Tâm lý ảnh hưởng đến dạ dày như thế nào?

    Có lẽ nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ nguyên nhân gây nên các căn bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa là do thói quen ăn uống, sinh hoạt mà không biết rằng còn có một nguyên nhân quan trọng khác đó là ảnh hưởng của tâm lý, tinh thần. Những người hay bị căng thẳng, stress thường có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích… cao hơn bình thường. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tâm lý ảnh hưởng đến dạ dày và hệ thống đường ruột  như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.

    Tâm lý ảnh hưởng đến dạ dày như thế nào? 1

    Căng thẳng thần kinh (stress) là gì?

    Căng thẳng thần kinh hay còn gọi là stress là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần gây ra. Khi bạn căng thẳng, cơ thể phản ứng như lúc bạn gặp nguy hiểm bằng cách tiết ra các hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ và làm tăng nhịp tim, khiến bạn thở nhanh hơn.

    Nếu căng thẳng xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu, sẽ gây tác động xấu lên cơ thể và sức khỏe của chúng ta. Chẳng hạn như căng thẳng thần kinh có thể gây nên đau đầu, bụng, lưng và khó ngủ, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Mắc chứng bệnh căng thẳng thần kinh có thể làm tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn khiến bạn thường xuyên buồn, lo âu hay chán nản, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội cũng như công việc và học tập.

    Tìm hiểu chi tiết hơn với bài viết: Stress là gì, làm cách nào giải tỏa stress

    Tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa như thế nào

    Căng thẳng thần kinh là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh liên quan đến dạ dày vì khi gặp căng thẳng, hệ thần kinh của chúng ta sẽ tiết ra nhiều axit HCL trong cơ thể. Chất này là nhân tố gây tổn hại niêm mạc dạ dày nặng nề gây tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Vì đó mà stress gây đau dạ dày là một hiện tượng thường gặp.

    Đặc biệt hệ thống tiêu hóa vô cùng nhạy cảm với stress vì hệ thần kinh trung ương làm giảm chức năng dạ dày-ruột qua hệ thần kinh thực vật. Khi bị stress cơ thể sẽ tràn ngập hoóc môn căng thẳng, làm mất cân bằng chức năng dạ dày, đường ruột; axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày.

    Ngoài ra khi bạn cảm thấy lo lắng, não của bạn sẽ chuyển sang chế độ “Fight or Flight” khiến cơ thể bạn dừng tiêu hóa thức ăn cho đến khi mọi thứ trở lại “bình thường”. Vậy nên nếu tình trạng căng thẳng này kéo dài thì cơ thể bạn sẽ không thoát khỏi chế độ “Fight or Flight”, có nghĩa là hệ thống tiêu hóa của bạn không thể trở lại bình thường.

    Tình trạng căng thẳng thần kinh gây đau dạ dày xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng nhưng nhiều nhất có lẽ là trong độ tuổi lao động. Vì khi bị áp lực bởi công việc, cuộc sống và quá nhiều gánh nặng khiến dạ dày của chúng ta rất dễ bị tổn thương. Tình trạng này nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày hay nặng hơn là ung thư dạ dày.

    Tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa như thế nào 1

    Ngoài gây nên các bệnh về dạ dày thì căng thẳng thần kinh còn gây nên những bệnh đường tiêu hóa khác như:

    Bệnh viêm ruột

    Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress mãn tính và trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ở bệnh nhân vì cơ chế của stress và trầm cảm gây suy giảm miễn dịch, dễ gây viêm nhiễm đường tiêu hóa…

    Hội chứng ruột kích thích (IBS)

    Theo các nghiên cứu và thử nghiệm của các nhà khoa học thì những người thường xuyên lo lắng, căng thẳng sẽ dễ bị mắc hoặc làm phát triển IBS hơn những người bình thường.

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

    Căng thẳng, lo lắng khiến cơ thể mệt mỏi, hệ tiêu hóa hoạt động kém, cơ thể sản sinh ra nhiều acid HCl gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

    Các bệnh tiêu hóa khác

    Stress kéo dài gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón… Nguyên do là khi bị căng thẳng, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, không tiết đủ lượng enzym để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến thức ăn bị ứ đọng gây nên các rối loạn tiêu hóa.

    Làm gì để giải tỏa lo âu, căng thẳng, stress

    Đẩy lùi lo âu, stress bằng cách suy nghĩ tích cực hơn

    Luôn suy nghĩ lạc quan, nhìn nhận mọi vấn đề một cách tích cực sẽ giúp chúng ta hạn chế được những căng thẳng, stress không đáng có trong cuộc sống. Ngoài ra học cách chấp nhận, hạn chế suy nghĩ tiêu cực cũng là một phương pháp giúp chúng ta đẩy lùi lo âu, căng thẳng hiệu quả

    Tập hít thở sâu giúp cơ thể thoát khỏi stress

    Căng thẳng khiến chúng ta hít thở nông làm lượng oxy không đủ cung cấp cho cơ thể hoạt động gây nên tình trạng mệt mỏi, uể oải. Bạn có thể tập hít thở chậm và sâu hơn từ bụng, tập yoga hoặc các bài tập thiền định sẽ giúp cơ thể thư giãn, bình tĩnh, giảm căng thẳng, giải tỏa stress...

    Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên

    Vận động, tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện lưu thông khí huyết, hạ mỡ máu, tăng cường sức đề kháng…và đặc biệt tập thể dục thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất giúp giải tỏa stress. Tập thể dục giúp cho cơ thể giải phóng năng lượng, điều hòa hoạt động nội tiết giúp cải thiện cân bằng hóa học trong não bằng cách làm gián đoạn việc xuất hiện ra những hormon stress như cortisol, adrenalin và làm gia tăng chất serotonin và dopamin tạo cảm giác lạc quan, phấn chấn.

    Học cách trò chuyện, chia sẻ để giải tỏa căng thẳng

    Trò chuyện, chia sẻ là giải pháp đơn giản mà hiệu quả trong việc giải tỏa căng thẳng, stress. Nó giúp chúng ta san sẻ được những nỗi buồn, những áp lực trong cuộc sống đồng thời có thể nhận được những lời khuyên hữu ích giúp giải tỏa được những căng thẳng, áp lực đó

    Sử dụng probiotic để giảm stress

    Những khám phá thú vị về vai trò quan trọng của hệ khuẩn chí đường ruột đối với chức năng nhận thức và hành vi của não bộ đã làm nảy sinh một biện pháp mới tiềm năng có thể giúp ích trong điều trị các rối loạn tâm thần kinh như stress, lo âu, trầm cảm…- đó là sử dụng probiotics (hay còn gọi là men vi sinh).

    Stress tâm lý và những nguy cơ

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chủng probiotics như Bifidobacteria, Lactobacillus hoặc Bacteroides có thể có tác động tích cực đến não bộ và hành vi, bao gồm tăng cường khả năng nhận thức và ảnh hưởng đến cảm xúc ( Liang và cộng sự, 2015 , Gareau 2014 , Bravo và cộng sự, 2011 , Savignac và cộng sự, 2015 , ….)

    Stress có thể làm giảm tế bào thần kinh chưa trưởng thành ở vùng hồi hải mã (cấu trúc trong não bộ có liên quan tới trí nhớ và khả năng định hướng trong không gian, do vậy gây suy giảm trí nhớ. Khi bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacteria đã ghi nhận nâng cao hiệu suất ghi nhớ phụ thuộc vùng hồi hải mã (Allen và cộng sự, 2016).

    Tuy nhiên, các bằng chứng cũng cho thấy, không phải bất cứ chủng probiotics nào cũng có tác dụng cải thiện chức năng não bộ mà chỉ một số chủng lợi khuẩn nhất định có thể phát tín hiệu tới não bộ thông qua cách tác động lên dẫn truyền thông tin trục não – ruột mới có đặc tính này. Chúng được định nghĩa là những “Psychobiotics” bởi GS. Dinan và các cộng sự vào năm 2013.

    Công thức probiotic tác động đích trên trục não ruột được nghiên cứu thành công đầu tiên trên thế giới vào năm 2015 là Ecologic Barrier. Công thức bao gồm 8 chủng probiotic được chọn lọc dựa trên đích tác dụng đặc hiệu là trục não ruột. Hiệu quả của Ecologic Barrier được ghi nhận qua nghiên cứu lâm sàng bao gồm: giảm các yếu tố gây viêm thần kinh, tăng cường chức năng bảo vệ của hàng rào biểu mô ruột non, giảm nhạy cảm với stress, giảm các triệu chứng trầm cảm và tăng cường khả năng ghi nhớ sau stress.

    Hiện nay, Ecologic Barrier đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và được các chuyên gia đánh giá cao về tính ứng dụng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe tâm thần.

    Tổng hợp bởi benhlytramcam.vn

    Nguyễn Hà - 24 Tháng Ba, 2022

    Bình luận về bài viết

    1. Nhãi ruột xót ruột khi đói và khi moi an cm xong

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng của bạn rất đặc trưng cho bệnh lý dạ dày. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám và điều trị. Khi có kết quả thăm khám và đơn thuốc bạn có thể gửi lại để được tư vấn thêm nếu cần nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. E ten luong đã bình luận

      Cho e hoi e bi trào ngược da day thực quản .va bị trầm cảm bac sỹ ke cho e nixeum40mg .elthon50mg sertraline 50mg oleapin5mg lexomil6mg uong trong 1 tháng mà ko dỡ giờ e phai lam gi ak

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bệnh lý trầm cảm có liên quan chặt chẽ với các rối loạn tiêu hóa chức năng như trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích, táo bón, tiêu chảy chức năng…Não bộ và đường ruột kết nối và tương tác qua lại với nhau thông qua một hệ thống các tín hiệu thần kinh, nội tiết, thể dịch và gọi là Trục não – ruột. Trong trường hợp này, bạn cần điều trị tốt đối với bệnh lý trầm cảm thì những triệu chứng trên đường tiêu hóa mới có thể cải thiện. Để điều trị bệnh trầm cảm thì 1 tháng đối với các thuốc bạn đang sử dụng là chưa đủ, chúng ta cần điều trị trong thời gian dài hơn, tối thiểu từ 1 – 2 năm bạn nhé.
        Hiện tại bạn nên tái khám ở chuyên khoa sức khỏe tâm thần để tiếp tục điều trị.
        Bên cạnh đó, để giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn bạn có thể sử dụng phối hợp thêm các loại probiotics chuyên biệt giúp điều chỉnh các tín hiệu dẫn truyền thần kinh trục não – ruột. Đây là một biện pháp hữu ích được chứng minh giúp cải thiện các triệu chứng stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Hoàng Anh đã bình luận

      Em chào các anh chị, các a/c cho em hỏi, bé nhà em năm nay 6 tuổi, bị viêm dạ dày từ năm 4 tuổi, có ,tháng 6, đến giờ gần 2 tháng mà uống thuốc chưa đỡ, đi nội soi đầu tháng 7 bsi viện Nhi TW kết luận viêm hang vị bờ cong có hạt sần, uống nexium 20mg, kèm gastimun, sucrate gel, rồi debirat và cả cerebio (được 3 tối nay theo chỉ định thêm của bsi sau 2 tuần nội soi uống thuốc mà k giảm triệu chứng đau), sáng nay cháu vẫn đau tầm gần 2 tiếng, hỏi bsi nói đang nghi ngờ có khả năng đau do ảnh hưởng của thần kinh và yc theo dõi thêm vài hôm nếu k đỡ yc đến khám lại. Em muốn hỏi là trường hợp đau dây thần kinh mà ảnh hưởng tới dạ dày thường được xử lý ntn và hậu quả ntn, có điều trị được dứt điểm không, con đang học hè chuẩn bị sang tháng là vào lớp 1 mà tình hình cứ đau hàng ngày (chủ yếu vào buổi sáng, thi thoảng đau thêm 1 tí buổi tối) thì sẽ rất vất vả cho con. Em cũng sốt ruột và mệt mỏi quá, không biết làm thế nào cho con hết đau hẳn, nhìn nó gầy không ăn uống dc mấy, kiêng đủ thứ, thương lắm. Mong nhận được tư vấn của anh chị ạ!Em cảm ơn các anh chị nhiều!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Giữa hệ thần kinh trung ương và các cơ quan trong cơ thể đều có các dây thần kinh liên kết, trong đó thì liên kết giữa hệ thần kinh trung ương với hệ tiêu hóa là rõ nét nhất thông qua dây thần kinh X (dây thần kinh phế vị). Bên cạnh dây thần kinh phế vị thì còn có nhiều con đường khác nhau để các tín hiệu thần kinh từ não được truyền tới ruột và ngược lại, từ ruột tới não. Tương tác hai chiều này được gọi là trục não – ruột. Hiện nay có nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa được cho là có liên quan tới yếu tố tâm – thần kinh như loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, đau bụng chức năng ở trẻ em.
        Ngoài hệ tiêu hóa thì trạng thái tâm lý còn ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể và gây ra những triệu chứng toàn thân như đau, nhức mỏi tay chân, đau khớp, hồi hộp, mệt tim, khó thở…Chỉ khi được điều trị khỏi bệnh lý tâm – thần kinh thì các triệu chứng cơ thể mới hết.
        Bạn có thể tìm hiểu xem hiện tại con có yếu tố nào ảnh hưởng tới tâm lý không, chẳng hạn việc học tập, gia đình…Ở đây bác sỹ mới chỉ nghi ngờ và đang theo dõi, chưa thể khẳng định con có bị bệnh lý gì liên quan tới tâm – thần kinh hay không nên bạn cũng không cần lo lắng thái quá. Việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ Cerebio để giúp ổn định dẫn truyền hệ trục não ruột, theo các nghiên cứu cần thời gian tối thiểu từ 1 – 3 tháng mới cho thấy hiệu quả. Do đó bạn nên kiên trì cho con sử dụng hêt đơn thuốc và tái khám theo hẹn của bác sỹ để đánh giá lại tình trạng của con.

        Chúc bé mau khỏe,

    4. Le anh đức đã bình luận

      Mình bin trầm cảm theo mùa ..hiện tại h ko bị trầm cảm nữa. . mà bị đau dạ dày . mình bị đau dạ dày 3 năm nay đã khỏi h lại đau lại . cho mình hỏi mình có cân điều trị trầm cảm . để đỡ đau dạ dày do thần kinh không

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Nếu bệnh dạ dày tái phát kèm theo việc bạn có biểu hiện trầm cảm trở lại thì cần điều trị đồng thời cả hai bệnh lý. Trường hợp bạn bị đau dạ dày nhưng khi thăm khám tâm lý không bị stress, lo âu hoặc trầm cảm thì chỉ cần điều trị bệnh dạ dày thôi nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    5. Phan dương tâm đã bình luận

      Bệnh dạ dày dễ khỏi không chi

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bệnh lý dạ dày có thể điều trị khỏi trong ít nhất 1 tháng. Tuy nhiên cũng có bệnh nhân cần điều trị lâu hơn do các yếu tố tác động liên quan tới việc không loại bỏ được tác nhân gây bệnh như: nhiễm khuẩn Hp, stress, chế độ ăn không hợp lý, sử dụng chất kích thích, các loại thuốc dễ gây viêm loét dạ dày.
        Để được tư vấn chi tiết hơn bạn có thể gửi lại cho chúng tôi kết quả thăm khám, các đơn thuốc bạn đã/đang sử dụng.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!