Phải làm gì nếu dùng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả?

    Sử dụng thuốc là phương pháp khá hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, có không ít trường hợp thuốc không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng một phần, được gọi là trầm cảm kháng trị hay chứng trầm cảm khó điều trị.

    Phải làm gì nếu dùng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả? 1

    Bệnh trầm cảm kháng trị là gì?

    Trầm cảm thường được điều trị bằng sự kết hợp của thuốc chống trầm cảm và một số liệu pháp, bao gồm cả liệu pháp tâm lý. Đối với nhiều trường hợp, chỉ cần sử dụng thuốc đã đủ để kiểm soát tình trạng bệnh.

    Mặc dù thuốc chống trầm cảm có hiệu quả với đa số các trường hợp, nhưng có khoảng 10-15% người bị trầm cảm không cải thiện triệu chứng khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, có 30-40% bệnh nhân chỉ cải thiện một phần triệu chứng khi sử dụng thuốc.

    Bệnh trầm cảm không đáp ứng với thuốc được gọi là trầm cảm kháng trị, hoặc còn gọi là chứng trầm cảm khó điều trị.

    Trầm cảm kháng trị được chẩn đoán như thế nào?

    Không có tiêu chuẩn chẩn đoán tiêu chuẩn cho bệnh trầm cảm kháng trị, nhưng các bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán này nếu bệnh nhân đã thử ít nhất hai loại thuốc chống trầm cảm khác nhau mà không thấy cải thiện triệu chứng.

    Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị trầm cảm kháng trị, điều quan trọng là bạn phải được bác sĩ chẩn đoán và phải kiểm tra lại các điều kiện như:

    • Bệnh trầm cảm của bạn có được chẩn đoán chính xác ngay từ đầu không?
    • Có các yếu tố khác có thể gây ra hoặc làm các triệu chứng trầm cảm tồi tệ hơn không?
    • Bạn đã sử dụng thuốc chống trầm cảm đúng liều lượng chưa?
    • Thuốc chống trầm cảm đã được uống đúng cách chưa?
    • Bạn đã uống thuốc chống trầm cảm trong thời gian đủ lâu chưa?

    Thuốc chống trầm cảm không có tác dụng nhanh chóng. Chúng thường cần được dùng trong 6-8 tuần với liều lượng phù hợp để thấy được hiệu quả đầy đủ. Điều quan trọng là các loại thuốc phải được sử dụng đúng liều và thử trong một thời gian đủ dài trước khi quyết định rằng chúng có hiệu quả hay không. Do đó, giai đoạn đầu tiên bạn cần thăm khám thường xuyên và đúng lịch hẹn của bác sỹ để đánh giá tình trạng và tìm được loại thuốc phù hợp.

    Hiện nay cũng có một số nghiên cứu cho thấy rằng những người có cải thiện triệu chứng trong một vài tuần đầu điều trị với thuốc thì có khả năng cải thiện hoàn toàn triệu chứng trầm cảm. Những người không có bất cứ cải thiện sớm nào thì ít có khả năng khỏi hoàn toàn.

    Nguyên nhân gây ra trầm cảm kháng trị?

    Các thuốc chống trầm cảm được sử dụng hiện nay chủ yếu tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh, trong khi đó cơ chế bệnh sinh của trầm cảm phức tạp hơn rất nhiều. Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng có 4 cơ chế chính gây ra bệnh trầm cảm là:

    • Suy giảm chức năng não bộ: biểu hiện qua sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, giảm tính linh động thần kinh và tuần hoàn thần kinh bất thường.
    • Suy giảm hoạt động trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA-axis): điều chỉnh sai các cơ chế feedback ngược.
    • Suy giảm hệ thống miễn dịch với tình trạng viêm mạn tính
    • Suy giảm chức năng trục Não – Ruột: biểu hiện qua rối loạn hệ tiêu hóa và bất thường hệ vi sinh đường ruột

    Các thuốc chống trầm cảm hiện nay chỉ tác động được lên 1 trong 4 cơ chế của bệnh, vì vậy có nhiều trường hợp không có đáp ứng khi dùng thuốc nếu họ có cơ chế bệnh sinh khác.

    Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến cho thuốc sử dụng không có hiệu quả như: chẩn đoán của bác sỹ sai, yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hóa, yếu tố rủi ro.

    Trục Não – ruột – hệ khuẩn chí đường ruột – mảnh ghép còn thiếu trong điều trị trầm cảm

    Trục Não - ruột - hệ khuẩn chí đường ruột - mảnh ghép còn thiếu trong điều trị trầm cảm 1

    Trục Não – Ruột là con đường trao đổi thông tin hai chiều giữa não và ruột ở động vật có vú. Nó kết nối não và ruột thông qua các con đường: dây thần  kinh, trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và hệ thống miễn dịch. Các yếu tố như stress tâm lý và bệnh tật làm suy giảm một trong nhiều con đường của trục Não – Ruột, có thể gây ra rối loạn chức năng trục Não – Ruột và dẫn đến trầm cảm.

    Biểu hiện của suy giảm chức năng trục não ruột là bệnh nhân trầm cảm thường bị các rối loạn tiêu hóa chức năng (táo bón, tiêu chảy, khó tiêu…);  rối loạn cảm giác thèm ăn (chán ăn hoặc thèm ăn nhiều hơn), rối loạn chuyển hóa và bất thường hệ khuẩn chí đường ruột.

    Hệ vi sinh đường ruột là thành phần quan trọng của ruột, có thể tác động đến chức năng não bộ và hành vi thông qua trục Não – Ruột. Chúng tổng hợp ra tryptophan – tiền chất để tổng hợp lên serotonin – chất dẫn truyền thần kinh liên quan tới trạng thái tâm lý vui vẻ, hạnh phúc. 90% serotonin được sản sinh tại ruột.

    Nghiên cứu cho thấy có sự suy giảm cả về số lượng và sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột ở bệnh nhân trầm cảm, đặc biệt là 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus Bifidobacterium. Việc bổ sung một số chủng probiotics (lợi khuẩn đường ruột) đặc biệt, với lượng đủ có thể giảm triệu chứng trầm cảm, các nhà nghiên cứu gọi những probiotics đặc biệt này là “psychobiotics” để nhấn mạnh khả năng cải thiện hành vi và tâm trí của chúng.

    Trục Não - ruột - hệ khuẩn chí đường ruột - mảnh ghép còn thiếu trong điều trị trầm cảm 2

    Sử dụng probiotics đặc biệt là xu hướng mới trong điều trị trầm cảm

    Cả nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu trên động vật đều cho thấy rằng việc bổ sung Psychobiotics làm giảm các triệu chứng trầm cảm, thậm chí đạt được những hiệu quả tương đương các liệu pháp chống trầm cảm truyền thống. Hiện nay, bổ sung psychobiotics được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm nhẹ đến vừa và phối hợp cùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị trong trường hợp trầm cảm nặng. Trường hợp trầm cảm không đáp ứng thuốc thông thường cũng có thể sử dụng thêm liệu pháp này.

    Nhiều hãng dược phẩm trên thế giới đã tập trung nghiên cứu và sản xuất những chế phẩm psychobiotics để người bị trầm cảm có thể sử dụng khi cần thiết. Một chế phẩm psychobiotics tại thị trường Việt Nam người dùng có thể tham khảo là Cerebio (Ecologic Barrier).

    Một số biện pháp khác để điều trị trầm cảm kháng trị

    Sử dụng thêm thuốc khác
    Nếu một mình thuốc chống trầm cảm không cải thiện được các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể kê một loại thuốc khác để dùng kèm theo. Các loại thuốc khác thường được sử dụng với thuốc chống trầm cảm bao gồm:

    • Lithium
    • Thuốc chống loạn thần, chẳng hạn như aripiprazole (Abilify), olanzapine (Zyprexa), hoặc quetiapine (Seroquel)
    • Hormone tuyến giáp
    • Dopamine, chẳng hạn như pramipexole (Mirapex) và ropinirole (Requip)
    • Ketamine

    Chế độ dinh dưỡng hợp lý

    Bổ sung dinh dưỡng cũng có thể hữu ích, đặc biệt nếu bạn bị thiếu chất. Một số chất nên bổ sung:

    • Dầu cá hoặc axit béo omega-3
    • Acid folic
    • L-methylfolate
    • Ademetionine
    • Kẽm

    Tâm lý trị liệu
    Trong một số trường hợp bệnh nhân điều trị thuốc không có hiệu quả lại đáp ứng với liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) tốt hơn. Mặc dù vậy, bác sĩ của bạn có thể sẽ khuyên bạn tiếp tục dùng thuốc song song với liệu pháp tâm lý.

    BS.Thu Phương

    Chuyên gia tư vấn - 8 Tháng Một, 2021

    Bình luận về bài viết

    1. Nguyễn Hữu Thành đã bình luận

      Tôi 57 tuổi được định bệnh là rối loạn lo âu trầm cảm năng, đã dùng thuốc tây hàng ngày trên 10 năm. Khi uống thuốc thì giấc ngủ và trạng thái tinh thần, sức khoẻ bình thường. Nếu không uống thuốc dù chỉ một ngày thì các biểu hiện của bênh sẽ xuất hiện ngay. Vui lòng cho hỏi : Có loại thuốc đông y nào thay thế được thuốc tây không ? Cám ơn.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào anh,
        Như anh mô tả triệu chứng bệnh tái phát ngay sau khi ngưng thuốc thì nghĩa là thời gian điều trị với thuốc của anh chưa đủ dài, anh nên tiếp tục sử dụng thuốc đều đặn thêm một khoảng thời gian nữa chứ chưa nên ngừng thuốc ngay.
        Anh có thể tham khảo sản phẩm chức năng hỗ trợ giảm lo âu, trầm cảm là Cerebio, sử dụng 1-2 gói/ngày liên tục trong tối thiểu từ 1-3 tháng phối hợp cùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị. Khi tình trạng ổn định, anh có thể hỏi ý kiến bác sỹ để giảm liều thuốc và tiến tới ngưng thuốc hoàn toàn và duy trì Cerebio để củng cố. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc đột ngột nhé.
        Chúc anh sớm điều trị thành công,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!