th Edition, Taylor D, Paton C, Kapur S., TJ International Ltd.
  6. National Institute for Clinical Excellence (NICE) CG90 & 91, Depression: the treatment and management of depression in adults, including adults with a chronic physical health problem. October 2009, updated December 2013. https://www.nice.org.uk/guidance/cg90, https://www.nice.org.uk/guidance/cg91
  7. NICE CG 28, Depression in children and young people. Identification and management in primary, community and secondary care. September 2015. https://www.nice.org.uk/guidance/cg2
  8. 8?unlid=97982230620163154319 8. NICE CG 192, Antenatal and postnatal mental health: clinical management and service guideline. December 2014. https://www.nice.org.uk/guidance/cg192.
  9. NICE TA 367, Vortioxetine for treating major depressive episodes. December 2015. https://www.nice.org.uk/guidance/ta367.
  10. UK Teratology Information Service (UKTIS). www.uktis.org. Tel 0344 892 0909
  11. South Essex Partnership Trust (SEPT) Formulary and Prescribing Guidelines; Treatment of depression, updated December 2015; Drug use in older adults, February 2014; Drug use in children and adolescents, September 2015; Antenatal and postnatal prescribing, May 2015. www.sept.nhs.uk.
  12. Central and North West London NHS Foundation Trust, Pharmacological Management of depression (children, adolescents, older adults & adults) guidelines, July 2014. www.cnwl.nhs.uk 13.
  13. Lactmed Database. http://toxnet.nlm.nih.gov/newtoxnet/lactmed.htm
  14. Summary of Product Characteristics (SPC) Fluoxetine, Citalopram, Sertraline, Vortioxetine. www.medicines.org.uk
  15. Drugs and Therapeutics Bulletin Vol 54, No3, March 2016. What role for Vortioxetine?
  16. Stockley’s Drug Interactions accessed Sep 2016. www.medicinescomplete.com
]]>
https://benhlytramcam.vn/thuoc-dieu-tri-tram-cam-381/feed/ 25
Chữa trầm cảm khó mà lại dễ https://benhlytramcam.vn/chua-tram-cam-kho-ma-lai-de-806/ https://benhlytramcam.vn/chua-tram-cam-kho-ma-lai-de-806/#respond Thu, 06 Sep 2018 08:09:37 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=806 Trước tiên cần khẳng định trầm cảm là một bệnh lý, cũng tương tự như các bệnh lý đái tháo đường, hen suyễn tim mạch…và chúng ta có những cách chữa trầm cảm hiệu quả như sử dụng thuốc, phối hợp với tâm lý trị liệu hoặc kích thích từ xuyên sọ.

Chữa trầm cảm khó mà lại dễ 1

Trầm cảm là bệnh lý và đã là bệnh lý thì đều có thể chữa

Trầm cảm thực ra là bệnh không quá khó chữa

Nhiều người trong số chúng ta vẫn đang nghĩ trầm cảm là bệnh tâm thần nên rất khó chữa, nhưng trên thực tế có tới 80% bệnh nhân trầm cảm đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Có nhiều loại thuốc chữa trầm cảm nhưng được sử dụng phổ biến nhất là các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs). Thuốc có thể phát huy hiệu quả sau khoảng 2-6 tuần điều trị.

Sau vài tuần sử dụng thuốc, nhiều người có thể cảm thấy hết hoàn toàn các triệu chứng, lại quay trở lại như ban đầu, vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Tuy nhiên, nếu dừng lại tại đây thì kết quả điều trị sẽ là con số không, hoặc thậm chí tồi tệ hơn so với trước.  Người bệnh trầm cảm cần sử dụng thuốc tối thiểu từ 16-20 tuần cho mỗi đợt trầm cảm – đây gọi là giai đoạn tấn công (hay giai đoạn bình phục). Tiếp đó, bệnh nhân sẽ được duy trì thuốc, kể cả khi bệnh nhân đã cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất cứ triệu chứng gì nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát cơn trầm cảm. Có những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao có thể cần sử dụng thuốc suốt đời. Tuy nhiên, điều này cũng không lấy gì làm nặng nề bởi vì có rất nhiều bệnh lý khác chúng ta cũng phải dùng thuốc suốt đời, chẳng hạn như bệnh lý huyết áp, đái tháo đường… Điều quan trọng nhất là đạt được hiệu quả điều trị và giúp cho bệnh nhân quay trở lại với cuộc sống bình thường, có thể tiếp tục làm việc, cống hiến cho xã hội.

Như vậy nếu kiên trì, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh trầm cảm.

Vậy khó khăn nằm ở đâu?

Có thể thấy đa số bệnh nhân trầm cảm nếu được điều trị sẽ có đáp ứng tốt. Vậy thì tại sao số người tự tử hàng năm vì trầm cảm vẫn lên tới con số 30.000-40.000 người chỉ riêng tại nước ta? Dưới đây là một số vấn đề đang là trở ngại cho việc điều trị trầm cảm:

Trầm cảm ít được phát hiện và điều trị kịp thời

Mặc dù trầm cảm là một bệnh lý phổ biến, có tới 30% dân số Việt Nam mắc rối loạn tâm thần trong đó 25% là trầm cảm. Thế nhưng, ước tính chỉ có 1/3 trong số đó là được chuẩn đoán và điều trị nghiêm túc. Nguyên nhân đầu tiên khiến cho trầm cảm khó được phát hiện đó là chúng ta dễ đánh đồng những triệu chứng về mặt tâm thần của trầm cảm (như cáu giận, buồn bã, ủ dột, mất hứng thú…) với những cảm xúc bình thường và không chú ý đến. Những triệu chứng tổn thương về mặt thực thể của trầm cảm như đau nhức, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, hồi hộp, mất ngủ…lại dễ nhầm lẫn với bệnh lý của chuyên khoa khác. Chính vì hiểu biết còn hạn chế về trầm cảm ở cả bệnh nhân và nhân viên y tế nên trầm cảm thường bị bỏ sót, không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân thứ 2 là do cảm giác xấu hổ, sợ bị kỳ thị nên người bệnh thường giấu giếm về tình trạng của mình; hoặc nghĩ mình có thể tự vượt qua. Điều này rất nguy hiểm bởi vì trầm cảm thực sự là một tình trạng bệnh lý mà chúng ta không thể tự mình giải quyết được. Trầm cảm không được điều trị sẽ dần trở nên trầm trọng hơn và hậu quả không chỉ là mất khả năng làm việc, hòa nhập với xã hội mà còn dẫn tới các hành vi nguy hiểm như tự làm tổn hại mình và người thân.

Người bệnh dễ bỏ thuốc

Tất cả các thuốc chống trầm cảm hiện nay đều có hiệu quả chậm, thông thường phải mất từ 2-6 tuần người bệnh mới thấy được triệu chứng cải thiện. Trong khoảng 2 tuần đầu tiên điều trị, bệnh nhân rất dễ bỏ thuốc hoặc tăng nguy cơ tự sát do những tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị.

Người bệnh dễ bỏ thuốc 1

Bệnh nhân bỏ uống thuốc khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn

Một số bệnh nhân cũng tự ý bỏ thuốc khi thấy triệu chứng đã thuyên giảm hay sợ gặp tác dụng không mong muốn của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ. Việc bỏ thuốc khi chưa đủ liệu trình có thể làm tiêu tan mọi nỗ lực trong quá trình điều trị. Hoặc nếu bệnh nhân ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài sử dụng mà không có sự giảm liều từ từ thì có thể dẫn tới hội chứng cai thuốc, chứng trầm cảm đột nhiên tái phát trầm trọng hơn và có thể dẫn tới hành vi tự sát.

Tỉ lệ tái phát cao

Diễn tiến điển hình của trầm cảm là những đợt tái phát cơn trầm cảm, tình trạng càng kéo dài thì tỉ lệ tái phát càng cao. Theo thống kê, có khoảng 50% bệnh nhân bị tái phát bệnh sau khi đã phục hồi từ đợt trầm cảm đầu tiên. Tỉ lệ tái phát lên tới 80% nếu đã có tiền sử bị 2 cơn trầm cảm. Thời gian xuất hiện cơn trầm cảm tái phát trung bình là 5 năm sau khi bình phục.

(Đọc  bài viết “Chữa trầm cảm không dùng thuốc” để biết thêm các cách chữa bệnh tự nhiên khác)

Cần sự chung tay của cộng đồng

Cần sự chung tay của cộng đồng 1

Trầm cảm là vấn đề xã hội và cần cả cộng đồng chung tay 

Trầm cảm là một vấn đề của toàn xã hội và để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của trầm cảm chúng ta cần chung tay hành động để cộng đồng có nhận thức đúng đắn về căn bệnh này. Giáo dục bệnh nhân hiểu rõ trầm cảm là một bệnh lý chứ không phải khiếm khuyết về thần kinh hay nhân cách yếu đuối, xóa bỏ sự kì thị đối với bệnh trầm cảm để người bệnh không ngại tìm đến sự trợ giúp xung quanh. Tìm hiểu kỹ những dấu hiệu của trầm cảm giúp bạn nhận ra và kịp thời giúp đỡ cho những người thân, bạn bè của mình.

Bên cạnh đó, theo TS.BS.Nguyễn Đình Phương – Trưởng khoa Nội tổng quát và YHGĐ – Bệnh viện FV thì chúng ta còn cần phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Hiện nay với sự quá tải bệnh nhân tại hầu hết các bệnh viện, các bác sỹ khó lòng có đủ thời gian để khai thác hết bệnh sử và chuẩn đoán chính xác trầm cảm. Cập nhật kiến thức thông qua các buổi đào tạo liên tục cho các bác sỹ nội tổng quát và bác sỹ nội khoa cũng giúp chúng ta sớm phát hiện trầm cảm ở ngay những cơ sở thăm khám ban đầu.

Ds. Hải Nam

]]>
https://benhlytramcam.vn/chua-tram-cam-kho-ma-lai-de-806/feed/ 0
Điều trị trầm cảm sau sinh https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/ https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/#respond Fri, 07 Sep 2018 02:33:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=830 Không ít các trường hợp đau lòng xảy ra khi những bà mẹ trẻ tự tay sát hại đứa con của chính mình đang cảnh báo chúng ta về một căn bệnh nguy hiểm mang tên TRẦM CẢM SAU SINH.

Thực tế trầm cảm sau sinh không phải là một bệnh hiếm gặp. Theo thống kê có ít nhất 24% các bà mẹ bị trầm cảm trước và sau sinh. Tuy nhiên, hầu như trầm cảm sau sinh không được gia đình phát hiện ra cho tới khi xảy ra những hậu quả đau lòng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trầm cảm sau sinh, cách phát hiện và điều trị căn bệnh này.

Làm thế nào để nhận biết trầm cảm sau sinh?

Hầu hết phụ nữ sau khi sinh nở đều trải qua hội chứng “baby blues”, là những thay đổi về mặt tâm trạng trong những ngày mới sinh. Người mẹ có thể thay đổi tâm trạng đột ngột, đang từ rất hạnh phúc sang rất buồn, có thể khóc mà không có lí do, mất kiên nhẫn, bồn chồn, cô đơn, buồn bã. Tình trạng này có thể tự hết mà không cần can thiệp nhưng nếu chúng kéo dài trên 2 tuần thì cần cảnh giác với chứng trầm cảm sau sinh.

Làm thế nào để nhận biết trầm cảm sau sinh? 1

Trầm cảm thường xuất hiện sau khi sinh được lý giải do cơ thể người mẹ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, miễn dịch…dễ dẫn tới suy sụp, trầm cảm. Bên cạnh đó, áp lực nuôi con, khó khăn tài chính hoặc sự thờ ơ, thiếu quan tâm của người chồng, yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân của trầm cảm sau sinh. Rất khó để người trong cuộc có thể ý thức được bản thân đang gặp phải vấn đề với trầm cảm. Nguy hiểm hơn nữa là những bà mẹ mắc trầm cảm sau sinh có thể bị rối loạn tâm thần, ám ảnh, hoang tưởng dẫn tới hành vi tiêu cực như tự tử hoặc ra tay sát hại chính con của mình. Chính vì vậy, sự quan tâm, thấu hiểu, hỗ trợ của gia đình là rất cần thiết để phòng tránh và phát hiện, can thiệp sớm đối với trầm cảm sau sinh.

Người bị trầm cảm sau sinh có thể có những dấu hiệu sau:

  • Buồn bã, cảm giác cô đơn và tiêu cực kéo dài
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, không làm chủ được cảm xúc
  • Cảm thấy khó khăn để gắn kết với con
  • Rối loạn ăn uống
  • Mất hứng thú
  • Có ý nghĩ tự làm hại mình hoặc em bé

Khi thấy những biểu hiện trên kéo dài từ 2 tuần, việc cần làm đầu tiên của những người thân trong gia đình là đưa người mẹ đi thăm khám bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Thông qua hỏi triệu chứng và một vài xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý có biểu hiện tương tự (chẳng hạn suy giáp), bác sỹ có thể chẩn đoán chứng trầm cảm sau sinh và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh (PPD) đôi khi có thể tự biến mất trong vòng 3 tháng sau sinh . Nhưng nếu nó cản trở hoạt động bình thường của bạn bất cứ lúc nào, hoặc nếu hội chứng “baby blues” kéo dài hơn hai tuần, bạn nên tìm cách điều trị. Việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt để tình trạng không bị xấu đi và đặc biệt là tránh để ảnh hưởng tới em bé.

Khoảng 90% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể được điều trị thành công bằng thuốc hoặc kết hợp thuốc và liệu pháp tâm lý . Trong trường hợp trầm cảm sau sinh nặng hoặc rối loạn tâm thần sau sinh, có thể cần phải nhập viện hoặc sử dụng tới liệu pháp sốc điện (ECT).

Các biện pháp không sử dụng thuốc

Vì lí do an toàn, các biện pháp không sử dụng thuốc được ưu tiên để điều trị trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ đến vừa, bao gồm:

Các biện pháp không sử dụng thuốc 1

  • Tâm lý trị liệu: Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn với liệu pháp tâm lý – điều trị bằng cách trò chuyện về tình trạng của bạn và những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần. Trị liệu tâm lý có thể hỗ trợ tinh thần và giúp bạn hiểu cảm xúc của mình, xác định các vấn đề và tìm cách giải quyết.
  • Tham gia các hội nhóm hỗ trợ trầm cảm sau sinh: Các hội nhóm có thể chia sẻ những thông tin hữu ích về kinh nghiệm, cách ứng phó với trầm cảm sau sinh. Việc tham gia những hội nhóm này có thể rất hữu ích để tìm thấy sự đồng cảm và giúp đỡ.
  • Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn. Một khi bạn đã phục hồi thể chất sau khi sinh, hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục sau khi hồi phục sức khỏe hậu quá trình sinh nở có thể giúp gia tăng cảm giác hạnh phúc. Bạn có thể lựa chọn một chương trình luyện tập phù hợp với thể trạng của mình.
  • Sử dụng men vi sinh đặc hiệu (psycho-biotic): những năm gần đây các kết quả nghiên cứu đã cho thấy giữa NÃO BỘ- RUỘT có mối tương tác hai chiều tác với nhau , trong đó hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò rất quan trọng giúp sự trao đổi thông tin giữa NAO- RUỘT xảy ra theo một cách đúng đắn. Bằng chứng rõ rệt nhất là việc ghi nhận có sự thay đổi lớn về thành phần hệ khuẩn chí đường ruột, đặc biệt sự sụt giảm đáng kể các vi khuẩn có lợi như Bifidobacterium, Lactobacilus ở các bệnh nhân trầm cảm, stress… Chính vì vậy, các nhà khoa học đã dùng những chủng vi khuẩn có lợi được chọn lọc đặc biệt nhờ khả năng tác động tích cực lên hoạt động của trục não – ruột gọi là psychobiotics để tái lập lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ bảo vệ và cải thiện sức khỏe của đường ruột do đó giúp bình thường hóa tương tác thông tin giữa NÃO- RUỘT và giảm các triêu chứng mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, đau đầu, … Đây là một lựa chọn an toàn và phù hợp đối với các bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm probiotics khác nhau và đa phần chúng được sử dụng để hỗ trợ cho tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…). Do đó bạn cần lưu ý lựa chọn đúng các chế phẩm được thiết kế chuyên biệt để có tác dụng đích trên trục não ruột thì mới đạt được hiệu quả tốt.

Thuốc điều trị cho trầm cảm sau sinh

Thuốc điều trị cho trầm cảm sau sinh 1

Các dữ liệu về sử dụng thuốc chống trầm cảm trên phụ nữ cho con bú tương đối hạn chế do chỉ được theo dõi ngắn hạn, tuy nhiên chưa ghi nhận tác dụng bất lợi nào khi sử dụng thuốc chống trầm cảm ở phụ nữ cho con bú. Nếu bạn đang cho con bú, việc sử dụng thuốc sẽ được bác sỹ cân nhắc rất cẩn trọng dựa trên những nguy cơ và lợi ích điều trị thu được. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ thật kỹ để biết được những nguy cơ có thể gặp phải nếu sử dụng thuốc cũng như hậu quả nếu không điều trị với thuốc và cùng bác sỹ đưa ra quyết định.

Trong các trường hợp điều trị trầm cảm sau sinh lần đầu tiên, ưu tiên lựa chọn các loại thuốc có dữ liệu an toàn nhiều hơn cả đó là sertraline và paroxetine (thuộc nhóm SSRIs). Các thuốc ưu tiên lựa chọn trong nhóm chống trầm cảm ba vòng là nortriptyline và imipramine.

Điều trị tại bệnh viện

Đối với trường hợp bị loạn thần sau sinh (xuất hiện ảo giác, hoang tưởng), hoặc có ý định, kế hoạch tự tử hoặc sát hại con thì ngay lập tức cần nhập viện để cách ly bà mẹ khỏi em bé và để điều trị đặc hiệu.

DS. Lan Hương

Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

]]>
https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/feed/ 0
Những khó khăn trong điều trị bệnh trầm cảm https://benhlytramcam.vn/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-benh-tram-cam-3703/ https://benhlytramcam.vn/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-benh-tram-cam-3703/#respond Thu, 13 May 2021 09:47:19 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3703 Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Hiện nay, việc điều trị bệnh trầm cảm còn gặp một số khó khăn do tác dụng phụ của thuốc điều trị, khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh còn thấp, điều trị cần thời gian dài mới có hiệu quả.

Để hiểu rõ hơn về những khó khăn trong điều trị bệnh trầm cảm và các biện pháp nâng cao hiệu quả điều trị, mời quý khán giả theo dõi Chương trình Phòng mạch FM – Phát sóng vào 17h ngày 8/5/2021

Khách mời chương trình: ThS.BS Lê Đình Phương – Trưởng Khoa Nội tổng quát, Y học gia đình và kiểm tra sức khỏe, Bệnh viện FV
MC: BTV Kim Ánh

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-benh-tram-cam-3703/feed/ 0
Giảm stress bằng cách…hít thở https://benhlytramcam.vn/giam-stress-bang-cach-hit-tho-3660/ https://benhlytramcam.vn/giam-stress-bang-cach-hit-tho-3660/#respond Fri, 16 Apr 2021 10:20:06 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3660 Vâng, bạn không đọc nhầm đâu. Chính xác thì hít thở nhịp nhàng có thể giúp cho tinh thần thư thái, giảm stress và xua đi những suy nghĩ tiêu cực. Hãy cùng benhlytramcam tìm hiểu về phương pháp này nhé.

Giảm stress bằng cách...hít thở 1

Lợi ích của kiểm soát hơi thở

Hơi thở chính là sinh mệnh của vạn vật, và khoa học đã chứng minh, kiểm soát hơi thở có thể đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Kích thích sự phát triển não bộ
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Giảm căng thẳng
  • Giảm bớt lo lắng và tiêu cực
  • Giảm lo lắng trước bài kiểm tra
  • Hạ huyết áp

Lợi ích của kiểm soát hơi thở 1 Lợi ích của kiểm soát hơi thở 2

Tập trung vào hơi thở có thể giúp thả lỏng tinh thần, giảm stress và điều hòa nhịp tim. Nghiên cứu cũng cho thấy, hít thở chậm và sâu giúp bạn giảm huyết áp nhờ làm giãn mạch máu tạm thời. Những người tập yoga, thiền và các bài tập thở sâu có thể tạo ra “phản ứng thư giãn” của cơ thể. Trạng thái này giúp chúng ta chống lại các tác động tiêu cực từ môi trường tới những người hay bị căng thẳng, lo lắng và tăng huyết áp.

Kiểm soát hơi thở đúng cách

Trong cuộc sống hàng ngày, ít ai để tâm đến hơi thở. Chúng ta hít thở theo bản năng, quên đi hơi thở và thỉnh thoảng sẽ viện đến nó trong tình huống cần thiết. Chẳng hạn, một người chuẩn bị phát biểu trước đám đông, do hồi hộp quá, người ấy thở một vài hơi thở sâu và chậm để lấy lại bình tĩnh. Một học sinh sắp bắt đầu làm bài thi, vì quá lo lắng nên tim đập mạch, em liền thở vài hơi thật sâu để chuẩn bị tâm thế tốt hơn cho giờ thi. Điều chỉnh hơi thở lúc này giúp đem lại sự an lặng tâm thần tạm thời. Nếu chúng ta vận dụng hơi thở bình thường tự nhiên của mình một cách có ý thức và có mục đích thì có thể vừa điều hòa khí huyết trong thân, vừa giúp tâm bình lặng, thức tỉnh.

Dưới đây là 3 phương pháp luyện tập hơi thở căn bản để bạn tự mình thực hành.

Hơi thở nhịp nhàng

Nếu như bạn chỉ có thời gian để học một kỹ thuật, đây là phương pháp mà bạn có thể thử. Trong bài tập thở nhịp nhàng, mục đích là để thở với tần suất 5 hơi thở 1 phút, tương đương với việc chuyển hoá thành hít vào và thở ra theo 6 nhịp đếm. Nếu bạn chưa bao giờ luyện tập bài tập thở này trước đây, bạn có thể phải thực hành bài tập này từ từ, bắt đầu với việc hít vào và thở ra theo 3 nhịp đếm, và tăng dần lên 6 nhịp.

Hơi thở nhịp nhàng 1Bài tập thở nhịp nhàng (Ảnh By Andrew Rae)
  1. Ngồi thẳng lưng hoặc nằm xuống, đặt tay lên bụng của bạn.
  2. Chậm rãi hít vào, mở rộng bụng trong vòng năm nhịp (đếm đến 5).
  3. Tạm ngừng.
  4. Từ từ thở ra trong sáu nhịp (đếm đến 6).
  5. Thực hiện bài tập này từ 10 – 10 phút mỗi ngày.

Giảm căng thẳng

Khi tâm trí của bạn đang chạy đua hoặc bạn cảm thấy căng thẳng, hãy thử cách thở Rock and Roll có thêm lợi ích của việc làm mạnh cơ bắp và xương cốt của bạn.

Giảm căng thẳng 1
Cách thở Rock and Roll. (Ảnh By Andrew Rae)
  1. Ngồi thẳng trên sàn nhà hoặc trên ghế
  2. Đặt tay lên bụng.
  3. Khi bạn hít vào, nghiêng về phía trước và mở rộng bụng.
  4. Khi thở ra để hơi thở tràn ra và cong người về phía trước đồng thời dựa về phía sau, thở ra cho đến khi hơi thở của bạn hoàn toàn trống rỗng.
  5. Lặp lại 20 lần.

Hơi thở năng lượng HA!

Khi cơn mệt mỏi giữa chiều đánh úp bạn, bạn hãy đứng lên và thực hiện những bài tập thở nhanh chóng để đánh thức tâm trí và cơ thể của mình.

Hơi thở năng lượng HA! 1
Bài tập hơi thở năng lượng HA. (Ảnh By Andrew Rae)
  1. Đứng thẳng, khuỷu tay cong lại, lòng bàn tay hướng lên trên.
  2. Khi hít vào, kéo khuỷu tay của bạn về phía sau, lòng bàn tay tiếp tục hướng lên trên.
  3. Sau đó nhanh chóng thở ra, lòng bàn tay hướng về phía trước và lật tay bạn úp sấp và nói “Hà” thật to.
  4. Lặp lại thật nhanh từ 10 – 15 lần.

Bên cạnh phương pháp luyện hơi thở, bạn có thể sử dụng thêm liệu pháp hỗ trợ giảm stress, lo âu, trầm cảm an toàn đó là dùng các lợi khuẩn đường ruột đặc biệt. Đây là liệu pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần tiên tiến nhất và thịnh hành trong 5-10 năm trở lại đây tại các nước châu Âu.

Có thể bạn chưa biết, 90% serotionin – chất dẫn truyền thần kinh giúp tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc được sản xuất tại đường ruột dưới sự kiểm soát của hệ khuẩn chí đường ruột. Hệ khuẩn chí đường ruột còn đóng vai trò ngăn chặn các cytokine gây viêm qua hàng rào máu não – chất này có tác dụng ức chế giải phóng seretonin và melatonin, dẫn tới những triệu chứng như lo lắng, buồn bã, mất ngủ…Sự sụt giảm của những lợi khuẩn này được cho là nguyên nhân dẫn tới các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm. Đây là cơ sở khoa học để bổ sung lợi khuẩn đường ruột để cải thiện trạng thái tâm lý. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh, khi bổ sung đúng chủng loại probiotics với số lượng đủ có thể giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm như cáu gắt, kích động, buồn bã, đau nửa đầu, tăng cường hiệu suất ghi nhớ sau stress…

Một sản phẩm probiotics chuyên dùng cho người bị trầm cảm đang được sử dụng phổ biến tai nhiều quốc gia trên thế giới là Ecologic Barrier. Hiện nay, sản phẩm này cũng đã có mặt tại Việt Nam với tên thương mại là Cerebio.

 

]]>
https://benhlytramcam.vn/giam-stress-bang-cach-hit-tho-3660/feed/ 0
Những gì bạn cần biết về rối loạn lo âu, hoảng loạn và cách vượt qua https://benhlytramcam.vn/nhung-gi-ban-can-biet-ve-roi-loan-lo-au-hoang-loan-va-cach-vuot-qua-3542/ https://benhlytramcam.vn/nhung-gi-ban-can-biet-ve-roi-loan-lo-au-hoang-loan-va-cach-vuot-qua-3542/#comments Tue, 26 Jan 2021 03:47:52 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3542

Lưu ý: Đây là bài viết chia sẻ những  hiểu biết, kiến thức và nỗ lực cá nhân của tác giả trong quá trình tìm hiểu và phục hồi khỏi những rối loạn tâm lý liên quan đến lo âu. Bài viết có sử dụng một số kiến thức chuyên ngành nhưng sẽ được trình bày một cách dễ hiểu nhất có thể. Đối tượng đọc bài này là những bạn hay lo lắng, lo âu (có thể do bị Rối Loạn Thần Kinh Thực vật hoặc không), bị rối loạn nặng gây ảnh hưởng lên chất lượng sống, hay những suy nghĩ ám ảnh và nhạy cảm – và người thân của những đối tượng này. Bài sẽ viết tương đối dài và cụ thể, mong các bạn đọc hết.

I. Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật, Rối Loạn Lo Âu và Rối Loạn Hoảng Sợ

Tôi từng được chẩn đoán bị Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật (RLTKTV) vào những năm lớp 5. Những triệu chứng đầu tiên của tôi lúc ấy là cảm thấy khó thở, mồ hôi vã ra và tim đập nhanh. Gia đình phải đưa tôi đến bệnh viện Xanh-pôn, Hà Nội cấp cứu rất nhiều lần. Nhưng rồi sau đó kết quả siêu âm tim, điện tim, điện não hoàn toàn bình thường. Các chỉ số trong máu cũng bình thường khiến cho mọi người và cả bản thân tôi cũng không biết chuyện gì xảy ra với mình. Thế rồi bác sĩ chẩn đoán tôi bị rối loạn hệ thần kinh thực vật – một dạng rối loạn không gây nguy hiểm lên tính mạng nhưng gây khó chịu cho người mắc nó. Trên thực tế, hầu hết tất cả mọi người ai cũng từng mắc phải những rối loạn này; ví dụ khi thay đổi thời tiết đột ngột liền cảm thấy vã mồ hôi, mệt mỏi, chóng mặt, run rẩy; hoặc phụ nữ gần kỳ kinh hay người ăn uống thiếu vi chất v.v… Cảm giác hít một hơi đầy không khí vào phổi nhưng vẫn cảm giác hụt  hơi, rồi vô vàn những biểu hiện khác. Thật ra chưa có ai tử vong hay có vấn đề về sức khỏe khi bị Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật, nhưng với người nhạy cảm và hay lo âu, điều này có thể làm họ hoảng sợ. Nếu kéo dài, nó có thể tiến triển thành rối loạn liên quan đến tâm lý, gọi là Rối Loạn Lo Âu (RLLA – Anxiety Disorder), hoặc/và Rối Loạn Hoảng Sợ (RLHS – Panic Disorder).

I. Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật, Rối Loạn Lo Âu và Rối Loạn Hoảng Sợ 1

Về Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật – đây không phải là một bệnh và cũng không gây nguy hiểm mà chỉ gây bất tiện. Hệ Thần kinh Thực vật là hệ thần kinh điều khiển nhịp tim, thân nhiệt, bài tiết (mồ hôi, bã nhờn…), tiêu hóa và các bộ phận khác trong cơ thể chúng ta một cách tự chủ (mà không nhờ vào việc chúng ta “ra lệnh” như giơ chân hay cười). Hệ thần kinh Thực vật gồm Hệ thần kinh giao cảm và Hệ thần kinh phó giao cảm. Bình thường cơ thể chúng ta sẽ cân bằng giữa hai hệ thần kinh này. Nếu coi Hệ thần kinh giao cảm là chân ga (nơi phụ trách tiết ra Adrenaline, tăng nhịp tim, tăng co bóp, đảm nhiệm các hoạt động yêu cầu phản  ứng nhanh, v.v…), thì Hệ thần kinh phó giao cảm có thể được coi là chân phanh (phụ trách làm chậm lại, giảm nhịp tim, giảm co bóp v.v…). Nếu một trong hai Hệ này hoạt động mất cân bằng một chút thì tự dưng cơ thể chúng ta sẽ bị tăng/giảm nhịp tim, bài tiết mồ hôi, khô miệng, cảm thấy nóng hoặc lạnh trong người. Tuy nhiên, vì sinh lý con người và cơ thể con người là một khối thống nhất, nên sau một thời gian ngắn cơ thể sẽ tự cân bằng lại hoạt động của hai hệ này, mặc dù sau đó nó có thể xuất hiện trở lại một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên trong bài này tôi sẽ chỉ tập trung vào việc thảo luận về các cảm xúc, suy nghĩ của những người mắc các rối loạn liên quan đến lo âu.

Nhiều người (ví dụ như tôi), vừa bị RLTKTV từ nhỏ, nhưng không may lại nhạy cảm và có tâm lý hay lo lắng sẵn, nên RLTKTV tiến triển thành RLLA và RLHS. Nhiều người bị RLTKTV nhưng không bị RLLA hay RLHS và ngược lại: chỉ đơn thuần là bị RLLA hoặc/và RLHS mà không có tiền sử bị RLTKTV trước đó. Nói điều này nhằm nhấn mạnh sự tương quan tưởng chừng giống nhau giữa RLTKTV và RLLA/RLHS, nhưng thực ra chúng không giống nhau và không phải là một.

II. Suy nghĩ, cảm xúc và mối liên hệ của nó lên các vấn đề khác

Khi bị lo âu, hoặc nặng hơn là hoảng loạn (lo âu cực độ), các bước dẫn đến một cơn hoảng loạn có thể hiểu theo sơ đồ sau:

II. Suy nghĩ, cảm xúc và mối liên hệ của nó lên các vấn đề khác 1

 

Sự kiện đầu tiên mà tất cả mọi người từng trải qua là (1) Suy nghĩ lo âu hoặc (2) Tim đập nhanh, vã mồ hôi (có thể do thần kinh thực vật, cũng có thể do tự dưng cơ thể cảm thấy khó chịu trước một sự kiện nào đó). Với người bình thường khỏe mạnh, hầu hết họ chỉ dừng ở (1) hoặc (2) mà không suy nghĩ nhiều hay lo lắng thêm. Nhưng với người nhạy cảm, họ sẽ thêm những ý nghĩ hình thành ô số (3): “Điều gì xảy ra với mình thế này?”, “Chết rồi, có phải mình sắp ngất/đột quỵ/đau tim không?”… những suy nghĩ này dồn dập khiến cho não bộ giải mã những tín hiệu đó là sự nguy hiểm, và lập tức tăng tiết Adrenaline khiến cho tim đập nhanh hơn, vã mồ hôi, cơ bắp co lại, chân tay lạnh do máu dồn vào cơ bắp để chuẩn bị chạy hay đánh trả nếu cần (đây là một phản xạ tự nhiên và được hình thành sau rất nhiều năm tiến hóa của tổ tiên chúng ta khi chưa có công cụ phức tạp). Và rồi cứ thế, họ càng để ý vào những triệu chứng như trên thì những suy nghĩ lo lắng lại xuất hiện nhiều hơn, và cuối cùng là cơn hoảng loạn bộc phát (full-blown panic attack). Cái này tôi gọi là vòng tròn luẩn quẩn của cơn hoảng loạn. Nếu bạn có trải nghiệm này trong tình huống có lý do rõ rệt, ví dụ như gặp thú dữ, kẻ xấu muốn cướp hoặc tấn công bạn thì bạn hoàn toàn bình thường; nhưng nếu không có lý do cụ thể, và kéo dài trong thời gian dài, với sự lặp đi lặp lại nhiều lần, thì rất có thể bạn đã bị Rối loạn Hoảng sợ (Để được chẩn đoán chính xác, các bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc các trung tâm có chuyên môn để được thăm khám và điều trị, trên đây chỉ là phỏng đoán và chỉ mang tính tham khảo).

Nếu các bạn đã đi khám, siêu âm tim, điện tim, điện não và mọi chỉ số đều bình thường mà vẫn bị những triệu chứng kể trên, thì có 4 điều cơ bản như sau bạn cần nhớ:

  • Cơ tim người rất khỏe và có thể đập hơn 200 nhịp một phút trong thời gian dài mà không có vấn đề gì (Theo Dr. Claire Weekes).
  • Adrenaline có thể tiết ra nhiều trong một thời gian ngắn nhưng sau một thời gian nó sẽ hết vì cơ thể chúng ta không thể có vô hạn nguồn Adrenaline được.
  • Những triệu chứng như cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi, … là hoàn toàn vô hại. Bạn sẽ không ngất, đột quỵ hay trụy tim chỉ vì những triệu chứng vô hại đó.
  • Não bộ chúng ta khi sản sinh Adrenaline, ngoài triệu chứng thực thể như trên, sẽ “gợi ý” chúng ta những tình huống tệ nhất. Vì vậy, nó đơn thuần chỉ là phản xạ và ý nghĩ. Chúng ta không nhất thiết phải tin vào nó.

Mấu chốt của việc bạn bị lo âu quá mức hay hoảng loạn, là do bạn tiếp tục tin vào những giả thiết hay suy nghĩ trong đầu bạn. Chưa kể, khi thấy tim đập nhanh, bạn liền “phóng đại” nó thành việc bạn sắp bị đau tim, hay cảm thấy choáng váng, bạn liền nghĩ ngay rằng liệu có phải bạn sắp ngất không … Khi bị như vậy, ngoài việc ghi nhớ 4 điều trên, bạn có thể:

  • Thả lỏng cơ bắp thay vì gồng cứng nó do lo âu. Sẽ rất khó lúc đầu nhưng sau thời gian bạn sẽ quen dần.
  • Hít thở sâu. Hít vào bằng bụng, nhẩm đếm 1-2-3, rồi ngưng 1, sau đó thở ra thật dài, thật lâu.
  • Mỗi khi cảm thấy “cơn” lo âu lại dội lên và tim có cảm giác hụt nhịp, hay những suy nghĩ lo âu  tiếp tục xuất hiện, hãy nghĩ “Mình chỉ đang lo âu và phóng đại lên mà thôi, tất cả đều sẽ ổn” và tiếp tục thả lỏng, hít thở.

II. Suy nghĩ, cảm xúc và mối liên hệ của nó lên các vấn đề khác 2

Có một câu nói rất hay mà tôi từng được nghe ở một bộ phim hoạt hình dài tập của Nhật Bản: “Mọi con sông đều có dòng chảy của nó. Bạn càng sợ nước thì dòng nước sẽ càng như sắp nhấn chìm bạn. Trong khi đó, bạn chỉ cần thả lỏng, thư giãn và trôi theo dòng nước.” Không phải mọi suy nghĩ hay cảm xúc của bản thân chúng ta đều đúng, đôi khi nó chỉ là “báo động giả” (false alarm). Điều tốt nhất là hãy kệ cho những suy nghĩ, cảm xúc ấy rong chơi trong đầu. Mỗi khi những suy nghĩ hay cảm giác khó chịu xuất hiện, hãy thầm cảm ơn cơ thể (hoặc não bộ) đã cố gắng cảnh báo chúng ta khỏi những nguy hiểm tiềm tàng hoặc do căng thẳng kéo dài. Đó cũng là hệ quả của việc sinh ra nhiều Adrenaline khi chúng ta lo lắng. Và đó là một trong những điều hết sức tự nhiên, hết sức bình thường của tâm lý con người. Vì vậy, thay vì cố gắng xua đuổi những suy nghĩ, cảm xúc đó, hay cố gắng quên đi thì hãy có một tâm lý đón nhận, bình thản trước những cảm xúc ấy. Coi nó như một phần cơ thể, một phần của bản thân bạn.

Với những suy nghĩ ám ảnh, thì có một nghịch lý rất đơn giản trong tâm lý học, đó là: Nếu ai đó đố bạn hãy thử không nghĩ đến con voi, kết cục là bạn lại càng nghĩ đến nó. Nhưng nếu đổi câu đố thành: “Bạn không được nghĩ gì khác ngoài con voi”, thì tự nhiên chúng ta sẽ thấy rất nhiều những suy nghĩ khác dần xuất hiện trong đầu (và tự nhiên việc “chỉ nghĩ đến con voi” sẽ trở nên rất khó). Bài học rút ra ở đây chính là, đối với suy nghĩ hay cảm xúc, càng đẩy nó đi thì chúng ta lại càng vô tình gán nhãn “nguy hiểm” và báo lại cho não bộ, từ đó não bộ sẽ càng sản sinh ra Adrenaline, khiến chúng ta càng thấy những suy nghĩ, cảm xúc đó trở nên khó chịu, choáng ngợp. Thay vì vậy, hãy nghĩ rằng “không sao, chỉ là chút khó chịu thôi, rồi mình sẽ ổn” – cách nghĩ này không chỉ giúp những căng thẳng của chúng ta thường ngày trở nên nhỏ bé; mà còn giúp những người bị rối loạn tâm lý nặng khác có thể hiểu và hồi phục nhanh hơn.

III. Phân tích nỗi sợ

Thường trong một cơn hoảng loạn, chúng ta tưởng chừng chỉ có một nỗi sợ duy nhất, nhưng thực chất, chúng ta có hai sự lo sợ tách biệt nhau. Tạm gọi là sự lo sợ nguyên phát (First fear), và sự lo sợ thứ phát (Second fear). Vì cơn lo sợ thứ phát (Second fear)  luôn xuất hiện rất nhanh sau cơn lo sợ nguyên phát, do đó hầu hết chúng ta đều tưởng chúng là một.

Sự lo sợ nguyên phát (First fear) thường xuất hiện khi cơ thể ta bị căng thẳng sau một thời gian làm việc hoặc trải qua một  biến cố gì đó trong quá khứ (từ nhẹ nhất là đi thi, hoặc cãi nhau với người khác, cho đến nặng hơn là trải qua bệnh tật, thiên tai, hay mất người thân). Tất cả mọi người đều đã từng trải qua sự lo sợ nguyên phát này (ví dụ như trước buổi thuyết trình nào đó, hay trước một bài kiểm tra khó, hoặc nhìn thấy một con côn trùng gớm ghiếc). Thế nhưng, với người nhạy cảm, cơn lo sợ đầu tiên này sẽ châm ngòi (trigger) cho cơn lo sợ thứ phát, khiến cho họ suy nghĩ nhiều hơn, lăn tăn về các tình huống xấu nhất. Cơn lo sợ thứ hai này có thể đến rất nhanh, rất mạnh. Nếu như cơn lo sợ thứ nhất chỉ là cơn gió thoảng qua thì cơn lo sợ thứ hai này kéo theo như một cơn bão, làm họ  tưởng chừng như cơn lo sợ này “ở trên trời rơi xuống” vậy (mặc dù là do họ quá nhạy cảm và phóng đại cơn lo sợ thứ nhất vô hại kia)

Khi họ phóng đại cơn lo sợ thứ nhất,  thì đương nhiên cơn lo sợ thứ hai sẽ sinh ra. Họ sẽ nghĩ “Chết rồi, chết rồi. Mình phải làm gì đó, thoát khỏi nơi này, gọi cho ai đó, nhanh lên!”. Với mỗi một từ “Chết rồi” trong đầu họ, họ thấy dường như cơn lo sợ được thêm vào, càng ngày càng chồng chất, và dần tiến triển thành một cơn hoảng loạn thật sự.

Khi bị như vậy, chúng ta cần đối chiếu lại bốn điều mà tôi đã viết ở trên, rằng cơ thể người không phải là một cái máy, rằng Adrenaline chỉ sinh ra một lượng nhất định rồi hết, rằng cơn lo sợ nguyên phát là hoàn toàn vô hại, kể cả nó có dồn dập đến mấy thì rồi sẽ tự hết; nếu chúng ta chỉ cần chờ đợi, chấp nhận và thả lỏng cơ thể, và không phóng đại, không gộp các ý nghĩ lo sợ vào, thì chúng ta sẽ ổn thôi. Hãy để cơn lo sợ chạy qua, hãy để kệ nó ở đó, thay vì sợ hãi và trốn chạy, cách tốt nhất là thả lỏng và gửi đến não bộ tín hiệu rằng “Tôi ổn”.

Trên đây là những chia sẻ ngắn của tôi tập trung vào những suy nghĩ lo âu và hoảng sợ. Để chắc chắn, các bạn có thể đi khám và tích cực tập thở, tập thể dục thể thao và ăn uống đủ chất. Những điều này sẽ giúp các bạn hồi phục nhanh hơn. Khi chân hoặc tay chúng ta bị thương, điều chúng ta làm đầu tiên là nghỉ ngơi và không chạm vào vết thương hở; thì đối với sự hoảng loạn hay lo lắng cũng vậy thôi. Việc nghĩ và phóng đại, “tin” rằng mình đang gặp nguy hiểm, hay liên tục hồi hộp nhìn đồng hồ và nghĩ “Hết chưa, hết chưa…” không khác gì chúng ta thêm dầu vào lửa. Hãy để cơ thể và tâm trí nghỉ ngơi bằng cách thả lỏng và chấp nhận rằng, chúng ta có hệ thần kinh nhạy cảm hơn  những người khác, rồi các bạn sẽ ổn thôi.

Tác giả: Khánh Linh

Tham khảo: Hope and Help for Your Nerves, Dr. Claire Weekes

Nguồn: Beatiful Mind

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhung-gi-ban-can-biet-ve-roi-loan-lo-au-hoang-loan-va-cach-vuot-qua-3542/feed/ 2
5 biện pháp hỗ trợ giảm trầm cảm https://benhlytramcam.vn/5-bien-phap-ho-tro-giam-tram-cam-3510/ https://benhlytramcam.vn/5-bien-phap-ho-tro-giam-tram-cam-3510/#respond Sun, 10 Jan 2021 15:27:58 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3510 Không phải ai mắc trầm cảm cũng có điều kiện thăm khám thường xuyên, đồng thời, việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm không phải lúc nào cũng có hiệu quả toàn diện. Dưới đây là 5 biện pháp hỗ trợ bạn nên áp dụng thường xuyên để giúp ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng trầm cảm một cách tự nhiên.

5 biện pháp hỗ trợ giảm trầm cảm 1

1. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Không có một loại thực phẩm cụ thể nào có thể giúp con người chống lại căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng tốt là điều kiện vô cùng quan trọng để cơ thể có đủ năng lượng, tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe tinh thần. Khi bị trầm cảm, không chỉ trạng thái tinh thần của bạn sa sút mà còn kéo theo cả tình trạng suy kiệt năng lượng, suy giảm miễn dịch khiến cơ thể dễ mắc bệnh. Vì vậy người dễ trầm cảm càng cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm tốt cho não bộ và chức năng thần kinh như:

  • Omega-3: có trong các loại cá (cá ngừ, cá hồi…) hoặc các loại hạt như hạnh nhân, óc chó…góp phần vào việc chăm sóc các tế bào thần kinh và một vài nghiên cứu cho thấy omega – 3 mang lại hiệu quả nhất định trong giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
  • Các vitamin nhóm B: người bị trầm cảm thường có xu hướng thiếu vitamin nhóm B. Bổ sung vitamin B khá dễ từ các loại thực phẩm như ngũ cốc, đậu, các loại hạt, nhiều loại trái cây và rau có màu xanh đậm sẽ chứa nhiều B9, hay các sản phẩm ít chất béo từ động vật (chẳng hạn như thịt nạc, cá,…) giàu vitamin B12.
  • Các khoáng chất như canxi, ma-giê: cần thiết cho việc dẫn truyền các tín hiệu thần kinh. Bạn có thể bổ sung các chất khoáng từ thực phẩm như sữa, trứng, tôm cá nhỏ, xương…hoặc từ thuốc.
  • Beta – carotene: cà rốt,  bí ngô, rau chân vịt, khoai lang, cải xanh
    Vitamin C: Việt quất, cam, bưởi, bông cải xanh, kiwi, cà chua, dâu tây.

2. Bổ sung probiotics tác động đích trên trục não ruột – xu hướng điều trị trầm cảm mới

2. Bổ sung probiotics tác động đích trên trục não ruột - xu hướng điều trị trầm cảm mới 1

Một phương pháp tự nhiên và an toàn được khuyến cáo trong thời gian gần đây đó là sử dụng các chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có khả năng tác động lên tín hiệu dẫn truyền thần kinh thông qua trục não ruột. Điều này nghe khá mới lạ, tuy nhiên cơ sở khoa học của việc bổ sung lợi khuẩn giúp giảm lo âu, trầm cảm đã được chứng minh khá rõ.

Các nghiên cứu chỉ ra, một người khi mắc các rối loạn tâm thần kinh như stress, trầm cảm, tự kỷ…thì hệ khuẩn chí của họ bị mất cân bằng, có sự sụt giảm cả về sự đa dạng và số lượng của các vi khuẩn có lợi, nhiều nhất là nhóm lợi khuẩn LactobacillusBifidobacterium.

Vi khuẩn đường ruột trực tiếp điều hòa ngưỡng điện sinh lý của các tế bào nơ-ron thần kinh ruột, qua đó có thể ảnh hưởng tới thần kinh trung ương bởi con đường liên kết giữa não bộ và đường ruột. Chúng cũng sản xuất ra các chất chuyển hóa và hoạt hóa thần kinh có tác dụng trên não bộ như serotonin, GABA, dopamin, acetycholin…Hệ khuẩn chí đường ruột còn đóng vai trò ngăn chặn các cytokine gây viêm qua hàng rào máu não – chất này có tác dụng ức chế giải phóng seretonin và melatonin, dẫn tới những triệu chứng như lo lắng, buồn bã, mất ngủ…Sự sụt giảm của những lợi khuẩn này được cho là nguyên nhân dẫn tới các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh, khi bổ sung đúng chủng loại probiotics với số lượng đủ có thể giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm như cáu gắt, kích động, buồn bã, đau nửa đầu, tăng cường hiệu suất ghi nhớ sau stress…

Một sản phẩm probiotics chuyên dùng cho người bị trầm cảm đang được sử dụng phổ biến tai nhiều quốc gia trên thế giới là Ecologic Barrier. Hiện nay, sản phẩm này cũng đã có mặt tại Việt Nam với tên thương mại là Cerebio.

3. Ngủ đúng giờ và điều độ

Khi bị trầm cảm, bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, mất ngủ hoặc luôn trong trạng thái buồn ngủ. Viêc tạo thói quen khi ngủ có thể giúp bạn hạn chế được rối loạn giấc ngủ để não bộ có thời gian nghỉ ngơi đủ.

Hãy ngủ đúng giờ. Tránh sử dụng các thiết bị di động trước khi ngủ hoặc khi bị tỉnh giấc. Lựa chọn các cách thư giãn tinh thần như nghe nhạc trước khi chuẩn bị đi ngủ. Một cốc sữa ấm trước khi ngủ 30 phút cũng có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.

4. Tập thể dục thường xuyên

4. Tập thể dục thường xuyên 1

Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn tốt cho sức khỏe tinh thần, tăng cường oxy lên não giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Tập thể dục cũng giúp bạn có thể ngủ ngon giấc hơn.

Người bị trầm cảm có xu hướng ngại ra khỏi giường để tập thể dục vào buổi sáng, điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Theo các chuyên gia, tập thể dục đều đặn 3-5 ngày/tuần, tối thiểu 30 phút mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Vận động giúp cơ thể giải phóng hormon endorphine giúp đem lại sự trấn tĩnh cho thần kinh trung ương, giảm sản sinh các yếu tố gây ra trạng thái trầm cảm.

5. Kết nối với mọi người xung quanh

Khi bị rối loạn lo âu và trầm cảm, bạn có thể cảm thấy bị cắt đứt mọi mối quan hệ, mọi người không quan tâm tới mình, cảm giác cô đơn và lạc lõng. Bạn cảm thấy không ai có thể hiểu được mình, không ai bên cạnh mình.
Đừng im lặng! Hãy nói ra những suy nghĩ và cảm giác này với những người thân mà bạn cảm thấy tin tưởng nhất cũng như bác sỹ điều trị. Việc nói ra cảm xúc sẽ giải tỏa bớt gánh nặng tâm lý, đôi khi chia sẻ với bác sỹ hoặc những người lạ cũng sẽ giúp ích rất nhiều.

DS. Phan Thành

]]>
https://benhlytramcam.vn/5-bien-phap-ho-tro-giam-tram-cam-3510/feed/ 0
Tìm hiểu về phương pháp đối thoại để điều trị trầm cảm https://benhlytramcam.vn/tim-hieu-ve-phuong-phap-doi-thoai-de-dieu-tri-tram-cam-3515/ https://benhlytramcam.vn/tim-hieu-ve-phuong-phap-doi-thoai-de-dieu-tri-tram-cam-3515/#respond Fri, 08 Jan 2021 15:48:01 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3515 Phương pháp đối thoại hay liệu pháp nhận thức – hành vi là biện pháp khá hữu ích, được sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp cùng thuốc trong điều trị trầ cảm.

Tìm hiểu về phương pháp đối thoại để điều trị trầm cảm 1

Phương pháp đối thoại hay liệu pháp nhận thức – hành vi là gì?

Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT) là một trong những loại tâm lý trị liệu. Người trị liệu sẽ trò chuyện về tình trạng bệnh và những vấn đề liên quan của mình với một bác sĩ tâm lý hoặc một nhà trị liệu. Liệu pháp này giúp người trị liệu nhận thức được suy nghĩ không chính xác hoặc tiêu cực khi đứng trước các tình huống thách thức. Từ đó phản hồi chúng theo những cách tích cực và hiệu quả hơn.

CBT là một công cụ hữu ích để giải quyết các vấn đề về cảm xúc như:

  • Kiểm soát các triệu chứng của rối loạn tâm thần
  • Ngăn ngừa tái phát các triệu chứng của rối loạn tâm thần
  • Điều trị các rối loạn tâm thần khi thuốc không phải là một lựa chọn tốt
  • Tìm hiểu các cách thức để đối phó với các tình huống căng thẳng trong cuộc sống
  • Xác định các cách để quản lý cảm xúc
  • Giải quyết xung đột trong mối quan hệ và tìm hiểu các cách tốt hơn để giao tiếp
  • Đối phó với đau buồn hoặc mất mát
  • Khắc phục chấn thương cảm xúc liên quan đến lạm dụng hoặc bạo lực
  • Đối phó với một căn bệnh đang mắc phải (vd: đái tháo đường, ung thư…)
  • Quản lý các triệu chứng cơ thể mãn tính (vd: đau đầu, đau lưng kéo dài nhiều năm…)

Phương pháp đối thoại hay liệu pháp nhận thức - hành vi là gì? 1

Sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi có nguy cơ gì không?

Nhìn chung, có rất ít nguy cơ khi điều trị hành vi nhận thức. Nhưng đôi khi bạn có thể cảm thấy khó chịu. Trong các buổi CBT, đôi khi bạn được yêu cầu khám phá những cảm giác, cảm xúc và trải nghiệm đau đớn mà bạn chỉ muốn quên đi. Bạn có thể khóc, buồn bã hoặc cảm thấy tức giận trong một thử thác mà tâm lý gia đặt ra. Bạn cũng có thể cảm thấy kiệt sức về thể chất.

Một số dạng CBT, chẳng hạn như liệu pháp phơi nhiễm, có thể yêu cầu bạn đối mặt với các tình huống bạn thật sự muốn tránh né – chẳng hạn như chạm vào con nhện đồ chơi nếu bạn bị chứng sợ nhện. Điều này có thể khơi dậy sự căng thẳng hoặc lo lắng tạm thời.

Tuy nhiên, làm việc với một nhà trị liệu lành nghề sẽ giảm thiểu mọi rủi ro. Các kỹ năng đối phó mà bạn học được có thể giúp bạn quản lý và chinh phục những cảm xúc và nỗi sợ có tính chất tiêu cực.

Bạn cần chuẩn bị gì?

Bạn có thể tự quyết định rằng bạn muốn thử trị liệu nhận thức hành vi. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể là người đề nghị bạn thực hiện liệu pháp tâm lý này. Đây là cách để bắt đầu:

Tìm một nhà trị liệu.
Bạn có thể nhận được sự giới thiệu từ bác sĩ, chương trình bảo hiểm y tế, bạn bè hoặc nguồn đáng tin cậy khác. Hoặc bạn có thể tự mình tìm một nhà trị liệu – thông qua một hiệp hội tâm lý địa phương bằng cách tìm kiếm trên internet. Tại TP.HCM, bạn có thể tìm kiếm nhà điều trị tại trung tâm Touching Soul Center, Hồn Việt, Tâm An… hoặc các tâm lý gia đang đăng ký trị liệu với trang Youmed.vn.

Tìm hiểu chi phí.
Thường các loại bảo hiểm y tế công cộng ở nước ta chưa cho phép thanh toán cho điều trị Tâm lý. Một số chương trình bảo hiểm tư nhân chỉ bao gồm một số buổi trị liệu nhất định mỗi năm. Ngoài ra, hãy trao đổi với tâm lý gia của bạn về phí và các tùy chọn thanh toán.

Xem lại mối quan tâm của bạn
Đây là bước cực kì quan trọng. Trước cuộc hẹn đầu tiên, hãy suy nghĩ về những vấn đề bạn muốn giải quyết. Mặc dù bạn cũng có thể sắp xếp điều này với tâm lý gia tại buổi khám, nhưng có chuẩn bị một số ý từ trước sẽ giúp cho tiến trình suôn sẻ và nhanh chóng hơn.

CBT là một liệu pháp điều trị tâm lý dựa trên thay đổi về nhận thức và hành vi. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi do nhanh chóng mang lại kết quả. Tuy nhiên bạn cần biết trước mong muốn của mình là gì trước khi đến thảo luận với tâm lý gia thì các buổi làm việc mới có nhiều hiệu quả. Việc trị liệu tâm lý đòi hỏi cần có thời gian nhất định. Hãy vững tin và kiên trì, bạn nhé.

]]>
https://benhlytramcam.vn/tim-hieu-ve-phuong-phap-doi-thoai-de-dieu-tri-tram-cam-3515/feed/ 0
Phải làm gì nếu dùng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả? https://benhlytramcam.vn/phai-lam-gi-neu-dung-thuoc-chong-tram-cam-khong-co-hieu-qua-3489/ https://benhlytramcam.vn/phai-lam-gi-neu-dung-thuoc-chong-tram-cam-khong-co-hieu-qua-3489/#comments Tue, 05 Jan 2021 10:26:00 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3489 Sử dụng thuốc là phương pháp khá hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, có không ít trường hợp thuốc không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng một phần, được gọi là trầm cảm kháng trị hay chứng trầm cảm khó điều trị.

Phải làm gì nếu dùng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả? 1

Bệnh trầm cảm kháng trị là gì?

Trầm cảm thường được điều trị bằng sự kết hợp của thuốc chống trầm cảm và một số liệu pháp, bao gồm cả liệu pháp tâm lý. Đối với nhiều trường hợp, chỉ cần sử dụng thuốc đã đủ để kiểm soát tình trạng bệnh.

Mặc dù thuốc chống trầm cảm có hiệu quả với đa số các trường hợp, nhưng có khoảng 10-15% người bị trầm cảm không cải thiện triệu chứng khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, có 30-40% bệnh nhân chỉ cải thiện một phần triệu chứng khi sử dụng thuốc.

Bệnh trầm cảm không đáp ứng với thuốc được gọi là trầm cảm kháng trị, hoặc còn gọi là chứng trầm cảm khó điều trị.

Trầm cảm kháng trị được chẩn đoán như thế nào?

Không có tiêu chuẩn chẩn đoán tiêu chuẩn cho bệnh trầm cảm kháng trị, nhưng các bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán này nếu bệnh nhân đã thử ít nhất hai loại thuốc chống trầm cảm khác nhau mà không thấy cải thiện triệu chứng.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị trầm cảm kháng trị, điều quan trọng là bạn phải được bác sĩ chẩn đoán và phải kiểm tra lại các điều kiện như:

  • Bệnh trầm cảm của bạn có được chẩn đoán chính xác ngay từ đầu không?
  • Có các yếu tố khác có thể gây ra hoặc làm các triệu chứng trầm cảm tồi tệ hơn không?
  • Bạn đã sử dụng thuốc chống trầm cảm đúng liều lượng chưa?
  • Thuốc chống trầm cảm đã được uống đúng cách chưa?
  • Bạn đã uống thuốc chống trầm cảm trong thời gian đủ lâu chưa?

Thuốc chống trầm cảm không có tác dụng nhanh chóng. Chúng thường cần được dùng trong 6-8 tuần với liều lượng phù hợp để thấy được hiệu quả đầy đủ. Điều quan trọng là các loại thuốc phải được sử dụng đúng liều và thử trong một thời gian đủ dài trước khi quyết định rằng chúng có hiệu quả hay không. Do đó, giai đoạn đầu tiên bạn cần thăm khám thường xuyên và đúng lịch hẹn của bác sỹ để đánh giá tình trạng và tìm được loại thuốc phù hợp.

Hiện nay cũng có một số nghiên cứu cho thấy rằng những người có cải thiện triệu chứng trong một vài tuần đầu điều trị với thuốc thì có khả năng cải thiện hoàn toàn triệu chứng trầm cảm. Những người không có bất cứ cải thiện sớm nào thì ít có khả năng khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm kháng trị?

Các thuốc chống trầm cảm được sử dụng hiện nay chủ yếu tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh, trong khi đó cơ chế bệnh sinh của trầm cảm phức tạp hơn rất nhiều. Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng có 4 cơ chế chính gây ra bệnh trầm cảm là:

  • Suy giảm chức năng não bộ: biểu hiện qua sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, giảm tính linh động thần kinh và tuần hoàn thần kinh bất thường.
  • Suy giảm hoạt động trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA-axis): điều chỉnh sai các cơ chế feedback ngược.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch với tình trạng viêm mạn tính
  • Suy giảm chức năng trục Não – Ruột: biểu hiện qua rối loạn hệ tiêu hóa và bất thường hệ vi sinh đường ruột

Các thuốc chống trầm cảm hiện nay chỉ tác động được lên 1 trong 4 cơ chế của bệnh, vì vậy có nhiều trường hợp không có đáp ứng khi dùng thuốc nếu họ có cơ chế bệnh sinh khác.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến cho thuốc sử dụng không có hiệu quả như: chẩn đoán của bác sỹ sai, yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hóa, yếu tố rủi ro.

Trục Não – ruột – hệ khuẩn chí đường ruột – mảnh ghép còn thiếu trong điều trị trầm cảm

Trục Não - ruột - hệ khuẩn chí đường ruột - mảnh ghép còn thiếu trong điều trị trầm cảm 1

Trục Não – Ruột là con đường trao đổi thông tin hai chiều giữa não và ruột ở động vật có vú. Nó kết nối não và ruột thông qua các con đường: dây thần  kinh, trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và hệ thống miễn dịch. Các yếu tố như stress tâm lý và bệnh tật làm suy giảm một trong nhiều con đường của trục Não – Ruột, có thể gây ra rối loạn chức năng trục Não – Ruột và dẫn đến trầm cảm.

Biểu hiện của suy giảm chức năng trục não ruột là bệnh nhân trầm cảm thường bị các rối loạn tiêu hóa chức năng (táo bón, tiêu chảy, khó tiêu…);  rối loạn cảm giác thèm ăn (chán ăn hoặc thèm ăn nhiều hơn), rối loạn chuyển hóa và bất thường hệ khuẩn chí đường ruột.

Hệ vi sinh đường ruột là thành phần quan trọng của ruột, có thể tác động đến chức năng não bộ và hành vi thông qua trục Não – Ruột. Chúng tổng hợp ra tryptophan – tiền chất để tổng hợp lên serotonin – chất dẫn truyền thần kinh liên quan tới trạng thái tâm lý vui vẻ, hạnh phúc. 90% serotonin được sản sinh tại ruột.

Nghiên cứu cho thấy có sự suy giảm cả về số lượng và sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột ở bệnh nhân trầm cảm, đặc biệt là 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus Bifidobacterium. Việc bổ sung một số chủng probiotics (lợi khuẩn đường ruột) đặc biệt, với lượng đủ có thể giảm triệu chứng trầm cảm, các nhà nghiên cứu gọi những probiotics đặc biệt này là “psychobiotics” để nhấn mạnh khả năng cải thiện hành vi và tâm trí của chúng.

Trục Não - ruột - hệ khuẩn chí đường ruột - mảnh ghép còn thiếu trong điều trị trầm cảm 2

Sử dụng probiotics đặc biệt là xu hướng mới trong điều trị trầm cảm

Cả nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu trên động vật đều cho thấy rằng việc bổ sung Psychobiotics làm giảm các triệu chứng trầm cảm, thậm chí đạt được những hiệu quả tương đương các liệu pháp chống trầm cảm truyền thống. Hiện nay, bổ sung psychobiotics được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm nhẹ đến vừa và phối hợp cùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị trong trường hợp trầm cảm nặng. Trường hợp trầm cảm không đáp ứng thuốc thông thường cũng có thể sử dụng thêm liệu pháp này.

Nhiều hãng dược phẩm trên thế giới đã tập trung nghiên cứu và sản xuất những chế phẩm psychobiotics để người bị trầm cảm có thể sử dụng khi cần thiết. Một chế phẩm psychobiotics tại thị trường Việt Nam người dùng có thể tham khảo là Cerebio (Ecologic Barrier).

Một số biện pháp khác để điều trị trầm cảm kháng trị

Sử dụng thêm thuốc khác
Nếu một mình thuốc chống trầm cảm không cải thiện được các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể kê một loại thuốc khác để dùng kèm theo. Các loại thuốc khác thường được sử dụng với thuốc chống trầm cảm bao gồm:

  • Lithium
  • Thuốc chống loạn thần, chẳng hạn như aripiprazole (Abilify), olanzapine (Zyprexa), hoặc quetiapine (Seroquel)
  • Hormone tuyến giáp
  • Dopamine, chẳng hạn như pramipexole (Mirapex) và ropinirole (Requip)
  • Ketamine

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung dinh dưỡng cũng có thể hữu ích, đặc biệt nếu bạn bị thiếu chất. Một số chất nên bổ sung:

  • Dầu cá hoặc axit béo omega-3
  • Acid folic
  • L-methylfolate
  • Ademetionine
  • Kẽm

Tâm lý trị liệu
Trong một số trường hợp bệnh nhân điều trị thuốc không có hiệu quả lại đáp ứng với liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) tốt hơn. Mặc dù vậy, bác sĩ của bạn có thể sẽ khuyên bạn tiếp tục dùng thuốc song song với liệu pháp tâm lý.

BS.Thu Phương

]]>
https://benhlytramcam.vn/phai-lam-gi-neu-dung-thuoc-chong-tram-cam-khong-co-hieu-qua-3489/feed/ 2
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm https://benhlytramcam.vn/nhung-tac-dung-phu-thuong-gap-cua-thuoc-chong-tram-cam-3483/ https://benhlytramcam.vn/nhung-tac-dung-phu-thuong-gap-cua-thuoc-chong-tram-cam-3483/#comments Tue, 05 Jan 2021 08:37:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3483 Sử dụng thuốc chống trầm cảm là phương pháp hiệu quả để điều trị trầm cảm mức độ nặng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm lại là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân ngừng thuốc.

Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm 1

Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Mỗi người có cơ địa và phản ứng với thuốc khác nhau, nhưng có một vài tác dụng phụ điển hình khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy…)
  • Tăng cân
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Khô miệng
  • Giảm thị lực
  • Chóng mặt
  • Tăng ý định tự tử

Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp một hoặc một số tác dụng không mong muốn kể trên, với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Cũng có trường hợp không gặp tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Thông thường, tác dụng phụ của thuốc có thể giảm hoặc biến mất sau khoảng vài tuần sử dụng.

Xử trí khi gặp tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn dễ dung nạp các tác dụng không mong muốn của thuốc hơn. Dưới đây mà một số cách chung mà bạn có thể thực hiện để giảm tác dụng phụ của thuốc:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn trong ngày để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước .
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và chất béo bão hòa
  • Ăn nhiều rau và trái cây.
  • Ghi nhật ký thực phẩm để bạn có thể xem liệu thứ bạn đang ăn có làm tăng tác dụng phụ của bạn hay không.
  • Thực hành các phương pháp thư giãn, như hít thở sâu hoặc yoga
  • Tập thể dục thường xuyên

Cách xử trí riêng cho những tác dụng phụ gặp phải:

Rối loạn tiêu hóa:

Tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu…có thể xuất hiện ngay hoặc một thời gian dài sau khi sử dụng thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể tác động tới hệ khuẩn chí đường ruột, gây mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột dẫn tới những rối loạn kể trên. Vốn dĩ hệ khuẩn chí đường ruột của người bị bệnh trầm cảm cũng đã có những xáo trộn so với người khỏe mạnh, với sự sụt giảm đáng kể của các chủng lợi khuẩn có lợi như Bifidobacterium, Lactobacilli và cũng thường hay gặp các vấn đề liên quan tới rối loạn tiêu hóa. Khi sử dụng thuốc, tình trạng rối loạn này có thể trầm trọng hơn. Để khắc phục tình trạng trên bạn có thể bổ sung thêm men vi sinh chuyên biệt, có bổ sung những chủng lợi khuẩn thiếu hụt ở người bị trầm cảm như Cerebio (Ecologic Barrier). Việc bổ sung đúng chủng loại lợi khuẩn với lượng đủ cũng được chứng minh có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm, lo âu và do đó giúp tăng hiệu quả trị bệnh.

Rối loạn tiêu hóa: 1

Sử dụng probiotics phù hợp có thể hạn chế rối loạn tiêu hóa và tăng tác dụng của thuốc chống trầm cảm

Bên cạnh đó, nếu tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy quá nặng có thể sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc cầm tiêu chảy theo đơn của bác sỹ. Chế độ ăn với các thực phẩm dễ tiêu, nhiều rau củ cũng có thể giúp giảm rối loạn tiêu hóa.

Buồn nôn

Bạn có thể hạn chế buồn nôn bằng cách ngậm thêm kẹo ngọt. Ngoài ra, bạn có thể hỏi bác sỹ về việc chuyển thời gian uống thuốc sang buổi tối, hoặc các dạng thuốc chống trầm cảm giải phóng chậm để giảm buồn nôn do thuốc.

Các vấn đề tình dục

Quan hệ tình dục ngay trước khi bạn dùng thuốc chống trầm cảm, khi nồng độ thuốc thấp nhất và ảnh hưởng của thuốc là thấp nhất. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ điều trị về những biện pháp khác có thể giúp ích, như liệu pháp estrogen hoặc thuốc điều trị rối loạn cương dương.

Các tác dụng phụ khác

Mệt mỏi: nếu bị mệt, bạn nên uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên có một giấc ngủ ngắn trong ngày để cơ thể hồi phục.

Chóng mặt: hãy di chuyển chậm, tránh đứng lên đột ngột khiến bạn bị choáng và có thể ngã. Uống thuốc chống trầm cảm trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng này.

Khó ngủ: Uống thuốc chống trầm cảm vào buổi sáng thay vì gần giờ đi ngủ, tránh sử dụng caffein và các chất kích thích. Nếu tình trạng mất ngủ nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sỹ về loại thuốc để giúp bạn ngủ ngon hơn.

Khô miệng: mang theo bình nước để bổ sung khi cần, bạn có thể nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt nhiều hơn.

Mờ mắt: sử dụng nước nhỏ mắt để duy trì độ ẩm cho mắt.

Tăng ý định tự sát: đây là một trong  những tác dụng không mong muốn nguy hiểm nhất của thuốc chống trầm cảm. Nếu có thể, bạn nên chia sẻ tình trạng của mình với người thân để có người đồng hành giúp đỡ, giám sát trong quá trình điều trị. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy có vấn đề bất ổn hoặc có ý nghĩ tự sát, hãy liên hệ ngay với bác sỹ điều trị của mình.

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm rất thường gặp trong một vài tuần đầu tiên sử dụng thuốc. Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ, tuyệt đối không ngừng thuốc mà hãy áp dụng các biện pháp kể trên để đối phó với các triệu chứng khó chịu hoặc trao đổi với bác sỹ để được tư vấn. Việc ngưng thuốc đột ngột có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn.

DS. Minh Tâm

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhung-tac-dung-phu-thuong-gap-cua-thuoc-chong-tram-cam-3483/feed/ 2