Stress sau sinh và những dấu hiệu cảnh báo
Những ngày gần đây trên các phương tiện truyền thông có đưa nhiều thông tin về một người mẹ trẻ giết chết con mình và đang được tiến hành kiểm tra về các vấn đề tâm lý. Tất cả chúng ta lúc này mới nhận ra sự nguy hiểm và mất kiểm soát của các bệnh tâm lý. Một trong những vấn đề tiền tâm lý có thể kể đến là những căng thẳng stress.
Với những bà mẹ sau sinh dù đã được chuẩn bị tâm lý kỹ càng về cả tâm lý và kiến thức nền của việc chăm sóc trẻ nhưng khi đối diện với việc phải chăm sóc một đứa trẻ người phụ nữ không thể tránh khỏi những áp lực, áp lực này sẽ càng ngày một lớn phụ thuộc vào tâm sinh lý của đứa trẻ. Nếu trẻ ngủ ngoan thì mẹ cũng có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho cơ thể sau lần vượt cạn. Còn nếu trẻ bất thường không chịu ăn ngủ sẽ dẫn đến lo lắng, suy nghĩ cho người mẹ. Đồng thời việc một mình chăm sóc con mà không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào của chồng và người thân cũng là nguyên nhân gây gia tăng stress căng thẳng sau sinh.
Stress sau sinh gây ra cho người phụ nữ nhiều mệt mỏi về thể chất và tinh thần
Nghiên cứu khoa học cho thấy, có đến 30 đến 90% phụ nữ sau sinh mắc các bệnh liên quan đến cảm xúc, họ dễ buồn hơn và dễ dao động hơn. Có tới khoảng 20% bị trầm cảm sau sinh nguy hiểm, số còn lại thì phải chịu những áp lực con cái gia đình, áp lực bản thân gây ra những stress sau khi sinh nở. Tại sao lại có áp lực về bản thân. Bởi sau khi sinh các hormone nội tiết tố nữ bị sụt giảm trầm trọng khiến người phụ nữ nhạy cảm với tất cả mọi vấn đề, gây ra những luồng suy nghĩ tiêu cực, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của bản thân mà còn có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con trẻ.
>> Có thể bạn muốn đọc: Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ
Stress sau sinh gây ra cho người phụ nữ những khó khăn trong cuộc sống. Không chỉ gây ra những triệu chứng tâm lý mà stress còn gây ra những triệu chứng thể chất gây khó chịu nhất định. Chúng ta thường để tâm vấn đề stress của mẹ bầu sau sinh khi nó đã có những hệ lụy gây hại cho cả mẹ và bé. Nếu bệnh nhẹ thì sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người phụ nữ, ảnh hưởng đến chồng và thai nhi không được chăm sóc tốt. Nếu bệnh nặng người phụ nữ sẽ có ý nghĩ tự tử để thoát khỏi vấn đề stress sau sinh của bản thân hoặc làm hại con, xuất hiện những rối loạn lo âu hoang tưởng và gia tăng mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm. Một số triệu chứng của stress sau sinh cần phải để tâm:
Suy nhược cơ thể là dấu hiệu nhận biết phụ nữ bị stress sau sinh
Nhiều sản phụ cảm thấy tâm trạng bất an, đau khổ bao trùm lên cuộc sống của mình mà không thể thoát ra được, tất nhiên hầu hết những vấn đề này đều không rõ được gây ra bở lý do cụ thể nào cả. Người phụ nữ dễ dàng rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên cả về suy nghĩ và thể chất. Lâu dần sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể trầm trọng. Suy nhược cơ thể cũng có thể được coi là một trong những dấu hiệu đầu tiên để phát hiện stress ở các sản phụ. Khi thấy người thai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn vô cớ hãy để tâm đến vấn đề stress sau sinh.
Những sản phụ sau sinh thường có nhiều suy nghĩ lo lắng hơn người bình thường. Những lo lắng về sức khỏe của bản thân sau lần vượt cạn, lo lắng về sức khỏe của con kèm với đó là những cơn đau đầu, đau cơ khiến những lo lắng về sức khỏe bản thân càng bị đẩy lên cao. Những lo lắng sẽ dần biến thành những ám ảnh của người sản phụ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của vấn đề stress sau sinh nguy hiểm.
Một trong những dấu hiệu khác cũng như là khó khăn của người phụ nữ sau sinh đó là tình trạng mất tập trung trong mọi vấn đề, không chỉ trong công việc mà việc giải trí đối với họ cũng không được trọn ven. Sau sinh người phụ nữ hầu như phải ngồi một chỗ nên gây ra cho họ những điều sự bí bách khiến tâm trạng cũng không thể thoải mái và tập trung làm điều gì cả. Một bản nhạc có thể có tác dụng thư giãn và tăng độ tập trung đối với người bình thường nhưng lại vô dụng với phụ nữ sau sinh. Vậy nên người chồng hãy trò chuyện với vợ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống gia đình để người vợ có thể thoải mái và thư giãn nhất.
Luôn xuất hiện những rối loạn về giấc ngủ sau 8 tuần khi sinh
Người sản phụ dù rất muốn ngủ nhưng không thể ngủ ngay cả khi em bé ngủ rất ngon. Đây là một trong những dấu hiệu của stress sau sinh. Hầu hết những bà mẹ gặp tình trạng này đều cho biết bản thân luôn cảm thấy thao thức, bồn chồn khó đi vào giấc ngủ, họ thường có khuynh hướng thức để kiểm tra xem con ngủ có ngon không hay có điều gì bất thường không hay một số thì không thể nào đi vào được giấc ngủ dù cũng không quan tâm đến giấc ngủ của con. Theo thống kê của các nhà khoa học hiện tượng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra 8 tuần sau khi sinh. Đây cũng là là nguyên nhân làm gia tăng vấn đề stress và các bệnh tâm lý nguy hiểm khác.
Do sự sụt giảm giảm đột ngột của nội tiết tố estrogen khiến người sản phụ dễ rơi vào vấn đề lãnh cảm, mất hứng thú trong chuyện quan hệ tình dục tạo ra khoảng cách lớn giữa vợ và chồng. Cũng có nhiều lý do cho rằng lý do này do những lo lắng bộn bề về chuyện nuôi con và kinh tế cho con cái. Dù lý do là như thế nào thì những dấu hiệu này về lâu dài sẽ gây ra những rắc rối cho cuộc sống vợ chồng của người bệnh.
Suy nghĩ tự tử luôn thường trực với người phụ nữ
Có rất nhiều trường hợp người phụ nữ luôn suy nghĩ và ám ảnh về việc bản thân mình là mối nguy hại cho gia đình nên luôn có cảm giác tội lỗi. Ý nghĩ tự tử cũng từ đó mà xuất hiện. Nếu thấy người sản phụ có những hành vi tự làm hại bản thân mình hoặc làm hại những người xung quanh thì cần chú ý đến vấn đề tâm lý của họ và xử lý kịp thời.
Khó khăn trong việc gắn kết với con
Với tình yêu con vô biên của người phụ nữ thì có con là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời họ. Tuy nhiên với áp lực cao của cuộc sống hiện đại có không ít những sản phụ có những suy nghĩ khó gắn kết với con, áp lực nguồn lực kinh tế trong vấn đề nuôi con. Sau vài tuần mà sợi dây tình cảm này không được khắc phục thì cần tìm gặp bác sĩ tâm lý để giải tỏa đồng thời tìm ra những nguyên nhân khắc phục nó. Sự gắn kết với con rất quan trọng, không những giúp con trẻ có thể lớn lên trong tình yêu thương mà còn tránh được những hệ lụy nghiêm trọng do vấn đề stress sau sinh gây ra.
Stress thường khiến cho phụ nữ sau sinh chán ăn hoặc ăn nhiều hơn so với bình thường. Những thay đổi về hormone và tâm sinh lý khiến người phụ nữ sau sinh có thể bị rối loạn ăn uống, đây được coi là điều bình thường nhưng nếu có rối loạn này đi kèm với các triệu chứng mất ngủ, lo âu căng thẳng thì không nên xem thường, rất có thể đây là một dấu hiệu cảnh bảo bệnh tâm lý nguy hiểm.
Dưới đây là dấu hiệu stress sau sinh, vấn đề này ngày càng được xã hội để tâm vì mang nhiều những hệ lụy nguy hiểm. Do vậy các ông chồng hãy ở bên chăm sóc, gần gũi và tháo gỡ các vấn đề tâm lý cho sản phụ để có thể tránh đc các nguy cơ nguy hiểm
>>Tìm hiểu tiếp cách giải tỏa stress trong bài: Giải tỏa căng thẳng stress bằng cách nào?
]]>Dấu hiệu stress và những nguy cơ khi bị stress lâu dài
Căng thẳng là một phản ứng của cơ thể đối với các tình huống có hại hoặc quá tải của bản thân. Khi người bệnh cảm thấy áp lực đè nén thì một phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể sẽ cho phép người bệnh chống lại những áp lực này. Căng thẳng stress cũng từ đó mà xuất hiện. Trong phản ứng căng thẳng nhịp tim của người bệnh tăng nhanh, thở nhanh, cơ thắt chặt , huyết áp tăng lên, cơ thể sẵn sàng hành động để bảo vệ mình… Tuy nhiên không phải căng thẳng là điều không tốt hoàn toàn. Ở trạng thái nhẹ, căng thẳng sẽ giúp người bệnh hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao, một số trường hợp còn giúp người bệnh mạnh mẽ và trưởng thành hơn.
(Tìm hiểu chi tiết về khái niệm stress trong bài viết: Stress là gì? Làm cách nào đểm giảm stress)
Khi bị stress nó sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của người bệnh bao gồm: Biểu hiện về nhận thức, hành vi, biểu hiện về thể lý và biểu hiện về cảm xúc. Stress ảnh hưởng đến mỗi người là khác nhau tuy nhiên đều có điểm chung là gây ra những mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu stress, dù nặng hay nhẹ, dù người bình thường hay phụ nữ mang thai thì những biểu hiện cũng cơ bản như sau:
Người bị stress thường có biểu hiện về hành vi như sau:
Một số hành vi là biểu hiện của người bệnh bị stress
Liên tục lo âu và mất khả năng tập trung cũng là một dấu hiệu stress
Người bị stress cũng có những biểu hiện về nhận thức rõ rêt. Điều này ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của người bệnh bởi những nhận thức bi ảnh hưởng trong tất cả mọi việc trong cuộc sống. Một số biểu hiện cơ bản:
Những bất ổn trong tâm lý trong khoảng thời gian stress là nguyên nhân dẫn đến sự cô lập bản thân mình. Từ đó những vấn đề tâm lý khác cũng có thể phát sinh như rối loạn lo âu, trầm cảm… Vấn đề tâm lý này gây ra những hậu quả nguy hiểm nhất và một trong số đó có thể là những cái chết thương tâm. Một số dấu hiệu về cảm xúc khi bị stress:
Trầm cảm và rối loạn lo âu là biểu hiện cảm xúc của người bệnh khi bị stress
Các dấu hiệu về thể lý của stress được coi là nguyên nhân gây một số bệnh nguy hiểm khác như huyết áp, tim mạch, đau nhức đầu kinh niên… Một số biểu hiện cơ bản của bệnh là:
Mất ngủ không có năng lượng là biểu hiện của stress
Phụ nữ sau sinh thường dễ bị stress hơn người bình thường do bản thân vừa trải qua thời kỳ sinh nở đau đớn cộng với áp lực từ gia đình tới con nhỏ. Rất nhiều phụ nữ sau sinh thú nhận khoảng thời gian đầu khó kết nối với con. Đồng thời sau sinh phụ nữ mang tâm lý rất nhạy cảm hơn do sự sụt giảm nội tiết tố nữ estrogen nên đây cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Khi phụ nữ sau sinh có dấu hiệu stress sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà mẹ và sức khỏe của bé. Một số dấu hiệu stress ở phụ nữ sau sinh:
Xem thêm: Người bị stress nên sử dụng, uống thuốc gì?
Stress dài hạn sẽ gây cho người bệnh nhiều nguy cơ. Như những dấu hiệu của stress đã nêu trên ta có thể thấy vấn đề căng thẳng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh. Từ những thay đổi cảm xúc, thay đổi hành vi đến những thay đổi về cơ thể có thể đẩy người bệnh rơi vào trạng thái không có lối thoát. Một số vấn đề về sức khỏe mà stress mãn tính gây ra cho người bệnh bao gồm:
Nguy cơ mắc vấn đề suy giảm tâm sinh lý ở cả nam lẫn nữ
MỘT SỐ MẸO GIẢM STRESS
Theo Benhlytramcam.vn
]]>Stress nặng – Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh
Đây là một bệnh tâm lý xảy ra ở nhiều đối tượng kể cả trẻ em và người già. Không phải ai cũng có thể cảnh giác để điều trị sớm. Ta thường phát hiện và để tâm khi bản thân đã mang những triệu chứng thực thể hoặc đã mắc kèm theo các căn bệnh nguy hiểm khác gây ra những khó khăn nhất định cho công việc cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt khi mắc stress nặng là tiền đề cho nguy cơ mắc các chứng bệnh tâm lý dai dẳng và khó chữa như trầm cảm, rối loạn lo âu… Khi gặp bất cứ những triệu chứng, dấu hiệu dưới đây, hãy để tâm đến vấn đề cơ thể với stress nặng để đưa ra cách xử lý kịp thời cho bản thân và gia đình.
(Tìm hiểu về stress qua bài viết: Stress là gì, biểu hiện của stress)
Thường xuyên có hiện tượng đau đầu, đau nhức toàn thân
Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo stress nặng cơ bản nhất bởi sự mệt mỏi không chỉ còn tồn tại ở những suy nghĩ và tinh thần mà đã chuyển thành các biểu hiện thực thể, gây áp lực cho chính cơ thể của người bệnh. Người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn đau đầu liên tục kèm theo các sợi dây thần kinh giật theo từng nhịp đập cơ thể. Cơn đau có thể xuất hiện trên đỉnh đầu, một bên hoặc hai bên đầu.
Đầu óc trống rỗng là một trong những dấu hiệu cảnh báo stress nặng
Khi bị stress hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy đầu óc trống rỗng, không còn hứng thú làm những việc mình yêu thích dù trước đó nó là đam mê. Bao trùm lên người bệnh là một chiếc hộp của sự u sầu. Hầu hết người bị stress sẽ không lưu tâm đươc tất cả mọi việc và rơi vào trạng thái trống rỗng với chính công việc, gia đình và người thân của mình. Trong truờng hợp này người bệnh thường khó chấp nhận những lời khuyên và giúp đỡ của gia đình, bạn bè bởi chính những quẩn quanh trong suy nghĩ tiêu cực đã đẩy bản thân vào những vấn đề tâm thần kinh chứ không còn là những lo lắng và suy nghĩ đơn thuần. Bất cứ khi nào thấy bản thân trống rỗng trong thời gian dài.
Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ
Cũng giống như những biểu hiện của rối loạn lo âu trầm cảm. Khi bị stress nặng người bệnh có xu hướng suy nghĩ lo lắng về những điều tiêu cực đẩy bản thân mình vào trạng thái không có lối thoát. Chính những suy nghĩ đó đã khiến người bệnh mắc những rối loạn trong cơ thể và một trong số đó là rối loạn về giấc ngủ. Bộ não của chúng ta có cơ chế tự lựa chọn suy nghĩ chiến đấu với vấn đề hoặc trốn chạy nó nên việc xảy ra những luồng mâu thuẫn từ chính suy nghĩ của bản thân gây ra trạng thái mất ngủ, khó ngủ cho người bệnh.
Stress nặng làm suy giảm hệ thông miễn dịch của cơ thể. Như đã phân tích ở trên, khi người bệnh gặp những vấn đề về giấc ngủ thì sẽ là tiền đề sinh ra những bệnh nguy hiểm khác. Khi cơ thể bị quá tải, mệt mỏi trong thời gian dài mà không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi thì việc suy giảm hệ miễn dịch là điều dễ hiểu. Đồng thời khi hệ thống miễn dịch không tốt cơ thể khó có thể đề kháng những tác nhân gây bệnh từ đó gây hiện tượng dễ ốm và mắc các bệnh nguy hiểm. N
Khó làm chủ cảm xúc
Khi bị stress nặng nề, cơ thể sẽ bị kiệt sức đến mức ngay cả những điều nhỏ nhặt cũng khiến bản thân ức chế và xúc động vì nó. Từ những việc làm không vừa ý của người khác đến những tác nhân tác động từ bên ngoài đều khiến bản thân người bệnh khó điều khiển cảm xúc của mình. Đôi khi cũng do quá căng thẳng và mệt mỏi mà người bệnh chọn cách khóc, biểu lộ cảm xúc để có thể giúp giải tỏa một phần nào đó nỗi buồn.
Mất cảm hứng trong sinh hoạt vợ chống
Nghiên cứu khoa học cho thấy khi bị căng thẳng stress sẽ dễ gây ra những rối loạn tâm sinh lý ở cả nam và nữ. Khi bị stress lượng adrenalin được tiết ra sẽ ngăn cản dòng máu đến các cơ quan sinh dục. Ở nam giới thì việc giảm testosteron gây ra rối loạn cương dương, suy giảm chức năng sinh dục hoặc không đạt được cực khoái. Ở nữ giới do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố estrogen gây mất dần ham muốn tình dục và tình trạng lãnh cảm khi quan hệ tình dục.
Tập trung kém và suy giảm trí nhớ không chỉ làm cuộc sống người bệnh bị đảo lộn mà còn gây không ít rắc rối trong công việc. Theo các chuyên gia thì việc suy giảm trí nhớ và mất tập trung là kết quả của stress nặng nề trong một thời gian kéo dài. Do vậy cần theo dõi các dấu hiệu ban đầu của stress để kịp thời xử lý và chủ động phòng tránh những hậu quả của căn bệnh này
Suy giảm trí nhớ , kém tập trung cũng là dấu hiệu stress nặng
Rụng tóc được coi là hiện tượng bình thường với tất cả mọi người vì khi nhũng tóc cũ rụng đi sẽ được thay thế bằng nang lông mới theo thời gian. Tuy nhiên khi căng thẳng stress nặng nề thì nó sẽ làm đẩy nhanh quả trình rụng tóc hơn nhiều lần mức bình thường và thường thì ít có những nang lông mới thay thế.
Trục não – ruột
Người mắc những vấn đề căng thẳng stress thường có cảm giác cồn cào, bồn chồn trong bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa và thậm chí mắc một số bệnh về đường ruột như viêm đường ruột, viêm ruột kích thích, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho chứng minh đường ruột được coi là bộ não thứ 2 của chúng ta.
Những căng thẳng stress tác động tới hoạt động của đường ruột và làm mất cân bằn hệ khuẩn chí đường ruột, làm suy giảm số lượng những chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Những lợi khuẩn này được biết đến với nhiệm vụ tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như GABA, serotonine (giúp tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc) và tăng cường bảo vệ hàng rào biểu mô ruột non. Khi hàng rào biểu mô ruột non khỏe mạnh sẽ ngăn các độc tố và vi khuẩn có hại xâm nhập và gây các phẩn ứng tâm thần kinh, stress nặng nề…
Chính vì vậy, bổ sung lợi khuẩn đường ruột là một biện pháp được các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần rất quan tâm để hỗ trợ giảm các triệu chứng stress, lo âu. Đây là một giải pháp mới được đánh giá rất cao bởi hiệu quả và tính an toàn, có thể sử dụng rộng rãi để ngăn chặn stress và các chứng rối loạn tâm thần kinh khác như lo âu, trầm cảm đang ngày càng phổ biến trong xã hội.
Bạn có thể lựa chọn bổ sung thêm probiotics, tuy nhiên cần lưu ý không phải bất cứ chế phẩm probiotics nào cũng có tác dụng giảm stress. Probiotics được sử dụng để giảm stress và các rối loạn tâm thần kinh là phải những chế phẩm được nghiên cứu và lựa chọn được những chủng lợi khuẩn có tác dụng nổi trội trên điều hòa dẫn truyền thông tin của trục não ruột. Chế phẩm probitoics đầu tiên trên thế giới được thiết kế cho mục đích giảm stress và các rối loạn tâm thần kinh có tên gọi là Ecologic Barrier ( Cerebio ) do các nhà khoa học của Wincolve – Hà Lan nghiên cứu thành công và hiện đang áp dụng rộng rãi tại 17 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cerebio sản phẩm dùng cho người bị trầm cảm, căng thẳng ( stress ), mệt mỏi, lo lắng, đau đầu…
>> Lời khuyên cho người mắc stress
Nếu có những dấu hiệu trên hãy lưu tâm đến vấn đề stress của bản thân bởi stress nặng có thế đánh gục chúng ta bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Trong mọi hoàn cảnh hãy chuẩn bị cho bản thân, gia đình và người thân yêu những kiến thức về bệnh để xử lý căn nguyên của bệnh kịp thời
Theo Benhlytramcam.vn
>> Người bị stress nên và không nên ăn gì?
Stress ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống học tập và làm việc
Stress là phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống bản thân thấy quá tải, có hại cho bản thân cho dù đó là thực hay cảm nhận. Khi bị stress người bệnh sẽ có những căng thẳng, mệt mỏi, nhịp tim tăng nhanh, thở gấp, cơ thắt chặt và huyết áp tăng đột ngột. Những căng thẳng đó ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Người bệnh có thể cảm thấy căng thẳng khi bị áp lực công việc quá lớn hay những nỗi lo âu kéo dài khi dạy dỗ con trẻ hay đối phó với một mối quan hệ đầy thử thách. Một số những căng thẳng có thể giúp bản thân người bệnh tốt lên, tuy nhiên cũng có những căng thẳng khiến người bệnh mệt mỏi, lo âu tạo ra những rào cản trong cuộc sống
Stress có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống người bệnh, bao gồm cảm xúc, hành vi, khả năng suy nghĩ và sức khỏe thể chất. Không có bộ phận nào của cơ thể được miễn dịch. Tuy nhiên mỗi người có cách đối diện với căng thẳng khác nhau nên triệu chứng của nó có thể thay đổi. Các biểu hiện triệu chứng của bệnh có thể mơ hồ không rõ ràng nên tìm hiểu tổng quan về bệnh và trao đổi vấn đề bản thân với bác sĩ chuyên khoa để có những kết luận đúng đắn về bệnh. Khi bị stress người bệnh có thể gặp các triệu chứng dưới đây:
Stress có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống người bệnh
Mất ham muốn tình dục và hoặc mất khả năng tình dục ở cả nam và nữ
Stress kéo dài gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống người bệnh
Nếu xét một cách khách quan thì những căng thẳng sẽ thúc bản thân công việc và bản thân người bệnh nhưng những căng thẳng kéo dài thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, là tiền đề mắc một số bệnh lý phức tạp khác bao gồm:
Một phương pháp an toàn và tiện dụng để giảm stress, lo âu, trầm cảm đó là dùng các lợi khuẩn đường ruột đặc biệt – gọi là psychobiotics (J.Cryan, 2013). Đường ruột của chúng ta được ví như là một bộ não thứ 2, có liên hệ chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Bằng chứng của mối liên hệ này bạn có thể cảm nhận thấy triệu chứng nóng, bồn chồn ở bụng khi lo lắng, hồi hộp, hoặc có trường hợp có thể xuất hiện tình trạng đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…khi bị căng thẳng hoặc lo âu quá mức. Ở chiều ngược lại, đường ruột và hệ khuẩn chí đường ruột có thể tác động lên trạng thái tâm lý.
Có tới 95% hormon seretonin quyết định tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc được sản xuất tại ruột dưới sự kiểm soát của hệ khuẩn chí đường ruột. Vi khuẩn đường ruột sản xuất ra trytophan là tiền chất tổng hợp serotonin, đồng thời chúng cũng chi phối sự tổng hợp và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác như norepinephrine, dopamin, GABA…Các nhà khoa học nhận thấy ở người bị căng thẳng, lo âu và trầm cảm bị suy giảm nghiêm trọng số lượng các chủng vi khuẩn có lợi Bifidobacterium và Lactobacilli. Việc bổ sung những lợi khuẩn bị thiếu hụt này được chứng minh lâm sàng có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần
Một công thức psychobiotics chuyên dùng cho căng thẳng bạn có thể tham khảo là Ecologic Barrier. Đây là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm, hay người bị viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD).
Năm 2019, Papalini và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 58 tình nguyện viên để đánh giá tác động bảo vệ của Ecologic Barrier trước sự tấn công của stress. Kết quả cho thấy, những người sử dụng Ecologic Barrier liên tục trong 4 tuần khi phải đối diện với stress thì có hiệu suất làm việc và khả năng ghi nhớ tốt hơn. Đồng thời, việc bổ sung lợi khuẩn này cũng tác động tích cực tới chức năng nhận thức.
Ecologic Barrier được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ Probioact bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan. Công nghệ sản xuất độc quyền này giúp đảm bảo số lượng lợi khuẩn sống sót tới ruột và hoạt hóa ngay khi xuống tới ruột để phát huy hiệu quả cao nhất.
Nên đọc: Cách giải tỏa căng thẳng stress
Stress là biểu hiện trước khi xuất hiện nhiều bệnh tâm lý và thực thể phức tạp. Trước khi để bệnh phát nặng, người bệnh cần có những thay đổi về thói quen và lối sống để đẩy lùi hệ lụy nguy hiểm của chứng căng thẳng mệt mỏi này.
]]>