Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 29 Apr 2025 09:14:56 +0000 vi hourly 1 Vi khuẩn đường ruột: Mối liên hệ bất ngờ với trẻ tự kỷ https://benhlytramcam.vn/vi-khuan-duong-ruot-moi-lien-he-bat-ngo-voi-tre-tu-ky-4097/ https://benhlytramcam.vn/vi-khuan-duong-ruot-moi-lien-he-bat-ngo-voi-tre-tu-ky-4097/#respond Tue, 29 Apr 2025 09:14:48 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=4097 Khi nghĩ đến nguyên nhân gây ra những hành vi bất thường ở trẻ tự kỷ, hầu hết chúng ta thường nghĩ đến yếu tố di truyền hoặc phát triển thần kinh. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, một yếu tố tiềm ẩn khác đang được giới khoa học chú ý: hệ vi sinh vật đường ruột. Bạn không đọc nhầm đâu – chính những vi khuẩn sống trong bụng con người có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi và cả sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nghe thì có vẻ kỳ lạ, nhưng bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ mối liên hệ thú vị này.

Vi khuẩn đường ruột: Mối liên hệ bất ngờ với trẻ tự kỷ 1

Hệ vi sinh vật đường ruột – người bạn đồng hành thầm lặng

Trong ruột của mỗi người chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn, virus, nấm và vi sinh vật khác. Chúng không hề gây hại – ngược lại, phần lớn chúng sống “hòa bình” và giúp ích rất nhiều cho chúng ta. Hệ vi sinh vật này giúp tiêu hóa thức ăn, bảo vệ niêm mạc ruột, kích thích hệ miễn dịch và đặc biệt là… ảnh hưởng đến não bộ.

Ruột và não kết nối chặt chẽ qua một hệ thống gọi là trục não–ruột–vi sinh vật (gut–brain–microbiota axis). Thông qua dây thần kinh phế vị, các chất dẫn truyền thần kinh, hormone và thậm chí là những sản phẩm chuyển hóa từ vi khuẩn có thể gửi “tín hiệu” lên não – ảnh hưởng đến tâm trạng, nhận thức và hành vi.

Bạn có thể hiểu rằng, não và ruột không hoạt động độc lập, mà chúng có thể tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn, khi bạn bị căng thẳng, lo lắng, bạn có thể có cảm giác bồn chồn ở bụng, thậm chí là có cảm giác buồn nôn, muốn đi vệ sinh. Ngược lại, nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa, bạn rất dễ căng thẳng và cáu gắt.

Trẻ tự kỷ và những “khác biệt” trong ruột

Nhiều nghiên cứu gần đây phát hiện rằng trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ có hệ vi sinh vật đường ruột khác biệt so với trẻ phát triển bình thường. Những điểm khác biệt đó bao gồm:

  • Giảm đa dạng vi khuẩn có lợi: Ví dụ như Bifidobacterium hay Prevotella, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa viêm và trao đổi chất.

  • Tăng một số loại vi khuẩn có hại: Như Clostridium, một loại vi khuẩn có thể sản sinh độc tố làm rối loạn tín hiệu thần kinh.

  • Tỉ lệ axit béo chuỗi ngắn thay đổi: Đây là sản phẩm của quá trình lên men chất xơ, có vai trò bảo vệ não và ruột. Trẻ tự kỷ thường có mức thấp hơn so với bình thường.

Những sự thay đổi này có thể không chỉ liên quan đến các triệu chứng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến hành vi như tăng kích thích, khó tập trung, giảm tương tác xã hội.

Trẻ tự kỷ và những

Hành vi của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi… vi khuẩn?

Nghe qua thì có vẻ khó tin, nhưng có cơ sở khoa học cho điều đó. Một số vi khuẩn đường ruột có thể tạo ra hoặc kích thích sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như:

  • Serotonin – chất điều hòa tâm trạng, ngủ và cảm xúc.

  • GABA – chất giúp làm dịu thần kinh, chống lo âu.

  • Dopamine – liên quan đến động lực và sự tập trung.

Ở trẻ tự kỷ, sự mất cân bằng vi sinh có thể làm giảm những chất này, dẫn đến các biểu hiện như mất ngủ, hành vi lặp đi lặp lại, hoặc bùng phát cảm xúc.

Nghiên cứu trên chuột cho thấy khi cấy vi sinh vật từ trẻ tự kỷ vào chuột, chúng bắt đầu có những hành vi giống tự kỷ như giảm giao tiếp xã hội, lặp đi lặp lại hành vi. Điều này củng cố thêm giả thuyết rằng hệ vi sinh vật có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thần kinh.

Có thể cải thiện hành vi bằng cách “chăm sóc” hệ vi sinh vật?

Cho tới hiện nay, chúng ta đã làm được rất nhiều điều để hỗ trợ cho trẻ tự kỉ như các liệu pháp tâm lý, giáo dục đặc biệt, dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều lỗ hổng khiến các nhà chuyên môn trăn trở, và vẫn còn nhiều khó khăn đối với trẻ cũng như gia đình trong con đường giúp trẻ hòa nhập. Những phát hiện về hệ khuẩn chí đường ruột đã mở ra một hướng đi mới, tác động vào hệ vi sinh đường ruột để hỗ trợ cho quá trình can thiệp đối với trẻ tự kỉ.

Điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung prebiotic, probiotics… là những phương pháp dễ tiếp cận mà cha mẹ có thể hỗ trợ cho trẻ. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung men vi sinh với chủng loại và liều lượng thích hợp có thể cải thiện tích cực về các triệu chứng tiêu hóa và hành vi của trẻ tự kỉ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, không phải chủng lợi khuẩn nào cũng có tác dụng giống nhau và mang lại hiệu quả tốt.

Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra các chủng lợi khuẩn đặc biệt, có tác dụng mạnh lên trên hoạt động của trục não ruột, gọi là “psychobiotic”. Đây là lựa chọn phù hợp hơn so với các sản phẩm “probiotics” – men vi sinh nói chung nhờ tác dụng nổi trội trên hệ trục não ruột.

Trẻ nên được ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt vì chúng giàu chất xơ, giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi. Hạn chế thực phẩm siêu chế biến, đường tinh luyện, phụ gia.

Tự kỷ là một rối loạn tâm – thần kinh phức tạp cần được can thiệp đa chiều, từ nhiều góc độ khác nhau. Sự phát hiện mới về vai trò hệ vi sinh đường ruột trong ASD đã mở ra một cách tiếp cận mới, bổ sung thêm cùng các phương pháp hỗ trợ để mang lại sự tiến bộ tốt nhất cho trẻ mắc rối loạn này.

]]>
https://benhlytramcam.vn/vi-khuan-duong-ruot-moi-lien-he-bat-ngo-voi-tre-tu-ky-4097/feed/ 0
Trục Não –Ruột – Hệ khuẩn chí đường ruột: Phát hiện mới về cầu nối giữa thần kinh và tiêu hóa ở trẻ tự kỷ https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-he-khuan-chi-duong-ruot-phat-hien-moi-ve-cau-noi-giua-than-kinh-va-tieu-hoa-o-tre-tu-ky-4093/ https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-he-khuan-chi-duong-ruot-phat-hien-moi-ve-cau-noi-giua-than-kinh-va-tieu-hoa-o-tre-tu-ky-4093/#respond Tue, 29 Apr 2025 08:17:19 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=4093 Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy hệ tiêu hóa không chỉ là nơi hấp thụ dinh dưỡng mà còn đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tâm thần, đặc biệt ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Một trong những khám phá nổi bật nhất là sự tồn tại của “Trục Não–Ruột–Hệ khuẩn chí đường ruột” – một mạng lưới tương tác phức tạp giữa não bộ, hệ tiêu hóa và hệ khuẩn chí đường ruột. Vậy hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và chức năng nhận thức của trẻ tự kỷ như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ mối liên hệ đặc biệt này và những tiềm năng can thiệp mới đầy hứa hẹn

Trục Não –Ruột – Hệ khuẩn chí đường ruột: Phát hiện mới về cầu nối giữa thần kinh và tiêu hóa ở trẻ tự kỷ 1

Trục Não – Ruột – Hệ khuẩn chí đường ruột là gì?

Trục não–ruột–hệ khuẩn chí đường ruột (brain–gut–microbiota axis) là hệ thống liên lạc hai chiều giữa hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa và hệ vi sinh vật đường ruột. Hệ thống này bao gồm:

  • Hệ thần kinh trung ương (CNS): Não và tủy sống.

  • Hệ thần kinh ruột (ENS): Mạng lưới thần kinh trong ruột, đôi khi được gọi là “bộ não thứ hai”.

  • Hệ vi sinh vật đường ruột: Hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa.

Sự tương tác giữa não và ruột là tương tác hai chiều, qua các con đường khác nhau như thần kinh, miễn dịch và chuyển hóa. Có thể bạn sẽ khá ngạc nhiên khi biết rằng, căng thẳng tinh thần có thể ảnh hưởng tới các hoạt động ở ruột. Và bất ngờ hơn nữa là những hoạt động ở ruột, cùng với hàng triệu các chủng vi sinh tại đây lại có thể ảnh hưởng lên chức năng thần kinh, khả năng tập trung và cảm xúc của chính bạn.

Vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột trong phát triển thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột không chỉ đóng vai trò trong tiêu hóa thức ăn, mà còn tham gia vào quá trình phát triển thần kinh. Người ta nhận thấy rằng, quá trình phát triển của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ song hành cùng quá trình trưởng thành của hệ thần kinh. Đồng thời, ở tuổi già, khi hệ thần kinh thoái hóa thì hệ khuẩn chí đường ruột cũng bị suy giảm rõ rệt. Hệ vi sinh đường ruột có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương qua những cơ chế:

  • Sản xuất chất dẫn truyền thần kinh: Vi khuẩn ruột có thể sản xuất serotonin, dopamine và axit gamma-aminobutyric (GABA), ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi. Có tới hơn 90% serotonin được sản xuất tại ruột

  • Chuyển hóa axit amin: Vi khuẩn chuyển hóa tryptophan thành các hợp chất ảnh hưởng đến chức năng não.

  • Điều hòa hệ miễn dịch: Vi khuẩn ruột kích thích hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến viêm nhiễm và chức năng não.

Mối liên hệ giữa trục não–ruột–vi sinh vật và chứng tự kỷ

Mối liên hệ giữa trục não–ruột–vi sinh vật và chứng tự kỷ 1

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ tự kỷ có sự khác biệt trong hệ vi sinh vật đường ruột so với trẻ phát triển bình thường. Trẻ tự kỷ thường có ít loại vi khuẩn hơn, đặc biệt là các loài có lợi như PrevotellaCoprococcus. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu phát hiện sự gia tăng của vi khuẩn có hại ClostridiumSarcina trong ruột trẻ tự kỷ.

Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hành vi của trẻ.​ Trẻ tự kỷ thường gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và đau bụng. Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của trẻ. Ví dụ, đau bụng có thể làm trẻ trở nên kích động hoặc khó chịu hơn.

Sự bất thường  của hệ vi sinh đường ruột cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất các chất chuyển hóa và các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau, ảnh hưởng tới cơ thể. Chẳng hạn, nghiên cứu của Devika và Raman năm 2019 đã chỉ ra rằng, lợi  khuẩn Bifidobacterium spp, Bifidobacterium infantis ảnh hưởng tới việc sản xuất serotonin, hormon điều chỉnh cảm xúc và hành vi. Hay trong một nghiên cứu khác của Giri và Sharma năm 2022 cũng cho thấy, các loài Lactobacillus liên quan tới các chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện chức năng não và nâng cao tâm trạng. Những trẻ sinh mổ không được tiếp nhận khuẩn chí thông qua đường âm đạo của người mẹ có thành phần khuẩn chí khác biệt so với trẻ sinh thường, và có thể làm tăng 23% nguy cơ mắc tự kỉ.

Tiềm năng can thiệp thông qua hệ vi sinh vật

Việc điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột có thể mang lại lợi ích cho trẻ tự kỷ thông qua việc cân bằng lại hoạt động trục não ruột, cải thiện các triệu chứng tiêu hóa và hành vi. Bên cạnh việc chú ý tới chế độ ăn uống đa dạng cho trẻ, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế đường để cải thiện hệ vi sinh đường ruột thì các bậc phụ huynh cũng có thể tìm hiểu việc bổ sung thêm men vi sinh.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực vi sinh đã phát triển những công thức men vi sinh chứa các chủng lợi khuẩn tác dụng chuyên biệt trên trục não ruột, gọi là psychobiotic. Chế phẩm chứa psychobiotics được dùng cho các trường hợp gặp các rối loạn tâm thần kinh như lo âu, trầm cảm và tự kỉ để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tâm thần, kèm theo các rối loạn tiêu hóa.

​Việc điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột cũng cần kết hợp với các phương pháp giáo dục đặc biệt để đem lại kết quả tốt nhất trong cải thiện nhận thức và hành vi  cho trẻ.

Trục não–ruột–vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh ở trẻ tự kỷ. Hiểu rõ mối liên hệ này có thể mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ và điều trị toàn diện hơn cho trẻ tự kỷ trong tương lai.

]]>
https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-he-khuan-chi-duong-ruot-phat-hien-moi-ve-cau-noi-giua-than-kinh-va-tieu-hoa-o-tre-tu-ky-4093/feed/ 0
Hệ khuẩn chí đường ruột: triển vọng mới trong quản lý hội chứng tự kỷ https://benhlytramcam.vn/he-khuan-chi-duong-ruot-trien-vong-moi-trong-quan-ly-hoi-chung-tu-ky-4085/ https://benhlytramcam.vn/he-khuan-chi-duong-ruot-trien-vong-moi-trong-quan-ly-hoi-chung-tu-ky-4085/#respond Sat, 11 Jan 2025 06:34:45 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=4085

Mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột và hội chứng tự kỷ đang ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế. Việc tìm hiểu về sự tác động của hệ vi sinh vật trong đường ruột đến sự phát triển não bộ có thể giúp mở ra những hướng đi mới trong việc điều trị và quản lý hội chứng này.

Hệ khuẩn chí đường ruột: triển vọng mới trong quản lý hội chứng tự kỷ 1

Hệ vi sinh đường ruột và hội chứng tự kỷ

Hội chứng tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh rất phức tạp, thường được biểu hiện qua những khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội và các hành vi lặp lại. Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định, nhưng có nhiều yếu tố góp phần, bao gồm di truyền, môi trường, chế độ ăn uống. Và đặt biệt, trong thời gian gần đây các nhà khoa học cũng tìm thấy mối liên kết giữa mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột và sự gia tăng các hành vi ở trẻ em mắc hội chứng tự kỉ.

Sự tương tác giữa hệ khuẩn chí và hệ thần kinh: trục não – ruột

Có một mô hình gọi là “trục não – ruột” thể hiện sự kết nối giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ thần kinh. Các vi khuẩn trong đường ruột có thể gửi tín hiệu đến não bộ thông qua nhiều cơ chế khác nhau, như sản xuất hormone và chất dẫn truyền thần kinh. Sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng của hệ khuẩn chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và dẫn đến các triệu chứng của hội chứng tự kỷ.

Hệ khuẩn chí đường ruột khác biệt ở trẻ em mắc Hội chứng Tự kỷ

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em mắc hội chứng tự kỷ thường có thành phần vi sinh vật đường ruột khác biệt so với trẻ em phát triển bình thường. Những khác biệt này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hành vi của trẻ.

Trẻ em mắc hội chứng tự kỷ thường có sự suy giảm của các loại vi khuẩn có lợi như BifidobacteriumLactobacillus, trong khi lại có sự gia tăng của các loại vi khuẩn gây hại như Clostridium, Desulfovibrio. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, có từ 40-70% trẻ tự kỉ có các vấn đề ở hệ tiêu hóa theo ghi nhận từ nhiều nghiên cứu khác nhau. Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như táo bón, đau bụng, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu…

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, vi khuẩn đường ruột còn tham gia vào sự phát triển của hệ thần kinh. Chúng có khả năng sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và hành vi. Có tới trên 95% serotoni và 90% dopamin được sản xuất tại ruột. Những bất thường này có thể góp phần vào các triệu chứng của hội chứng tự kỷ. Ví dụ, một số trẻ có thể trải qua các triệu chứng như cáu gắt, lo âu hoặc thậm chí là hành vi tự gây hại, hay làm giảm tập trung chú ý.

Việc hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa hệ vi sinh đường ruột và hành vi có thể giúp phát triển những phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Hệ khuẩn chí đường ruột khác biệt ở trẻ em mắc Hội chứng Tự kỷ 1

Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột ảnh hưởng tới sự phát triển thần kinh và Hội chứng Tự kỷ bằng cách nào?

Một số cơ chế mà hệ khuẩn chí đường ruột có thể ảnh hưởng tới hội chứng tự kỉ bao gồm:

  • Hormon và chất dẫn truyền thần kinh: Vi khuẩn đường ruột sản xuất các chất như serotonin, dopamine, và gamma-aminobutyric acid (GABA), ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi, có thể góp phần làm gia tăng các triệu chứng và hành vi ở trẻ tự kỉ.
  • Tăng sản xuất độc tố: Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng axit propionic (PPA), một sản phẩm của vi khuẩn đường ruột, khi tăng cao có thể dẫn đến hành vi tự kỷ. Hay độc tố do vi khuẩn gram âm tiết ra – Lipopolysaccharides (LPS) cũng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh và gây viêm mạn tính dẫn tới tổn thương mô thần kinh.
  • Rối loạn chuyển hóa: mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột gây ra sự thay đổi trong quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển thần kinh, như axit béo chuỗi ngắn (SCFAs).
  • Viêm hệ thống: hệ vi khuẩn chí đường ruột bị rối loạn có thể làm tăng viêm nhiễm toàn cơ thể, trong đó có viêm thần kinh. Đồng thời, viêm nhiễm có thể làm suy yếu hàng rào máu não (blood-brain barrier), cho phép các chất độc hại xâm nhập vào não, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và hành vi.

Ứng dụng của liệu pháp điều chỉnh hệ khuẩn chí đường ruột trong điều trị tự kỷ

Liệu pháp điều chỉnh hệ khuẩn chí đường ruột đang trở thành một lĩnh vực hứa hẹn trong nghiên cứu và điều trị hội chứng tự kỷ. Các phương pháp như bổ sung probiotics, thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng kháng sinh có thể mở ra những hướng đi mới trong việc hỗ trợ trẻ em mắc hội chứng này.

Liệu pháp probiotic

Bổ sung probiotics đã được nghiên cứu như một phương pháp điều trị tiềm năng cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung các chủng lợi khuẩn có thể cải thiện tình trạng đường ruột và giảm bớt các triệu chứng hành vi. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại probiotic đều có hiệu quả giống nhau.

Có hàng ngàn chủng lợi khuẩn đường ruột khác nhau, và mỗi chủng loài có những đặc tính riêng biệt dựa trên đích tác dụng của chúng. Hiện nay, một số công ty dược phẩm đã phát triển các dòng men chuyên biệt dành cho các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm và tự kỷ. Chế phẩm men này sẽ bao gồm các loại vi khuẩn được chọn lọc đặc hiệu dựa trên tác dụng của chúng đối với trục Não – Ruột là tốt nhất. Những chủng lợi khuẩn này có tên gọi là psychobiotics.

Liệu pháp probiotic 1

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp điều chỉnh hệ khuẩn chí và cải thiện triệu chứng của hội chứng tự kỷ. Các chế độ ăn giàu chất xơ, trái cây, rau củ có thể hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi, từ đó cải thiện sức khỏe đường ruột và tinh thần. Tuy nhiên, cần có sự tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Sử dụng kháng sinh

Trong một số trường hợp, việc sử dụng kháng sinh có thể giúp điều trị các tình trạng rối loạn tiêu hóa liên quan đến hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra sự mất cân bằng trong hệ khuẩn chí, vì vậy cần thận trọng khi áp dụng phương pháp này.

Cấy ghép phân

Cấy ghép phân là phương pháp sử dụng hệ vi sinh của một người khỏe mạnh (lấy từ phân đã qua xử lý y khoa) để đưa vào trong đường ruột của người bệnh thông qua đường uống. Một số báo cáo ca nghiên cứu ghép phân cho trẻ tự kỉ, kết hợp can thiệp tích cực ở trẻ tự kỷ đã mang lại sự cải thiện đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, phương pháp cấy ghép phân còn khá nhiều hạn chế như nguồn cho, kỹ thuật…nên chưa được phổ biến.

Kết luận

Mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột và hội chứng tự kỷ là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị và đầy tiềm năng. Mặc dù còn nhiều thách thức trong việc hiểu rõ hơn về mối liên hệ này, nhưng những phát hiện ban đầu đã mở ra hy vọng trong việc phát triển các phương pháp điều trị mới cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ. Việc tối ưu hóa chế độ ăn uống và sử dụng probiotics có thể là những bước đi quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống cho trẻ em mắc hội chứng này.

]]>
https://benhlytramcam.vn/he-khuan-chi-duong-ruot-trien-vong-moi-trong-quan-ly-hoi-chung-tu-ky-4085/feed/ 0
Quan tâm trục não ruột – để không “buồn não ruột” https://benhlytramcam.vn/quan-tam-truc-nao-ruot-de-khong-buon-nao-ruot-4066/ https://benhlytramcam.vn/quan-tam-truc-nao-ruot-de-khong-buon-nao-ruot-4066/#respond Thu, 20 Jul 2023 09:30:29 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=4066 Đường ruột khỏe mạnh hay ốm yếu có thể ảnh hưởng tới toàn bộ phần còn lại của cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột có thể ảnh hưởng đến quá trình  tiêu hóa, hệ miễn dịch và thậm chí cả tâm trạng não nùng của chúng ta. Ruột hoạt động như thế nào và cần làm gì để có đường ruột khỏe mạnh?

Tạp chí NationalGeographic vừa có bài giải thích cập nhật và dễ hiểu về vấn đề này

Thế giới vi sinh nhỏ mà có võ

Ruột của chúng ta có hệ vi sinh vật riêng – là một cộng đồng đông đúc các sinh vật cực nhỏ gồm vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng sống trong đường ruột. Cơ thể chúng ta còn có bốn hệ vi sinh vật chính khác ở hệ hô hấp, da, đường niệu – sinh dục và khoang miệng. Cùng với nhau, hàng nghìn vi sinh vật sống ở trong và trên cơ thể, góp phần tạo nên hệ vi sinh ở con người.

Hệ vi sinh rất quan trọng với sức khỏe chúng ta nhưng nó chính xác là gì? Jusstin Sonnenburg – giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại trường Đại học y Stanford, gợi ý chúng ta hãy nghĩ về nó như một hệ sinh thái thu nhỏ: “Để hình dung về hệ vi sinh, hãy nghĩ đến một khu rừng nhiệt đới – nhưng ở quy mô cực nhỏ, nơi các loài với nhiều hình dạng và kích cỡ tập hợp lại tại các vị trí cơ thể khác nhau”.

Tuy nhỏ nhưng vi sinh vật trong cơ thể lại có tầm quan trọng vô cùng lớn. Một số chức năng đã được các nhà khoa học biết đến như là bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập, kích hoạt hệ miễn dịch và tiêu hóa thức ăn. Hầu hết các vi khuẩn đường ruột là có lợi dù cũng có những vi khuẩn có hại khác. Khi hệ vi sinh bị mất cân bằng, vi khuẩn xấu có cơ hội tung hoành, bội nhiễm, nó có thể nhiễm trùng nấm men hoặc các bệnh khác cho cơ thể.

Thế giới vi sinh nhỏ mà có võ 1

Trong các hệ vi sinh của cơ thể, hệ vi sinh đường ruột được nghiên cứu nhiều nhất. Từ những gì chúng ta đã biết, có thể kết luận các vi sinh vật ở đường ruột mà vui, khỏe thì chúng ta được vui, khỏe; còn nếu thế giới nhỏ bé này hỗn loạn, sức khỏe của chúng ta cũng lập tức bị ảnh hưởng.

Hệ vi sinh đường ruột được tạo thành từ tất cả các vi sinh vật sống trong đường ruột và dạ dày của chúng ta. Tuy nhiên, chúng tập trung nhiều nhất ở ruột kết (kết tràng) – phần dài nhất của ruột già (đại tràng). Những sinh vật cực nhỏ này, đặc biệt là vi khuẩn, giúp cơ thể phân hủy carbohydrate (thành phần cơ bản nhất trong thức ăn mà cơ thể con người sử dụng để tạo ra năng lượng), protein (chất đạm) và đường thành các chất dinh dưỡng hữu ích và xử lý chất xơ trong ruột.

Bác sĩ Gail Cresci, chuyên gia về hệ vi sinh tại khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Cleveland giải thích: “Những thứ không được tiêu hóa và hấp thụ sau khi chúng ta ăn vào đều đi xuống ruột, đến ruột già, qua ruột kết – nơi có phần lớn vi khuẩn – và trở thành thức ăn cho các vi sinh vật”.

Mối quan hệ phức tạp giữa hệ vi sinh đường ruột và sức khỏe là một thực tế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra răng thừa hoặc thiếu một số loại vi khuẩn trong ruột liên quan mật thiết với sự khởi phát của bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cũng chỉ ra ăn nhiều chất xơ giúp làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột, làm giảm lượng đường trong máu và giúp chúng ta duy trì cân nặng phù hợp.

Bác sĩ Cresci cho biết: “Khi hệ vi sinh đường ruột cân bằng, vi khuẩn tạo ra rất nhiều phân tử có lợi và chất chuyển hóa hữu ích trong cơ thể. Chẳng hạn, vitamin K, còn gọi là “vitamin đông máu”, chủ yếu do vi khuẩn đường ruột sản xuất. Acid folic, giúp cơ thể chúng ta tạo ra các tế bào mới như da, tóc và móng tay, cũng được tạo ra bởi hệ vi sinh đường ruột”.

Tuy nhiên, thế nào là hệ vi sinh đường ruột “cân bằng” thì các chuyên gia còn chưa thống nhất về định nghĩa. Theo giáo sư Purna Kashyap, chuyên gia về y sinh tại Bệnh viện Mayo Clinic, quan điểm chung được thống nhất là đường ruột khỏe thì hệ vi sinh đường ruột có độ đa dạng cao, nhưng không có dấu hiệu nhận biết chung nào về sức khỏe đường ruột. Trạng thái “bình thường” ở người này có thể không đúng với người khác.

Trục liên hệ não – ruột

Một khía cạnh phức tạp khác của hệ vi sinh đường ruột là quan hệ của nó với não, được gọi là ” trục não – ruột”. Có rất nhiều nghiên cứu mới đáng chú ý về chủ đề này.

Ruột cung cấp từ 90-95% serotonin của cơ thể. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh giúp truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh và điều chỉnh các chức năng của cơ thể như giấc ngủ, tâm trạng và tiêu hóa. Hệ vi sinh đường ruột cũng hỗ trợ sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh và hóa chất khác như dopamine và tryptamine là những hormone liên quan đến cảm giác hạnh phúc của con người.

Giáo sư Sonnenburg ví von: “Ruột là một nhà máy sản xuất thuốc trong cơ thể. Có hàng trăm, có thể là hàng nghìn hợp chất có vai trò như thuốc được sản xuất bởi các vi khuẩn đường ruột và sau đó được hệ tuần hoàn hấp thụ”.

Trục liên hệ não - ruột 1

Ruột còn có hệ thần kinh riêng. Có thể chúng ta không thường nghe về hệ thần kinh ruột nhưng nó được gọi là “bộ não thứ hai” của cơ thể. Hàng triệu tế bào thần kinh nằm trong ruột kết hoạt động tương tự như cách bộ não chúng ta hoạt động. Hệ thần kinh ruột có nhiều chất dẫn truyền thần kinh giống như não, những chất này giúp cảm nhận cơn đau và kích hoạt hệ miễn dịch. Nó cũng di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa.

Giáo sư Kashyap cho biết quan hệ giữa đường ruột có thể hoạt động hoàn toàn độc lập với bộ não nếu cần thiết”. Ông cho biết quan hệ giữa đường ruột và não tồn tại rõ ràng trước khi các nhà khoa học nghiên cứu về nó. Ví dụ có nhiều người bị tiêu chảy khi lo lắng, căng thẳng hoặc một số người bị táo bón khi chán nản.

Theo bác sĩ Cresci, giờ đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bệnh thoái hóa thần kinh như tự kỷ, Parkinson và Alzheimer đều có mối liên hệ với chứng rối loạn vi khuẩn hoặc mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Điều còn vướng mắc là các nhà nghiên cứu chưa biết cách thức hoạt động của trục não – ruột và mối liên hệ giữa não và ruột là nhân quả hay không.

Chẳng hạn, chúng ta biết những người bị trầm cảm hoặc bị rối loạn cảm xúc thường bị táo bón. “Nhưng có phải mất cân bằng vi khuẩn đường ruột ở người trầm cảm là thủ phạm gây táo bón cho họ hay chính trầm cảm, rối loạn cảm xúc là nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột?” – bác sĩ Cresci đặt vấn đề. Theo bà, mối quan hệ này chưa được chứng minh đầy đủ.  Giáo sư Sonnenburg cũng đồng ý răng các nhà khoa học vẫn chỉ mới đứng ở vong ngoài trong hành trình tìm hiểu về quan hệ giữa não và đường ruột.

Tránh “bệnh từ miệng vào”

Tránh

Hệ vi sinh đường ruột có vai trò quan trọng trong đảm bảo sức khỏe thể chất của chúng ta. Vậy làm thế nào để có một hệ vi sinh khỏe hoặc cân bằng lại nó sau khi ăn uống vô tội vạ? Lời ông bà xưa nói rằng “bệnh từ miệng vào” không sai ở khía cạnh những gì chúng ta ăn uống vào đều ảnh hưởng ruột của cơ thể. Chẳng hạn, với thức ăn có nhiều đường và ít chất xơ, cơ thể tiêu hóa nhanh hơn. Do đó, quá trình này không để lại nhiều chất dinh dưỡng cho hệ vi sinh đường ruột tiêu thụ, trong khi đường dư thừa có thể nuôi vi khuẩn gây bệnh. Hoặc một ví dụ khác, thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu.

Theo bác sĩ Cresci, hệ vi sinh đường ruột có khả năng phục hồi và sẽ phục hồi tương đối nhanh. Trong các ví dụ trên, nếu chúng ta ăn uống lành mạnh trở lại hoặc ngừng dùng thuốc, các vi sinh vật đường ruột sẽ khỏe lại. Điều đó cũng có nghĩa một chế độ ăn  uống lành mạnh lâu dài mới thực sự duy trì hoặc cải thiện hệ vi sinh đường ruột lâu dài.

Các chuyên gia khuyên chúng ta nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, như ngũ cốc, rau và các loại đậu. Bạn cũng nên kết hợp các loại thực phẩm lên men, như kim chi, nấm sữa kefir, dưa cải…vì các thực phẩm này chứa men vi sinh – là các vi sinh vật sống có thể làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh trong ruột. Chúng ta cũng nên kiểm soát lượng đường ăn/uống vào ở mức thấp và kết hợp nó với chất xơ, như ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây.

Hồng Vân

Tuổi trẻ cuối tuần số 27-2023, ngày 16-7-2023

]]>
https://benhlytramcam.vn/quan-tam-truc-nao-ruot-de-khong-buon-nao-ruot-4066/feed/ 0
Bổ sung postbiotics cho đường ruột – triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi https://benhlytramcam.vn/bo-sung-postbiotics-cho-duong-ruot-trien-vong-moi-giup-benh-nhan-tram-cam-va-dieu-tri-hp-mau-khoi-4015/ https://benhlytramcam.vn/bo-sung-postbiotics-cho-duong-ruot-trien-vong-moi-giup-benh-nhan-tram-cam-va-dieu-tri-hp-mau-khoi-4015/#comments Tue, 20 Sep 2022 08:56:40 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=4015 Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng trong “đối thoại” não – ruột qua các đường thần kinh, miễn dịch và chuyển hóa. Sử dụng probiotics để điều trị các rối loạn tâm thần kinh và tiêu hóa là một hướng can thiệp điều trị mới nhiều triển vọng.

Sáng 18/9, gần 500 bác sĩ ở TPHCM và miền Đông, miền Tây Nam Bộ đã tham dự hội thảo khoa học “Probiotics – Postbiotics: Tiếp cận mới trong xử trí lâm sàng bệnh lý đường tiêu hóa”, do Hội Khoa học Tiêu hóa phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô tổ chức, với 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 1

Phát biểu khai mạc hội thảo, BS.CK2 Trần Kiều Miên – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM cho biết: “Hội Khoa học Tiêu hóa đã tổ chức rất nhiều buổi hội thảo nhưng vấn đề vi sinh đường tiêu hóa chưa được đi sâu. Trong các hội nghị tiêu hóa quốc tế vừa qua ở Mỹ và châu Âu đều đề cập đến rối loạn vận động, trầm cảm và những vấn đề COVID-19 để lại.

Như vậy ngoài bệnh lý thực thể đường tiêu hóa mà các bác sĩ vẫn đang thực hành thì còn có vai trò của hệ vi sinh đường tiêu hóa, dọc suốt từ miệng cho tới hậu môn, mỗi một đoạn lại có những vi sinh khác nhau. Vì vậy các BS phải có chiến lược điều trị đúng đắn đối với từng loại rối loạn tiêu hóa”.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 2BS.CK2 Trần Kiều Miên – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM

Để làm được điều đó, các bác sĩ cần nắm rõ về phân loại và cơ chế tác dụng của các loại vi khuẩn, xử lý những tổn thương do vi khuẩn trên đường tiêu hóa như thế nào, tiếp cận bệnh nhân có rối loạn tâm lý kèm rối loạn tiêu hóa ra sao… 3 báo cáo viên sẽ lần lượt trình bày những vấn đề này.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 3TS.BS Phạm Hùng Vân – Chủ tịch hội Vi sinh lâm sàng TPHCM

Ở bài báo cáo đầu tiên, “Prebiotics, probiotics và postbiotics tổng quan về phân loại và cơ chế tác dụng” – TS.BS Phạm Hùng Vân – Chủ tịch hội Vi sinh lâm sàng TPHCM đưa ra những thông tin tổng quan và chi tiết về: hệ vi khuẩn ruột tác động đến nhiều cơ quan, loạn khuẩn ruột là gì, hậu quả của loạn khuẩn trên ruột, hậu quả của loạn khuẩn ruột trên các cơ quan ngoài ruột và hệ thần kinh, cách thức prebiotics tác động lên trục não – ruột (qua 3 con đường: thần kinh, nội tiết, miễn dịch), psychobiotic khôi phục được tương tác trục não – ruột, tác dụng và vị trí tác động của probiotics, hiệu quả phối hợp toàn diện của probiotics đa chủng, so sánh postbiotics với prebiotics – synbiotic – probiotic – pharmabiotic, cơ chế tác động của dịch nổi…

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 4

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 5

Khi đề cập đến loạn khuẩn ruột, TS Hùng Vân có giải thích về “rò rỉ ruột” hay “ruột rỉ” (leaky gut), đây là tình trạng mất toàn vẹn của ruột, dẫn đến hiện tượng phóng thích tế bào gây viêm vào máu, ảnh hưởng lên thần kinh. Ông cũng nhấn mạnh: để đánh giá tình trạng loạn khuẩn ruột của bệnh nhân thì cần phân tích toàn bộ hệ vi khuẩn chứ không chỉ cấy phân mà đánh giá được.

TS Hùng Vân kết luận: hệ vi sinh đường ruột là một cơ quan lớn và rất quan trọng trong cơ thể, chi phối hoạt động của nhiều cơ quan khác. Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến hệ quả cho hoạt động của nhiều cơ quan khác của cơ thể. Prebiotics, probiotics và postbiotics là một giải pháp mà y học có thể tiếp cận để điều trị hay ngăn ngừa rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Các hiểu biết về ý nghĩa cũng như cơ chế của các biotic này là rất cần thiết.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 6TSKH Nguyễn Văn Sa – Giám đốc Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản

Tiếp theo, TSKH Nguyễn Văn Sa – Giám đốc Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản trình bày bài báo cáo thứ hai: “Postbiotics trong điều trị bệnh do H.pylori” gồm các nội dung: những thách thức trong điều trị bệnh do H.pylori, các nghiên cứu gần đây về vai trò của probiotics/postbiotics trong điều trị HP, L. johnsonii 1088 – giải pháp giúp vượt qua khó khăn trong điều trị HP.

Định nghĩa theo báo cáo đồng thuận Hiệp hội Khoa học thế giới về probiotics và prebiotics 2019:Probiotics: vi khuẩn sống mà khi sử dụng ở liều lượng nhất định mang lại lợi ích cho sức khỏe

Postbiotics (các tên gọi khác: paraprobiotics, heat-killed probiotics, non-viable probiotics, tyndallized probiotics, biogenics): chế phẩm từ vi sinh vật đã được làm chết mà mang lại lợi ích cho sức khỏe. Postbiotics có thể chứa hoặc không chứa chất chuyển hóa của probiotics.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 7

Sau khi đưa ra các nghiên cứu, so sánh, đánh giá… về tác dụng của việc bổ sung postbiotics vào liệu trình điều trị HP, TS Sa đưa ra kết luận: postbiotics (vi khuẩn đã được làm chết) có thể đem lại lợi ích tương tự như probiotics. Probiotics/ postbiotics L. johnii 1088 có khả năng làm tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc. L. johnii 1088 làm giảm tiết axit dạ dày và giúp cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. L. johnii 1088 có thể giúp ích giải quyết 3 thách thức trong điều trị HP (triệu chứng dai dẳng sau điều trị, tác dụng phụ do thuốc, HP đề kháng kháng sinh).

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 8PGS.TS.BS Quách Trọng Đức – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Phó chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM

“Trầm cảm và lo âu ở bệnh tiêu hóa và vai trò của postbiotics” là bài báo cáo cuối cùng, do PGS.TS.BS Quách Trọng Đức – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Phó chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM trình bày, gồm 3 nội dung: 1. Tần suất và mức độ trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa chức năng; 2. Trục não ruột và vai trò của vi khuẩn chí đường ruột; 3. Ứng dụng probiotics trong điều trị trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa chức năng: y học chứng cứ đến 2022.

Kết thúc bài báo cáo, PGS.TS.BS Quách Trọng Đức đưa ra các luận điểm: Trầm cảm và lo âu rất thường gặp ở bệnh nhân tiêu hóa. Trục não – ruột đóng vai trò chính yếu giúp giải thích các rối loạn tâm thần kinh và rối loạn tiêu hóa xảy ra trên cùng bệnh nhân. Vi khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng trong “đối thoại” não – ruột qua các đường thần kinh, miễn dịch và chuyển hóa, nhấn mạnh thuật ngữ mới: “trục não – ruột – vi khuẩn chí”. Sử dụng probiotics để điều trị các rối loạn tâm thần kinh và tiêu hóa là một hướng can thiệp điều trị mới nhiều triển vọng.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 9

PGS Đức cho biết thêm: “Trước dịch COVID-19 Hội đã tổ chức một hội thảo tương tự như hôm nay. Nhìn lại những gì chúng ta đã biết trước đây sau 3 năm thì 2 bài báo cáo của thầy Phạm Hùng Vân và TS Nguyễn Văn Sa đã cung cấp rất nhiều thông tin cần cập nhật, kể cả những khái niệm mới như postbiotic, pharmabiotic trước đây chưa nghe nói nhiều, và còn có những thử nghiệm lâm sàng rất quý… đã giúp các bác sĩ hiểu thêm về vi sinh ứng dụng và vi sinh lâm sàng. Thành tựu của nhóm nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Sa cũng là niềm tự hào của người Việt khi có những sản phẩm được công bố với quốc tế.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 10

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 11

Năm 1982, vi khuẩn H.pylori được tìm ra khi 2 nhà khoa học Robin Warren và Barry Marshall phân lập được chủng vi khuẩn mới từ mẫu sinh thiết dạ dày của một bệnh nhân loét hành tá tràng. 1 năm sau đó, 2 thầy trò đã nuôi cấy thành công chủng vi khuẩn này, công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet nhưng người ta vẫn không tin nổi là có một loại vi khuẩn sống được trong môi trường axit của dạ dày và gây bệnh. Hơn 20 năm sau, mối liên quan giữa vi khuẩn HP với viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày mới được chứng minh và đó thật sự là một cuộc cách mạng, đem đến giải Nobel cho 2 thầy trò.

PGS Quách Trọng Đức nhận định: “Hiện nay chúng ta đang đứng trước ánh bình minh của cuộc cách mạng mới, vẫn còn nhiều thứ cần phải làm. Chúng tôi mong có những kết nối thường xuyên, cập nhật thường xuyên về mặt kiến thức giữa các nhà nghiên cứu vi sinh và các bác sĩ để hiểu rõ hơn về probiotics, postbiotics, từ đó ứng dụng trong lâm sàng để điều trị tốt hơn cho bệnh nhân”.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 12

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 13

Hồng Nhung – AloBacsi

]]>
https://benhlytramcam.vn/bo-sung-postbiotics-cho-duong-ruot-trien-vong-moi-giup-benh-nhan-tram-cam-va-dieu-tri-hp-mau-khoi-4015/feed/ 2
Trục não ruột: cơ chế hoạt động và vai trò của probiotic đối với hoạt động trục não ruột https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-co-che-hoat-dong-va-vai-tro-cua-probiotic-3995/ https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-co-che-hoat-dong-va-vai-tro-cua-probiotic-3995/#respond Mon, 18 Jul 2022 03:50:30 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3995 Trục não ruột là một khái niệm để chỉ mối tương tác giữa não bộ và đường ruột. Nhiều bệnh lý hiện nay như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn dạ dày – ruột chức năng…được cho là có liên quan tới rối loạn hoạt động của trục não ruột.

Trục não ruột: cơ chế hoạt động và vai trò của probiotic đối với hoạt động trục não ruột 1

Trục não ruột là gì?

Trục não-ruột đề cập đến dòng thông tin 2 chiều giữa đường ruột và hệ thần kinh trung ương. Tương tác hai chiều này liên quan đến nhiều con đường khác nhau như con đường thần kinh, miễn dịch, chuyển hóa. Đó là một mạng lưới rất phức tạp, có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như môi trường, căng thẳng, thuốc kháng sinh, thậm chí là quá trình mang thai, sinh nở ở phụ nữ…

Hệ vi sinh vật đường ruột là một phần quan trọng của kết nối ruột-não này. Nó phát triển đồng thời với hệ thống thần kinh trung ương và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chức năng của thần kinh trung ương. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy rối loạn hệ vi sinh đường ruột có thể có một vai trò quan trọng trong nhiều bệnh tâm thần và thần kinh.

Khi hệ khuẩn chí mất cân bằng, hoạt động trục não ruột bị rối loạn có thể làm cho hàng rào vật lý giữa hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch yếu đi. Khi hàng rào máu não này bị rò rỉ, nó có thể dẫn đến tình trạng viêm thần kinh. Viêm thần kinh liên quan đến đường ruột có có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh như đa xơ cứng, đột quỵ, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Bên cạnh đó, rối loạn hoạt động của trục não bộ bị rối loạn còn có thể thúc đẩy tình trạng béo phì thông qua việc gây ra những sự thay đổi về trao đổi chất, kiểm soát cảm giác no và hành vi ăn uống của chúng ta. Một nghiên cứu năm 2020 gần đây đã chứng minh tín hiệu bị gián đoạn trong trục não ruột có thể tạo ra sự ưa thích mạnh mẽ đối với hương vị của đường.

Trục não ruột hoạt động theo 3 con đường khác nhau:

Dây thần kinh phế vị

Ruột - Não bộ thứ hai của con người

Ruột của chúng ta chứa gần 500 triệu tế bào thần kinh, được kết nối với não thông qua các dây thần kinh. Dây thần kinh phế vị là một trong những dây thần kinh lớn nhất kết nối đường tiêu hóa với hệ thần kinh và đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó có tác động trên phạm vi rộng đối với chứng viêm và thành phần hệ vi sinh vật trong ruột. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới chức năng của dây thần kinh phế vị. Ví dụ, căng thẳng tâm lý đặc biệt có hại với dây thần kinh phế vị và đã được chứng minh có liên quan đến sự phát triển của các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột.

Chất dẫn truyền thần kinh

Ruột và não cũng giao tiếp thông qua các chất dẫn truyền thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh do não tổng hợp có liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc, trạng thái tâm lý, khả năng tập trung ghi nhớ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hợp chất này cũng có thể đóng một vai trò quan trọng đối với đường ruột. Các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine, epinephrine, dopamine và serotonin có thể điều chỉnh và kiểm soát không chỉ lưu lượng máu mà còn ảnh hưởng đến nhu động ruột, sự hấp thu chất dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch đường tiêu hóa và hệ vi khuẩn chí đường ruột.
Nhiều chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm duy trì sức khỏe tâm thần của chúng ta, thực sự được sản xuất bởi các tế bào ruột hoặc bởi các vi khuẩn đường ruột.

Theo tiến sĩ Jess Braid: “Ruột sản xuất 90% hormone hạnh phúc serotonin, 50% dopamine tìm kiếm niềm vui, melatonin – hormone giấc ngủ và oxytocin, hormone âu yếm. Khi sự cân bằng của các sinh vật trong ruột của chúng ta bị sai lệch, nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của chúng ta.”

Vi khuẩn đường ruột, chất dẫn truyền thần kinh và rối loạn tâm thần ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tạo thành mối quan hệ tam giác. Các chất dẫn truyền thần kinh không được điều chỉnh có thể góp phần vào sự khởi phát và tiến triển của các bệnh viêm ruột và tình trạng thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh  Alzheimer và bệnh Parkinson.

Chất chuyển hóa do vi khuẩn tạo ra

Vi khuẩn đường ruột tạo ra một số chất hóa học ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ của chúng ta. Quá trình lên men của vi khuẩn đối với chất xơ thực phẩm tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) như butyrate, propionat và axetat. Các hợp chất này giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa và giảm nguy cơ phát triển bệnh béo phì và bệnh tiểu đường type 2. Các axit béo chuỗi ngắn có thể di chuyển qua hàng rào máu não và do đó có tác động đến cấu trúc và chức năng của não. SCFA butyrate đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa ruột và não, bảo vệ não chống lại tình trạng viêm cấp thấp. Butyrate cũng là nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho các tế bào lót trong ruột và có nhiều tác dụng thúc đẩy sức khỏe đối với hệ thần kinh của đường tiêu hóa.

Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột và sức khỏe tâm thần

Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột và sức khỏe tâm thần 1

Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột và viêm đường ruột có liên quan tới nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần. Bằng chứng mới cho thấy rằng vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ và luồng thông tin qua thần kinh trục não ruột. Sức khỏe đường ruột kém có thể góp phần vào sự khởi phát và tiến triển của trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn phổ tự kỷ, chứng đau nửa đầu và động kinh.

Có một mối liên hệ đáng kể giữa trục ruột-não và mức độ nhạy cảm của chúng ta với căng thẳng. Căng thẳng mãn tính có thể gây ra các đợt trầm cảm và lo lắng. Người ta suy đoán rằng những người có sức khỏe đường ruột tốt có thể chịu được áp lực tốt hơn những người phải vật lộn với nó. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra những thay đổi trong thời kỳ đầu đời đối với hệ vi sinh vật đường ruột do tiếp xúc với kháng sinh, thiếu bú mẹ, sinh mổ, nhiễm trùng, tiếp xúc với căng thẳng và các ảnh hưởng môi trường khác có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài về sinh lý liên quan đến căng thẳng và hành vi.

Cải thiện hoạt động trục não ruột bằng cách bổ sung probiotic

Probiotics là các chủng vi khuẩn sống, khi bổ sung với lượng vừa đủ sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, probiotic có thể điều chỉnh các rối loạn thần kinh và tâm thần thông qua trục ruột-não. Các loại men vi sinh ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương thường được gọi là “spychobiotic”. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy những “psychobiotic” này có thể cải thiện các chức năng nhận thức cũng như các triệu chứng căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

Mặc dù probiotic có thể được bổ sung từ các thực phẩm lên men (sữa chua, dưa,…), nhưng bạn nên lựa chọn những chế phẩm probiotic được sản xuất chuyên biệt cho trục não ruột nếu đang gặp phải các vấn đề liên quan. Đây là những chế phẩm được bào chế riêng, gồm các chủng “psychobiotic” có tác dụng điều hòa trục não ruột, qua đó cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa dai dẳng, hội chứng ruột kích thích và rối loạn tâm thần kinh như lo âu, trầm cảm.

 

 

]]>
https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-co-che-hoat-dong-va-vai-tro-cua-probiotic-3995/feed/ 0
Vai trò của probiotic đối với sức khỏe https://benhlytramcam.vn/vai-tro-cua-probiotic-doi-voi-suc-khoe-3982/ https://benhlytramcam.vn/vai-tro-cua-probiotic-doi-voi-suc-khoe-3982/#respond Mon, 25 Apr 2022 10:14:05 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3982 Những nghiên cứu ngày càng sâu rộng cho thấy, hệ khuẩn chí đường ruột đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sức khỏe của cơ thể. Chính vì vậy mà trong thời gian gần đây, việc sử dụng lợi khuẩn đường ruột, hay còn gọi là probiotic nhằm mục tiêu phòng ngừa và điều trị bệnh tật đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Vai trò của probiotic đối với sức khỏe 1

Vai trò của probiotic đối với sức khỏe

Theo định nghĩa của tổ chức tiêu hóa thế giới (WGO), probiotics là những vi khuẩn sống, khi bổ sung với số lượng vừa đủ sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe. Những lợi ích mà probiotic có thể đem lại được dựa trên vai trò của hệ vi khuẩn chí đường ruột đối với sức khỏe con người. Những nghiên cứu chỉ ra, hệ vi khuẩn chí đường ruột đóng 5 vai trò chính đối với cơ thể:

1. Vai trò hàng rào bảo vệ

Hệ khuẩn chí đường ruột bao gồm các vi khuẩn, vi nấm sống tại bề mặt niêm mạc đường ruột. Chúng cạnh tranh vị trí bám và cạnh tranh chất dinh dưỡng sẵn có với các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Đồng thời, vi khuẩn đường ruột cũng tiết ra các chất kháng khuẩn như bacteroicin để ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn có hại khác.

2. Vai trò biến dưỡng

Hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa, bao gồm:

  • Tiêu hóa thức ăn
  • Sản xuất ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFAs)
  • Sản xuất các dưỡng chất thiết yếu như B12, vitamin K, folate…)

Chính vì vậy mà người bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột có thể xuất hiện tình trạng ăn kém (thiếu B12) hoặc khó tiêu. Rối loạn hệ khuẩn chí cũng liên quan tới nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa khác như IBS, Crohn…

3. Vai trò đối với hệ miễn dịch

Vi khuẩn đường ruột đóng vai trò tối quan trọng trong việc hình thành hệ miễn dịch và kích hoạt các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Chúng tham gia vào việc sản xuất interferon gama, tăng cường miễn dịch thông qua kháng thể đặc hiệu IgA, IgG, IgM và các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

Khi vừa chào đời, em bé sẽ được tiếp nhận hệ vi khuẩn đầu tiên từ người mẹ qua đường âm đạo (nếu sinh thường) và qua tiếp xúc da với mẹ. Qua quá trình phát triển, hệ khuẩn chí của em bé được làm phong phú thêm và nếu xảy ra sự mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, đặc biệt trong những năm tháng đầu đời có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ. Nghiên cứu cho thấy, trẻ em sử dụng kháng sinh trong vòng 1-2 năm đầu đời sẽ dễ mắc một số loại bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

4. Vai trò đối với chuyển hóa

Vi khuẩn đường ruột không chỉ tham gia vào tiêu hóa thức ăn và sản xuất ra các chất dinh dưỡng thiết yếu mà chúng còn tham gia quá trình sản xuất hoặc điều hòa một số loại nội tiết tố trong cơ thể. Các  nghiên cứu cho thấy, nhiều bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, xơ gan…có liên quan tới hoạt động của hệ khuẩn chí đường ruột.

4. Vai trò đối với chuyển hóa 1

Nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn đường ruột với bệnh béo phì của Cox và cộng sự năm 2014

Một nghiên cứu khá thú vị được thực hiện bởi Cox LM và cộng sự năm 2014 cho thấy, khi phá vỡ hệ khuẩn chí bảo vệ của chuột trong những ngày đầu đời, chúng có xu hướng bị béo phì. Để kiểm chứng ảnh hưởng của hệ khuẩn chí đường ruột đối với việc phát triển bệnh béo phì, người ta tiếp tục lấy hệ vi khuẩn chí của những con chuột bị béo phì này đem cấy sang những con chuột ở nhóm chứng. Kết quả sau một thời gian những con chuột này cũng phát triển tình trạng béo phì. Một nghiên cứu khác thực hiện tại Newzeland năm 2020 cho thấy, trẻ em sử dụng kháng sinh trong 1-2 năm đầu đời có xu hướng có chỉ số BMI cao hoặc có nguy cơ béo phì nhiều hơn so với trẻ sử dụng kháng sinh muộn (4-5 tuổi).

5. Vai trò đối với sức khỏe tâm thần

Vi khuẩn đường ruột tham gia vào sản xuất và điều tiết nhiều chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, GABA…có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Có rất nhiều bằng chứng về sự mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột ở những bệnh nhân mắc các bệnh về tâm thần kinh, đặc biệt là người bị rối loạn lo âu, trầm cảm,  Alzeihmer, trẻ tự kỉ,…

Việc tác động lên hệ khuẩn chí đường ruột bằng cách bổ sung lợi  khuẩn phù hợp (gọi là psychobiotics) hiện nay là xu thế mới rất triển vọng trong phòng ngừa và điều trị các rối loạn tâm thần.

Stress tâm lý và những nguy cơ

Xu hướng phát triển các công thức probiotics đặc hiệu cho từng bệnh lý chuyên biệt

Nếu như trước đây, việc bổ sung probiotic được sử dụng chủ yếu để cải thiện các rối loạn về tiêu hóa thì hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu probiotics đã rộng mở hơn rất nhiều, với các ứng dụng trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về miễn dịch, tâm thần kinh…

Probiotic được xác định bởi chi, loài và chủng. Mỗi chủng probiotics tuy cùng loài nhưng có thể có những tác dụng đặc hiệu rất khác nhau (ví dụ Bifidobacterium lactis W51 và Bifidobacterium lactis W51 là 2 chủng vi khuẩn khác nhau mặc dù cùng loài Bifidobacterium lactis). Vì vậy, xu thế hiện nay các nhà nghiên cứu tập trung vào xác định tác dụng chính của chủng probiotics, từ đó lựa chọn các chủng probiotics để xây dựng thành một công thức cho chỉ định điều trị đặc hiệu. Như vậy, với mỗi bệnh lý khác nhau, sẽ có 1 công thức probiotics chuyên biệt có hiệu quả tốt.

Xu hướng phát triển các công thức probiotics đặc hiệu cho từng bệnh lý chuyên biệt 1

WinClove tại Hà Lan là một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về probiotics. Đơn vị này tập trung và phát triển những công thức probiotics đa chủng đặc hiệu cho từng chỉ định. Một số công thức probiotics của WinClove được sử dụng rộng rãi trên thị trường thế giới như Ecologic Barrier dùng cho các rối loạn tâm thần (stress, lo âu, trầm cảm…); EcologicAAD dùng cho tiêu chảy do kháng sinh, Ecologic Panda dùng cho bệnh dị ứng…

Như vậy, cùng với việc hiểu sâu hơn về hệ khuẩn chí đường ruột và vai trò của hệ khuẩn chí đường ruột với sức khỏe, các công thức probiotic cao cấp trên thị trường đã phát triển hoàn thiện hơn và phù hợp cho từng bệnh lý, đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho người bệnh.

]]>
https://benhlytramcam.vn/vai-tro-cua-probiotic-doi-voi-suc-khoe-3982/feed/ 0
Đau dây thần kinh dạ dày là gì? https://benhlytramcam.vn/dau-day-than-kinh-da-day-la-gi-3977/ https://benhlytramcam.vn/dau-day-than-kinh-da-day-la-gi-3977/#respond Fri, 01 Apr 2022 10:10:24 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3977 Thực tế, đau dây thần kinh dạ dày không phải là một từ chính xác trong chẩn đoán bệnh, đây là cách gọi “nôm na” của bệnh đau dạ dày do các nguyên nhân tâm lý như stress, lo âu hoặc trầm cảm.Đau dây thần kinh dạ dày là gì? 1

Thần kinh tác động tới hoạt động của dạ dày như thế nào?

Hoạt động bài tiết acid dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh:

  • Thần kinh nội tại: là các đám rối Meissner nằm ngay dưới niêm mạc dạ dày, đám rối này làm bài tiết dịch vị dưới tác dụng kích thích của thức ăn trong dạ dày hoặc từ những kích thích của thần kinh trung ương.
  • Thần kinh trung ương: là dây thần kinh phế vị, hay còn gọi là dây thần kinh số X. Dây thần kinh X làm bài tiết dịch vị dưới tác dụng kích thích của 2 loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, các tác nhân gây nên 2 phản xạ này tương tự như trong cơ chế bài tiết nước bọt.

Như vậy, hoạt động bài tiết acid dạ dày phụ thuộc rất lớn vào các tín hiệu dẫn truyền thần kinh. Khi bị căng thẳng, cơ thể của chúng ta bật chế độ “chiến hay chạy” (Fight or Flight) – đây là một chế độ khá hữu ích giúp con người có thể sinh tồn dưới những điều kiện nguy hiểm. Ở chế độ này, các hóa chất trong cơ thể được bài tiết ra nhằm tăng tuần hoàn máu tới tim và não bộ để 2 cơ quan này hoạt động với công suất tối đa. Tuy nhiên, chính điều này sẽ làm giảm lưu lượng máu xuống đường tiêu hóa. Đồng thời, stress cũng kích hoạt dây thần kinh phế vị làm dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn. Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, kéo dài sẽ làm lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị ăn mòn, dẫn tới viêm loét dạ dày. Đồng thời, stress kéo dài cũng làm rối loạn nhu động co bóp của dạ dày, gây ra tình trạng ăn khó tiêu, buồn nôn, nôn, trào ngược dạ dày thực quản.

Phân biệt đau dây thần kinh dạ dày với đau dạ dày thông thường?

Đau dây thần kinh dạ dày hay đau dạ dày thực tế cùng chỉ một loại bệnh đó là viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, điểm khác biệt là nguyên nhân gây đau dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác nhau gồm: nhiễm khuẩn HP, stress, sử dụng thuốc (corticoid, NSAIDs), sử dụng rượu bia. Đau dây thần kinh dạ dày chính là viêm loét dạ dày do stress gây ra.

Người bệnh bị đau dây thần kinh dạ dày thường có các đặc điểm:

  • Người bệnh được chẩn đoán mắc viêm loét dạ dày và không bị nhiễm khuẩn HP; hoặc nhiễm khuẩn HP đã được tiệt trừ nhưng không khỏi đau dạ dày
  • Người bệnh bị đau dạ dày mặc dù chế độ sinh hoạt lành mạnh, không dùng rượu bia
  • Đa số các trường hợp bị viêm dạ dày dai dẳng, điều trị không khỏi dứt điểm
  • Người bệnh có biểu hiện căng thẳng hoặc lo lắng, mất ngủ
  • Có các triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu/trầm cảm như: mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh, đau đầu, vã mồ hôi…

Điều trị chứng đau dây thần kinh dạ dày

Điều trị chứng đau dây thần kinh dạ dày 1

Thông thường, hầu hết các trường hợp đau dây thần kinh dạ dày có thể điều trị nội khoa (tức là điều trị bằng thuốc), kết hợp chế độ sinh hoạt, tập luyện thích hợp. Khi được chẩn đoán đau dây thần kinh dạ dày, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị viêm dạ dày kết hợp các biện pháp hoặc thuốc để giảm căng thẳng, lo lắng.

  • Đối với trường hợp bị căng thẳng, lo âu mức độ nhẹ: ưu tiên người bệnh tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc để tránh căng thẳng. Người bệnh cũng có thể lựa chọn các chế phẩm hỗ trợ để giảm lo âu. Hiện nay, một loại chế phẩm được ưu tiên sử dụng cho những người đau dạ dày do stress đó là loại probiotics (men vi sinh) điều hòa trục não ruột Cerebio. Đây là chế phẩm chứa hỗn hợp probiotics có tác dụng điều hòa hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh giữa não bộ và đường tiêu hóa, qua đó vừa giúp giảm căng thẳng, lo lắng, vừa cải thiện được các rối loạn ở đường tiêu hóa. Liệu pháp này được đánh giá là an toàn, đem lại hiệu quả cao cho người bị đau dây thần kinh dạ dày. Bạn có thể tìm hiểu thêm về loại probiotic này Tại đây.
  • Trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu mức độ nặng hoặc có trầm cảm: người bệnh có thể được kê đơn thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm. Cần lưu ý các thuốc này có thể có tác dụng phụ và phải sử dụng theo đúng liều lượng cũng như lộ trình của bác sĩ kê đơn.
  • Người bệnh nên: tập thể dục thường xuyên, tránh công việc quá căng thẳng, hạn chế thức khuya, không sử dụng rượu và các chất kích thích.

Ngoài ra, phương pháp điều trị ngoại khoa có thể được áp dụng trong các trường hợp bị đau dạ dày do stress không đáp ứng điều trị nội khoa, người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh như xuất huyết, thủng dạ dày, ung thư dạ dày – thực quản. Theo phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt dây thần kinh phế vị để hạn chế ảnh hưởng từ thần kinh trung ương xuống dạ dày của người bệnh. Tất nhiên, can thiệp ngoại khoa cũng sẽ kèm theo những nguy cơ rủi ro nhất đinh. Do vậy, người bệnh cần thảo luận kĩ với bác sĩ để quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu thêm về chứng đau dây thần kinh dạ dày. Nếu cần tư vấn kĩ hơn, bạn có thể để lại câu hỏi hoặc gọi chúng tôi theo số hotline 0981.966.152.

DS. Quỳnh Anh

 

]]>
https://benhlytramcam.vn/dau-day-than-kinh-da-day-la-gi-3977/feed/ 0
Lưu ý những tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm https://benhlytramcam.vn/luu-y-nhung-tac-dung-phu-cua-thuoc-dieu-tri-roi-loan-lo-au-va-tram-cam-3968/ https://benhlytramcam.vn/luu-y-nhung-tac-dung-phu-cua-thuoc-dieu-tri-roi-loan-lo-au-va-tram-cam-3968/#comments Tue, 29 Mar 2022 01:42:30 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3968 Gần đây, các nhà nghiên cứu Đại học Tâm thần Hoàng Gia Anh đưa ra lời khuyên nên hạn chế kê đơn thuốc chống trầm cảm cũng như sử dụng trong thời gian ngắn hơn, bởi mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ liên quan tới sử dụng các loại thuốc này.

Lưu ý những tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm 1

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu – trầm cảm và tác dụng phụ

Có một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm, trong đó phổ biến nhất là loại: thuốc ức chế hấp thu tái chọn lọc serotonin, thuốc ức chế hấp thu tái chọn lọc serotonin-norepinephrine, thuốc an thần, thuốc chẹn beta.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm phổ biến thường được sử dụng là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin – norepinephrine. Thuốc chống trầm cảm được dùng để điều trị bệnh trầm cảm nặng và cũng thường được kê đơn cho bệnh nhân người mắc chứng lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

SSRI hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào thần kinh trong não tái hấp thu serotonin. Đây là một hóa chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng. Các thuốc này bao gồm: citalopram, escitalopram, fluoxetine, paroxetine, sertraline… Những loại thuốc này thường cần 2 – 6 tuần để bắt đầu có hiệu quả, nhưng chúng không có tác dụng với tất cả mọi người.

SNRI hoạt động bằng cách giảm sự tái hấp thu của não đối với các hóa chất serotonin và norepinephrine. Một số SNRI như: duloxetine, venlafaxine… Cũng như các thuốc SSRI, SNRI có thể mất vài tuần để có hiệu lực.

Những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng các loại thuốc này bao gồm:

  • Buồn ngủ hoặc mệt mỏi
  • Nhìn mờ, chóng mặt
  • Khô miệng
  • Cảm thấy kích động hoặc bồn chồn; tăng nguy cơ tự tử
  • Tăng cân
  • Rối loạn cương dương
  • Rối loạn dạ dày-ruột: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón.
  • Đau đầu, buồn nôn

Thuốc chống trầm cảm 1

Các thuốc an thần

Thuốc an thần như: alprazolam, diazepam, lorazepam… có hiệu quả cải thiện các triệu chứng của lo âu, tác dụng nhanh chóng nhưng nếu sử dụng lâu dài chúng sẽ có thể bị giảm tác dụng (nhờn thuốc) hoặc nguy cơ bị nghiện thuốc. Do những rủi ro này, các chuyên gia khuyên rằng các bác sĩ không kê đơn sử dụng liên tục các thuốc an thần trong hơn 1 tháng.

Một số bất lợi người bệnh cần lưu ý khi dùng nhóm thuốc này như:

  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi
  • Kém tập trung
  • Suy giảm nhận thức
  • Nghiện thuốc

Các thuốc khác

Thuốc chẹn beta (một loại thuốc phổ biến cho những người bị tăng huyết áp và bệnh tim) cũng được các bác sĩ có thể kê toa để giảm một số triệu chứng thực thể của rối loạn lo âu như tim đập nhanh, hồi hộp, tăng huyết áp. Các thuốc chẹn beta bao gồm atenolol, propranolol… Tác dụng phụ có thể gặp của loại thuốc này bao gồm: tay chân lạnh, phiền muộn, mệt mỏi, hạ huyết áp, tăng cân… Không dùng các thuốc này cho người mắc bệnh hen suyễn. Những người mắc bệnh tiểu đường nên thận trọng và thảo luận với bác sĩ về những rủi ro có thể xảy ra.

Thận trọng trong kê đơn thuốc chống trầm cảm!

Tỉ lệ người mắc rối loạn lo âu, trầm cảm ngày càng tăng cao, điều đó cũng dẫn tới việc thuốc chống trầm cảm được kê đơn sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng đem lại hiệu quả như ý trong khi nguy cơ tác dụng phụ của thuốc khá cao, do vậy cần cần trọng trong sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Nghiên cứu cho thấy, mặc dù thuốc chống trầm cảm có vai trò quan trọng ở những bệnh nhân trầm cảm nặng, nhưng ở người bị trầm cảm nhẹ đến trung bình hoặc những người có các triệu chứng chưa đủ điều kiện gọi là trầm cảm, thuốc chống trầm cảm chưa thật sự có hiệu quả. Ở thanh thiếu niên và trẻ em hiệu quả còn kém thuyết phục hơn.

Do vậy, những bệnh nhân mắc trầm cảm nhẹ đến vừa và trẻ em có thể cân nhắc tới các liệu pháp tự nhiên như bổ sung dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm lo âu, trầm cảm hoặc tâm lý trị liệu. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả thì mới cân nhắc tới sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Thận trọng trong kê đơn thuốc chống trầm cảm! 1

Lưu ý cho người bệnh

  • Thuốc chống trầm cảm có thể cần 1 thời gian dài (2-6 tuần) để phát huy hiệu quả và tác dụng phụ thường nặng hơn trong những tuần đầu tiên sử dụng. Người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc mà hãy báo cáo với bác sĩ điều trị những triệu chứng gặp phải để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
  • Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng kéo dài ít nhất 6 tháng trở lên và phải giảm liều dần trước khi ngưng hoàn toàn
  • Không được sử dụng thuốc an thần kéo dài quá 1 tháng vì nguy cơ gây nghiện thuốc. Trong đơn thuốc điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm thường kê đơn kết hợp thuốc này, do vậy bệnh nhân không tự ý mua đơn thuốc kéo dài để điều trị
  • Tình trạng của mỗi người là khác nhau, do vậy bệnh nhân không nên tham khảo đơn thuốc của người khác áp dụng cho bản thân
  • Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng bổ sung, tập luyện để nhanh hồi phục
]]>
https://benhlytramcam.vn/luu-y-nhung-tac-dung-phu-cua-thuoc-dieu-tri-roi-loan-lo-au-va-tram-cam-3968/feed/ 1
Nhiễm Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới chức năng nhận thức https://benhlytramcam.vn/nhiem-covid-19-co-the-anh-huong-lau-dai-toi-chuc-nang-nhan-thuc-3897/ https://benhlytramcam.vn/nhiem-covid-19-co-the-anh-huong-lau-dai-toi-chuc-nang-nhan-thuc-3897/#respond Tue, 22 Mar 2022 05:19:03 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3897 Di chứng hậu covid đang là một vấn đề nhiều người gặp phải trong bối cảnh dịch bùng phát. Bên cạnh những di chứng phổ biến trên hệ hô hấp như ho kéo dài, xơ phổi thì ảnh hưởng của Covid-19 đối với chức năng nhận thức cũng rất đáng được quan tâm.

Nhiễm Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới chức năng nhận thức 1

Một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ dự án theo dõi sức khỏe của 500.000 người tại Anh. Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào dữ liệu của 401 người, có hình ảnh não bộ được chụp trước và sau khi mắc Covid-19. Ảnh chụp sau được thực hiện trong khoảng thời gian trung bình là 141 ngày khi được chẩn đoán mắc bệnh. Các hình ảnh của nhóm 401 người này được so sánh với một nhóm khác gồm 384 người với những đặc điểm tương đương về tuổi tác, giới tính, sắc tộc và thời gian chụp ảnh não bộ.
Kết quả phân tích chỉ ra tác động đáng kể và có hại của virus SARS-CoV-2 đối với não bộ. Tác động được nhận thấy chủ yếu ở hệ thống limbic (nhóm các cấu trúc liên kết nằm sâu trong não bộ, có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc và hành vi của con người) và khứu giác. Ngoài ra, trong nghiên cứu hình ảnh mới, các chuyên gia phát hiện khả năng những thay đổi trong não bộ do nhiễm Covid-19 có thể dẫn tới hoặc đẩy nhanh tình trạng sa sút trí tuệ theo tuổi tác. Dù các nhà nghiên cứu không phát hiện trình trạng suy giảm trí nhớ ở các bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ, nhưng chức năng điều hành của não bộ có suy giảm, trong đó có phản ứng nhận thức chung chậm đi.
Các nhà nghiên cứu cũng đã so sánh hình ảnh não bộ của các bệnh nhân mắc Covid-19 và những người mắc bệnh virus khác như cúm hoặc viêm phổi. Kết quả chỉ ra những thay đổi trong não bộ sau khi mắc Covid-19 cũng đáng kể hơn và khác biệt hơn so với những thay đổi ở não bộ sau khi mắc cúm hoặc viêm phổi.

Nhiều nghiên cứu khác cũng đã cung cấp những bằng chứng cho thấy ảnh hưởng Covid-19 đối với chức năng nhận thức. Kết quả theo dõi trên 200 bệnh nhân Covid-19 trong giai đoạn từ cuối 2020 đến đầu 2021 cho thấy, khoảng 2/3 số người bị bệnh Covid-19 đã xuất hiện các triệu chứng hậu Covid  (kéo dài hơn 12 tuần kể từ ngày xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2). Trong đó, 78% gặp vấn đề khó tập trung, 69% gặp vấn đề não sương mù, 68% xuất hiện các triệu chứng hay quên và khoảng 40% gặp khó khăn về ngôn ngữ như nói hoặc viết sai.

Nhiễm Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới chức năng nhận thức 2

Nhiều người sau khi nhiễm Covid-19 gặp vấn đề về chức năng nhận thức

Những người xuất hiện các triệu chứng hậu Covid cũng gặp nhiều bất tiện, gián đoạn trong cuộc sống hằng ngày. Hơn một nửa số bệnh nhân Covid-19 tham gia nghiên cứu không thể làm việc thêm giờ và 1/3 số này mất việc vì bị ốm. Những kết quả này càng góp phần khẳng định một tác động có thật và có thể đánh giá được đang xảy ra với các bệnh nhân Covid-19. Đây là một bằng chứng quan trọng cho thấy bệnh nhân khỏi Covid-19 vẫn gặp những khó khăn về nhận thức, không nhất thiết là lo âu hay trầm cảm, những khó khăn về ghi nhớ cũng tác động tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Tuy những nghiên cứu chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng có 2 giả thuyết được đặt ra. Thứ nhất là tình trạng viêm hệ thống kéo dài xảy ra khi nhiễm virus và tình trạng viêm này có thể tác động tới hành vi hoặc nhận thức theo những cách vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Giả thuyết thứ 2 là virus có thể xâm nhập trực tiếp và làm tổn thương các tế bào não bộ.

Một số lời khuyên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, mất tập trung sau nhiễm Covid-19:

1. Tập thể dục hàng ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe và sở thích mà có các môn phù hợp như đi bộ, chạy bộ, cầu lông…. Nên bắt đầu chậm, 10-15 phút một vài lần một ngày, sau đó tăng dần lên tùy theo thể trạng sức khỏe.
2. Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như hạt óc chó, cá ngừ, dầu oliu…
3. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời và hạn chế xem tivi, điện thoại.
4. Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy bằng các trò chơi như ghép hình, giải toán logic…
5. Sử dụng men Cerebio (Ecologic Barrier), một chế phẩm hỗn hợp lợi khuẩn hoạt động dựa trên cơ chế kích thích điều hòa miễn dịch (tăng sản xuất IL-10) và ức chế đáp ứng tiền viêm, qua đó giúp cải thiện trạng thái tâm lý và chức năng não bộ. Loại men vi sinh này được nghiên cứu cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn các tác hại của stress, tăng khả năng tập trung ghi nhớ; giảm mức độ, tần suất đau nửa đầu và giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm.
]]>
https://benhlytramcam.vn/nhiem-covid-19-co-the-anh-huong-lau-dai-toi-chuc-nang-nhan-thuc-3897/feed/ 0