Cảnh giác với tình trạng mệt mỏi kéo dài của cơ thể

    Trong cuộc sống ai trong chúng ta cũng có lúc mệt mỏi. Mệt mỏi có thể là biểu hiện của một tình trạng sức khỏe không tốt, hay do căng thẳng. Tuy nhiên, nếu tình trạng mệt mỏi diễn ra thời gian dài mà không tìm được nguyên nhân cụ thể thì bạn cần cảnh giác với hội chứng mệt mỏi mạn tính.

    >> Xem thêm: “Mệt mỏi chán ăn – triệu chứng của nhiều bệnh lý”

    Cảnh giác với tình trạng mệt mỏi kéo dài của cơ thể 1

    Thế nào là hội chứng mệt mỏi mãn tính?

    Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) là một rối loạn suy nhược đặc trưng bởi sự mệt mỏi cực độ, kể cả sau khi nghỉ ngơi cũng không hết mệt và không phải do bất kỳ một bệnh lý nào gây ra.

    Nguyên nhân của hội chứng mệt mỏi mạn tính chưa được làm rõ. Một số giả thuyết cho rằng hội chứng này có thể do nhiễm virus, căng thẳng tâm lý, hoặc kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Do không có cơ chế bệnh rõ ràng và có nhiều bệnh lý khác có những triệu chứng tương tự nên rất khó để chẩn đoán chính xác. Không có một loại xét nghiệm đặc trưng nào để xác định hội chứng mệt mỏi mạn tính, vì vậy để chẩn đoán bác sỹ sẽ phải loại trừ các nguyên nhân khác gây mệt mỏi cho bạn.

    Hội chứng mệt mỏi mạn tính có thể gặp ở bất cứ ai, nhưng phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi từ 40-50.

    Nguyên nhân của hội chứng mệt mỏi mạn tính

    Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng mệt mỏi mạn tính mà chỉ suy đoán rằng, các yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng này bao gồm:

    Nguyên nhân của hội chứng mệt mỏi mạn tính 1

    • Nhiễm virus: một số trường hợp sau khi bị nhiễm virus có thể mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính, tuy nhiên các nhà khoa học chưa tìm thấy một loại virus cụ thể có liên quan tới chứng bệnh này. Một số loại virus đang được nghiên cứu để xác định mối liên quan với hội chứng mệt mỏi mạn tính bao gồm: virus Epstein-Barr (EBV), virus herpes 6 ở người, RRV, Nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm  Coxiella burnetiivà Mycoplasma pneumoniae , cũng đã được nghiên cứu liên quan đến chứng mệt mỏi mạn tính (CFS).
    • Suy giảm miễn dịch: một số trường hợp mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính có hệ miễn dịch suy yếu, nhưng các bằng chứng chưa đủ để khẳng định liệu suy giảm miễn dịch có phải là điều kiện duy nhất gây ra căn bệnh này.
    • Stress: căng thẳng, trầm cảm có thể làm thay đổi bài tiết các hormon dưới đồi – tuyến yên – thượng thận, được cho là nguyên nhân gây ra mệt mỏi. Trong nhiều trường hợp, hội chứng mệt mỏi mạn tính có thể là một phần triệu chứng của trầm cảm, hoặc đây chính là khởi phát của trầm cảm.
    • Mất cân bằng nội tiết tố: nồng độ một số loại hormon cũng có sự thay đổi trong hội chứng mệt mỏi mạn tính , nhưng các nhà nghiên cứu cũng chưa thể kết luận điều này có ý nghĩa hay không.
    • Ngoài ra, một số người có yếu tố di truyền cũng dễ mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính hơn.

    Các yếu tố nguy cơ mệt mỏi

    Hội chứng mệt mỏi mạn tính thường hay gặp ở độ tuổi từ 40 đến 50. Giới tính cũng đóng một vai trò quan trọng, vì phụ nữ có khả năng bị chứng bệnh này cao gấp hai đến bốn lần so với nam giới.

    Các yếu tố di truyền, dị ứng, căng thẳng và các yếu tố môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải.

    Triệu chứng mệt mỏi

    Hội chứng mệt mỏi mạn tính biểu hiện ra thành các triệu chứng khác nhau ở mỗi người và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Triệu chứng phổ biến nhất đó là tình trạng mệt mỏi kéo dài và đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày. Để chẩn đoán CFS, tình trạng mệt mỏi phải kéo dài ít nhất sáu tháng và không được hồi phục bằng cách nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn phải có ít nhất bốn triệu chứng trong số 8 triệu chứng chính sau:

    • Giảm trí nhớ hoặc bị mất tập trung
    • Tình trạng mệt mỏi không hết sau khi nghỉ ngơi hoặc ngủ qua đêm
    • Mật ngủ kéo dài và các chứng rối loạn giấc ngủ khác
    • Đau cơ
    • Đau đầu thường xuyên
    • Đau các khớp mà không có biểu hiện tấy đỏ hoặc sưng
    • Thường xuyên bị đau họng
    • Sưng hạch bạch huyết ở cổ và nách.

    Triệu chứng mệt mỏi 1

    Ngoài ra, một số triệu chứng phụ cũng có thể gặp trong hội chứng mệt mỏi mạn tính như:

    • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy
    • Dị ứng hoặc nhạy cảm với các loại thực phẩm, rượu, mùi hôi, hóa chất, thuốc hoặc tiếng ồn.
    • Đau ngực, khó thở
    • Chóng mặt, ngất xỉu.
    • Khô miệng.
    • Ho mãn tính.
    • Đau tai, đau hàm
    • Nhịp tim bất thường.
    • Cứng khớp buổi sáng.
    • Ớn lạnh và đổ mồ hôi đêm.
    • Vấn đề tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm, khó chịu, rối loạn lo âu và hoảng sợ.
    • Cảm giác ngứa ran.
    • Rối loạn thị giác, ví dụ như nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt và khô mắt.
    • Sút cân.

    Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi cực độ sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần. Điều này có thể kéo dài hơn 24 giờ sau hoạt động đó.

    Đôi khi hội chứng mệt mỏi diễn ra theo chu kỳ với các triệu chứng rầm rộ sau đó lại dần tốt hơn. Có khi, những triệu chứng biến mất hoàn toàn, được gọi là thuyên giảm. Tuy nhiên, cũng có người sẽ bị tái phát. Khi đó việc kiểm soát triệu chứng sẽ khó khăn hơn.

    Chẩn đoán 

    Mệt mỏi mạn tính là một hội chứng rất khó chẩn đoán. Theo Viện Y học Hoa Kỳ, tính đến năm 2015, CFS xảy ra trong khoảng 836.000 đến 2,5 triệu người Mỹ. Tuy nhiên, ước tính rằng 84%-91% vẫn chưa được chẩn đoán đúng và điều trị.

    Không có phương pháp xét nghiệm nào có thể phát hiện được CFS và các triệu chứng của hội chứng này tương tự như nhiều bệnh khác. Mặt khác, nhiều người không chấp nhận chẩn đoán của bác sỹ và cho rằng mình không có bệnh.

    CFS được chẩn đoán chủ yếu dựa trên hỏi bệnh. Bác sỹ sẽ hỏi về tình trạng mệt mỏi của bạn kéo dài bao nhiêu lâu, cũng như bạn phải có ít nhất 4 triệu chứng chính để được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính. Ngoài ra, bác sỹ có thể hỏi tiền sử bệnh và làm thêm một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự như:

    • Bệnh bạch cầu đơn nhân
    • Bệnh lyme
    • Bệnh đa xơ cứng
    • Lupus
    • Suy giáp
    • Trầm cảm nặng

    Chứng mệt mỏi kéo dài cũng có thể gặp trong trường hợp béo phì trầm trọng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamin và rượu.

    Cách chữa mệt mỏi mạn tính

    Hiện nay không có cách chữa trị cụ thể nào cho hội chứng mệt mỏi mạn tính. Các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh lý. Dưới đây là các phương pháp điều trị chính đang được áp dụng:

    Thay đổi lối sống

    Cách chữa mệt mỏi mạn tính 1

    Lối sống khoa học lành mạnh góp phần làm giảm mệt mỏi

    • Thực hiện một số thay đổi đối với lối sống của bạn có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính
    • Không sử dụng caffein, nicotin và rượu
    • Tránh ngủ trưa trong ngày nếu nó ảnh hưởng tới giấc ngủ vào ban đêm.
    • Tạo thói quen ngủ: nên đi ngủ cùng một giờ mỗi đêm và cố gắng thức dậy vào cùng một khoảng thời gian mỗi buổi sáng.
    • Tránh căng thẳng về cảm xúc và thể chất. Dành thời gian mỗi ngày để thư giãn hoặc tham gia vào các hoạt động bạn thích.

    Sử dụng thuốc

    Thông thường, không một loại thuốc nào có thể điều trị tất cả các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính. Trong nhiều trường hợp, mệt mỏi mạn tính có thể là khởi đầu, hoặc là một phần của trầm cảm. Khi đó bạn có thể cần sử dụng một thuốc chống trầm cảm để điều trị.

    Ngoài ra, một số loại thuốc khác dùng để điều trị triệu chứng như thuốc an thần, gây ngủ, thuốc giảm đau nhức xương khớp…

    Liệu pháp thay thế

    Châm cứu , yoga và mát-xa có thể giúp giảm đau do CFS gây ra. Hãy luôn nhớ rằng phải nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị thay thế hoặc bổ sung.

    Mặc dù có nhiều nỗ lực nghiên cứu, cho tới hiện nay hiểu biết về hội chứng trầm cảm mạn tính vẫn còn nhiều hạn chế và không có cách chữa trị đặc hiệu. Chính vì vậy, để đối phó với chứng bệnh này bạn cần có một kế hoạch dài hạn và nên có sự trợ giúp y tế. Mọi vấn đề còn băn khoăn hoặc cần giúp đỡ bạn có thể để lại câu hỏi hoặc gọi cho chúng tôi theo số hotline: 0981 966 152 / 0903 294 7939 để được tư vấn.

     

    Benhlytramcam.vn - 24 Tháng Ba, 2022

    Bình luận về bài viết

    1. Hoàng Đình Minh đã bình luận

      Tôi bị trầm cảm từ tháng 11nam 2021, đến nay uống thuốc điều tri và có chyển biện, đỡ nhưng từ đó đến nay sáng ngủ dậy tôi thấy cơ thể rất mệt, buồn bã và rất khó chịu , xin được tư vấn của bác sĩ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng của bạn xuất hiện nhiều hơn sau khi uống thuốc hay có từ trước khi uống thuốc? Nếu triệu chứng xuất hiện sau khi uống thuốc thì đó có thể là một trong những tác dụng phụ của thuốc, bạn nên trao đổi lại với bác sĩ xem có thể lựa chọn thuốc khác phù hợp hơn không.
        Bên cạnh dùng thuốc điều trị bạn cũng nên áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ để cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả hơn:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!