Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Trục não ruột: cơ chế hoạt động và vai trò của probiotic đối với hoạt động trục não ruột https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-co-che-hoat-dong-va-vai-tro-cua-probiotic-3995/ https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-co-che-hoat-dong-va-vai-tro-cua-probiotic-3995/#respond Mon, 18 Jul 2022 03:50:30 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3995 Trục não ruột là một khái niệm để chỉ mối tương tác giữa não bộ và đường ruột. Nhiều bệnh lý hiện nay như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn dạ dày – ruột chức năng…được cho là có liên quan tới rối loạn hoạt động của trục não ruột.

Trục não ruột: cơ chế hoạt động và vai trò của probiotic đối với hoạt động trục não ruột 1

Trục não ruột là gì?

Trục não-ruột đề cập đến dòng thông tin 2 chiều giữa đường ruột và hệ thần kinh trung ương. Tương tác hai chiều này liên quan đến nhiều con đường khác nhau như con đường thần kinh, miễn dịch, chuyển hóa. Đó là một mạng lưới rất phức tạp, có thể dễ dàng bị phá vỡ bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như môi trường, căng thẳng, thuốc kháng sinh, thậm chí là quá trình mang thai, sinh nở ở phụ nữ…

Hệ vi sinh vật đường ruột là một phần quan trọng của kết nối ruột-não này. Nó phát triển đồng thời với hệ thống thần kinh trung ương và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chức năng của thần kinh trung ương. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy rối loạn hệ vi sinh đường ruột có thể có một vai trò quan trọng trong nhiều bệnh tâm thần và thần kinh.

Khi hệ khuẩn chí mất cân bằng, hoạt động trục não ruột bị rối loạn có thể làm cho hàng rào vật lý giữa hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch yếu đi. Khi hàng rào máu não này bị rò rỉ, nó có thể dẫn đến tình trạng viêm thần kinh. Viêm thần kinh liên quan đến đường ruột có có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh như đa xơ cứng, đột quỵ, bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Bên cạnh đó, rối loạn hoạt động của trục não bộ bị rối loạn còn có thể thúc đẩy tình trạng béo phì thông qua việc gây ra những sự thay đổi về trao đổi chất, kiểm soát cảm giác no và hành vi ăn uống của chúng ta. Một nghiên cứu năm 2020 gần đây đã chứng minh tín hiệu bị gián đoạn trong trục não ruột có thể tạo ra sự ưa thích mạnh mẽ đối với hương vị của đường.

Trục não ruột hoạt động theo 3 con đường khác nhau:

Dây thần kinh phế vị

Ruột - Não bộ thứ hai của con người

Ruột của chúng ta chứa gần 500 triệu tế bào thần kinh, được kết nối với não thông qua các dây thần kinh. Dây thần kinh phế vị là một trong những dây thần kinh lớn nhất kết nối đường tiêu hóa với hệ thần kinh và đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó có tác động trên phạm vi rộng đối với chứng viêm và thành phần hệ vi sinh vật trong ruột. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới chức năng của dây thần kinh phế vị. Ví dụ, căng thẳng tâm lý đặc biệt có hại với dây thần kinh phế vị và đã được chứng minh có liên quan đến sự phát triển của các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột.

Chất dẫn truyền thần kinh

Ruột và não cũng giao tiếp thông qua các chất dẫn truyền thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh do não tổng hợp có liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc, trạng thái tâm lý, khả năng tập trung ghi nhớ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hợp chất này cũng có thể đóng một vai trò quan trọng đối với đường ruột. Các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrine, epinephrine, dopamine và serotonin có thể điều chỉnh và kiểm soát không chỉ lưu lượng máu mà còn ảnh hưởng đến nhu động ruột, sự hấp thu chất dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch đường tiêu hóa và hệ vi khuẩn chí đường ruột.
Nhiều chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm duy trì sức khỏe tâm thần của chúng ta, thực sự được sản xuất bởi các tế bào ruột hoặc bởi các vi khuẩn đường ruột.

Theo tiến sĩ Jess Braid: “Ruột sản xuất 90% hormone hạnh phúc serotonin, 50% dopamine tìm kiếm niềm vui, melatonin – hormone giấc ngủ và oxytocin, hormone âu yếm. Khi sự cân bằng của các sinh vật trong ruột của chúng ta bị sai lệch, nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của chúng ta.”

Vi khuẩn đường ruột, chất dẫn truyền thần kinh và rối loạn tâm thần ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tạo thành mối quan hệ tam giác. Các chất dẫn truyền thần kinh không được điều chỉnh có thể góp phần vào sự khởi phát và tiến triển của các bệnh viêm ruột và tình trạng thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh  Alzheimer và bệnh Parkinson.

Chất chuyển hóa do vi khuẩn tạo ra

Vi khuẩn đường ruột tạo ra một số chất hóa học ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ của chúng ta. Quá trình lên men của vi khuẩn đối với chất xơ thực phẩm tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) như butyrate, propionat và axetat. Các hợp chất này giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa và giảm nguy cơ phát triển bệnh béo phì và bệnh tiểu đường type 2. Các axit béo chuỗi ngắn có thể di chuyển qua hàng rào máu não và do đó có tác động đến cấu trúc và chức năng của não. SCFA butyrate đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa ruột và não, bảo vệ não chống lại tình trạng viêm cấp thấp. Butyrate cũng là nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho các tế bào lót trong ruột và có nhiều tác dụng thúc đẩy sức khỏe đối với hệ thần kinh của đường tiêu hóa.

Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột và sức khỏe tâm thần

Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột và sức khỏe tâm thần 1

Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột và viêm đường ruột có liên quan tới nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần. Bằng chứng mới cho thấy rằng vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ và luồng thông tin qua thần kinh trục não ruột. Sức khỏe đường ruột kém có thể góp phần vào sự khởi phát và tiến triển của trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn phổ tự kỷ, chứng đau nửa đầu và động kinh.

Có một mối liên hệ đáng kể giữa trục ruột-não và mức độ nhạy cảm của chúng ta với căng thẳng. Căng thẳng mãn tính có thể gây ra các đợt trầm cảm và lo lắng. Người ta suy đoán rằng những người có sức khỏe đường ruột tốt có thể chịu được áp lực tốt hơn những người phải vật lộn với nó. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra những thay đổi trong thời kỳ đầu đời đối với hệ vi sinh vật đường ruột do tiếp xúc với kháng sinh, thiếu bú mẹ, sinh mổ, nhiễm trùng, tiếp xúc với căng thẳng và các ảnh hưởng môi trường khác có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài về sinh lý liên quan đến căng thẳng và hành vi.

Cải thiện hoạt động trục não ruột bằng cách bổ sung probiotic

Probiotics là các chủng vi khuẩn sống, khi bổ sung với lượng vừa đủ sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, probiotic có thể điều chỉnh các rối loạn thần kinh và tâm thần thông qua trục ruột-não. Các loại men vi sinh ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương thường được gọi là “spychobiotic”. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy những “psychobiotic” này có thể cải thiện các chức năng nhận thức cũng như các triệu chứng căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

Mặc dù probiotic có thể được bổ sung từ các thực phẩm lên men (sữa chua, dưa,…), nhưng bạn nên lựa chọn những chế phẩm probiotic được sản xuất chuyên biệt cho trục não ruột nếu đang gặp phải các vấn đề liên quan. Đây là những chế phẩm được bào chế riêng, gồm các chủng “psychobiotic” có tác dụng điều hòa trục não ruột, qua đó cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa dai dẳng, hội chứng ruột kích thích và rối loạn tâm thần kinh như lo âu, trầm cảm.

 

 

]]>
https://benhlytramcam.vn/truc-nao-ruot-co-che-hoat-dong-va-vai-tro-cua-probiotic-3995/feed/ 0
Đau dây thần kinh dạ dày là gì? https://benhlytramcam.vn/dau-day-than-kinh-da-day-la-gi-3977/ https://benhlytramcam.vn/dau-day-than-kinh-da-day-la-gi-3977/#respond Fri, 01 Apr 2022 10:10:24 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3977 Thực tế, đau dây thần kinh dạ dày không phải là một từ chính xác trong chẩn đoán bệnh, đây là cách gọi “nôm na” của bệnh đau dạ dày do các nguyên nhân tâm lý như stress, lo âu hoặc trầm cảm.Đau dây thần kinh dạ dày là gì? 1

Thần kinh tác động tới hoạt động của dạ dày như thế nào?

Hoạt động bài tiết acid dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh:

  • Thần kinh nội tại: là các đám rối Meissner nằm ngay dưới niêm mạc dạ dày, đám rối này làm bài tiết dịch vị dưới tác dụng kích thích của thức ăn trong dạ dày hoặc từ những kích thích của thần kinh trung ương.
  • Thần kinh trung ương: là dây thần kinh phế vị, hay còn gọi là dây thần kinh số X. Dây thần kinh X làm bài tiết dịch vị dưới tác dụng kích thích của 2 loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, các tác nhân gây nên 2 phản xạ này tương tự như trong cơ chế bài tiết nước bọt.

Như vậy, hoạt động bài tiết acid dạ dày phụ thuộc rất lớn vào các tín hiệu dẫn truyền thần kinh. Khi bị căng thẳng, cơ thể của chúng ta bật chế độ “chiến hay chạy” (Fight or Flight) – đây là một chế độ khá hữu ích giúp con người có thể sinh tồn dưới những điều kiện nguy hiểm. Ở chế độ này, các hóa chất trong cơ thể được bài tiết ra nhằm tăng tuần hoàn máu tới tim và não bộ để 2 cơ quan này hoạt động với công suất tối đa. Tuy nhiên, chính điều này sẽ làm giảm lưu lượng máu xuống đường tiêu hóa. Đồng thời, stress cũng kích hoạt dây thần kinh phế vị làm dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn. Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, kéo dài sẽ làm lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị ăn mòn, dẫn tới viêm loét dạ dày. Đồng thời, stress kéo dài cũng làm rối loạn nhu động co bóp của dạ dày, gây ra tình trạng ăn khó tiêu, buồn nôn, nôn, trào ngược dạ dày thực quản.

Phân biệt đau dây thần kinh dạ dày với đau dạ dày thông thường?

Đau dây thần kinh dạ dày hay đau dạ dày thực tế cùng chỉ một loại bệnh đó là viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, điểm khác biệt là nguyên nhân gây đau dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác nhau gồm: nhiễm khuẩn HP, stress, sử dụng thuốc (corticoid, NSAIDs), sử dụng rượu bia. Đau dây thần kinh dạ dày chính là viêm loét dạ dày do stress gây ra.

Người bệnh bị đau dây thần kinh dạ dày thường có các đặc điểm:

  • Người bệnh được chẩn đoán mắc viêm loét dạ dày và không bị nhiễm khuẩn HP; hoặc nhiễm khuẩn HP đã được tiệt trừ nhưng không khỏi đau dạ dày
  • Người bệnh bị đau dạ dày mặc dù chế độ sinh hoạt lành mạnh, không dùng rượu bia
  • Đa số các trường hợp bị viêm dạ dày dai dẳng, điều trị không khỏi dứt điểm
  • Người bệnh có biểu hiện căng thẳng hoặc lo lắng, mất ngủ
  • Có các triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu/trầm cảm như: mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh, đau đầu, vã mồ hôi…

Điều trị chứng đau dây thần kinh dạ dày

Điều trị chứng đau dây thần kinh dạ dày 1

Thông thường, hầu hết các trường hợp đau dây thần kinh dạ dày có thể điều trị nội khoa (tức là điều trị bằng thuốc), kết hợp chế độ sinh hoạt, tập luyện thích hợp. Khi được chẩn đoán đau dây thần kinh dạ dày, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị viêm dạ dày kết hợp các biện pháp hoặc thuốc để giảm căng thẳng, lo lắng.

  • Đối với trường hợp bị căng thẳng, lo âu mức độ nhẹ: ưu tiên người bệnh tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc để tránh căng thẳng. Người bệnh cũng có thể lựa chọn các chế phẩm hỗ trợ để giảm lo âu. Hiện nay, một loại chế phẩm được ưu tiên sử dụng cho những người đau dạ dày do stress đó là loại probiotics (men vi sinh) điều hòa trục não ruột Cerebio. Đây là chế phẩm chứa hỗn hợp probiotics có tác dụng điều hòa hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh giữa não bộ và đường tiêu hóa, qua đó vừa giúp giảm căng thẳng, lo lắng, vừa cải thiện được các rối loạn ở đường tiêu hóa. Liệu pháp này được đánh giá là an toàn, đem lại hiệu quả cao cho người bị đau dây thần kinh dạ dày. Bạn có thể tìm hiểu thêm về loại probiotic này Tại đây.
  • Trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu mức độ nặng hoặc có trầm cảm: người bệnh có thể được kê đơn thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm. Cần lưu ý các thuốc này có thể có tác dụng phụ và phải sử dụng theo đúng liều lượng cũng như lộ trình của bác sĩ kê đơn.
  • Người bệnh nên: tập thể dục thường xuyên, tránh công việc quá căng thẳng, hạn chế thức khuya, không sử dụng rượu và các chất kích thích.

Ngoài ra, phương pháp điều trị ngoại khoa có thể được áp dụng trong các trường hợp bị đau dạ dày do stress không đáp ứng điều trị nội khoa, người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh như xuất huyết, thủng dạ dày, ung thư dạ dày – thực quản. Theo phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt dây thần kinh phế vị để hạn chế ảnh hưởng từ thần kinh trung ương xuống dạ dày của người bệnh. Tất nhiên, can thiệp ngoại khoa cũng sẽ kèm theo những nguy cơ rủi ro nhất đinh. Do vậy, người bệnh cần thảo luận kĩ với bác sĩ để quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu thêm về chứng đau dây thần kinh dạ dày. Nếu cần tư vấn kĩ hơn, bạn có thể để lại câu hỏi hoặc gọi chúng tôi theo số hotline 0981.966.152.

DS. Quỳnh Anh

 

]]>
https://benhlytramcam.vn/dau-day-than-kinh-da-day-la-gi-3977/feed/ 0
Bệnh tiêu hóa dai dẳng do stress – làm sao để khắc phục? https://benhlytramcam.vn/benh-tieu-hoa-dai-dang-do-stress-lam-sao-de-khac-phuc-3702/ https://benhlytramcam.vn/benh-tieu-hoa-dai-dang-do-stress-lam-sao-de-khac-phuc-3702/#respond Thu, 13 May 2021 09:49:10 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3702 Bệnh lý đường tiêu hóa là căn bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh nội kho với tỉ lệ mắc bệnh lên đến gần 10% dân số. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những bệnh nhân bị bệnh đường tiêu hóa mạn tính có tỉ lệ mắc rối loạn lo âu và trầm cảm rất cao. Vậy rối loạn lo âu và trầm cảm là nguyên nhân hay là hậu quả của bệnh tiêu hóa? Xử trí bệnh tiêu hóa kèm theo biểu hiện rối loạn lo âu hoặc trầm cảm như thế nào?

Mời quý khán giả theo dõi Chương trình Phòng mạch FM – Phát sóng vào 17h ngày 1/5/2021

Khách mời chương trình: PGS.TS.Quách Trọng Đức – Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội – ĐH Y dược TPHCM – Tổng thứ ký Hội khoa học Tiêu hóa TPHCM

Quý khán giả quan tâm và muốn được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ Quách Trọng Đức có thể bấm “Thích” hoặc “Theo dõi” Fanpage Cerebio để nhận thông báo khi có Chương trình mới phát sóng.

Nguồn: Chương trình Phòng mạch FM – VoH Radio

Dẫn chương trình: BTV Kim Ánh

]]>
https://benhlytramcam.vn/benh-tieu-hoa-dai-dang-do-stress-lam-sao-de-khac-phuc-3702/feed/ 0
Stress và các bệnh đường tiêu hóa https://benhlytramcam.vn/stress-va-cac-benh-duong-tieu-hoa-3655/ https://benhlytramcam.vn/stress-va-cac-benh-duong-tieu-hoa-3655/#respond Sun, 11 Apr 2021 16:32:23 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3655 Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người thường  mắc các triệu chứng về tiêu hóa như: đầy bụng, chậm tiêu…  sau yếu tố căng thẳng thần kinh, mệt mỏi kéo dài. Căng thẳng có thể gây suy yếu hệ tiêu hóa và rối loạn hệ miễn dịch của đường ruột.
Stress và các bệnh đường tiêu hóa 1

Stress là gì?

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động  nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Hay nói cách khác stress là khả năng đương đầu với các biến cố trong cuộc sống. Stress có thể xảy ra khi có một số yếu tố thuận lợi tác động như:

– Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm…

– Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu, yêu cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè…

– Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng…

– Loại hình thần kinh của bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai của tôi thật mù mịt; Nếu tôi không làm được thì mọi người sẽ cười chê tôi,…

Các dạng stress.

Stress có thể ảnh hưởng đến bạn ở cả hai hình thức: ngay tức khắc (stress cấp tính) và theo thời gian (stress mãn tính)

Stress cấp tính (ngắn hạn) là sự phản ứng lại trong chốc lát của cơ thể đến bất kỳ trạng thái nào mà có vẻ như cực kỳ khắt khe và nguy hiểm. Mức độ stress của bạn còn phụ thuộc vào stress dữ dội như thế nào, lần cuối cùng trong bao lâu và bạn đối phó với tình trạng đó ra sao.
Hầu như qua một thời gian, cơ thể bạn nhanh chóng được hồi phục do stress cấp tính. Nhưng căng thẳng có thể gây ra nhiều vấn đề nếu nó xảy ra quá thường xuyên hoặc nếu cơ thể bạn không có khả năng để hồi phục. Với những người có vấn đề về tim, stress cấp tính có thể gây ra triệu chứng rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, thậm chí ngừng tim.

Stress mãn tính (dài hạn) gây ra bởi tình trạng căng thẳng hoặc các sự kiện kéo dài trong một thời gian dài. Điều này có thể bao gồm: có một công việc khó khăn hay đối phó với các dấu hiệu của bệnh mãn tính. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe trước đó, thì stress có thể làm nó tồi tệ hơn.

Tác động của stress tới hệ tiêu hóa

Tác động của stress tới hệ tiêu hóa không chỉ dừng lại ở khó tiêu. Stress  có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hóa, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, chậm tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng. Trong đó, stress đóng vai trò lớn trong nhiều vấn đề về hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột như: IBS, GERD,…

Dạ dày và ruột thực chất có nhiều tế bào thần kinh hơn toàn bộ cột sống, do đó các bác sĩ coi hệ tiêu hóa là một “bộ não nhỏ”. Một xa lộ các dây thần kinh nối trực tiếp từ não tới hệ tiêu hóa, và thông tin được truyền đi hai chiều. Serotonin là một hormon rất quan trọng kiểm soát tâm trạng con người. Điều đáng chú ý là khoảng 95% hormone này nằm trong hệ tiêu hóa chứ không phải ở não.

Khi bị stress nặng, não sản sinh ra các hormone làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời sinh ra các steroid và andrenaline phục vụ cho việc chống chọi lại stress. Đôi khi các hormone này ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn, làm cho bạn không muốn ăn gì khi bị stress, một số trường hợp lại kích thích cơn đói của bạn, làm cho bạn cảm thấy thèm ăn khi bị stress. Mỗi người có mức độ và cách thức phản ứng khác nhau với stress, tuy nhiên có một số ảnh hưởng chung mà stress tác động lên hệ tiêu hóa.

Nếu bạn có các vấn đề về dạ dày như bệnh trào ngược dạ dày, bệnh viêm loét dạ dày, chứng ruột bị kích thích, bạn dễ bị stress và ngược lại, stress có thể gây ra bệnh tiêu hóa và làm nặng hơn các triệu chứng.
Stress có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa),  ảnh hưởng tới nhu động ruột, ợ nóng, cản trở miễn dịch của đường ruột. Ngoài ra, stress còn góp phần gây ra các vấn đề về tiêu hóa sau: khó tiêu, trào ngược dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, viêm đại tràng và bệnh Crohn…
Vai trò của Trục Não – Ruột - Hệ khuẩn chí đường ruột trong bệnh trầm cảm 2

Trên thực tế, tỉ lệ mắc rối loạn lo âu, trầm cảm đồng thời với các bệnh đường tiêu hóa rất cao

Sử dụng lợi khuẩn đường ruột để giải quyết bệnh tiêu hóa do stress 

Sử dụng lợi khuẩn đường ruột để giải quyết bệnh tiêu hóa do stress  1

Những nghiên cứu mới đây cho thấy, hệ khuẩn chí đường ruột có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa và sức khỏe của não bộ. Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng tới chức năng não bộ bằng cách điều hòa ngưỡng điện sinh lý của các tế bào nơ-ron thần kinh ruột, thông qua dây thần kinh phế vị ảnh tác động tới thần kinh trung ương. Chúng cũng sản xuất ra các chất chuyển hóa và hoạt hóa thần kinh có tác dụng trên não bộ như serotonin, GABA, dopamin, acetycholin…Hệ khuẩn chí đường ruột còn đóng vai trò ngăn chặn các cytokine gây viêm qua hàng rào máu não – chất này có tác dụng ức chế giải phóng seretonin và melatonin, dẫn tới những triệu chứng như lo lắng, buồn bã, mất ngủ…

Một trong những đơn vị nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực vi sinh đường ruột là WinClove B.V, Hà Lan đã ứng dụng các kết quả nghiên cứu về vi sinh đường ruột trong bệnh trầm cảm và tạo ra công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotics đặc biệt có khả năng tác động tới chức năng não bộ, gọi là Ecologic Barrier, sử dụng với mục đích cải thiện lo âu, trầm cảm và đặc biệt là các rối loạn tiêu hóa chức năng do lo âu, trầm cảm. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, bổ sung Ecologic Barrier vcó thể giúp cải thiện các triệu chứng lo âu và trầm cảm như đau đầu, mệt mỏi, buồn bã, dễ kích động

Năm 2018, Ecologic Barrier chính thức có mặt ở thị trường Việt Nam với tên thượng mại là Cerebio, và đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả giảm lo âu, trầm cảm và cải thiện triệu chứng ở những bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa dai dẳng (kéo dài trên 3 tháng).

Bên cạnh việc sử dụng probiotics, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp khác để giúp ngăn ngừa và giảm stress, lo lắng như:

– Hạn chế những yếu tố thuận lợi có thể gây nên stress.
– Giữ cho thái độ, suy nghĩ đúng  đắn, tích cực. Điều quan trọng là thay thế những ý nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ tích cực. Vì căng thẳng tâm lý là do những suy nghĩ tạo nên theo cách nhận thức hoàn cảnh của mỗi người. Chúng ta hành động và cảm nhận theo những gì chúng ta nghĩ.
– Hãy thay đổi cách nghĩ của bạn. Hiểu đúng vần đề sẽ giúp bạn loại bỏ được những nỗi lo sợ, lo âu, oán giận, buồn bã, v.v. mà hậu quả là căng thẳng tâm lý.
– Một chế độ ăn uống đầy đủ giàu chất dinh dưỡng như vitamin B1, B3 (Niacin), B6 và B12, C, E và D, Axit folic (trong lá rau xanh), biotin, sắt, magiê, mangan, phôtpho, kali, selen, kẽm, protein, chất béo và tinh bột.
– Nghỉ ngơi hoàn toàn chủ yếu bằng cách thư giãn thực sự.
– Mỗi ngày tập luyện thể dục thể thao. Chạy hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày, bơi lội…
Nếu thực hiện những điều trên mà vẫn không hết căng thẳng, bạn nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị.

]]>
https://benhlytramcam.vn/stress-va-cac-benh-duong-tieu-hoa-3655/feed/ 0
Hội chứng ruột kích thích: nguyên nhân và cách điều trị https://benhlytramcam.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2820/ https://benhlytramcam.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2820/#respond Tue, 26 Jan 2021 10:05:19 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2820 Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng) gây co thắt, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Khác với bệnh viêm loét dạ dày và bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích không có tổn thương thực thể và không làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Hội chứng ruột kích thích: nguyên nhân và cách điều trị 1

TRIỆU CHỨNG

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể khác nhau theo từng người và thường giống với các bệnh khác. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là:

  • Đau hoặc đau quặn bụng
  • Đau bụng sau ăn/ đau bụng mót đi cầu nhiều lần
  • Cảm giác chướng bụng
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy hoặc táo bón – đôi khi có các đợt táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau
  • Chất nhầy trong phân.

Đối với hầu hết các trường hợp thì HCRKT là một tình trạng mãn tính, mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng có lúc xấu đi và có lúc cải thiện hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn.

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng hội chứng này có thể do nhiều yếu tố gây ra. Thành ruột được lót bằng các lớp cơ có khả năng co bóp và thư giãn nhịp nhàng trong quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày qua ruột đến trực tràng. Khi bạn bị hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường nên sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Ngược lại, khi ruột co thắt yếu, quá trình vận chuyển thức ăn sẽ diễn ra chậm làm cho phân trở nên cứng và khô.

Những bất thường của hệ thần kinh ở đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn bình thường khi bụng bị trướng hơi hoặc đầy phân. Sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tín hiệu của não và ruột (suy giảm chức năng trục Não – Ruột) có thể làm cho cơ thể của bạn phản ứng quá mức với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Sự phản ứng quá mức này có thể làm cho bạn bị đau, tiêu chảy hoặc táo bón.

Stress nặng - Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh

Rối loạn dẫn truyền thông tin giữa não và ruột là nguyên nhân chính gây HCRKT

Một số yếu tố kích phát hội chứng ruột kích thích

  • Thực phẩm: mối liên quan giữa tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm với hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên nhiều người đã có triệu chứng nặng hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm có liên quan là sô cô la, gia vị, chất béo, trái cây, các loại đậu, cải bắp, bông cải trắng, bông cải xanh, sữa, thức uống có ga và rượu bia;
  • Căng thẳng: hầu hết những người bị HCRKT có thể thấy các dấu hiệu và triệu chứng của mình xấu đi hoặc thường xuyên hơn trong các giai đoạn có nhiều căng thẳng, như tuần cuối cùng hoặc tuần đầu tiên làm công việc mới. Tuy nhiên, căng thẳng chỉ có thể làm nặng thêm các triệu chứng, chứ không gây ra triệu chứng;
  • Nội tiết tố: phụ nữ có khả năng bị HCRKT cao gấp hai lần, các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi nội tiết tố đóng một vai trò trong việc gây ra hội chứng này. Nhiều phụ nữ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nặng hơn trong hoặc trước/sau kỳ kinh nguyệt;
  • Các bệnh lý khác: đôi khi các bệnh lý khác như đợt tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột) hoặc tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức trong đường ruột (loạn khuẩn) có thể kích thích HCRKT.

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Sở dĩ gọi là Hội chứng ruột kích thích mà không phải “bệnh” ruột kích thích bởi thực sự người bị HCRKT không có bất cứ tổn thương thực thể nào tại đường tiêu hóa, chính vì vậy, HCRKT không nguy hiểm. Tuy nhiên, những triệu chứng của HCRKT có thể gây khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lo lắng về bệnh tật lâu dần, có thể dẫn tới các bệnh tâm lý như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm – đây có thể là hậu quả nghiêm trọng nhất do hội chứng này gây ra.

Theo nghiên cứu, có tới 50-90% bệnh nhân bị HCRKT có mắc kèm ít nhất một trong hai rối loạn lo âu và trầm cảm. Mối liên hệ giữa HCRKT và rối loạn lo âu, trầm cảm không rõ đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả nhưng trị liệu tâm lý là một phần quan trọng trong điều trị HCRKT.

Điều trị hội chứng ruột kích thích

1. Điều trị triệu chứng

Vì hội chứng ruột kích thích không có tổn thương thực thể nên phương pháp điều trị sẽ tập trung làm giảm triệu chứng để bạn có một cuộc sống như bình thường. Một số loại thuốc thường sử dụng:

  • Thuốc giảm đau do co thắt cơ trơn đường tiêu hóa như Spasfon, Duspatalin,…
  • Chống táo bón như Forlax, Duphalac, Tegaserod,…
  • Chống ỉa chảy: Smecta, Imodium, Actapulgite,…
  • Chống sinh hơi: Meteospasmyl, Pepsane,…
  • Thuốc an thần: Rotunda, Seduxen, Dogmatil,…
  • Thuốc triệt khuẩn ruột: tuy vi khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong bệnh này nhưng ít nhiều có tham gia, tạo nên vòng luẩn quẩn. Tiêu chảy và táo bón đều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khi vi khuẩn phát triển mạnh mẽ sẽ làm tăng tiêu chảy và trướng bụng. Tuỳ thuộc vào mức độ mà có thể dùng các loại thuốc khác nhau: Berberin, Ganidan, Biseptol,..

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể kiểm soát thành công các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở mức độ nhẹ bằng cách học cách kiểm soát căng thẳng cũng như thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Cố gắng tránh các thực phẩm gây kích thích các triệu chứng. Đồng thời cố gắng tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc.

Nếu hội chứng này ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, bạn cần phải thực hiện nhiều điều hơn là chỉ thay đổi lối sống. Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc.

2. Điều trị nguyên nhân gây HCRKT bằng cách bổ sung men vi sinh tác động đích trên trục não ruột

Tín hiệu dẫn truyền thông tin giữa Não và Ruột bị rối loạn được cho là nguyên nhân chính gây ra HCRKT. Một số chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột được tìm thấy có khả năng tham gia vào liên kết giữa não và ruột qua các con đường miễn dịch, kiểm soát việc tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh tại ruột như serotonin, GABA…Những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt này được gọi là psychobiotics – men vi sinh tác động đích trên trục não ruột.

Bổ sung psychobiotics giúp củng cố lại chức năng não – ruột, không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà còn giúp giảm lo âu và trầm cảm. Một công thức hỗn hợp psychobiotics đầu tiên trên thế giới do các nhà khoa học của Hà Lan nghiên cứu thành công có tên gọi là Ecologic Barrier, dành riêng cho các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa chức năng như HCRKT, trào ngược dạ dày,…và bị căng thẳng, lo âu, trầm cảm.

2. Điều trị nguyên nhân gây HCRKT bằng cách bổ sung men vi sinh tác động đích trên trục não ruột 1

Bạn có thể tìm hiểu và đặt mua Ecologic Barrier tại đây:

2. Điều trị nguyên nhân gây HCRKT bằng cách bổ sung men vi sinh tác động đích trên trục não ruột 2

3. Chế độ dinh dưỡng

  • Loại bỏ thực phẩm gây đầy hơi: nếu bạn bị khó chịu bởi tình trạng chướng bụng hoặc đánh hơi nhiều, bác sĩ có thể đề nghị bạn cắt giảm các loại thực phẩm như thức uống có ga, rau củ – đặc biệt là bắp cải, bông cải xanh và bông cải trắng – và trái cây sống.
  • Loại bỏ gluten: các nghiên cứu cho thấy triệu chứng tiêu chảy trong HCRKT sẽ được cải thiện nếu họ ngưng dùng gluten (lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen).
  • Loại bỏ nhóm thực phẩm FODMAPs: FODMAPs là nhóm thực phẩm chứa đường có thể lên men như đường fructose, fructan, lactose và một số loại đường khác. Đường FODMAPs tìm thấy trong một số ngũ cốc, rau củ, trái cây và thực phẩm từ sữa. Tuy nhiên mọi người thường không nhạy cảm với tất cả các loại thực phẩm FODMAPs. Bạn có thể nghiêm ngặt thực hiện chế độ ăn ít FODMAPs để giảm các triệu chứng HCRKT rồi sau đó có thể bắt đầu trở lại từng ít một.
]]>
https://benhlytramcam.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2820/feed/ 0
Bệnh viêm đường ruột có thực sự nguy hiểm? https://benhlytramcam.vn/benh-viem-duong-ruot-2590/ https://benhlytramcam.vn/benh-viem-duong-ruot-2590/#comments Sun, 27 Jan 2019 13:38:46 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2590 Bênh viêm đường ruột là một bệnh chắc chắn là rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta, tất cả mọi người đều có thể mắc viêm ruột, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ, người già. Tuy là bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Vậy bệnh viêm đường ruột có nguy hiểm không? Nguyên nhân triệu chứng nhận biết của chứng bệnh này thế nào, cùng tìm hiểu qua bài hát dưới đây nhé.

Bệnh viêm đường ruột có thực sự nguy hiểm? 1

Bệnh viêm đường ruột là gì?

Bệnh viêm đường ruột là tình trạng viêm xảy ra ở ruột. Tình trạng viêm đường ruột xảy ra do hệ tiêu hóa bị rối loạn dẫn tới viêm, hệ tiêu hóa ở đây bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Bệnh viêm đường ruột là một phần thuộc bệnh lý đường tiêu hóa.

Bệnh viêm đường ruột có hai dạng thường gặp là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

Viêm loét đại tràng được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào vị trí viêm và mức độ nghiêm trọng của nó, trong đó:

  • Viêm loét đại tràng: vùng viêm nằm gần hậu môn, là dạng viêm loét nhẹ nhất
  • Viêm đại tràng xích ma: Tình trạng viêm xảy ra ở trực trang và đoạn cuối đại tràng (đại tràng xích ma)
  • Viêm đại tràng trái: Vị trí viêm thường là từ trực tràng sang đại tràng xích ma và đại tràng xuống
  • Viêm đại tràng toàn bộ: Tình trạng viêm ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng
  • Viêm đại tràng cấp tính: Còn được gọi là viêm đại tràng tối cấp, dạng viêm đại tràng này rất hiếm gặp vì tình trạng viêm loét ảnh hưởng lên toàn bộ phần đại tràng

Bệnh Crohn thì có thể gây những ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể, tuy nhiên phần bị ảnh hưởng nhiều nhất là hồi tràng và đại tràng

Chúng ta cần phân biệt rõ, tránh nhầm lẫn  giữa bệnh viêm đường ruột và hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích là thành ruột bị co thắt bất thường còn bệnh viêm đường ruột là xảy ra tình trạng viêm nhiễm.

>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao tâm trạng lại ảnh hưởng đến dạ dày?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường ruột

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường ruột 1

Thường thì không có nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm đường ruột, tuy nhiên có một số yếu tố dưới đây được coi là nguyên nhân khởi phát gây nên bệnh viêm đường ruột:

  • Các bất thường trong hệ miễn dịch: trong trường hợp này, hệ miễn dịch sẽ tấn công thành ruột gây viêm nhiễm chứ không phải là vi khuẩn hay vi rút
  • Do chế độ ăn uống: Một chế độ ăn có quá nhiều thịt cũng khiến cơ thể dễ mắc bệnh viêm đường ruột hơn vì việc tiêu thụ quá nhiều protein từ thịt khiến các tế bào bị nhiễm độc gây tình trạng viêm loét
  • Hút thuốc cũng là nguyên nhân khiến chúng ta dễ bị mắc bệnh viêm đường ruột hơn bình thường
  • Yếu tố độ tuổi: Độ tuổi cũng ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh viêm đường ruột, những người ở độ tuổi dưới 35 thường dễ bị mắc viêm đường ruột hơn bình thường.
  • Do di truyền: Những người có người thân mắc bệnh viêm đường ruột thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác
  • Do giới tính: Ai cũng đều có nguy cơ mắc viêm ruột, tuy nhiên ở nam giới thì tỷ lệ bị viêm loét đại tràng cao hơn còn ở nữ thì tỷ lệ bị bệnh Crohn lại cao hơn
  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, naproxen sodium, diclofenac sodium… làm tăng nguy cơ mắc viêm đường ruột
  • Dùng thuốc trị mụn isotretinoin cũng làm tăng nguy cơ bị viêm đường ruột

Triệu chứng của bệnh viêm đường ruột

  • Triệu chứng sốt: một bộ phận nào đó trong cơ thể bị viêm nhiễm thì triệu chứng ban đầu sẽ là sốt
  • Triệu chứng nôn và buồn nôn: khi bị viêm đường ruột thường có biểu hiện nôn và buồn nôn kèm theo đó là đau bụng bất thường
  • Đi đại tiện ra máu hoặc phân có nhiều chất nhầy
  • Sụt cân nhiều trong thời gian ngắn
  • Cảm thấy ruột bị co thắt và giật cơ nghiêm trọng
  • Có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đầy hơi
  • Triệu chứng tiêu chảy: khi mắc viêm đường ruột có thể xuất hiện tiêu chảy nặng và cấp tính, số lần đi tiêu nhiều và phân loãng

Phòng chống bệnh viêm đường ruột

Để hạn chế bị mắc bệnh viêm ruột chúng ta nên quan tâm đến các yếu tố nguy cơ và giảm bớt chúng

Thứ nhất, cần thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm gây hại cho đường ruột, chẳng hạn như:

Phòng chống bệnh viêm đường ruột 1

  • Hạn chế các sản phẩm từ sữa: việc hạn chế các sản phẩm từ sữa sẽ cải thiện tình trạng tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, chướng bụng
  • Tránh ăn các thực phẩm tương kỵ: để hạn chế mắc viêm đường ruột chúng ta nên hạn chế ăn các thực phẩm làm gia tăng triệu chứng của bệnh như các loại đậu, bắp cải, các loại trái cây như cam quýt, đồ ăn cay, bia rượu, cà phê, socola…
  • Chia thành các bữa nhỏ: Để giúp hệ tiêu hóa cũng như đường ruột hoạt động tốt, tránh bị quá tải thì chúng ta có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thay vì ăn 2 hoặc 3 bữa lớn thì chúng ta có thể chia thành 5 hoặc 6 bữa nhỏ
  • Nên lựa chọn các thực phẩm ít chất béo: Khi bị viêm đường ruột thì ruột non không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ chất béo bình thường được, nếu sử dụng nhiều thực phẩm nhiều chất béo có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở lên trầm trọng hơn.

Thứ hai, thay đổi thói quen sinh hoạt không tốt: Không thức quá khuya, ăn uống không điều độ, khoa học, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích…

Thứ ba, tập thể dục nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng, sức khỏe tốt sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hạn chế mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Hi vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc vấn đề viêm đường ruột có nguy hiểm? Nếu vẫn còn băn khoăn điều gì hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi!

Theo benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/benh-viem-duong-ruot-2590/feed/ 8
Tại sao suy nghĩ nhiều lại đau dạ dày? https://benhlytramcam.vn/tai-sao-suy-nghi-nhieu-lai-dau-da-day-2131/ https://benhlytramcam.vn/tai-sao-suy-nghi-nhieu-lai-dau-da-day-2131/#comments Fri, 07 Dec 2018 02:35:07 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2131 Não bộ và hệ tiêu hóa có mối liên quan, ảnh hưởng lẫn nhau, đặc biệt là với dạ dày của chúng ta. Nhiều người không hề biết suy nghĩ nhiều, căng thẳng, stress là những nguyên nhân gây đau dạ dày. Suy nghĩ nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, gây tác động xấu lên hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại sao suy nghĩ nhiều lại dẫn đến đau dạ dày qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao suy nghĩ nhiều lại đau dạ dày? 1

Tại sao suy nghĩ nhiều lại là thủ phạm gây đau dạ dày

Hệ thần kinh trung ương kết nối với dạ dày thông qua dây thần kinh phế vị (dây thần kinh X) và các chất dẫn truyền thần kinh. Tín hiệu từ não bộ gửi xuống giúp dạ dày hoạt động trơn tru: khi đói hoặc nhìn thấy đồ ăn, thông tin từ não bộ chuyển xuống dạ dày kích thích dạ dày tiết ra acid để tiêu hóa thức ăn. Căng thẳng, stress, lo lắng quá nhiều sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid quá mức, bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày dẫn tới tình trạng viêm, loét dạ dày.

Không chỉ vậy, căng thẳng còn tác động tới nhu động co bóp của dạ dày – ruột, gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày – thực quản, táo bón, tiêu chảy…Trong khi các thuốc điều trị bệnh lý dạ dày hiện nay chủ yếu tập trung vào các kháng sinh để diệt khuẩn HP nếu có nhiễm, thuốc tiết acid dạ dày và bao niêm mạc dạ dày mà ít đề cập tới việc điều chỉnh trạng thái tâm lý trong điều trị. Chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân bị bệnh dạ dày loay hoay điều trị với nhiều loại thuốc, điều trị dai dẳng mà tình trạng chỉ cải thiện phần nào, thậm chí không hề cải thiện và phát sinh tâm lý lo lắng, chán trường.

>> Stress là gì? Biểu hiện của người mắc stress

Những triệu chứng khi bị đau dạ dày do suy nghĩ nhiều

Những triệu chứng thường gặp khi đau dạ dày do căng thẳng, stress như:

  • Đau vùng bụng trên, đau tức thượng vị, có cảm giác nóng rát
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Hay ợ chua, ợ nóng
  • Đầy bụng sau khi ăn
  • Thường có cảm giác nôn và buồn nôn
  • Giảm cân nhiều
  • Ngoài ra, người bị căng thẳng, lo âu thường mắc kèm nhiều triệu chứng khác như: luôn mệt mỏi, đôi khi có cảm giác hồi hộp, khó thở, tức ngực, chóng mặt, khó ngủ, mất ngủ, đau đầu…

Những triệu chứng khi bị đau dạ dày do suy nghĩ nhiều 1

Làm gì để giảm đau dạ dày do stress, căng thẳng, suy nghĩ nhiều

Tình trạng đau dạ dày gây nên bởi stress, căng thẳng là bệnh lý xảy ra thường xuyên trong xã hội hiện đại ngày nay. Áp lực công việc, áp lực cuộc sống đè nặng khiến thần kinh luôn căng thẳng dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa gây đau dạ dày. Dưới đây là một số cách giúp giảm stress, cân bằng trạng thái tâm lý:

  • Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều axit và chất béo, tăng cường các loại rau xanh, các thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất
  • Thay đổi các thói quen ăn uống có hại cho dạ dày như ăn quá no hoặc quá đói, ăn quá khuya, vừa ăn vừa làm việc…
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê…
  • Ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi có kế hoạch cụ thể

Đặc biệt, gần đây các nhà khoa học đã phát hiện có thể dùng một số chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có khả năng tác động lên các tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh kết nối giữa não bộ và hệ tiêu hóa và có thể dùng chúng để giảm căng thẳng, lo âu.

Đọc thêm: Mẹo giảm stress hiệu quả tức thì

Phương pháp sử dụng probiotics để giảm đau dạ dày do căng thẳng, lo âu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ và hệ chí khuẩn đường ruột có mối liên quan chặt chẽ đến nhau. Các chủng probiotics như Bifidobacteria, Lactobacillus hoặc Bacteroides có thể có tác động tích cực đến não bộ và hành vi, bao gồm tăng cường khả năng nhận thức và ảnh hưởng đến cảm xúc ( Liang và cộng sự, 2015 , Gareau 2014 , Bravo và cộng sự, 2011 , Savignac và cộng sự, 2015 , ….). Chúng được gọi với cái tên đặc biệt là “Psychobiotics” – tức là những “lợi khuẩn tốt cho tâm thần”

Phương pháp sử dụng probiotics để giảm đau dạ dày do căng thẳng, lo âu 1

Một công thức probiotic chuyên biệt cho những trường hợp bị căng thẳng, lo âu và trầm cảm được phát triển bởi các nhà khoa học của WiClove – Hà Lan đã cho thấy hiệu quả đáng ngạc nhiên trong việc giảm căng thẳng và tăng cường khả năng ghi nhớ, học tập dưới tác động của stress; giảm các triệu chứng và mức độ trầm cảm. Công thức này được gọi là  Ecologic Barrier, được lưu hành ở nhiều quốc gia trên thế giới dưới các tên thương mại khác nhau. Năm 2018, Ecologic Barrier được đưa về Việt Nam với tên thương mại là Cerebio.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Viện nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa gan mật trên 99 bệnh nhân bị bệnh tiêu hóa dai dẳng (kéo dài trên 3 tháng) như bệnh viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích,…có biểu hiện lo âu trầm cảm được sử dụng Cerebio liên tục trong vòng 2 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 1 tháng và 2 tháng liên tục sử dụng Cerebio đã ghi nhận giảm rõ rệt tình trạng lo âu, trầm cảm; đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng trên đường tiêu hóa và cải thiện chất lượng cuộc sống rất tốt cho nhóm bệnh nhân này (Theo nghiên cứu của TS.Đào Việt Hằng và cộng sự, năm 2019).

Phương pháp sử dụng probiotics để giảm đau dạ dày do căng thẳng, lo âu 2

Cerebio là loại men vi sinh dành riêng cho người bị căng thẳng, lo âu và trầm cảm

Đây là một biện pháp hỗ trợ đắc lực cho các trường hợp bị các bệnh tiêu hóa mạn tính có biểu hiện căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Nếu bạn đang gặp tình  trạng đau dạ dày dai dẳng do stress thì có thể hiểu và đặt mua sản phẩm Tại Đây.

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/tai-sao-suy-nghi-nhieu-lai-dau-da-day-2131/feed/ 2
Tâm lý ảnh hưởng đến dạ dày như thế nào? https://benhlytramcam.vn/tam-ly-anh-huong-den-da-day-nhu-the-nao-2129/ https://benhlytramcam.vn/tam-ly-anh-huong-den-da-day-nhu-the-nao-2129/#comments Thu, 29 Nov 2018 02:09:22 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2129 Có lẽ nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ nguyên nhân gây nên các căn bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa là do thói quen ăn uống, sinh hoạt mà không biết rằng còn có một nguyên nhân quan trọng khác đó là ảnh hưởng của tâm lý, tinh thần. Những người hay bị căng thẳng, stress thường có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích… cao hơn bình thường. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tâm lý ảnh hưởng đến dạ dày và hệ thống đường ruột  như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.

Tâm lý ảnh hưởng đến dạ dày như thế nào? 1

Căng thẳng thần kinh (stress) là gì?

Căng thẳng thần kinh hay còn gọi là stress là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần gây ra. Khi bạn căng thẳng, cơ thể phản ứng như lúc bạn gặp nguy hiểm bằng cách tiết ra các hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ và làm tăng nhịp tim, khiến bạn thở nhanh hơn.

Nếu căng thẳng xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu, sẽ gây tác động xấu lên cơ thể và sức khỏe của chúng ta. Chẳng hạn như căng thẳng thần kinh có thể gây nên đau đầu, bụng, lưng và khó ngủ, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Mắc chứng bệnh căng thẳng thần kinh có thể làm tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn khiến bạn thường xuyên buồn, lo âu hay chán nản, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội cũng như công việc và học tập.

Tìm hiểu chi tiết hơn với bài viết: Stress là gì, làm cách nào giải tỏa stress

Tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa như thế nào

Căng thẳng thần kinh là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh liên quan đến dạ dày vì khi gặp căng thẳng, hệ thần kinh của chúng ta sẽ tiết ra nhiều axit HCL trong cơ thể. Chất này là nhân tố gây tổn hại niêm mạc dạ dày nặng nề gây tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Vì đó mà stress gây đau dạ dày là một hiện tượng thường gặp.

Đặc biệt hệ thống tiêu hóa vô cùng nhạy cảm với stress vì hệ thần kinh trung ương làm giảm chức năng dạ dày-ruột qua hệ thần kinh thực vật. Khi bị stress cơ thể sẽ tràn ngập hoóc môn căng thẳng, làm mất cân bằng chức năng dạ dày, đường ruột; axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày.

Ngoài ra khi bạn cảm thấy lo lắng, não của bạn sẽ chuyển sang chế độ “Fight or Flight” khiến cơ thể bạn dừng tiêu hóa thức ăn cho đến khi mọi thứ trở lại “bình thường”. Vậy nên nếu tình trạng căng thẳng này kéo dài thì cơ thể bạn sẽ không thoát khỏi chế độ “Fight or Flight”, có nghĩa là hệ thống tiêu hóa của bạn không thể trở lại bình thường.

Tình trạng căng thẳng thần kinh gây đau dạ dày xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng nhưng nhiều nhất có lẽ là trong độ tuổi lao động. Vì khi bị áp lực bởi công việc, cuộc sống và quá nhiều gánh nặng khiến dạ dày của chúng ta rất dễ bị tổn thương. Tình trạng này nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày hay nặng hơn là ung thư dạ dày.

Tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa như thế nào 1

Ngoài gây nên các bệnh về dạ dày thì căng thẳng thần kinh còn gây nên những bệnh đường tiêu hóa khác như:

Bệnh viêm ruột

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress mãn tính và trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ở bệnh nhân vì cơ chế của stress và trầm cảm gây suy giảm miễn dịch, dễ gây viêm nhiễm đường tiêu hóa…

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Theo các nghiên cứu và thử nghiệm của các nhà khoa học thì những người thường xuyên lo lắng, căng thẳng sẽ dễ bị mắc hoặc làm phát triển IBS hơn những người bình thường.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Căng thẳng, lo lắng khiến cơ thể mệt mỏi, hệ tiêu hóa hoạt động kém, cơ thể sản sinh ra nhiều acid HCl gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Các bệnh tiêu hóa khác

Stress kéo dài gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón… Nguyên do là khi bị căng thẳng, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, không tiết đủ lượng enzym để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến thức ăn bị ứ đọng gây nên các rối loạn tiêu hóa.

Làm gì để giải tỏa lo âu, căng thẳng, stress

Đẩy lùi lo âu, stress bằng cách suy nghĩ tích cực hơn

Luôn suy nghĩ lạc quan, nhìn nhận mọi vấn đề một cách tích cực sẽ giúp chúng ta hạn chế được những căng thẳng, stress không đáng có trong cuộc sống. Ngoài ra học cách chấp nhận, hạn chế suy nghĩ tiêu cực cũng là một phương pháp giúp chúng ta đẩy lùi lo âu, căng thẳng hiệu quả

Tập hít thở sâu giúp cơ thể thoát khỏi stress

Căng thẳng khiến chúng ta hít thở nông làm lượng oxy không đủ cung cấp cho cơ thể hoạt động gây nên tình trạng mệt mỏi, uể oải. Bạn có thể tập hít thở chậm và sâu hơn từ bụng, tập yoga hoặc các bài tập thiền định sẽ giúp cơ thể thư giãn, bình tĩnh, giảm căng thẳng, giải tỏa stress...

Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên

Vận động, tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện lưu thông khí huyết, hạ mỡ máu, tăng cường sức đề kháng…và đặc biệt tập thể dục thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất giúp giải tỏa stress. Tập thể dục giúp cho cơ thể giải phóng năng lượng, điều hòa hoạt động nội tiết giúp cải thiện cân bằng hóa học trong não bằng cách làm gián đoạn việc xuất hiện ra những hormon stress như cortisol, adrenalin và làm gia tăng chất serotonin và dopamin tạo cảm giác lạc quan, phấn chấn.

Học cách trò chuyện, chia sẻ để giải tỏa căng thẳng

Trò chuyện, chia sẻ là giải pháp đơn giản mà hiệu quả trong việc giải tỏa căng thẳng, stress. Nó giúp chúng ta san sẻ được những nỗi buồn, những áp lực trong cuộc sống đồng thời có thể nhận được những lời khuyên hữu ích giúp giải tỏa được những căng thẳng, áp lực đó

Sử dụng probiotic để giảm stress

Những khám phá thú vị về vai trò quan trọng của hệ khuẩn chí đường ruột đối với chức năng nhận thức và hành vi của não bộ đã làm nảy sinh một biện pháp mới tiềm năng có thể giúp ích trong điều trị các rối loạn tâm thần kinh như stress, lo âu, trầm cảm…- đó là sử dụng probiotics (hay còn gọi là men vi sinh).

Stress tâm lý và những nguy cơ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chủng probiotics như Bifidobacteria, Lactobacillus hoặc Bacteroides có thể có tác động tích cực đến não bộ và hành vi, bao gồm tăng cường khả năng nhận thức và ảnh hưởng đến cảm xúc ( Liang và cộng sự, 2015 , Gareau 2014 , Bravo và cộng sự, 2011 , Savignac và cộng sự, 2015 , ….)

Stress có thể làm giảm tế bào thần kinh chưa trưởng thành ở vùng hồi hải mã (cấu trúc trong não bộ có liên quan tới trí nhớ và khả năng định hướng trong không gian, do vậy gây suy giảm trí nhớ. Khi bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacteria đã ghi nhận nâng cao hiệu suất ghi nhớ phụ thuộc vùng hồi hải mã (Allen và cộng sự, 2016).

Tuy nhiên, các bằng chứng cũng cho thấy, không phải bất cứ chủng probiotics nào cũng có tác dụng cải thiện chức năng não bộ mà chỉ một số chủng lợi khuẩn nhất định có thể phát tín hiệu tới não bộ thông qua cách tác động lên dẫn truyền thông tin trục não – ruột mới có đặc tính này. Chúng được định nghĩa là những “Psychobiotics” bởi GS. Dinan và các cộng sự vào năm 2013.

Công thức probiotic tác động đích trên trục não ruột được nghiên cứu thành công đầu tiên trên thế giới vào năm 2015 là Ecologic Barrier. Công thức bao gồm 8 chủng probiotic được chọn lọc dựa trên đích tác dụng đặc hiệu là trục não ruột. Hiệu quả của Ecologic Barrier được ghi nhận qua nghiên cứu lâm sàng bao gồm: giảm các yếu tố gây viêm thần kinh, tăng cường chức năng bảo vệ của hàng rào biểu mô ruột non, giảm nhạy cảm với stress, giảm các triệu chứng trầm cảm và tăng cường khả năng ghi nhớ sau stress.

Hiện nay, Ecologic Barrier đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và được các chuyên gia đánh giá cao về tính ứng dụng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe tâm thần.

Tổng hợp bởi benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/tam-ly-anh-huong-den-da-day-nhu-the-nao-2129/feed/ 10