Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Trầm cảm có thể bắt nguồn từ đường ruột https://benhlytramcam.vn/tram-cam-co-the-bat-nguon-tu-duong-ruot-2043/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-co-the-bat-nguon-tu-duong-ruot-2043/#comments Mon, 12 Nov 2018 07:08:46 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2043 Trầm cảm là một rối loạn tâm thần kinh phức tạp mà cho tới nay các hiểu biết của khoa học về nguyên nhân thực sự gây ra trầm cảm vẫn còn hạn chế.

Điều gì gây ra trầm cảm?

Các nhà khoa học ghi nhận, ở những bệnh nhân trầm cảm có sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh như serotonin (còn gọi là hormon hạnh phúc) – đây được cho là nguyên nhân trực tiếp khiến cho con người rơi vào trạng thái buồn bã, trầm cảm. Do vậy mà hiện nay các thuốc giúp tăng nồng độ serotonin bằng cách ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) được sử dụng rộng rãi trong điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, nguyên nhân nào gây ra sự thiếu hụt serotonin ở những người trầm cảm? Đó có phải do yếu tố di truyền? Câu trả lời là không bởi vì người ta không tìm thấy yếu tố quy định trầm cảm trong gen người. Mặt khác, có một tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm không đáp ứng với SSRIs và đồng thời, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.

(Nếu bạn chưa hiểu rõ về trầm cảm hãy đọc bài viết: “Những điều cần biết về chứng bệnh trầm cảm”)

Một giả thuyết mới được Tiến sĩ  Kelly Brogan và các cộng sự ủng hộ đó là: trầm cảm là một triệu chứng của tình trạng viêm mãn tính.

Điều gì gây ra trầm cảm? 1 Kelly Brogan là hiện bác sỹ sức khỏe tâm thần nữ giới tại Manhattan, tác giả cuốn sách bán chạy nhất New Yorrk Time: A Mind of Your Own (Tạm dịch Tâm trí của riêng bạn). Cô cũng là đồng biên tập của sách giáo trình: Liệu pháp tích hợp cho Trầm cảm. Sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa Cornell, cô đã hoàn thành  chương trình đào tạo về tâm thần và  học  bổng từ trung tâm y tế NYU, bằng cử nhân từ MIT trong Hệ thống khoa học thần kinh.

Sinh bệnh học của trầm cảm – giả thuyết mới

Tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị viêm mãn tính một cách âm thầm (không giống với tình trạng viêm cấp tính mà ngay lập tức chúng ta có thể nhận ra ngay với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau). Viêm mãn tính là phản ứng của cơ thể với những xung đột từ môi trường, ví dụ như thực phẩm, nhiễm trùng, các hóa chất diễn ra âm thầm trong một thời gian dài. Các nghiên cứu khoa học cho thấy viêm mãn tính có thể là gốc rễ của hầu hết các loại bệnh tật. Viêm có thể liên quan đến tất cả mọi vấn đề, từ rối loạn chuyển hóa (như béo phì, tiểu đường) đến các bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Theo TS. Kelly Brogan, trầm cảm là biểu hiện của tình trạng viêm thần kinh. Trong khi nếu bị viêm ở các cơ quan khác trên cơ thể thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bởi triệu chứng đau (ví dụ viêm dạ dày, viêm họng…), nhưng vì ở não không có thụ thể đau nên chúng ta thường không thể biết được khi não bị viêm. Các nhà nghiên cứu xác định tình trạng viêm thần kinh bằng cách định lượng các protein gây viêm, chẳng hạn protein C phản ứng. Nghiên cứu trên 1000 phụ nữ cho thấy, sự gia tăng Protein C phản ứng đã kích hoạt trạng thái trầm cảm. Trong một nghiên cứu khác, khi các triệu chứng của trầm cảm được giải quyết thì những biểu hiện viêm cũng giảm xuống mức bình thường. Điều đó chứng tỏ, phản ứng viêm đã kích hoạt trầm cảm, và giải quyết tình trạng viêm có thể giúp điều trị trầm cảm.

( Nhận biết liệu mình có mắc chứng trầm cảm hay không qua các “Dấu hiệu bệnh trầm cảm” hoặc “Làm bài test đánh giá mức độ trầm cảm của mình”.)

Liên kết giữa não bộ và đường ruột

Liên kết giữa não bộ và đường ruột 1

Giữa não và ruột tồn tại một liên kết vô cùng chặt chẽ qua nhiều con đường khác nhau, trong đó quan trọng nhất là thông qua dây thần kinh phế vị (dây thần kinh X). Dây thần kinh phế vị là một xa lộ với 200-600 triệu tế bào thần kinh làm nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh giữa não và ruột. Những tín hiệu gửi từ não đến ruột thông qua dây thần kinh phế vị giúp điều chỉnh hoạt động của ruột, và ngược lại, hoạt động của ruột có thể tác động lên chức năng não bộ. Chính vì vậy mà những bệnh lý đường tiêu hóa (như tiêu chảy, táo bón, IBS, IBD…) thường mắc kèm những rối loạn tâm thần kinh như trầm cảm, lo âu, stress. Việc thay đổi chế độ ăn, điều chỉnh lại cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột có thể giúp bình thường hóa chức năng sinh lý đường ruột và qua đó làm giảm những triệu chứng viêm thần kinh.

Viêm thần kinh được tạo ra từ ruột như thế nào?

Ruột được ví như là biên giới giữa thế giới bên ngoài với môi trường bên trong cơ thể. Hàng rào niêm mạc ruột làm nhiệm vụ ngăn chặn những vi khuẩn, các vật chất bên ngoài đi vào cơ thể, trong khi vẫn cho phép các chất dinh dưỡng phù hợp đi qua.

Viêm thần kinh được tạo ra từ ruột như thế nào? 1

Một chế độ ăn không phù hợp (ví dụ ăn nhiều thực phẩm đóng hộp, đường, chất tạo ngọt nhân tạo, gluten…) có thể gây mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, dẫn tới làm tăng tính thấm đường ruột (còn gọi là “rò rỉ” ruột). Những điểm “rò rỉ” ruột cho phép các vi khuẩn, độc tố đi vào cơ thể, gây ra tình trạng viêm âm ỉ và dẫn tới trầm cảm.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một hệ khuẩn chí đường ruột khỏe mạnh là điều kiện cần cho não bộ khỏe mạnh. Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, đặc biệt là sự sụt giảm các chủng vi khuẩn có lợi Bifidobacterium và Lactobacilli có liên quan đến suy giảm chức năng não bộ và tình trạng lo âu. Do đó mà gần đây, việc bổ sung probiotics trong những trường hợp trầm cảm ngày càng được chú trọng và được coi là một liệu pháp mới trong điều trị trầm cảm.

(Nếu chưa biết về hệ khuẩn chí đường ruột hãy đọc thông tin sau: “Hệ khuẩn chí đường ruột là gì?”)

Liệu pháp Probiotic để chữa trị trầm cảm

Hiệu quả tích cực của các chế phẩm sinh học trong điều trị trầm cảm đã được công nhận trong những nghiên cứu gần đây. Một nghiên cứu phân tích gộp trên 10 thử nghiệm lâm sàng với tổng cộng 1349 bệnh nhân sử dụng probiotics và giả dược cho thấy: bổ sung probiotic giúp cải thiện tâm trạng ở những người bị trầm cảm ở mức độ từ nhẹ đến vừa.

Một nghiên cứu phân tích gộp khác gồm 10 thử nghiệm lâm sàng trên 1235 người, trong đó có cả những bệnh nhân bị trầm cảm nặng cho thấy: bổ sung probiotics giúp cải thiện tâm trạng, nhận thức và giảm stress, lo lắng.

Probiotics được cho là có tác động tích cực trên thần kinh trung ương nhờ khả năng giúp tăng cường tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột non, qua đó ngăn chặn các nội độc tố đi vào máu dẫn đến tình trạng viêm thần kinh. Bên cạnh đó, probiotics còn sản xuất ra trytophan – là chất cần thiết để tạo ra serotonin (loại hormon “hạnh phúc” bị suy giảm trong trầm cảm).

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, không phải bất cứ chủng lợi khuẩn nào cũng có tác dụng cải thiện trạng thái tâm lý. Những chủng probiotics đặc biệt có tác dụng trên chức năng thần kinh được gọi là psychobiotics, và phải bổ sung với số lượng đủ mới đem lại hiệu quả.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu của Winclove (Hà Lan) đã phát triển thành công công thức chứa 9 chủng psychobiotics, bao gồm các chủng lợi khuẩn đặc biệt có tác dụng tăng cường chức năng bảo vệ của hàng rào biểu mô ruột và điều hòa đáp ứng miễn dịch nhằm ngăn chặn tình trạng viêm thần kinh xảy ra. Công thức đặc biệt này có tên gọi là Ecologic Barrier.

Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác động tích cực của Ecologic Barrier trên chức năng não bộ, bao gồm giảm các triệu chứng trầm cảm, buồn bã, cải thiện khả năng ghi nhớ sau stress. Hiện nay, Ecologic Barrier được ứng dụng để góp phần ngăn ngừa và giúp giảm triệu chứng trầm cảm trên nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-co-the-bat-nguon-tu-duong-ruot-2043/feed/ 2
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh là gì? https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-tram-cam-sau-sinh-la-gi-471/ https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-tram-cam-sau-sinh-la-gi-471/#respond Tue, 04 Sep 2018 02:58:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=471 Trầm cảm sau sinh là bệnh lý có liên quan tới những rối lọan cảm xúc, nhận thức và hành vi của phụ nữ,  trong đó hầu hết là những biểu hiện tiêu cực. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh hiện nay chưa được xác định chính xác, nhưng bệnh được coi là có liên quan đến một số yếu tố sau đây:

 1

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

Thay đổi hormone nội tiết:

Sự thay đổi nhanh chóng về hormone estrogen và progestrogen được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến chứng trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh. Nồng độ của những hormone này tụt giảm mạnh cùng những thay đổi về chức năng của hệ miễn dịch và huyết áp của người mẹ dẫn đến tình trạng thường xuyên mệt mỏi và u uất.

Người có tiền sử bệnh trầm cảm hoặc yếu tố di truyền:

Nếu phụ nữ trước thời gian mang thai đã từng có tiền sử bị trầm cảm hoặc các triệu trứng về thần kinh như rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc thì rất dễ mắc chứng trầm cảm sau khi sinh (nguy cơ tái phát lên đến 50%). Các triệu chứng ấy có thể quay lại và biểu hiện trầm trọng hơn ban đầu. Bởi lúc này những áp lực về việc làm mẹ và cuộc sống cũng như các mối quan hệ với những người xung quanh khiến nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm. Ngoài ra, tỷ lệ những người sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian thai kỳ có khả năng khiến trầm cảm quay lại đến 85%.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh cũng có thể bắt nguồn từ vấn đề di truyền. Nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ đã từng gặp vấn đề và điều trị trầm cảm thì điều này cũng có thể ảnh hưởng đến bạn sau giai đoạn sinh nở.

Những sự kiện thay đổi trước và trong thời gian mang thai:

Sau khi sinh, nhiều chị em vô cùng lo lắng bởi sự thay đổi chóng mặt về cơ thể lẫn tâm sinh lý. Thân hình thừa cân, làn da thì xệ nhão với nhiều vết rạn cùng với đó đời sống vợ chồng cũng không như ý muốn khiến họ không hài lòng về bản thân, luôn thấy mình xấu xí và chẳng còn hấp dẫn trong mắt người chồng. Những bỡ ngỡ về cách chăm con, trách nhiệm làm mẹ có thể khiến họ áp lực nhất là những chị em lần đầu làm mẹ. Nhiều bà mẹ chia sẻ rằng họ rất sợ làm con đau, không biết cho bé tắm hay ru ngủ thế nào để bé không quấy khóc.Từ đó sinh ra những cảm xúc lo lắng, tủi thân nhất là nếu không được sự giúp đỡ của người trong gia đình.

Đặc biệt, những biến cố lớn trong cuộc đời in hằn sâu trong tâm trí có thể gây ra nhiều tổn thương thần kinh nặng nề cho thai phụ. Nếu họ phải trải qua một khoảng thời gian sinh nở khó khăn, đẻ non, thai lưu, gặp các vấn đề về kinh tế như thất nghiệp, nuôi con một mình hay ly hôn… thì nguy cơ trầm cảm rất cao

Mâu thuẫn gia đình, thiếu sự quan tâm từ người thân:

Khi trong gia đình các mối quan hệ không được thuận hòa, phụ nữ có xu hướng tự cách ly mình khỏi thế giới xung quanh. Nếu họ không nhận được sự giúp đỡ của bố mẹ, chồng hoặc bạn bè, hàng xóm thì thường buộc phải tự lực làm tất cả. Điều đó có thể gây ra những căng thẳng quá sức chịu đựng và nhiều bức xúc nhưng bản thân lại không dám nói ra khiến tình hình càng tồi tệ hơn.

Biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh 

Trầm cảm diễn tiến theo 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng.

Những biểu hiện chủ yếu về mặt cảm xúc và nhận thức như: thường xuyên lo âu, căng thẳng, buồn rầu, cáu gắt. Người bệnh luôn cảm thấy tội lỗi và không hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Những biểu hiện chủ yếu về hành vi: thay đổi thói quen ăn uống có thể ăn rất nhiều hoặc chán ăn, khó ngủ, ở cấp độ nặng họ có thể gây ra những hành động tiêu cực làm tổn thương và những người xung quanh. Thường có nghĩ đến cái chết hoặc có ý định tự sát.

Làm gì để giúp phụ nữ tránh khỏi giai đoạn trầm cảm sau sinh?

Làm gì để giúp phụ nữ tránh khỏi giai đoạn trầm cảm sau sinh? 1

Đầu tiên, các chị em phụ nữ và người thân trong gia đình phải luôn chuẩn bị trước kiến thức và học cách phòng ngừa trầm cảm sau khi sinh cho sản phụ. Rèn luyện ý chí và nghị lực trước khi chuẩn bị làm mẹ. Tìm hiểu sâu các kiến thức cần thiết về những gì người mẹ phải trải qua trong quá trình sinh nở, phải chăm sóc con thế nào…Vợ và chồng nên tham gia một khóa học tiền sản trước khi sinh như vậy sẽ tự tin hơn trong việc chăm sóc mẹ và con và biết cách phát hiện sớm những dấu hiệu khởi phát của chứng trầm cảm.

Thêm vào đó, phụ nữ cần được bồi bổ sức khỏe để tăng cường thể lực trước và trong giai đoạn mang bầu theo chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi khoa học.

Quan trọng hơn hết vẫn là suy nghĩ mang hướng tích cực và sự hỗ trợ lớn nhất từ người chồng để phụ nữ không nghĩ rằng việc làm mẹ là những trọng trách áp lực. Chúng ta không nên ôm đồm quá nhiều việc. Hãy cứ thoải mái đón nhận sự giúp đỡ của mọi người để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn cho riêng mình. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, các gia đình nên tạo điều kiện cho chị em tham gia vào những hoạt động sinh hoạt tập thể, hoặc động xã hội lành mạnh hay trò chuyện với bạn bè  điều đó sẽ giúp họ cảm thấy hạnh phúc và được quan tâm giảm tránh nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

DS. Lan Hương

]]>
https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-tram-cam-sau-sinh-la-gi-471/feed/ 0
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì? https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-gay-benh-tram-cam-la-gi-290/ https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-gay-benh-tram-cam-la-gi-290/#comments Wed, 22 Aug 2018 07:36:22 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=290 Trầm cảm là một căn bệnh rối loạn tâm sinh lý. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ bị rối loạn hoạt động của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về hành động, suy nghĩ. Vậy nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì?

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì? 1

Nhịp sống hối hả và những áp lực công việc trong xã hội đã làm cho căn bệnh trầm cảm ngày một gia tăng. Tuy chúng ta chưa biết nguyên nhân chính xác của bệnh lý trầm cảm, nhưng dựa vào các dấu hiệu trầm cảm gây ra mà ta có thể nêu ra một số nguyên nhân cụ thể như sau:

Do những sự kiện chấn động

Nhóm đối tượng là những người đã trải qua những chấn động về tâm lý, những biến động đột ngột trong cuộc sống hàng ngày như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong tình yêu, thất nghiệp hoặc mất việc, bị lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp…Từ đó họ trở nên khép kín, sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Do yếu tố di truyền

Do yếu tố di truyền 1

Nhiều người không tin yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.Tuy nhiên theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ,  ADN cũng là tác nhân dẫn tới bệnh trầm cảm. Khoảng 40% những người trầm cảm sẽ liên quan đến gen (ADN) 60% còn lại là do môi trường và các yếu tố khác. Các nhà khoa học đã phát hiện ra 44 gen mới của bệnh trầm cảm, khoảng 46% các cặp sinh đôi cùng trứng sẽ đều mắc bệnh trầm cảm. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ con cái mắc bệnh sẽ cao hơn gấp 3 lần người bình thường. Mặt khác, một đứa trẻ lớn lên với người mẹ hoặc bố bị bệnh trầm cảm cũng có thể dễ mắc bệnh hơn. Đứa trẻ sẽ không nghĩ việc ng̀ười b̀ố hoặc mẹ liên lục nằm trên giường, ít nói chuyện hoặc giao tiếp xã hội là điều bất thường. Từ đó rất dễ tạo cho trẻ hành vi bắt chước và hình thành thói quen của trẻ.

Do căng thẳng stress kéo dài

Sự căng thẳng quá độ do áp lực cuộc sống, tiền bạc và công việc cũng là một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng về tâm lý. Người bệnh phải chịu những áp lực từ nhiều phía. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, khiến người bệnh trở nên bất mãn, không làm chủ được cảm xúc, mệt mỏi, đau đầu, lo âu, sợ hãi.

Do lạm dụng thuốc an thần và thuốc ngủ

Thuốc an thần, thuốc ngủ có tác dụng ức chế hoạt động của thần kinh đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ. Rất nhiều người thường tìm đến những thuốc này để trị chứng mất ngủ. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc an thần và thuốc ngủ sẽ gây quen nhờn thuốc, ảnh hưởng đến não bộ, dẫn đến tình trạng bệnh mất ngủ sẽ  trầm trọng hơn . Đặc biệt với một số người mẫn cảm với thành phần của thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, gây ra hệ lụy khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy hãy sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ đúng theo phác đồ chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Do lạm dụng chất kích thích, ma túy đá

Do lạm dụng chất kích thích, ma túy đá 1

Ngày nay việc sử dụng bia rượu và chất kích thích trong các bữa tiệc liên hoan càng ngày càng phổ biến với giới trẻ, Tuy nhiên việc lạm dụng rượu bia sẽ gây ra những hệ lụy không lường cho não bộ. Các nhà khoa học của Trường Đại học Y khoa Exeter (Anh) đã nghiên cứu về thói quen uống rượu của khoảng 6500 người Mỹ ở độ tuối trung niên. Kết quả là những người sử dụng rượu bia sẽ có nguy có suy giảm trí nhớ gấp 2 lần người bình thường. Hoặc những trường hợp nặng hơn có thể gây ra một số bểu hiện trầm cảm như mất cân bằng tâm lý, dễ cáu gắt, kích động, mất ngủ thường xuyên. Cũng theo nghiên cứu của các bác sĩ, 90% những người sử dụng ma túy đá, sau những cơn đê mê ảo giác sẽ có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Tình trạng này nếu không được kịp thời điều trị sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đối với người bệnh, nguy hiểm hơn cả là trầm cảm dẫn đến tự sát.

Do mất ngủ thường xuyên

Mất ngủ thường xuyên được cho là nguyên nhân của bệnh lý trầm cảm.Theo nghiên cứu của các nhà khoa học:”Cứ ba người thì lại có một người phải vật lộn để có thể chìm vào giấc ngủ”. Mất ngủ thường xuyên khiến chúng ta không thoát ra được những suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe trí não và tinh thần. Vì vậy, hãy chú ý đến giấc ngủ để có một sức khỏe trí não tốt nhất và phòng tránh bệnh tật cho cơ thể đặc biệt là căn bệnh trầm cảm quái ác.

Do những chấn thương não bộ

Những người bị chấn thương não bộ thường gây ra những biến đổi trong tính cách. Người bị chấn thương ở não dễ bị kích động, thay đổi cảm xúc, dễ trở nên bốc đồng mất kiềm chế, trí nhớ bị ảnh hưởng. Năm 2013 các nhà khoa học Đan Mạch đã nghiên cứu những người có chấn thương não bộ thường dễ mắc các bệnh rối loạn tâm lý hơn 4 lần người bình thường. Có đến 59% người bệnh trong số này dễ mắc bệnh trầm cảm. Đây là một kết quả lớn lao trong nghiên cứu của tâm thần học.

Ngoài ra với những người đã từng bị trầm cảm thì căn bệnh này rất dễ tái phát lại. Cần có những phương pháp điều trị triệt để và những cách phòng chống tốt nhất để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

Trên đây là một số những nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh trầm cảm. Hãy chuẩn bị cho bản thân và gia đình những kiến thức về “Nguyên nhân của bệnh lý trầm cảm” để có những cách phòng chống căn bệnh nguy hiểm này cho bản thân và gia đình nhé.

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-gay-benh-tram-cam-la-gi-290/feed/ 7
Trầm cảm là gì? Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-dan-den-tram-cam-121/ https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-dan-den-tram-cam-121/#respond Tue, 14 Aug 2018 07:04:24 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=121 Trầm cảm là một bệnh về rối loạn tâm lý, mỗi năm trên thế giới có hàng triệu ca mắc bệnh và nó đã gây ra rất nhiều tổn thất nghiêm trọng cho các mối quan hệ và gia đình.  Trầm cảm có thể lấy đi niềm vui mà người thân, bạn bè hay đồng nghiệp của bạn từng có được trong cuộc sống trước đây, thay vào đó là cảm giác buồn bã và thất vọng tình trạng trầm cảm của họ có thể ảnh hưởng đến bạn và những người khác.

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm 1

Trầm cảm là gì?

Chúng ta đều đôi khi thấy buồn hay u ám trong phút chốc. Và cũng là một điều rất đỗi bình thường khi bạn đau khổ trước một tình huống buồn bực nào đó, chẳng hạn như mất mát người thân trong gia đình, mất việc, hay ly dị. Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nắn giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu những cảm giác này kéo dài trên 2 tuần và bắt đầu cần trở đời sống thường nhật, có thể điều gì đó nghiêm trọng hơn cảm giác chán đời thông thường đã xảy ra.

Người trầm cảm có thể thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình về những cảm giác này. Họ có thể suy sụp và không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, ngay cả việc rút lui khỏi gia đình và bạn hữu. Thậm chí có người nghĩ đến cái chết hoặc tự sát.

Nguyên nhân trầm cảm

Nguyên nhân chính xác của trầm cảm chưa được biết rõ. Tuy nhiên các nguyên nhân sau có thể dẫn đến trầm cảm:

  • Di truyền: gia đình người thân có người mắc bệnh thì tỷ lệ bị bệnh sẽ cao hơn những người không có người thân, tiền sử gia đình bị bệnh.
  • Sang chấn tâm lý: khi tinh thần bị mất cân bằng có thể dẫn đến trầm cảm như: sảy thai, gia đình có người mất, nhận được tin sốc, tai nạn…
  • Người bị stress, mệt mỏi kéo dài
  • Người bị áp lực cao
  • Nội tiết tố thay đổi: mang thai, sau sinh, mãn kinh….
  • Người mắc bệnh lý mãn tính thường có xu hướng trầm cảm với tâm lý tuyệt vọng

Bệnh trầm cảm có thể điều trị được không?

Câu trả lời là có. Điều rất quan trọng đối với người nghi ngờ mình hoặc người thân của mình bị trầm cảm là được khám bệnh bởi các bác sĩ có chuyên môn về chăm sóc sức khoẻ tâm thần. Nếu người bệnh trầm cảm không đi khám bệnh, cảm giác vô dụng và tuyệt vọng, cùng với với cảm giác bị cô lập, có thể làm bệnh nặng thêm.

Chúng ta cần hiểu rằng bệnh trầm cảm là một bệnh nặng cần phải được chữa trị bởi bác sĩ chuyên môn. Đó không phải là một khiếm khuyết về tính cách. Đó không phải là lười biếng. Và những người bị trầm cảm không chỉ thoắt cái là khỏi bệnh. May mắn thay, điều trị trầm cảm có thể giúp ích nhiều cho tiến triển của bệnh giúp người bệnh thoát khỏi trầm cảm nhanh chóng và tốt nhất. Hãy đọc thêm về bệnh trầm cảm để bạn hiểu những gì người bệnh trầm cảm đang phải chịu đựng.

 Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/nguyen-nhan-dan-den-tram-cam-121/feed/ 0