Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Bổ sung postbiotics cho đường ruột – triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi https://benhlytramcam.vn/bo-sung-postbiotics-cho-duong-ruot-trien-vong-moi-giup-benh-nhan-tram-cam-va-dieu-tri-hp-mau-khoi-4015/ https://benhlytramcam.vn/bo-sung-postbiotics-cho-duong-ruot-trien-vong-moi-giup-benh-nhan-tram-cam-va-dieu-tri-hp-mau-khoi-4015/#respond Tue, 20 Sep 2022 08:56:40 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=4015 Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng trong “đối thoại” não – ruột qua các đường thần kinh, miễn dịch và chuyển hóa. Sử dụng probiotics để điều trị các rối loạn tâm thần kinh và tiêu hóa là một hướng can thiệp điều trị mới nhiều triển vọng.

Sáng 18/9, gần 500 bác sĩ ở TPHCM và miền Đông, miền Tây Nam Bộ đã tham dự hội thảo khoa học “Probiotics – Postbiotics: Tiếp cận mới trong xử trí lâm sàng bệnh lý đường tiêu hóa”, do Hội Khoa học Tiêu hóa phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô tổ chức, với 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 1

Phát biểu khai mạc hội thảo, BS.CK2 Trần Kiều Miên – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM cho biết: “Hội Khoa học Tiêu hóa đã tổ chức rất nhiều buổi hội thảo nhưng vấn đề vi sinh đường tiêu hóa chưa được đi sâu. Trong các hội nghị tiêu hóa quốc tế vừa qua ở Mỹ và châu Âu đều đề cập đến rối loạn vận động, trầm cảm và những vấn đề COVID-19 để lại.

Như vậy ngoài bệnh lý thực thể đường tiêu hóa mà các bác sĩ vẫn đang thực hành thì còn có vai trò của hệ vi sinh đường tiêu hóa, dọc suốt từ miệng cho tới hậu môn, mỗi một đoạn lại có những vi sinh khác nhau. Vì vậy các BS phải có chiến lược điều trị đúng đắn đối với từng loại rối loạn tiêu hóa”.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 2BS.CK2 Trần Kiều Miên – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM

Để làm được điều đó, các bác sĩ cần nắm rõ về phân loại và cơ chế tác dụng của các loại vi khuẩn, xử lý những tổn thương do vi khuẩn trên đường tiêu hóa như thế nào, tiếp cận bệnh nhân có rối loạn tâm lý kèm rối loạn tiêu hóa ra sao… 3 báo cáo viên sẽ lần lượt trình bày những vấn đề này.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 3TS.BS Phạm Hùng Vân – Chủ tịch hội Vi sinh lâm sàng TPHCM

Ở bài báo cáo đầu tiên, “Prebiotics, probiotics và postbiotics tổng quan về phân loại và cơ chế tác dụng” – TS.BS Phạm Hùng Vân – Chủ tịch hội Vi sinh lâm sàng TPHCM đưa ra những thông tin tổng quan và chi tiết về: hệ vi khuẩn ruột tác động đến nhiều cơ quan, loạn khuẩn ruột là gì, hậu quả của loạn khuẩn trên ruột, hậu quả của loạn khuẩn ruột trên các cơ quan ngoài ruột và hệ thần kinh, cách thức prebiotics tác động lên trục não – ruột (qua 3 con đường: thần kinh, nội tiết, miễn dịch), psychobiotic khôi phục được tương tác trục não – ruột, tác dụng và vị trí tác động của probiotics, hiệu quả phối hợp toàn diện của probiotics đa chủng, so sánh postbiotics với prebiotics – synbiotic – probiotic – pharmabiotic, cơ chế tác động của dịch nổi…

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 4

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 5

Khi đề cập đến loạn khuẩn ruột, TS Hùng Vân có giải thích về “rò rỉ ruột” hay “ruột rỉ” (leaky gut), đây là tình trạng mất toàn vẹn của ruột, dẫn đến hiện tượng phóng thích tế bào gây viêm vào máu, ảnh hưởng lên thần kinh. Ông cũng nhấn mạnh: để đánh giá tình trạng loạn khuẩn ruột của bệnh nhân thì cần phân tích toàn bộ hệ vi khuẩn chứ không chỉ cấy phân mà đánh giá được.

TS Hùng Vân kết luận: hệ vi sinh đường ruột là một cơ quan lớn và rất quan trọng trong cơ thể, chi phối hoạt động của nhiều cơ quan khác. Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến hệ quả cho hoạt động của nhiều cơ quan khác của cơ thể. Prebiotics, probiotics và postbiotics là một giải pháp mà y học có thể tiếp cận để điều trị hay ngăn ngừa rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Các hiểu biết về ý nghĩa cũng như cơ chế của các biotic này là rất cần thiết.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 6TSKH Nguyễn Văn Sa – Giám đốc Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản

Tiếp theo, TSKH Nguyễn Văn Sa – Giám đốc Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu Nhật Bản trình bày bài báo cáo thứ hai: “Postbiotics trong điều trị bệnh do H.pylori” gồm các nội dung: những thách thức trong điều trị bệnh do H.pylori, các nghiên cứu gần đây về vai trò của probiotics/postbiotics trong điều trị HP, L. johnsonii 1088 – giải pháp giúp vượt qua khó khăn trong điều trị HP.

Định nghĩa theo báo cáo đồng thuận Hiệp hội Khoa học thế giới về probiotics và prebiotics 2019:Probiotics: vi khuẩn sống mà khi sử dụng ở liều lượng nhất định mang lại lợi ích cho sức khỏe

Postbiotics (các tên gọi khác: paraprobiotics, heat-killed probiotics, non-viable probiotics, tyndallized probiotics, biogenics): chế phẩm từ vi sinh vật đã được làm chết mà mang lại lợi ích cho sức khỏe. Postbiotics có thể chứa hoặc không chứa chất chuyển hóa của probiotics.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 7

Sau khi đưa ra các nghiên cứu, so sánh, đánh giá… về tác dụng của việc bổ sung postbiotics vào liệu trình điều trị HP, TS Sa đưa ra kết luận: postbiotics (vi khuẩn đã được làm chết) có thể đem lại lợi ích tương tự như probiotics. Probiotics/ postbiotics L. johnii 1088 có khả năng làm tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ của thuốc. L. johnii 1088 làm giảm tiết axit dạ dày và giúp cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. L. johnii 1088 có thể giúp ích giải quyết 3 thách thức trong điều trị HP (triệu chứng dai dẳng sau điều trị, tác dụng phụ do thuốc, HP đề kháng kháng sinh).

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 8PGS.TS.BS Quách Trọng Đức – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Phó chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM

“Trầm cảm và lo âu ở bệnh tiêu hóa và vai trò của postbiotics” là bài báo cáo cuối cùng, do PGS.TS.BS Quách Trọng Đức – Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Phó chủ tịch LCH Khoa học Tiêu hóa TPHCM trình bày, gồm 3 nội dung: 1. Tần suất và mức độ trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa chức năng; 2. Trục não ruột và vai trò của vi khuẩn chí đường ruột; 3. Ứng dụng probiotics trong điều trị trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa chức năng: y học chứng cứ đến 2022.

Kết thúc bài báo cáo, PGS.TS.BS Quách Trọng Đức đưa ra các luận điểm: Trầm cảm và lo âu rất thường gặp ở bệnh nhân tiêu hóa. Trục não – ruột đóng vai trò chính yếu giúp giải thích các rối loạn tâm thần kinh và rối loạn tiêu hóa xảy ra trên cùng bệnh nhân. Vi khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng trong “đối thoại” não – ruột qua các đường thần kinh, miễn dịch và chuyển hóa, nhấn mạnh thuật ngữ mới: “trục não – ruột – vi khuẩn chí”. Sử dụng probiotics để điều trị các rối loạn tâm thần kinh và tiêu hóa là một hướng can thiệp điều trị mới nhiều triển vọng.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 9

PGS Đức cho biết thêm: “Trước dịch COVID-19 Hội đã tổ chức một hội thảo tương tự như hôm nay. Nhìn lại những gì chúng ta đã biết trước đây sau 3 năm thì 2 bài báo cáo của thầy Phạm Hùng Vân và TS Nguyễn Văn Sa đã cung cấp rất nhiều thông tin cần cập nhật, kể cả những khái niệm mới như postbiotic, pharmabiotic trước đây chưa nghe nói nhiều, và còn có những thử nghiệm lâm sàng rất quý… đã giúp các bác sĩ hiểu thêm về vi sinh ứng dụng và vi sinh lâm sàng. Thành tựu của nhóm nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Sa cũng là niềm tự hào của người Việt khi có những sản phẩm được công bố với quốc tế.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 10

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 11

Năm 1982, vi khuẩn H.pylori được tìm ra khi 2 nhà khoa học Robin Warren và Barry Marshall phân lập được chủng vi khuẩn mới từ mẫu sinh thiết dạ dày của một bệnh nhân loét hành tá tràng. 1 năm sau đó, 2 thầy trò đã nuôi cấy thành công chủng vi khuẩn này, công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet nhưng người ta vẫn không tin nổi là có một loại vi khuẩn sống được trong môi trường axit của dạ dày và gây bệnh. Hơn 20 năm sau, mối liên quan giữa vi khuẩn HP với viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày mới được chứng minh và đó thật sự là một cuộc cách mạng, đem đến giải Nobel cho 2 thầy trò.

PGS Quách Trọng Đức nhận định: “Hiện nay chúng ta đang đứng trước ánh bình minh của cuộc cách mạng mới, vẫn còn nhiều thứ cần phải làm. Chúng tôi mong có những kết nối thường xuyên, cập nhật thường xuyên về mặt kiến thức giữa các nhà nghiên cứu vi sinh và các bác sĩ để hiểu rõ hơn về probiotics, postbiotics, từ đó ứng dụng trong lâm sàng để điều trị tốt hơn cho bệnh nhân”.

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 12

Bổ sung postbiotics cho đường ruột - triển vọng mới giúp bệnh nhân trầm cảm và điều trị Hp mau khỏi 13

Hồng Nhung – AloBacsi

]]>
https://benhlytramcam.vn/bo-sung-postbiotics-cho-duong-ruot-trien-vong-moi-giup-benh-nhan-tram-cam-va-dieu-tri-hp-mau-khoi-4015/feed/ 0
Trục não ruột: cơ chế hoạt động và vai trò của probiotic đối với hoạt động trục não ruột https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-co-che-hoat-dong-va-vai-tro-cua-probiotic-3995/ https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-co-che-hoat-dong-va-vai-tro-cua-probiotic-3995/#respond Mon, 18 Jul 2022 03:50:30 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3995 Trục não ruột là một khái niệm để chỉ mối tương tác giữa não bộ và đường ruột. Nhiều bệnh lý hiện nay như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn dạ dày – ruột chức năng…được cho là có liên quan tới rối loạn hoạt động của trục não ruột.

Trục não ruột: cơ chế hoạt động và vai trò của probiotic đối với hoạt động trục não ruột 1

Trục não ruột là gì?

Trục não-ruột đề cập đến dòng thông tin 2 chiều giữa đường ruột và hệ thần kinh trung ương. Tương tác hai chiều này liên quan đến nhiều con đường khác nhau như con đường thần kinh, miễn dịch, chuyển hóa. Đó là một mạng lưới rất phức tạp, có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như môi trường, căng thẳng, thuốc kháng sinh, thậm chí là quá trình mang thai, sinh nở ở phụ nữ…

Hệ vi sinh vật đường ruột là một phần quan trọng của kết nối ruột-não này. Nó phát triển đồng thời với hệ thống thần kinh trung ương và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chức năng của thần kinh trung ương. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy rối loạn hệ vi sinh đường ruột có thể có một vai trò quan trọng trong nhiều bệnh tâm thần và thần kinh.

Khi hệ khuẩn chí mất cân bằng, hoạt động trục não ruột bị rối loạn có thể làm cho hàng rào vật lý giữa hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch yếu đi. Khi hàng rào máu não này bị rò rỉ, nó có thể dẫn đến tình trạng viêm thần kinh. Viêm thần kinh liên quan đến đường ruột có có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh như đa xơ cứng, đột quỵ, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Bên cạnh đó, rối loạn hoạt động của trục não bộ bị rối loạn còn có thể thúc đẩy tình trạng béo phì thông qua việc gây ra những sự thay đổi về trao đổi chất, kiểm soát cảm giác no và hành vi ăn uống của chúng ta. Một nghiên cứu năm 2020 gần đây đã chứng minh tín hiệu bị gián đoạn trong trục não ruột có thể tạo ra sự ưa thích mạnh mẽ đối với hương vị của đường.

Trục não ruột hoạt động theo 3 con đường khác nhau:

Dây thần kinh phế vị

Ruột - Não bộ thứ hai của con người

Ruột của chúng ta chứa gần 500 triệu tế bào thần kinh, được kết nối với não thông qua các dây thần kinh. Dây thần kinh phế vị là một trong những dây thần kinh lớn nhất kết nối đường tiêu hóa với hệ thần kinh và đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó có tác động trên phạm vi rộng đối với chứng viêm và thành phần hệ vi sinh vật trong ruột. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới chức năng của dây thần kinh phế vị. Ví dụ, căng thẳng tâm lý đặc biệt có hại với dây thần kinh phế vị và đã được chứng minh có liên quan đến sự phát triển của các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột.

Chất dẫn truyền thần kinh

Ruột và não cũng giao tiếp thông qua các chất dẫn truyền thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh do não tổng hợp có liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc, trạng thái tâm lý, khả năng tập trung ghi nhớ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hợp chất này cũng có thể đóng một vai trò quan trọng đối với đường ruột. Các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine, epinephrine, dopamine và serotonin có thể điều chỉnh và kiểm soát không chỉ lưu lượng máu mà còn ảnh hưởng đến nhu động ruột, sự hấp thu chất dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch đường tiêu hóa và hệ vi khuẩn chí đường ruột.
Nhiều chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm duy trì sức khỏe tâm thần của chúng ta, thực sự được sản xuất bởi các tế bào ruột hoặc bởi các vi khuẩn đường ruột.

Theo tiến sĩ Jess Braid: “Ruột sản xuất 90% hormone hạnh phúc serotonin, 50% dopamine tìm kiếm niềm vui, melatonin – hormone giấc ngủ và oxytocin, hormone âu yếm. Khi sự cân bằng của các sinh vật trong ruột của chúng ta bị sai lệch, nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của chúng ta.”

Vi khuẩn đường ruột, chất dẫn truyền thần kinh và rối loạn tâm thần ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tạo thành mối quan hệ tam giác. Các chất dẫn truyền thần kinh không được điều chỉnh có thể góp phần vào sự khởi phát và tiến triển của các bệnh viêm ruột và tình trạng thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh  Alzheimer và bệnh Parkinson.

Chất chuyển hóa do vi khuẩn tạo ra

Vi khuẩn đường ruột tạo ra một số chất hóa học ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ của chúng ta. Quá trình lên men của vi khuẩn đối với chất xơ thực phẩm tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) như butyrate, propionat và axetat. Các hợp chất này giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa và giảm nguy cơ phát triển bệnh béo phì và bệnh tiểu đường type 2. Các axit béo chuỗi ngắn có thể di chuyển qua hàng rào máu não và do đó có tác động đến cấu trúc và chức năng của não. SCFA butyrate đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa ruột và não, bảo vệ não chống lại tình trạng viêm cấp thấp. Butyrate cũng là nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho các tế bào lót trong ruột và có nhiều tác dụng thúc đẩy sức khỏe đối với hệ thần kinh của đường tiêu hóa.

Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột và sức khỏe tâm thần

Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột và sức khỏe tâm thần 1

Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột và viêm đường ruột có liên quan tới nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần. Bằng chứng mới cho thấy rằng vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ và luồng thông tin qua thần kinh trục não ruột. Sức khỏe đường ruột kém có thể góp phần vào sự khởi phát và tiến triển của trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn phổ tự kỷ, chứng đau nửa đầu và động kinh.

Có một mối liên hệ đáng kể giữa trục ruột-não và mức độ nhạy cảm của chúng ta với căng thẳng. Căng thẳng mãn tính có thể gây ra các đợt trầm cảm và lo lắng. Người ta suy đoán rằng những người có sức khỏe đường ruột tốt có thể chịu được áp lực tốt hơn những người phải vật lộn với nó. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra những thay đổi trong thời kỳ đầu đời đối với hệ vi sinh vật đường ruột do tiếp xúc với kháng sinh, thiếu bú mẹ, sinh mổ, nhiễm trùng, tiếp xúc với căng thẳng và các ảnh hưởng môi trường khác có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài về sinh lý liên quan đến căng thẳng và hành vi.

Cải thiện hoạt động trục não ruột bằng cách bổ sung probiotic

Probiotics là các chủng vi khuẩn sống, khi bổ sung với lượng vừa đủ sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, probiotic có thể điều chỉnh các rối loạn thần kinh và tâm thần thông qua trục ruột-não. Các loại men vi sinh ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương thường được gọi là “spychobiotic”. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy những “psychobiotic” này có thể cải thiện các chức năng nhận thức cũng như các triệu chứng căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

Mặc dù probiotic có thể được bổ sung từ các thực phẩm lên men (sữa chua, dưa,…), nhưng bạn nên lựa chọn những chế phẩm probiotic được sản xuất chuyên biệt cho trục não ruột nếu đang gặp phải các vấn đề liên quan. Đây là những chế phẩm được bào chế riêng, gồm các chủng “psychobiotic” có tác dụng điều hòa trục não ruột, qua đó cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa dai dẳng, hội chứng ruột kích thích và rối loạn tâm thần kinh như lo âu, trầm cảm.

 

 

]]>
https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-co-che-hoat-dong-va-vai-tro-cua-probiotic-3995/feed/ 0
Cảnh báo: nghe tin tức Covid nhiều có thể dẫn tới rối loạn tâm thần https://benhlytramcam.vn/canh-bao-nghe-tin-tuc-covid-nhieu-co-the-dan-toi-roi-loan-tam-than-3868/ https://benhlytramcam.vn/canh-bao-nghe-tin-tuc-covid-nhieu-co-the-dan-toi-roi-loan-tam-than-3868/#respond Thu, 30 Dec 2021 10:08:57 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3868 Cập nhật tin tức thường xuyên giúp chúng ta nắm bắt tình hình thế giới xung quanh. Tuy nhiên, gần đây trước tình trạng các rối loạn tâm thần gia tăng nhanh chóng, các chuyên gia cảnh báo người dân không nên đọc quá nhiều các tin tức đề cập tới số liệu nhiễm Covid.

Cảnh báo: nghe tin tức Covid nhiều có thể dẫn tới rối loạn tâm thần 1

Rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng trong đại dịch Covid-19

Tại Hội thảo trực tuyến hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới do Bệnh viện Tâm thần Trung ương I tổ chức sáng 10-10, PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Giám đốc Bệnh viện, cho biết kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới về tỉ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch Covid-19 cho thấy, tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 31,4%, rối loạn lo âu là 31,9%, stress là 41,9%, rối loạn giấc ngủ là 37,9%.

Tại Việt Nam, một nghiên cứu trước đó ghi nhận khoảng 14,9% dân số từng gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Và con số này đã tăng cao hơn đáng kể trong đại dịch Covid-19.

Một số nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ mắc rối loạn tâm thần gia tăng trong đại dịch bao gồm:

  • Những bệnh nhân bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với người bệnh lo lắng về sức khỏe
  • Giãn cách xã hội, người dân bị cô lập, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh
  • Người dân bị ảnh hưởng thu nhập
  • Bị ảnh hưởng bởi các tin tức tiêu cực liên quan tới dịch bệnh

Một điều tưởng chừng như vô hại đó là theo dõi, cập nhật các tin tức, số liệu về tình hình dịch bệnh nhưng lại có thể tác động tiêu cực tới tâm lý. Việc theo dõi số ca nhiễm, số ca bệnh nặng hay tử vong có thể tạo ra cảm giác lo lắng, bất an và nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kéo dài thì người đọc tin tức hoàn toàn có thể mắc chứng rối loạn lo âu.

Vì sao rối loạn tâm thần thường bị bỏ qua?

Phần lớn những người bị rối loạn lo âu hay trầm cảm thường có xu hướng che giấu tình trạng của mình do lo ngại những người xung quanh đánh giá bản thân yếu đuối, hoặc nghĩ rằng mình có thể tự vượt qua. Mặt khác, có rất nhiều trường hợp rối loạn lo âu hoặc trầm cảm biểu hiện dưới những triệu chứng cơ thể khiến người bệnh luôn nghi ngờ mình bị mắc một căn bệnh thực thể nào đó.

Bệnh nhân thường có những biểu hiện toàn thân như: đau ngực, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, đau lưng, khó thở, mất ngủ, đau bụng, tê cóng…Điều này khiến cho bệnh nhân rất khổ sở vì đi thăm khám nhiều chuyên khoa khác nhau mà không tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Theo thống kê có tới 88% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần thăm khám ở cơ sở khám chữa bệnh ban đầu thay vì chuyên khoa tâm thần.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm 1

Cách ngăn ngừa và đối phó với rối loạn tâm thần do dịch Covid

Hạn chế đọc tin tức tiêu cực: Điều đầu tiên bạn có thể làm để tránh mắc phải rối loạn tâm thần đó là hạn chế việc đọc quá nhiều tin tức liên quan tới số liệu về ca nhiễm bệnh hoặc tử vong. Việc theo dõi số ca bệnh thường xuyên, hàng ngày có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý nhằm kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, đối với người dân thì việc theo dõi các thông báo từ cơ quan quản lý và địa phương, tuân thủ chính sách phòng ngừa dịch bệnh là đủ. Ngay khi có những dấu hiệu lo lắng, căng thẳng, hãy dừng việc đọc các tin tức về dịch bệnh.

Tập luyện thể dục thường xuyên: là một cách tốt để tăng cường sức khỏe cũng như khiến tinh thần thoải mái, thư thái, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ. Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 3-5 ngày/tuần.

Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, người thân: gặp gỡ, tiếp xúc với mọi người xung quanh có thể giúp giảm lo âu, trầm cảm. Trong bối cảnh giãn cách, cách ly, bạn có thể liên lạc và trò truyện với người thân qua các ứng dụng video call.

Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm lo âu, trầm cảm như Cerebio

Thăm khám: khi có dấu hiệu bị rối loạn lo âu và trầm cảm và đã thực hiện những biện pháp kể trên không cải thiện được tình trạng, bạn nên tìm một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và hướng dẫn bạn một số biện pháp điều trị như dùng thuốc, hay trị liệu tâm lý.

 

]]>
https://benhlytramcam.vn/canh-bao-nghe-tin-tuc-covid-nhieu-co-the-dan-toi-roi-loan-tam-than-3868/feed/ 0
Trầm cảm – chuyện không của riêng ai https://benhlytramcam.vn/tram-cam-chuyen-khong-cua-rieng-ai-3716/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-chuyen-khong-cua-rieng-ai-3716/#comments Fri, 14 May 2021 01:40:50 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3716 Trầm cảm là nguyên nhân phổ biến nhất gây tàn tật và tử vong trên toàn cầu. Qua những con số đáng báo động về xu hướng gia tăng của trầm cảm trong thời gian gần đây, mỗi chúng ta có thể thấy rằng trầm cảm có thể tấn công bất cứ ai, bất cứ lúc nào và đây là bệnh lý thực sự nguy hiểm.

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh trầm cảm và cách xử trí khi có biểu hiện trầm cảm, mời quý khán giả theo dõi Chương trình Phòng mạch FM – Phát sóng vào 17h ngày 1/5/2021

Khách mời chương trình: ThS.BS Lê Đình Phương – Trưởng Khoa Nội tổng quát, Y học gia đình và kiểm tra sức khỏe, Bệnh viện FV
Bác sĩ Lê Đình Phương có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và điều trị các rối loạn tâm thần, đặc biệt là rối loạn lo âu và trầm cảm.

Quý khán giả quan tâm và muốn được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ Lê Đình Phương có thể bấm “Thích” hoặc “Theo dõi” Fanpage Cerebio để nhận thông báo khi có Chương trình mới phát sóng.

Nguồn: Chương trình Phòng mạch FM – VoH Radio

Dẫn chương trình: BTV Kim Ánh

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-chuyen-khong-cua-rieng-ai-3716/feed/ 2
Hội chứng ruột kích thích: nguyên nhân và cách điều trị https://benhlytramcam.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2820/ https://benhlytramcam.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2820/#respond Tue, 26 Jan 2021 10:05:19 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2820 Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng) gây co thắt, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Khác với bệnh viêm loét dạ dày và bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích không có tổn thương thực thể và không làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Hội chứng ruột kích thích: nguyên nhân và cách điều trị 1

TRIỆU CHỨNG

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể khác nhau theo từng người và thường giống với các bệnh khác. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là:

  • Đau hoặc đau quặn bụng
  • Đau bụng sau ăn/ đau bụng mót đi cầu nhiều lần
  • Cảm giác chướng bụng
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy hoặc táo bón – đôi khi có các đợt táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau
  • Chất nhầy trong phân.

Đối với hầu hết các trường hợp thì HCRKT là một tình trạng mãn tính, mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng có lúc xấu đi và có lúc cải thiện hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn.

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng hội chứng này có thể do nhiều yếu tố gây ra. Thành ruột được lót bằng các lớp cơ có khả năng co bóp và thư giãn nhịp nhàng trong quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày qua ruột đến trực tràng. Khi bạn bị hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường nên sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Ngược lại, khi ruột co thắt yếu, quá trình vận chuyển thức ăn sẽ diễn ra chậm làm cho phân trở nên cứng và khô.

Những bất thường của hệ thần kinh ở đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn bình thường khi bụng bị trướng hơi hoặc đầy phân. Sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tín hiệu của não và ruột (suy giảm chức năng trục Não – Ruột) có thể làm cho cơ thể của bạn phản ứng quá mức với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Sự phản ứng quá mức này có thể làm cho bạn bị đau, tiêu chảy hoặc táo bón.

Stress nặng - Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh

Rối loạn dẫn truyền thông tin giữa não và ruột là nguyên nhân chính gây HCRKT

Một số yếu tố kích phát hội chứng ruột kích thích

  • Thực phẩm: mối liên quan giữa tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm với hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên nhiều người đã có triệu chứng nặng hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm có liên quan là sô cô la, gia vị, chất béo, trái cây, các loại đậu, cải bắp, bông cải trắng, bông cải xanh, sữa, thức uống có ga và rượu bia;
  • Căng thẳng: hầu hết những người bị HCRKT có thể thấy các dấu hiệu và triệu chứng của mình xấu đi hoặc thường xuyên hơn trong các giai đoạn có nhiều căng thẳng, như tuần cuối cùng hoặc tuần đầu tiên làm công việc mới. Tuy nhiên, căng thẳng chỉ có thể làm nặng thêm các triệu chứng, chứ không gây ra triệu chứng;
  • Nội tiết tố: phụ nữ có khả năng bị HCRKT cao gấp hai lần, các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi nội tiết tố đóng một vai trò trong việc gây ra hội chứng này. Nhiều phụ nữ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nặng hơn trong hoặc trước/sau kỳ kinh nguyệt;
  • Các bệnh lý khác: đôi khi các bệnh lý khác như đợt tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột) hoặc tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức trong đường ruột (loạn khuẩn) có thể kích thích HCRKT.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Sở dĩ gọi là Hội chứng ruột kích thích mà không phải “bệnh” ruột kích thích bởi thực sự người bị HCRKT không có bất cứ tổn thương thực thể nào tại đường tiêu hóa, chính vì vậy, HCRKT không nguy hiểm. Tuy nhiên, những triệu chứng của HCRKT có thể gây khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lo lắng về bệnh tật lâu dần, có thể dẫn tới các bệnh tâm lý như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm – đây có thể là hậu quả nghiêm trọng nhất do hội chứng này gây ra.

Theo nghiên cứu, có tới 50-90% bệnh nhân bị HCRKT có mắc kèm ít nhất một trong hai rối loạn lo âu và trầm cảm. Mối liên hệ giữa HCRKT và rối loạn lo âu, trầm cảm không rõ đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả nhưng trị liệu tâm lý là một phần quan trọng trong điều trị HCRKT.

Điều trị hội chứng ruột kích thích

1. Điều trị triệu chứng

Vì hội chứng ruột kích thích không có tổn thương thực thể nên phương pháp điều trị sẽ tập trung làm giảm triệu chứng để bạn có một cuộc sống như bình thường. Một số loại thuốc thường sử dụng:

  • Thuốc giảm đau do co thắt cơ trơn đường tiêu hóa như Spasfon, Duspatalin,…
  • Chống táo bón như Forlax, Duphalac, Tegaserod,…
  • Chống ỉa chảy: Smecta, Imodium, Actapulgite,…
  • Chống sinh hơi: Meteospasmyl, Pepsane,…
  • Thuốc an thần: Rotunda, Seduxen, Dogmatil,…
  • Thuốc triệt khuẩn ruột: tuy vi khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong bệnh này nhưng ít nhiều có tham gia, tạo nên vòng luẩn quẩn. Tiêu chảy và táo bón đều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khi vi khuẩn phát triển mạnh mẽ sẽ làm tăng tiêu chảy và trướng bụng. Tuỳ thuộc vào mức độ mà có thể dùng các loại thuốc khác nhau: Berberin, Ganidan, Biseptol,..

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể kiểm soát thành công các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở mức độ nhẹ bằng cách học cách kiểm soát căng thẳng cũng như thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Cố gắng tránh các thực phẩm gây kích thích các triệu chứng. Đồng thời cố gắng tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc.

Nếu hội chứng này ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, bạn cần phải thực hiện nhiều điều hơn là chỉ thay đổi lối sống. Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc.

2. Điều trị nguyên nhân gây HCRKT bằng cách bổ sung men vi sinh tác động đích trên trục não ruột

Tín hiệu dẫn truyền thông tin giữa Não và Ruột bị rối loạn được cho là nguyên nhân chính gây ra HCRKT. Một số chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột được tìm thấy có khả năng tham gia vào liên kết giữa não và ruột qua các con đường miễn dịch, kiểm soát việc tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh tại ruột như serotonin, GABA…Những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt này được gọi là psychobiotics – men vi sinh tác động đích trên trục não ruột.

Bổ sung psychobiotics giúp củng cố lại chức năng não – ruột, không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà còn giúp giảm lo âu và trầm cảm. Một công thức hỗn hợp psychobiotics đầu tiên trên thế giới do các nhà khoa học của Hà Lan nghiên cứu thành công có tên gọi là Ecologic Barrier, dành riêng cho các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa chức năng như HCRKT, trào ngược dạ dày,…và bị căng thẳng, lo âu, trầm cảm.

2. Điều trị nguyên nhân gây HCRKT bằng cách bổ sung men vi sinh tác động đích trên trục não ruột 1

Bạn có thể tìm hiểu và đặt mua Ecologic Barrier tại đây:

2. Điều trị nguyên nhân gây HCRKT bằng cách bổ sung men vi sinh tác động đích trên trục não ruột 2

3. Chế độ dinh dưỡng

  • Loại bỏ thực phẩm gây đầy hơi: nếu bạn bị khó chịu bởi tình trạng chướng bụng hoặc đánh hơi nhiều, bác sĩ có thể đề nghị bạn cắt giảm các loại thực phẩm như thức uống có ga, rau củ – đặc biệt là bắp cải, bông cải xanh và bông cải trắng – và trái cây sống.
  • Loại bỏ gluten: các nghiên cứu cho thấy triệu chứng tiêu chảy trong HCRKT sẽ được cải thiện nếu họ ngưng dùng gluten (lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen).
  • Loại bỏ nhóm thực phẩm FODMAPs: FODMAPs là nhóm thực phẩm chứa đường có thể lên men như đường fructose, fructan, lactose và một số loại đường khác. Đường FODMAPs tìm thấy trong một số ngũ cốc, rau củ, trái cây và thực phẩm từ sữa. Tuy nhiên mọi người thường không nhạy cảm với tất cả các loại thực phẩm FODMAPs. Bạn có thể nghiêm ngặt thực hiện chế độ ăn ít FODMAPs để giảm các triệu chứng HCRKT rồi sau đó có thể bắt đầu trở lại từng ít một.
]]>
https://benhlytramcam.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2820/feed/ 0
Stress nặng – Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh https://benhlytramcam.vn/stress-nang-nhung-dau-hieu-canh-bao-ban-dang-mac-benh-2225/ https://benhlytramcam.vn/stress-nang-nhung-dau-hieu-canh-bao-ban-dang-mac-benh-2225/#comments Tue, 11 Dec 2018 04:44:21 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2225 Căng thẳng là vấn đề dễ dàng xảy ra khi chúng ta gặp áp lực, quá tải trong cuộc sống. Bệnh càng trở nên nặng nề khi bản thân ta có những suy nghĩ và quẩn quanh với những điều tiêu cực và làm phức tạp mọi việc. Những dấu hiệu cảnh báo dưới đây sẽ cho chúng ta biết mình đang bị stress nặng, từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và cách phòng tránh cho bản thân.

Stress nặng - Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnhStress nặng – Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh

Stress nặng – Những dấu hiệu cảnh báo

Đây là một bệnh tâm lý xảy ra ở nhiều đối tượng kể cả trẻ em và người già. Không phải ai cũng có thể cảnh giác để điều trị sớm. Ta thường phát hiện và để tâm khi bản thân đã mang những triệu chứng thực thể hoặc đã mắc kèm theo các căn bệnh nguy hiểm khác gây ra những khó khăn nhất định cho công việc cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt khi mắc stress nặng là tiền đề cho nguy cơ mắc các chứng bệnh tâm lý dai dẳng và khó chữa như trầm cảm, rối loạn lo âu… Khi gặp bất cứ những triệu chứng, dấu hiệu dưới đây, hãy để tâm đến vấn đề cơ thể với stress nặng để đưa ra cách xử lý kịp thời cho bản thân và gia đình.

(Tìm hiểu về stress qua bài viết: Stress là gì, biểu hiện của stress)

Đau đầu, đau nửa đầu, thường xuyên đau nhức toàn bộ cơ thể

Stress nặng - Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnhThường xuyên có hiện tượng đau đầu, đau nhức toàn thân

Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo stress nặng cơ bản nhất bởi sự mệt mỏi không chỉ còn tồn tại ở những suy nghĩ và tinh thần mà đã chuyển thành các biểu hiện thực thể, gây áp lực cho chính cơ thể của người bệnh. Người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn đau đầu liên tục kèm theo các sợi dây thần kinh giật theo từng nhịp đập cơ thể. Cơn đau có thể xuất hiện trên đỉnh đầu, một bên hoặc hai bên đầu.

Đầu óc trống rỗng

Stress nặng - Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh 4Đầu óc trống rỗng là một trong những dấu hiệu cảnh báo stress nặng

Khi bị stress hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy đầu óc trống rỗng, không còn hứng thú làm những việc mình yêu thích dù trước đó nó là đam mê. Bao trùm lên người bệnh là một chiếc hộp của sự u sầu. Hầu hết người bị stress sẽ không lưu tâm đươc tất cả mọi việc và rơi vào trạng thái trống rỗng với chính công việc, gia đình và người thân của mình. Trong truờng hợp này người bệnh thường khó chấp nhận những lời khuyên và giúp đỡ của gia đình, bạn bè bởi chính những quẩn quanh trong suy nghĩ tiêu cực đã đẩy bản thân vào những vấn đề tâm thần kinh chứ không còn là những lo lắng và suy nghĩ đơn thuần. Bất cứ khi nào thấy bản thân trống rỗng trong thời gian dài.

Rối loạn về giấc ngủ

Stress nặng - Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Cũng giống như những biểu hiện của rối loạn lo âu trầm cảm. Khi bị stress nặng người bệnh có xu hướng suy nghĩ lo lắng về những điều tiêu cực đẩy bản thân mình vào trạng thái không có lối thoát. Chính những suy nghĩ đó đã khiến người bệnh mắc những rối loạn trong cơ thể và một trong số đó là rối loạn về giấc ngủ. Bộ não của chúng ta có cơ chế tự lựa chọn suy nghĩ chiến đấu với vấn đề hoặc trốn chạy nó nên việc xảy ra những luồng mâu thuẫn từ chính suy nghĩ của bản thân gây ra trạng thái mất ngủ, khó ngủ cho người bệnh.

Suy giảm hệ thống miễn dịch, dễ ốm

Stress nặng làm suy giảm hệ thông miễn dịch của cơ thể. Như đã phân tích ở trên, khi người bệnh gặp những vấn đề về giấc ngủ thì sẽ là tiền đề sinh ra những bệnh nguy hiểm khác. Khi cơ thể bị quá tải, mệt mỏi trong thời gian dài mà không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi thì việc suy giảm hệ miễn dịch là điều dễ hiểu. Đồng thời khi hệ thống miễn dịch không tốt cơ thể khó có thể đề kháng những tác nhân gây bệnh từ đó gây hiện tượng dễ ốm và mắc các bệnh nguy hiểm. N

Khó làm chủ cảm xúc, dễ xúc động

Stress nặng - Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnhKhó làm chủ cảm xúc

Khi bị stress nặng nề, cơ thể sẽ bị kiệt sức đến mức ngay cả những điều nhỏ nhặt cũng khiến bản thân ức chế và xúc động vì nó. Từ những việc làm không vừa ý của người khác đến những tác nhân tác động từ bên ngoài đều khiến bản thân người bệnh khó điều khiển cảm xúc của mình. Đôi khi cũng do quá căng thẳng và mệt mỏi mà người bệnh chọn cách khóc, biểu lộ cảm xúc để có thể giúp giải tỏa một phần nào đó nỗi buồn.

Mất cảm hứng trong sinh hoạt tình dục

Stress nặng - Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh 8Mất cảm hứng trong sinh hoạt vợ chống

Nghiên cứu khoa học cho thấy khi bị căng thẳng stress sẽ dễ gây ra những rối loạn tâm sinh lý ở cả nam và nữ. Khi bị stress lượng adrenalin được tiết ra sẽ ngăn cản dòng máu đến các cơ quan sinh dục. Ở nam giới thì việc giảm testosteron gây ra rối loạn cương dương, suy giảm chức năng sinh dục hoặc không đạt được cực khoái. Ở nữ giới do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố estrogen gây mất dần ham muốn tình dục và tình trạng lãnh cảm khi quan hệ tình dục.

Tập trung kém, suy giảm trí nhớ

Tập trung kém và suy giảm trí nhớ không chỉ làm cuộc sống người bệnh bị đảo lộn mà còn gây không ít rắc rối trong công việc. Theo các chuyên gia thì việc suy giảm trí nhớ và mất tập trung là kết quả của stress nặng nề trong một thời gian kéo dài.  Do vậy cần theo dõi các dấu hiệu ban đầu của stress để kịp thời xử lý và chủ động phòng tránh những hậu quả của căn bệnh này

Stress nặng - Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnhSuy giảm trí nhớ , kém tập trung cũng là dấu hiệu stress nặng

Rụng tóc

Rụng tóc được coi là hiện tượng bình thường với tất cả mọi người vì khi nhũng tóc cũ rụng đi sẽ được thay thế bằng nang lông mới theo thời gian. Tuy nhiên khi căng thẳng stress nặng nề thì nó sẽ làm đẩy nhanh quả trình rụng tóc hơn nhiều lần mức bình thường và thường thì ít có những nang lông mới thay thế.

Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột

Stress nặng - Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh Trục não – ruột 

Người mắc những vấn đề căng thẳng stress thường có cảm giác cồn cào, bồn chồn trong bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa và thậm chí mắc một số bệnh về đường ruột như viêm đường ruột, viêm ruột kích thích, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho chứng minh đường ruột được coi là bộ não thứ 2 của chúng ta.

Những căng thẳng stress tác động tới hoạt động của đường ruột và làm mất cân bằn hệ khuẩn chí đường ruột, làm suy giảm số lượng những chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Những lợi khuẩn này được biết đến với nhiệm vụ tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như GABA, serotonine (giúp tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc) và tăng cường bảo vệ hàng rào biểu mô ruột non. Khi hàng rào biểu mô ruột non khỏe mạnh sẽ ngăn các độc tố và vi khuẩn có hại xâm nhập và gây các phẩn ứng tâm thần kinh, stress nặng nề…

Chính vì vậy, bổ sung lợi khuẩn đường ruột là một biện pháp được các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần rất quan tâm để hỗ trợ giảm các triệu chứng stress, lo âu. Đây là một giải pháp mới được đánh giá rất cao bởi hiệu quả và tính an toàn, có thể sử dụng rộng rãi để ngăn chặn stress và các chứng rối loạn tâm thần kinh khác như lo âu, trầm cảm đang ngày càng phổ biến trong xã hội.

Bạn có thể lựa chọn bổ sung thêm probiotics, tuy nhiên cần lưu ý không phải bất cứ chế phẩm probiotics nào cũng có tác dụng giảm stress. Probiotics được sử dụng để giảm stress và các rối loạn tâm thần kinh là phải những chế phẩm được nghiên cứu và lựa chọn được những chủng lợi khuẩn có tác dụng nổi trội trên điều hòa dẫn truyền thông tin của trục não ruột. Chế phẩm probitoics đầu tiên trên thế giới được thiết kế cho mục đích giảm stress và các rối loạn tâm thần kinh có tên gọi là Ecologic Barrier ( Cerebio ) do các nhà khoa học của Wincolve – Hà Lan nghiên cứu thành công và hiện đang áp dụng rộng rãi tại 17 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cerebio sản phẩm dùng cho người bị trầm cảm, căng thẳng ( stress ), mệt mỏi, lo lắng, đau đầu…

Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột 2

>> Lời khuyên cho người mắc stress

Nếu có những dấu hiệu trên hãy lưu tâm đến vấn đề stress của bản thân bởi stress nặng có thế đánh gục chúng ta bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Trong mọi hoàn cảnh hãy chuẩn bị cho bản thân, gia đình và người thân yêu những kiến thức về bệnh để xử lý căn nguyên của bệnh kịp thời

Theo Benhlytramcam.vn

Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột 3Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột 4Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột 5Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột 6Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột 7Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột 8Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột 9Rối loạn tiêu hóa, các bệnh về đường ruột 10

]]>
https://benhlytramcam.vn/stress-nang-nhung-dau-hieu-canh-bao-ban-dang-mac-benh-2225/feed/ 20