Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Phương pháp chữa tự kỷ nào hiệu quả? https://benhlytramcam.vn/phuong-phap-chua-tu-ky-nao-hieu-qua-1342/ https://benhlytramcam.vn/phuong-phap-chua-tu-ky-nao-hieu-qua-1342/#comments Tue, 16 Oct 2018 02:05:40 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1342 Khi một đứa trẻ bị chẩn đoán mắc rối loạn tự kỷ, gia đình phải đối mặt với vấn đề tiếp theo đó là: lựa chọn phương pháp điều trị cho con. Vậy các phương pháp chữa điều trị tự kỷ này là gì? 

>> Nên biết: “Tự kỷ là gì”

Phương pháp chữa tự kỷ nào hiệu quả? 1

Tự kỷ là một rối loạn dạng phổ, có nghĩa nó có những triệu chứng rất đa dạng từ mức độ nhẹ tới mức độ nặng khác nhau mỗi trẻ, chính vì vậy mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Mặc dù phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm mức độ bị bệnh nhưng tất cả đều hướng tới một mục tiêu đó là làm giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng phát triển, học tập của trẻ. Dưới đây là những cách chữa tự kỷ đã được chứng minh hiệu quả:

Điều trị tự kỷ với liệu pháp giáo dục và hành vi

Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA)

Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là một trong những phương pháp điều trị tự kỷ được sử dụng rộng rãi nhất cho cả người lớn và trẻ em. Phương pháp này bao gồm một loạt các kỹ thuật được thiết kế để khuyến khích hành vi tích cực bằng cách sử dụng hệ thống phần thưởng. Có một số loại phân tích hành vi ứng dụng, bao gồm:

  • Đào tạo thử nghiệm rời rạc. Kỹ thuật này sử dụng một loạt các thử nghiệm để khuyến khích trẻ học từng bước. Các hành vi và câu trả lời đúng sẽ được khen thưởng.
  • Can thiệp hành vi chuyên sâu sớm: thường áp dụng đối với trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ sẽ được bác sỹ hướng dẫn trong vài năm để phát triển các kỹ năng giao tiếp và giảm các hành vi không tốt như hiếu chiến, hung hăng hoặc tự làm tổn thương.
  • Đào tạo phản ứng. Phương pháp được áp dụng hàng ngày để dạy trẻ các phản ứng, giúp trẻ bắt đầu học tập và giao tiếp.
  • Can thiệp hành vi bằng lời nói. Phương pháp này tập trung để giúp trẻ hiểu được cách mọi người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ và làm sao để có được thứ mình muốn.
  • Hỗ trợ hành vi tích cực. Thay đổi môi trường ở nhà hoặc lớp học để hành vi tốt được hoan nghênh.

Liệu pháp nhận thức hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi 1

Liệu pháp nhận thức hành vi là một loại liệu pháp trò chuyện có thể điều trị tự kỷ hiệu quả cho trẻ em và người lớn. Trong mỗi lần trò chuyện, các chuyên gia sẽ tìm cách xác định những suy nghĩ hoặc cảm xúc kích hoạt hành vi tiêu cực, từ đó có biện pháp giải quyết.

Một nghiên cứu đánh giá năm 2010 cho thấy liệu pháp nhận thức hành vi đặc biệt có lợi trong việc giúp kiểm soát trạng thái lo âu ở những người bị chứng tự kỷ. Phương pháp này cũng có thể giúp họ nhận ra cảm xúc của người khác và phản ứng tốt hơn trong các tình huống xã hội.

Huấn luyện kỹ năng xã hội

Huấn luyện kỹ năng xã hội (SST) là một cách để phát triển các kỹ năng xã hội. Một số người bị tự kỷ gặp khó khăn trong tương tác với người khác. Điều này lâu dần có thể dẫn đến nhiều trở ngại.

Với phương pháp SST, người tham gia sẽ được học các kỹ năng xã hội cơ bản, bao gồm cách thực hiện một cuộc trò chuyện, hiểu được các tình huống nói đùa và đọc các tín hiệu cảm xúc từ người khác. Phương pháp này thường được sử dụng cho trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể có hiệu quả cho thanh thiếu niên và thanh niên ở độ tuổi 20.

Liệu pháp tích hợp giác quan

Những người bị chứng tự kỷ đôi khi bị ảnh hưởng bởi sự tiếp nhận cảm giác không chính xác, chẳng hạn như thị giác, âm thanh hoặc mùi. Liệu pháp tích hợp cảm giác dựa trên lý thuyết cho rằng sự phân tán của các giác quan sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc học hỏi và thể hiện những hành vi tích cực.

Liệu pháp tích hợp giác quan thường được thực hiện bởi một nhà trị liệu nghề nghiệp và dựa vào chơi, chẳng hạn như vẽ trên cát hoặc nhảy dây, cố gắng để giúp trẻ phản ứng đúng với những thông tin mà giác quan thu được.

Liệu pháp nghề nghiệp (OT)

là một lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tập trung vào việc dạy trẻ em và người lớn những kỹ năng cơ bản mà họ cần trong cuộc sống hàng ngày. Đối với trẻ em, điều này thường bao gồm việc dạy các kỹ năng vận động, kỹ năng viết tay và kỹ năng tự chăm sóc.

Đối với người lớn, OT tập trung vào việc phát triển các kỹ năng sống độc lập, chẳng hạn như nấu nướng, dọn dẹp và cách sử dụng tiền bạc.

Liệu pháp ngôn ngữ

Liệu pháp ngôn ngữ dạy các kỹ năng nói có thể giúp người tự kỷ giao tiếp tốt hơn. Nó có thể giúp trẻ cải thiện tốc độ và nhịp điệu của lời nói, ngoài việc sử dụng các từ một cách chính xác. Nó cũng có thể giúp người lớn cải thiện cách họ giao tiếp về suy nghĩ và cảm xúc.

Chữa tự kỷ bằng thuốc

Chữa tự kỷ bằng thuốc 1

Hiện chưa có thuốc đặc trị tự kỷ

Cho đến nay, những hiểu biết của chúng ta về căn nguyên cũng như cơ chế của chứng tự kỷ còn rất hạn chế. Chình vì vậy mà không có một loại thuốc đặc trị nào cho chứng tự kỷ. Các thuốc được sử dụng kết hợp cùng với liệu pháp giáo dục và hành vi nhằm mục tiêu giảm các triệu chứng của tự kỷ như: rối loạn giấc ngủ, hung hăng, kích động, các triệu chứng ở đường tiêu hóa,…

Các loại thuốc được sử dụng để giúp kiểm soát chứng tự kỷ bao gồm:

  • Thuốc chống loạn thần. Một số loại thuốc chống loạn thần mới có thể giúp gây hấn, tự hại, và các vấn đề hành vi ở cả trẻ em và người lớn mắc chứng tự kỷ. FDA gần đây đã chấp thuận việc sử dụng risperidone (Risperdal) và apripiprazole (Abilify) để điều trị các triệu chứng của chứng tự kỷ.
  • Thuốc chống trầm cảm. Trong khi nhiều người tự kỷ dùng thuốc chống trầm cảm, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc liệu họ có thực sự giúp đỡ với các triệu chứng tự kỷ hay không. Tuy nhiên, chúng có thể hữu ích trong việc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm và lo lắng ở những người bị chứng tự kỷ.
  • Chất kích thích: Các chất kích thích, chẳng hạn như methylphenidate (Ritalin), thường được sử dụng để điều trị ADHD, nhưng chúng cũng có thể giúp đỡ với các triệu chứng tự kỷ chồng chéo, bao gồm cả sự thiếu chú ý và hiếu động thái quá. Một đánh giá 2015 xem xét việc sử dụng thuốc để điều trị chứng tự kỷ cho thấy rằng khoảng một nửa số trẻ tự kỷ được hưởng lợi từ các chất kích thích, mặc dù một số bệnh nhân phải trải qua tác dụng phụ tiêu cực.
  • Thuốc chống co giật: Một số người mắc chứng tự kỷ cũng bị chứng động kinh, do đó thuốc chống co giật đôi khi được kê đơn.

Nhận biết trẻ có mắc chứng tự kỷ hay không với bài viết: Dấu hiệu ở trẻ mắc chứng tự kỷ

Sử dụng probiotic trong hỗ trợ điều trị tự kỷ

Những người bị tự kỷ rất thường gặp phải các vấn đề ở đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, nôn, dị ứng thực phẩm…Bởi vì giữa não và ruột tồn tại một tương tác hai chiều vô cùng chặt chẽ: khi chức năng của não bộ không bình thường thì hoạt động của ruột bị ảnh hưởng và ngược lại, nếu như ruột không khỏe thì não bộ sẽ bị ảnh hưởng. Đối với các trường hợp tự kỷ, người ta quan sát thấy có sự tăng tính thấm đường ruột thông qua các chỗ “rò rỉ” trên hàng rào biểu mô ruột non. Sự rò rỉ này cho phép các độc tố, các chất chuyển hóa của vi khuẩn qua đó xâm nhập vào máu và ảnh hưởng lên chức năng của não bộ, được chứng minh có liên quan tới sự suy giảm hành vi xã hội ở những người mắc tự kỷ. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu đã tìm cách tăng cường tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột non để hỗ trợ điều trị cho chứng tự kỷ, và một trong những phương pháp là sử dụng probiotics. Một số chủng probiotics đặc thù có thể giúp tăng cường tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột non. Bên cạnh đó, những lợi khuẩn đường ruột còn tác động trực tiếp lên chức năng của hệ thần kinh trung ương qua thông qua nhiều cơ chế khác nhau như sản xuất các hóa chất thần kinh (Dopamin,  GABA, các axit béo là tiền chất của serotonin…), con đường miễn dịch, chuyển hóa.

Sử dụng probiotic trong hỗ trợ điều trị tự kỷ 1

Lợi khuẩn Probiotics giúp bảo vệ hàng rào biểu mô ruột non hỗ trợ điều trị chứng tự kỷ

Sử dụng probiotic hiện nay được coi là một hướng đi tiềm năng trong điều trị chứng tự kỷ. Tuy nhiên, cần phải chọn được các chủng lợi khuẩn đường ruột đúng và bổ sung với liều lượng, thời gian thích hợp để đạt được hiệu quả.

 Benhlytramcam.vn

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/autism-treatment#alternative-treatment

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5408485/

https://iancommunity.org/cs/therapies_treatments

]]>
https://benhlytramcam.vn/phuong-phap-chua-tu-ky-nao-hieu-qua-1342/feed/ 4
Những biểu hiện của trẻ tự kỷ https://benhlytramcam.vn/bieu-hien-cua-tre-tu-ky-1124/ https://benhlytramcam.vn/bieu-hien-cua-tre-tu-ky-1124/#comments Tue, 09 Oct 2018 02:10:53 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1124 Tự kỷ là một trong những rối loạn về tâm lý với nguy cơ mắc bệnh ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên tự kỷ ở trẻ em thường mang những hậu quả nặng nề hơn cả, ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng thích nghi, khả năng học tập và hòa nhập của trẻ. Ở mức độ nghiêm trọng bệnh còn khiến trẻ trở thành gánh nặng của xã hội. Để ngăn ngừa chứng tự kỷ ở trẻ thì bản thân các bậc phụ huynh và mọi người xung quanh cần hiểu được những biểu hiện của căn bệnh để kịp thời xử lý. Dưới đây là những biểu hiện của trẻ mắc chứng tự kỷ.

>> Thế nào là bệnh tự kỷ?

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTự kỷ ở trẻ em mang những hậu quả nặng nề

Tự kỷ ở trẻ bao gồm nhiều triệu chứng và hành vi bất thường gây ra những khó khăn và hạn chế trong sinh hoạt, học tập và vui chơi của trẻ. Dấu hiệu và những biểu hiện của bệnh lý không rõ ràng nên thường bị các bậc cha mẹ bỏ qua và chủ quan, cho đến khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, những suy giảm nghiêm trọng về tâm lý và sức khỏe thì gia đình mới phát hiện và đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh. Điều này khiến việc điều trị bệnh khó khăn hơn và bệnh dễ lặp lại hơn sau khi đã khỏi bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em:

Suy giảm chất lượng giao tiếp

Nghiên cứu của các nhà khoa học mỹ trên một nhóm trẻ bị tự kỷ thì có hơn 1/3 trong số trẻ tự kỷ chậm phát triển ngôn ngữ hoặc sử dụng những ngôn ngữ khác biệt so với trẻ không mắc chứng bênh, gây ra những khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu giao tiếp tự nhiên hàng ngày. Đối với trẻ từ 0 đến 1 tuổi thì vấn đề bệnh sẽ nằm ở khả năng giao tiếp bằng ánh mắt của trẻ, hầu như trẻ không có cảm xúc hoặc không quan tâm đến bố mẹ, còn đối với trẻ từ 1-3 tuổi thì thường có biểu hiện chậm nói, nhút nhát, không chủ động giao tiếp, không có những câu hỏi tìm hiểu, khám phá vấn đề như những trẻ khác. Một số biểu hiện cụ thế:

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTrẻ tự kỷ có những sự suy giảm chất lượng giao tiếp

  • Trẻ không có những giao tiếp tương tác với mọi người xung quanh, ít có những biểu hiện nét mặt, cử chỉ thể hiện buồn vui trong cuộc hội thoại.
  • Khả năng hiểu vấn đề của trẻ kém, thường hiểu mọi thứ theo một nghĩa đơn giản, không phát triển, khó khăn trong việc diễn đạt lời nói của mình do vốn từ ít.
  • Không nói được hoặc chậm nói.
  • Không có những câu hỏi khám phá vấn đề.
  • Trẻ thiếu khả năng sáng tạo, xử lý và kỹ năng trong mọi tình huống cơ bản của cuộc sống
  • Khi giao tiếp hoặc nói chuyện vói người khác thay vì nhìn vào đối tượng giao tiếp thì trẻ thường chỉ nhìn tập trung vào một bộ phận trên cơ thể ví dụ như tay …

Giảm về tương tác xã hội

Trẻ em bị mắc bệnh tự kỷ thường suy giảm về tương tác xã hội. Một số biểu hiện cụ thể như:

  • Trẻ thiếu giao tiếp bằng ánh mắt và mỉm cười. Đối với trẻ sơ sinh từ 6 đến 8 tuần thì bé đã có thể giao tiếp bằng ánh mắt với cha mẹ và những người xung quanh. Tuy nhiên khi thấy bé không nhìn hoặc tránh những ánh mắt giao tiếp đó thì là một điều bất thường của trẻ.
  • Trẻ không thể hiện cảm xúc mỉm cười khi tương tác với bất kì ai hoặc sự việc nào: Sau 6 tuần tuổi thì những trẻ bình thường có thể cười hoặc thể hiện cảm xúc, nhưng với trẻ tự kỷ thì bé không thể cười ngay cả với bố và mẹ.

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTrẻ không thể hiện cảm xúc mỉm cười khi tương tác với bất kì ai hoặc sự việc nào

  • Tách biệt bởi thế giới bên ngoài, không tham gia tương tác với xã hội, vô cảm. Đối với trẻ bình thường thì bé có thể bị thu hút bởi thế giớ bên ngoài, những tò mò và khám phá sẽ hình thành cho trẻ những hành vi như chỉ tay vào sự vật, sự việc còn với trẻ tự kỷ thì hầu như không có những hành vi và những tò mò tìm hiểu về thế giới
  • Thờ ơ với mọi người xung quanh kể cả người thân: Trẻ tự kỷ không có cảm giác muốn gần gũi hay yêu thương bất kỳ ai kể cả bố mẹ và người thân trong gia đình.
  • Trẻ thiếu những sự đáp ứng về mặt cảm xúc xã hội: trẻ tự kỷ không thể hiện được cảm xúc, sở thích của bản thân
  • Thiếu sự chia sẻ những niềm vui, câu chuyện với người khác kể cả với cha mẹ
  • Khi lớn trẻ sẽ có những tương tác tốt hơn nhưng vẫn khó khăn hơn rất nhiều so với trẻ bình thường.

Hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn

Trẻ tự kỷ thường có những biểu hiện hành vi lặp đi lặp lại, kèm theo những động tác bất thường khó hiểu đôi khi còn có những biểu hiện tăng động cụ thể:

  • Trẻ có những mối bận tâm quá mức, bất thường, chú ý đến những chi tiết nhỏ mà không để ý tổng thể.
  • Trẻ thường nhại lại lời nói của người khác khi đã trên 3 tuổi ( Đối với những đứa trẻ  bình thường thì vấn đề này chỉ kéo dài đến 3 tuổi)
  • Trẻ tự kỷ sẽ gắn bó với những thói quen từ khi còn rất nhỏ đến lớn, dù những thói quen đó là không tốt và không ai có thể thay đổi những thói quen và suy nghĩ của chúng.
  • Trẻ tự kỷ dễ có những bực bội và tức giận với những người xung quanh.
  • Thường tỏ ra phản ứng thái quá hoặc đau đơn thực sự với những âm thanh lạ, ánh sáng, kết cấu hay nhiệt độ. Khi thấy những bất thường này, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị, tránh gây những hệ lụy và rắc rối với trẻ sau này.

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTrẻ có những mối bận tâm quá mức, bất thường, chú ý đến những chi tiết nhỏ mà không để ý tổng thể

Trẻ chậm phát triển về trí tuệ và kèm theo các rối loạn bệnh lý

Đa số trẻ tự kỷ có những biểu hiện chậm phát triển về trí tuệ, phản ứng chậm hoặc vô cảm với các sự vật sự việc hay các tình huống trong đời sống hàng ngày. Ở những trẻ không mắc chứng tự kỷ ta có thể thấy chúng lớn từng ngày, phát triển trí tuệ từ những câu hỏi bé đặt cho chúng ta, các kỹ năng chăm sóc bản thân, tương tác, giao tiếp và phản biện tốt với môi trường bên ngoài.

Cũng có rất nhiều trẻ có bị mất đi một số những kỹ năng như kỹ năng nói chuyện, kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, hầu hết những kỹ năng này khi trẻ khỏi bệnh thì vẫn có thể lấy lại được. Điều quan trọng là sự kiên trì, bền bỉ cùng trẻ chống lại chứng bệnh tâm lý nguy hiểm này.

>> “Phân biệt chứng tự kỷ và trầm cảm”

Hiểu được các biểu hiện chứng bệnh tự kỷ ở trẻ có thể nâng cao khả năng nắm bắt và chữa trị bệnh để trẻ sớm hòa nhâp với xã hội, sống đúng với lứa tuổi của mình.

]]>
https://benhlytramcam.vn/bieu-hien-cua-tre-tu-ky-1124/feed/ 5
Rối loạn phổ tự kỷ là gì? https://benhlytramcam.vn/roi-loan-pho-tu-ky-la-gi-1205/ https://benhlytramcam.vn/roi-loan-pho-tu-ky-la-gi-1205/#respond Fri, 28 Sep 2018 08:48:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1205 Khi nhắc tới tự kỷ chúng ta thường hình dung tới những người có hành vi kỳ lạ, cô lập, không thích tiếp xúc với người khác. Tuy nhiên, tự kỷ có rất  nhiều dạng khác nhau, triệu chứng phong phú, mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau nên hội chứng này chính xác được gọi là rối loạn phổ tự kỷ. 

Rối loạn phổ tự kỷ là gì? 1

Dưới đây là 5 rối loạn phổ tự kỷ điển hình:

1. Rối loạn tự kỷ

Rối loạn tự kỷ là thoái hóa hoặc suy yếu khả năng ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp xã hội, hành vi, cảm giác, gặp khó khăn trong học tập và sinh sống. Rối loạn tự kỷ thường được phát hiện ngay từ khi còn bé (18-36 tháng) nên còn có tên gọi khác là tự kỷ từ bé, hoặc tự kỷ cổ điển.

>> Hiểu hơn với bài viết: Bệnh tự kỷ ở trẻ

2. Rối loạn Asperger

Rối loạn Aspenger còn được biết đến là rối loạn tự kỷ chức năng cao, hay “tự kỷ thông minh”. Người bị hội chứng Asperger phát triển trí tuệ và ngôn ngữ bình thường nhưng lại có khả năng giao tiếp kém. Họ thường thích giao tiếp một chiều, thiếu tiếp xúc xã hội, thiếu sự thấu hiểu và khả năng làm việc nhóm, đặc biệt tập trung tới vấn đề yêu thích. Vụng về và cử chỉ chậm chạp cũng là những biểu hiện của hội chứng này.

Những trẻ mắc hội chứng Aspenger thường hay bị trêu chọc, cô lập do khả năng giao tiếp kém, khác biệt so với người khác nhưng lại có thể có chỉ số thông minh cao và đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực nào đó. Một số thiên tài trong lịch sử được biết đến mắc hội chứng Aspenger như Albert Einstein và Isaac Newton.

3. Rối loạn Rett

Đây là hội chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, thường xảy ra ở các bé gái. Trẻ bị rối loạn Rett có não nhỏ, khó đi lại, cơ thể phát triển không đồng đều, tay trẹo, khó thở, thường bị động kinh và mất các khả năng cả tốt lẫn xấu. Nhiều trẻ bị bệnh Rett nặng cũng bị liệt, phải sử dụng xe lăn và cần chăm sóc suốt 24 giờ.

3. Rối loạn Rett 1

Trước đây, hội chứng Rett được cho là một phần của rối loạn phổ tự kỷ, tuy nhiên, theo quan điểm mới, nó không còn được xếp vào phổ tự kỷ nữa mà được xác định là một rối loạn do di truyền, liên quan tới gen MECP2.

4. Rối loạn Heller (Rối loạn tự kỷ thoái hóa)

Rối loạn tự kỷ thoái hóa lần đầu tiên được nghiên cứu bởi tiến sĩ Theodor Heller. Ông ghi nhận rằng vào thời gian chập chững bước đi cho đến khi được 6 tuổi, trẻ bắt đầu đi vào giai đoạn thoái hóa có tính tự kỷ, nghĩa là trẻ mất dần những khả năng về trí tuệ, ngôn ngữ và những mặt phát triển bình thường khác mà trẻ đã có được trước đây.  Rồi ngày mỗi ngày, những khả năng kể trên mỗi mất dạng, và trẻ bắt đầu có những biểu hiện của tự kỷ.  Heller gọi sự tổng hợp của những biến dạng đó là sự rối loạn thoái hóa. Rối loạn thoái hóa thường hiếm gặp. Trong 100.000 trẻ, chỉ có 1 trẻ bị tự kỷ ở dạng này.

5. Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS)

5. Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS) 1

Trong các dạng tự kỷ, PDD-NOS là chứng tự kỷ nhẹ. Dạng này không được phân loại rõ ràng. Trẻ được liệt vào dạng PDD-NOS vì chưa đến mức độ tự kỷ. Rối loạn phát triển bao quát cũng có tên gọi khác như rối loạn phát triển không điển hình, tính cách không điển hình, tự kỷ không điển hình, tự kỷ hoạt cao…

>> Xem thêm: Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ mắc bệnh

Bố mẹ cần nhờ bác sĩ tư vấn về các thuật ngữ y khoa và ý nghĩa chính xác của các dạng tự kỷ ở trẻ. Hiệu quả điều trị ở mỗi dạng phụ thuộc vào vấn đề này rất nhiều.

]]>
https://benhlytramcam.vn/roi-loan-pho-tu-ky-la-gi-1205/feed/ 0
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dễ phát hiện https://benhlytramcam.vn/dau-hieu-tu-ky-o-tre-de-phat-hien-1156/ https://benhlytramcam.vn/dau-hieu-tu-ky-o-tre-de-phat-hien-1156/#comments Fri, 28 Sep 2018 08:38:18 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1156 Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm lý thường xuất hiện nhiều ở trẻ em và kéo dài. Đây là một bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay, không chỉ gây ra cho trẻ tổn hại về tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Dưới đây là những dấu hiệu dễ phát hiện ở trẻ tự kỷ.

>> Tự kỷ là gì?

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dễ phát hiệnDấu hiệu tự kỷ ở trẻ dễ phát hiện

Trẻ tự kỷ có vấn đề về ngôn ngữ nói

Một nghiên cứu của Bác sĩ Y khoa tại Tây Ban Nha chỉ ra rằng trẻ em mắc chứng bệnh tự kỷ sẽ bị chậm nói so với trẻ bình thường, thông thường bố mẹ nên đưa trẻ đi khám về chứng tự kỷ nếu trên 12 – 18 tháng trẻ không có biểu hiện nói những từ đơn giản như “Bố”, “Mẹ”…

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dễ phát hiệnVấn đề ngôn ngữ là một rào cản lớn với trẻ tự kỷ

Một số trường hợp trẻ biết nói muộn nhưng khi nói được cũng ngọng nghịu và không nói được những từ phức tạp thì đây cũng là một dấu hiệu cần xem xét đến chứng bệnh tự kỷ.

Trẻ có những giao tiếp với môi trường kém

Ở những trẻ em sơ sinh thời gian các bé có thể giao tiếp với bố mẹ và những người xung quanh qua ánh mắt là khoảng 6 đến 8 tuần. Nếu thấy trẻ vô hồn không cảm xúc, không quan tâm đến ai dù là bố mẹ và người thân thì nguy cơ bé bị mắc chứng tự kỷ là rất lớn. Nếu không xử lý kịp thời thì ở độ tuổi lớn hơn trẻ sẽ ngại giao tiếp xã hội, nhút nhát, sống khép mình và vô cảm với cả bản thân và những người xung quanh.

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dễ phát hiệnTrẻ có những giao tiếp với môi trường kém

Kèm theo những giao tiếp của trẻ là cách trẻ bộc lộ cảm xúc như cười, ôm hay nhận biết người quen. Nếu ở trẻ sơ sinh không biểu hiện nụ cười hay những cảm xúc vui vẻ trong khoảng thời gian 6 tháng tuổi thì đây cũng là một dấu hiệu của tự kỷ.

Trẻ mất đi khả năng nói hoặc những kỹ năng xã hội trong thời gian dài

Theo một nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ” Khi cơ thể trẻ có bất kỳ sự suy giảm nào về sức khỏe thể chất thì trẻ sẽ ít nói chuyện hơn bình thường”. Tuy nhiên nếu tình trạng ít nói hoặc không nói của trẻ kèo đai thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân, rất có thể là do chứng tự kỷ gây ra cho trẻ.

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dễ nhận biết Trẻ ít nói hoặc mất khả năng nói, mất những kỹ năng xã hội 

Một biểu hiện nữa là trẻ dần mất đi những kỹ năng xã hội vốn có của mình như kỹ năng nói chuyện hoặc kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng bộc lộ cảm xúc mà trước đó bản thân đã từng làm được. Đây là một trong những biểu hiện bất thường rất dễ nhận biết ở trẻ.

Trẻ có những hành vi rập khuôn, lặp lại nhiều lần

Trẻ có những hành động vỗ tay, lắc, xoay, thường nhại lại lời nói của người khác hoặc một âm thanh nào đó khi đã trên 3 tuổi ( Đối với những đứa trẻ bình thường thì vấn đề này chỉ kéo dài đến 3 tuổi) thì đây là một trong những biểu hiện của trẻ tự kỷ. Ngoài ra ở một số trẻ còn tỏ phản ứng thái quá, cáu gắt hoặc đau đớn thực sự với những âm thanh lạ, ánh sáng bất thường. Khi thấy những biểu hiện này của trẻ, cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ kịp thời giải quyết vấn đề của trẻ, tránh cho trẻ những hệ lụy về tâm lý sau này.

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dễ nhận biếtTrẻ có những hành vi lặp lại, rập khuôn bất thường

Phản ứng mạnh khi phải thay đổi một vấn đề gì đó

Thói quen là một yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Thật sự để thay đổi thói quen là điều khó khăn với bất cứ ai, thậm chí chúng ta còn cảm thấy không thoải mái khi phải thay đổi những thói quen. Và với trẻ cũng vậy. Tuy nhiên trường hợp trẻ phản ứng quá mạnh, suy sụp khi thay đổi điều này thì cần đưa trẻ đi khám tâm lý vì đó có thể là một trong những biểu hiện của bệnh tự kỷ.

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dễ nhận biếtTrẻ cáu gắt, phản ứng mạnh với một vấn đề nào đó

Trẻ cũng có thể chú ý đến sự trật tự mà không có mục đích gì từ bản thân. Ví dụ trẻ có thể dành cả ngày để ngồi sắp xếp đồ chời và phân loại màu sắc và kiểu dáng thay vì chơi những đồ chơi này. Đây cũng là biểu hiện bất thường của trẻ tự kỷ.

.>> Nên đọc: “Phân biệt rõ tự kỷ và trầm cảm”

Quan tâm quá mức đến sự vật hoặc vấn đề

Tò mò và khám phá là bản tính của trẻ con tuy nhiên khi sự quan tâm quá mức về một vấn đề cũng là một sự bất thường liên quan đến chứng bệnh tự kỷ. Ngoài ra trẻ còn có thể có những ám ảnh không thoát ra được như ám ảnh sợ bẩn, hay sợ vô thức một vật thể nào đó. Hoặc cũng có những trẻ sợ mặc quần…

Suy nghĩ đơn giản, hiểu mọi thứ theo nghĩa đen

Trẻ mắc chứng bệnh tự khỉ sẽ gặp những rào cản, khó khăn trong việc hiểu các khái niệm phức tạp, các câu nói tắt, hàm ý. Chúng thường có những suy nghĩ rất đơn giản đến ngố tàu, chỉ hiểu được mọi thứ nghĩa đen của nó, điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như khả năng học hỏi của trẻ.

Xem thêm: Phương pháo chữa tự kỷ nào hiệu quả hiện nay?

Để phòng ngừa chứng tự kỷ của trẻ thì bản thân các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian nói chuyện, kiên trì kết nối với bé, dạy bảo và tạo những động lực để trẻ phát triển toàn diện, tự tin giao tiếp với cộng đồng và xã hội.

Theo benhlytramcam.vn

 

]]>
https://benhlytramcam.vn/dau-hieu-tu-ky-o-tre-de-phat-hien-1156/feed/ 2
Tự kỷ là gì? https://benhlytramcam.vn/tu-ky-la-gi-1192/ https://benhlytramcam.vn/tu-ky-la-gi-1192/#comments Fri, 28 Sep 2018 08:31:51 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1192

Tự kỷ là một khuyết tật về sự phát triển ảnh hưởng đến nhận thức, tương tác và giao tiếp với xã hội. Dưới đây là những thông tin cụ thể về bệnh lý này.

Tự kỷ là gìTự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm. Chiếm đa số là trẻ em, thường được phát hiện trong độ tuổi từ 3-10, kéo dài mà không thuyên giảm. Trẻ tự kỷ thường tự cô lập bản thân với thế giới xung quanh, kết hợp những hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại nhiều lần gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho trẻ, đồng thời gây cản trở những quan hệ và giao tiếp xã hội của trẻ sau này.

Tự kỷ là gì

Tất cả những người mắc chứng tự kỷ đều có chung một số khó khăn đó là nhận thức, nhưng tự kỷ sẽ ảnh hưởng đến họ theo các cách khác nhau. Một số người mắc chứng tự kỷ có khuyết tật về học tập, các vấn đề về tâm thần kinh hoặc cũng có những người sẽ có khuyết tật về các kỹ năng giao tiếp xã hội… Điều này có nghĩa là mỗi người tự kỷ sẽ cần những cách thức và mức độ hỗ trợ khác nhau do vậy tất cả chúng ta đều có thể giúp đỡ hỗ trợ về cả mặt tinh thần và vật chất để những người bệnh tự kỷ có một cuộc sống hoàn thiện hơn và ý nghĩ hơn.

Bệnh tự kỷ đang dần trở thành bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay do những biểu hiện khác nhau với mức độ đa dạng của bệnh. Những con số dưới đây sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được mức độ đa dạng và nguy hiểm của bệnh

Tự kỷ là gìTự kỷ ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay

  • Có khoảng 700.000 người mắc chứng tự kỷ ở Anh mỗi năm với tỷ lệ khoảng 1/100 người. Mọi người thuộc mọi quốc tịch và văn hóa, tôn giáo và xã hội đều có thể mắc chứng tự kỷ, theo nghiên cứu thì đàn ông sẽ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn 5 lân so với phụ nữ.
  • Một nghiên cứu trong một nhóm dân cư có độ tuổi từ 0-17 tuổi ở Stockholm trong giai đoạn 2001 – 2007 tìm thấy tỷ lệ phổ biến là 11,5 trong 1,000, rất giống với tỷ lệ tìm thấy các nghiên cứu phổ biến khác ở Tây Âu, (Idring et al, 2012).
  • Tỷ lệ phổ biến cao hơn 2,64% đã được tìm thấy trong một nghiên cứu được thực hiện ở Hàn Quốc, nơi các nhà nghiên cứu phát hiện hai phần ba số người mắc chứng tự kỷ nằm trong dân số chính thống và chưa bao giờ được chẩn đoán trước đó. (Kim và cộng sự, 2011).

Các yếu tố như di truyền và môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của chứng tự kỷ, và tự kỷ thường đi kèm với các vấn đề y tế như:

  • Rối loạn tiêu hóa (GI)
  • Co giật
  • Rối loạn giấc ngủ

Biểu hiện của chứng tự kỷ

Tự kỷ là gì?Trẻ tự kỷ thường có những hành động rập khuôn, lặp lại nhiều lần

Dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuổi. Thông thường, nó có thể được chẩn đoán sớm nhất là 18 tháng. Một số những biểu hiện cơ bản và phổ biến của bệnh :

  • Suy giảm chất lượng giao tiếp
  • Giảm tương tác xã hội
  • Hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn
  • Chậm phát triển về trí tuệ và nhận thức kèm theo các rối loạn bệnh lý khác, các rối loạn giác quan ( Có thể có sự đảo ngược số đếm, âm thanh và những cảm giác khác)
  • Những hành vi bất thường, làm hại đến bản thân.

Chi tiết hơn với bài viết: Biểu hiện của trẻ mắc chứng tự kỷ

Nguyên nhân của tự kỷ

Chúng ta biết rằng không có ai gây ra chứng tự kỷ. Nghiên cứu cho thấy rằng chứng tự kỷ phát triển là sự kết hợp giữa ảnh hưởng di truyền và yếu tố môi trường.

Các yếu tố nguy cơ di truyền của chứng tự kỷ

Nghiên cứu cho chúng ta biết rằng tự kỷ có tính di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Những thay đổi các gen nhất định làm tăng nguy cơ trẻ sẽ phát triển chứng tự kỷ. Nếu phụ huynh mang một hoặc nhiều biến đổi gen này thì họ tỷ lệ mắc bệnh của con sẽ cao hơn ( Ngay cả khi cha hoặc mẹ không có biểu hiện triệu chứng của tự kỷ). Trong một số trường hợp những thay đổi di truyền phát sinh tự nhiên trong phôi thai, trong tinh trùng hoặc trứng từ rất sớm. Tuy nhiên không hẳn là những thay đổi về gen sẽ gây ra chứng tự kỷ nó chỉ làm tăng nguy cơ gây ra những rối loạn về tâm lý.

Tự kỷ là gìNghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền là một nguyên nhân gây bệnh tự kỷ

Các yếu tố nguy cơ môi trường của bệnh tự kỷ

Nghiên cứu cũng cho thấy những ảnh hưởng nhất định về môi trường có thể tăng thêm – hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở những người dễ mắc bệnh di truyền. Dưới đây là một số nguyên nhân:

Đối tượng có nguy cơ cao

  • Tuổi cha hoặc mẹ quá cao bản thân thai nhi đã có những nguy cơ cao mắc các chứng tâm lý.
  • Các biến chứng thai nghén và sinh nở (ví dụ: sinh non trước 26 tuần, cân nặng khi sinh thấp,sinh đôi, ba…
  • Thai cách nhau chưa đầy một năm

Nguy cơ giảm

Đối với những thai phụ bổ sung đầy đủ các vitamin như axit folic trong thời kỳ trước sinh, trong thai kỳ hoặc qua thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ mắc chứng tâm lý giảm đi.

Sự khác biệt trong sinh học não

Hầu hết những khác biệt trong sinh học não ảnh hưởng đến các khía cạnh quan trọng trong sự phát triển của não bộ. Một số ảnh hưởng đến tế bào thần kinh não đơn nhiệm, một số thì ảnh hưởng đến toàn bộ tế bào liên hệ với nhau, gây ra những rối loạn tâm lý, trong đó có chứng tự kỷ.

Cách điều trị và phòng ngừa chứng tự kỷ

Mọi trẻ em hoặc người lớn mắc chứng bệnh tự kỷ đều có những mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau. Do đó với mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp hoặc được điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu cụ thể của mội người. Điều trị chứng tự kỷ có thể là điều trị hành vi, điều trị thuốc hoặc kết hợp cả 2

 Điều trị hành vi

Đây là phương pháp điều trị những hành vi của người mang chứng bệnh tự kỷ, có thể là trị liệu ngôn ngữ, điều trị giọng nói, dạy lại người bệnh những kỹ năng đã mất hoặc tham gia những hoạt động giúp nâng cao chất lượng giao tiếp và các tương tác xã hội.

Tự kỷ là gìĐiều trị hành vi là một trong những phương pháp hiệu quả giúp người tự kỷ lấy lại được những kỹ năng đã mất

Điều trị bệnh lý liên quan

Điều trị các bệnh liên quan cũng là cách để giảm chứng phổ tự kỷ. Một số chứng rối loạn liên quan đến bệnh tự kỷ bao gồm:

  • Bệnh động kinh
  • Các vấn đề về dạ dày – ruột
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Rối loạn tập trung chú ý / hiếu động thái quá
  • Sự sợ hãi, nhút nhát
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Điều trị bằng thuốc

Việc điều trị giảm chứng bệnh tự kỷ là một quá trình dài và bền bỉ. Điều này yêu cầu người bệnh và gia đình phải có sự chuẩn bị về tâm lý, kiên trì mạnh mẽ để chống lại bệnh. Điều trị bằng thuốc chống tự kỷ cần được tuân thủ tuyệt đối với những phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý kê đơn và tự ý dừng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ khám và chữa bệnh.

>> Xem thêm bài viết: Phương pháp điều trị tự kỷ nào hiện nay hiệu quả?

Hỗ trợ điều trị bằng Probiotic chuyên biệt

Sử dụng probiotic để điều trị các rối loạn tâm thần kinh là một bước đột phá mới của y học. Trong những năm gần đây, có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng, những vi khuẩn có lợi có liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe tâm thần thông qua các cơ chế:

  • Sản xuất, biểu đạt và số lượng các chất dẫn truyền thần kinh ( như serotonin, GABA) và các yếu tố hướng thần kinh (BDNF)
  • Bảo vệ hàng rào ruột cũng như tính thống nhất của các điểm nối trên lớp tế bào biểu mô ruột – điểm quan trọng nhất trong kết nối giữa não và ruột.
  • Kiểm soát thần kinh cảm giác tại ruột
  • Các chất chuyển hóa của vi khuẩn
  • Kiểm soát miễn dịch niêm mạc ruột

Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ khuếch đại gen (PCR), các nhà nghiên cứu đã tìm ra những loại vi khuẩn có đặc tính mạnh nhất trên các cơ chế cải thiện sức khỏe tâm thần. Những loại vi khuẩn đặc biệt này được gọi là psychobiotic (tức là các lợi khuẩn có tác động trên tâm thần) – khác biệt hoàn toàn so với những loại probiotic (men vi sinh) phổ biến mà chúng ta vẫn sử dụng cho rối loạn tiêu hóa.

Trải qua các nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, một công thức psychobiotic đầu tiên được đưa vào ứng dụng trong thực tế để điều trị các chứng rối loạn thần kinh đó là hỗn hợp lợi khuẩn Ecologic Barrier. Ưu điểm lớn nhất của liệu pháp này đó chính là ít  tác dụng phụ, độ an toàn cao, có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Sản phẩm này có thể sử dụng hỗ trợ điều trị tự kỷ, giúp giảm các triệu chứng rối loạn tâm thần ở trẻ tự kỷ như hung hăng, kích động, buồn bã, hoặc trầm cảm mắc kèm

 

]]>
https://benhlytramcam.vn/tu-ky-la-gi-1192/feed/ 13
Tự kỷ – nguyên nhân và cách điều trị https://benhlytramcam.vn/tu-ky-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-1203/ https://benhlytramcam.vn/tu-ky-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-1203/#comments Fri, 28 Sep 2018 07:00:41 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1203 Nhờ vào sự hiểu biết ngày một cao của xã hội, sự quan tâm của bậc phụ huynh cũng như sự phát triển của y học mà chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ ngày càng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cùng benhlytramcam.vn tìm hiểu nguyên nhân của rối loạn này và cách chữa trị nhé!

Tự kỷ - nguyên nhân và cách điều trị 1

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một tình trạng rối loạn thần kinh và hành vi phức tạp, đặc trưng bởi những khiếm khuyết trong phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi, sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại. Tự kỷ còn có tên gọi khác là tự kỷ cổ điển hay tự kỷ từ bé đây là một dạng của rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Những triệu chứng của tự kỷ thường xuất hiện ngay từ khi còn bé, cha mẹ trẻ thường có thể phát hiện thấy khi con ở độ tuổi từ 18-36 tháng. Những biểu hiện của tự kỷ ban đầu có thể khiến người khác chú ý đến là chậm phát triển ngôn ngữ (lớn dần trẻ có thể mất khả năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất cứ thời điểm nào), hành vi hạn chế, các cử chỉ lặp lại, thiếu quan hệ cảm xúc với người khác, thích xoay chuyển đồ vật, tập trung vào các đồ vật có chuyển động lặp…Tuy nhiên, cũng có những trường hợp triệu chứng rối loạn giao tiếp của tự kỷ không được phát hiện cho đến khi những yêu cầu từ phía môi trường vượt quá khả năng của họ.

Tự kỷ thường gặp ở bé trai nhiều hơn, với xác suất cứ 4 bé trai thì mới có 1 bé gái mắc tự kỷ. Các yếu tố như điều kiện kinh tế của gia đình, môi trường học tập, sắc tộc không ảnh hưởng nhiều tới nguy cơ bị mắc phải tự kỷ. Vậy, nguyên nhân gây ra tự kỷ là gì?

>> Chi tiết hơn trong bài viết: Tự kỷ là gì

Nguyên nhân dẫn tới chứng tự kỷ

Nguyên nhân dẫn tới chứng tự kỷ 1

Trước đây, có một số người cho rằng tự kỷ là do việc tiêm vắc-xin, cách nuôi dạy của cha mẹ, hoặc do các thực phẩm chứa gluten…, tuy nhiên, thực tế đây là những thông tin không đúng. Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hiện nay thực sự vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy, tự kỷ có thể xuất phát từ những tổn thương ở một khu vực của não bộ liên quan tới khả năng xử lý các cảm xúc và phát triển ngôn ngữ. Hiện nay, đa số các chuyên gia cho rằng tình trạng phức tạp này có thể xảy ra do hậu quả của khuynh hướng di truyền và các yếu tố môi trường.

Di truyền

Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng, một số gen nhất định mà một đứa trẻ thừa hưởng từ cha mẹ có thể làm cho chúng dễ mắc tự kỷ hơn. Các trường hợp mắc tự kỷ thường có tính chất gia đình. Ví dụ, em ruột hoặc nhất là anh em sinh đôi của trẻ bị tự kỷ cũng có thể phát triển tình trạng này.

Tuy nhiên, người ta cũng không xác định được bất kỳ một gen hoặc tổ hợp gen cụ thể nào gây ra chứng tự kỷ.

Các yếu tố môi trường 

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ngoài yếu tố di truyền có sẵn thì một người phải tiếp xúc với tác nhân môi trường cụ thể mới phát triển rối loạn phổ tự kỷ.

Các tác nhân kích thích có thể xảy ra ngay ở thời kỳ mang thai của người mẹ như:

  • Nhiễm virus Rubella trong thời kỳ mang thai có thể làm cho não bộ của trẻ kém phát triển, có thể gây ra bệnh tự kỷ.
  • Bệnh lý tuyến giáp ở ngưởi mẹ khi mang thai cũng có thể gây ra những tổn thương ở não bộ của thai nhi, có thể làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ
  • Bệnh đái tháo đường trong thai kỳ cũng được ghi nhận làm tăng gấp đôi tỉ lệ mắc trầm cảm ở trẻ.
  • Thuốc và hóa chất: một số loại thuốc sử dụng trong thời kỳ mang thai như thuốc chống động kinh, thuốc an thần, điều trị viêm khớp…, đặc biệt là sử dụng đồ uống có cồn khi mang thai cũng có liên quan tới chứng tự kỷ ở trẻ.
  • Sinh con muộn cũng là một trong những yếu tố nguy cơ sinh ra một đứa trẻ mắc tự kỷ.

Ngoài ra, một số tổn thương ở trẻ cũng liên quan tới chứng tự kỷ như: hội chứng X, một rối loạn di truyền gây ra vấn đề trí tuệ; xơ cứng củ, một rối loạn mà trong đó các khối u lành tính phát triển trong não, rối loạn thần kinh hội chứng Tourette và động kinh gây ra cơn động kinh.hội chứng X, một rối loạn di truyền gây ra vấn đề trí tuệ; xơ cứng củ, một rối loạn mà trong đó các khối u lành tính phát triển trong não, rối loạn thần kinh hội chứng Tourette và động kinh.

>> Xem tiếp: Các biểu hiện của bệnh nhân tự kỷ

Các phương pháp điều trị tự kỷ

Có nhiều phương pháp để giúp cải thiện chức năng bị khiếm khuyết cũng như điều chỉnh các rối loạn hành vi của trẻ tự kỷ, tuy nhiên, điều quan trọng là cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý không muốn chấp nhận con mình mắc bệnh tự kỷ, trì hoãn các phương pháp điều trị, dẫn tới bỏ qua “thời gian vàng để điều trị” – là lúc chúng ta có thể giúp được nhiều cho trẻ.

Điều trị theo phương pháp tâm lý giáo dục

Một số phương pháp điều trị tâm lý sau được chứng minh đem lại hiệu quả tốt trong điều trị tự kỷ ở trẻ:

Điều trị theo phương pháp tâm lý giáo dục 1

  • Phương pháp hân tích hành vi (Behavioral Analysis – ABA): đây là phương pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của chủ thể. Phương pháp này khi ứng dụng trong điều trị tự kỷ có thể cải thiệ được nhiều mặt như : nhận thức, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, khả năng tự phục vụ… Đồng thời phương pháp này cũng nhấn mạnh việc loại bỏ những hành vi tiêu cực và thay thế bằng những hành vi tích cực, giúp trẻ có ứng xử phù hợp với cuộc sống.
  • Liệu pháp ngôn ngữ: áp dụng để điều trị rối loạn ngôn ngữ, kém phát triển ngôn ngữ ở người tự kỷ. Biện pháp này giúp trẻ có thể hiểu về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể.
  • Hướng dẫn kỹ năng xã hội: trẻ bị tự kỷ thường gặp khó khăn trong khả năng tương tác với người khác, do đó cần hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng này.
  • Liệu pháp tích hợp giác quan: trẻ tự kỷ cũng gặp những khó khăn với các vấn đề về xử lý giác quan do hệ thống tổ chức xử lý thông tin hoạt động kém hiệu quả. Phương pháp trị liệu giác quan được sử dụng nhằm giúp trẻ tự kỷ có khả năng điều hợp các giác quan trong việc tiếp nhận thông tin cũng như xử lý thông tin từ đó trẻ duy trì sự tập trung vào học tập và vui chơi, giảm thiểu các hành vi không mong muốn, các phản hồi không phù hợp: la hét, chạy nhảy liên tục, kén ăn, thiếu tập trung chú ý…

Sử dụng thuốc

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tự kỷ nhưng bác sỹ có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm các triệu chứng liên quan tới tự kỷ như hung hăng, lầm lì, kém tập trung…ở trẻ. Như vậy thì với mỗi biểu hiện khác nhau ở các em bé tự kỷ mà thuốc điều trị cũng khác nhau. Dưới đây là 4 nhóm thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc chống trầm cảm: SSRIs, TC.
  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ

Nguồn: nsh.uk

]]>
https://benhlytramcam.vn/tu-ky-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-1203/feed/ 20