Thưa bác sĩ! Triệu chứng của em có phải bị trầm cảm ko hay bị gì ah và phương pháp điều trị như thế nào?

    Dạ chào bs em năm nay 38t. Cách đây 15 năm em có thời gian dài lo lắng sợ bệnh tật khoảng 5 năm xong đi khám bệnh kết quả ko có lai trở lại như bình thường .Năm 2017 em lại bị như vậy, năm 2020 em lại 1 lần nữa lo lắng bệnh tật dẫn đến lo lắng, mất ngủ, đầu óc căng thẳng lúc nào cũng lo sợ bệnh. Xong vào bệnh viện khám ko có bệnh mình lo sợ thì trở lại bình thường. Đến tháng 9 năm 2020 sau 1 bữa nhậu say vào sáng hôm sau tự dưng người tôi bắt đầu lo lắng, bồn chồn, mệt mỏi sợ hãi, ám ảnh về những cái chết , đến nay tôi lại cảm thấy mình bị ám ảnh về sợ bị trầm cảm rồi sợ làm những biến chứng  nguy hiểm mà bệnh gây nên mình suy nghĩ đến lúc mình ko kiểm soát được nữa sẽ thực hiện thì ảnh hưởng đến mình và người khác. Và lo lắng những thứ lung tung đọc được trên những trang mà mình tìm hiểu về bệnh trầm cảm sinh ra. Hiện tại người em bồn chồn, lo lắng , buồn mệt mỏi ko tập trung vào công việc mà lúc nào cũng suy nghĩ đến những vấn đề đó.Xin hỏi bác sĩ em bị bệnh gì ạ. Pp điều trị như thế nào? Em cám ơn.

    Trả lời

    Chào bạn,

    Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều lo lắng về bệnh tật, tuy nhiên, sự lo lắng của bạn đã vượt quá mức kiểm soát thì có thể gợi ý tới bệnh rối loạn lo âu/rối loạn dạng cơ thể. Điểm chung của nhiều bệnh nhân rối loạn lo âu đó là họ có thể có biểu hiện triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau mỏi cơ khớp, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp, mệt tim, khó thở...Chính vì vậy họ thường thăm khám ở rất nhiều nơi, nhiều lần mà không được chẩn đoán ra bất cứ bệnh gì. Trường hợp của bạn nên thăm khám ở cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để chẩn đoán chính xác bệnh.

    Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm nhưng trong đó thì sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu là 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất. Phương pháp điều trị với thuốc cho đáp ứng điều trị rất cao, với trên 80% bệnh nhân nên đây cũng là một lựa chọn đầu tay cho các bác sỹ trong điều trị rối loạn lo âu trầm cảm ở người lớn. Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào, điều trị trong bao lâu tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, không ai giống ai nên bạn cần trực tiếp tới bệnh viện để thăm khám nhé.

    Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số biện pháp giảm lo âu sau:
    – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
    – Tập Yoga hoặc thiền.
    – Nghe nhạc, đọc sách.
    – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
    – Chia sẻ và nói chuyện với người thân để giải tỏa bớt những lo lắng, muộn phiền trong lòng.

    Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời