Phân biệt rõ tự kỷ và trầm cảm

    Tự kỷ và trầm cảm là hai chứng bệnh được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây. Chúng là hai bệnh lý khác nhau, nhưng có một vài biểu hiện tương tự. Vậy làm thế nào để phân biệt rõ trầm cảm và tự kỷ?

    Phân biệt rõ tự kỷ và trầm cảm 1

    Thế nào là tự kỷ và trầm cảm?

    Tự kỷ là gì?

    Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm ở trẻ em, thường được phát hiện trong độ tuổi từ 3-10, kéo dài mà không thuyên giảm. Trẻ tự kỷ tự phong bế mình với thế giới bên ngoài, tình trạng này dẫn tới những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp, kết hợp với hành vi cứng nhắc, lặp đi lặp lại. Do những biểu hiện khác nhau với mức độ rất đa dạng nên hiện nay chứng tự kỷ còn được gọi là phổ tự kỷ. Theo các con số thống kê, có khoảng 1-3 phần nghìn trẻ em mắc tự kỷ.

    Trầm cảm là gì?

    Trầm cảm là chứng bệnh rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Những rối loạn trong hoạt động của não bộ khiến cho người bệnh biểu hiện ra thành những bất thường trong suy nghĩ và hành vi. Biểu hiện chính của trầm cảm là khí sắc trầm uất, mất hứng thú kéo dài và giảm năng lượng (mệt mỏi). Khác với tự kỷ, trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi. Cả nam lẫn nữ, người thành đạt hay người có địa vị thấp trong xã hội đều có thể mắc trầm cảm. Xét về mức độ phổ biến, trầm cảm thường gặp nhiều hơn so với tự kỷ rất nhiều lần. Trầm cảm được xếp hạng là bệnh lý phổ biến thứ 2 trên toàn cầu.

    Xem thêm: Phương pháp giảm trầm cảm bằng lợi khuần đường ruột

    Sự khác nhau giữa tự kỷ và trầm cảm

    Sự khác nhau giữa tự kỷ và trầm cảm 1

    Trầm cảm Tự kỷ

    Triệu chứng

    • Cảm giác buồn chán, trống rỗng
    • Khó tập trung suy nghĩ, hay quên
    • Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì
    • Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng
    • Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
    • Hay cáu gắt, giận dữ
    • Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày
    • Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều
    • Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát

    Ở trẻ em, chúng ta khó có thể phát hiện được trầm cảm do trẻ chưa biết cách mô tả lại tình trạng của mình. Cha mẹ cần chú ý hơn nếu trẻ có thể có biểu hiện buồn bã, dễ kích động, nổi giận, tỏ ra sợ hãi hoặc không muốn đến trường, các cơn đau (thường gặp nhất là đau bụng) không rõ nguyên nhân…

    Khác với trầm cảm, những triệu chứng của tự kỷ khá rõ ràng mà cha mẹ và những người xung quanh có thể quan sát thấy:

    • Trẻ chậm nói, chậm phát triển về ngôn ngữ chỉ thường ê a cho đến khi 5 tuổi.
    • Sống khép kín, không quan tâm đến mọi việc diễn ra xung quanh, thờ ơ với giao tiếp ngôn ngữ hay tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người kể cả cha mẹ.
    • Mặt thiếu biểu cảm và tư thế không được tự nhiên. Khó khăn trong việc chia sẻ.
    • Khả năng phản ứng, tiếp thu chậm, hoặc kém, ít nói chuyện (khoảng 40% người bị tự kỷ không bao giờ nói chuyện).
    • Rụt rè, nhút nhát không thích chơi với người khác, không thích ở nơi đông người.
    • Không thích sự thay đổi kể cả đồ chơi, nơi ở hay bất kỳ sự thay đổi về hoàn cảnh nào khác.
    • Lặp lại các hoạt động, hành vi của cơ thể mà không có mục đích như vỗ tay, đung đưa cơ thể…
    • Thường tập trung vào một bộ phận thay vì toàn thể.
    • Thường xuyên gào khóc, đi trốn khi không thích hay không hứng thú với việc gì đó. Thậm chí làm làm tổn thương chính bản thân như cào cấu, đập đầu vào tường, cửa…

    Nguyên nhân

    Trầm cảm được cho là bắt nguồn từ sự căng thẳng, áp lực kéo dài, những biến cố, khủng hoảng trong cuộc sống. Trong khi đó, nguyên nhân của tự kỷ chưa được làm rõ. Có một số giả thuyết về nguyên nhân của tự kỷ bao gồm: di truyền, bất thường về phía mẹ trong thời kỳ mang thai (mắc một số bệnh như tuyến giáp, đái tháo đường, nhiễm virus Rubella, sử dụng thuốc, rượu trong thai kỳ…), môi trường khi mang thai, bất thường trong cấu trúc não, bất thường trong chức năng não.

    Chăm sóc và điều trị

    Trầm cảm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như thay đổi lối sống, liệu pháp tâm lý, sử dụng probiotics tâm trạng (còn gọi là psychobiotic) đối với chứng trầm cảm nhẹ và vừa. Đối với trầm cảm nặng cần sử dụng thuốc và có thể kết hợp các biện pháp khác theo chỉ định của bác sỹ.  Điều trị tự kỷ là một hành trình khó khăn. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh nhưng nếu kiên trì và có những biện pháp can thiệp đúng với các phương pháp trị liệu hành vi, giao tiếp…thì có thể giúp người mắc tự kỷ phát triển tốt hơn và cải thiện được cuộc sống.

     

    Ngoài ra, có nhiều trường hợp mắc trầm cảm trên nền tự kỷ thì rất khó để chẩn đoán vì những triệu chứng của trầm cảm có thể lẫn vào triệu chứng của tự kỷ. Hơn nữa người bị tự kỷ hầu như không có khả năng giao tiếp, gây khó khăn cho chẩn đoán (chẩn đoán trầm cảm chủ yếu dựa vào hỏi bệnh). Theo các khảo sát, trầm cảm ở người tự kỷ sẽ làm gia tăng nguy cơ tự sát.

    Như vậy, trầm cảm và tự kỷ là hai chứng bệnh cùng thuộc về tâm thần nhưng hoàn toàn khác biệt và cần được chăm sóc, điều trị khác nhau. Mọi thông tin bạn đọc còn thắc mắc có thể để lại bình luận hoặc gọi cho chuyên gia của chúng tôi qua số hotline tư vấn: 0981 966 152 để được giải đáp chi tiết.

    Benhlytramcam.vn - 30 Tháng Năm, 2021

    Bình luận về bài viết

    1. minh hà đã bình luận

      Dấu hiệu để biết mình bị tự kỉ hay trầm cảm là gì?

    2. Nguyễn văn long đã bình luận

      Cần bs tư vấn cho em trai

    3. Hồ thị lệ quyên đã bình luận

      Nhà em có đứa cháu trai bị bệnh hơn 1 năm rồi. Cháu không nói chuyện với bất kì ai. Cả ngày chỉ nằm trong phòng tối, không ăn uống gì cả. Mong bác sĩ giúp đỡ

    4. Thảo đã bình luận

      Chào bác sĩ ạ, năm nay cháu 14t cháu hiện đg là hs cấp 2. Bắt đầu từ năm lớp 7 cháu có những biểu hiện: căng thẳng, lo âu, chán nản, mệt mỏi; cháu cũng có lên mạng sớt nhưng cháu cũng không chắc mình bị trầm cảm không? Nhưng đến lớp 8 thì cháu lại thêm cái biểu hiện: suy nghĩ tiêu cực, từng có mấy lần muốn tự tử, luôn cáu gắt, hay tự ti. Cháu bị áp lực từ gđ, nhà trường,…. Cháu ngày càng ít nói, không thích ra ngoài và giao tiếp. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị mắc bệnh trầm cảm không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng của bạn cho thấy rất có thể bạn đang bị trầm cảm. Ý nghĩ, ý định tự sát là một triệu chứng nghiêm trọng của trầm cảm. Bạn nên chia sẻ với người thân để được hỗ trợ tìm cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần thích hợp thăm khám và điều trị sớm nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    5. Trương thi dung đã bình luận

      Con mình 12tuoi học khá thích nói tiếng anh va chơi đồ chơi 1 mình người lạ hỏi chuyện ko trả lời có biểu hiện nhún vai lảng tránh qiay người sang chỗ khác là bi sao bs

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Triệu chứng bạn mô tả chưa cụ thể và không đặc trưng cho bệnh lý tự kỉ hay trầm cảm. Có thể do tính cách của bé nhút nhát, ngại giao tiếp với người lạ mà thôi. Để có tư vấn chính xác hơn bạn có thể đưa bé tới trung tâm tham vấn tâm lý.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

      • Huỳnh thị yến Ngọc đã bình luận

        Em gái mình năm nay học 11 bị sa sút học tập, k muốn đi học, mất tự tin từ 1 học sinh giỏi từ cấp 1 đến lóp 10 mà giờ khả năng lên lớp 12 rất thấp nên k muon đi học nữa Hây sd điện thoại, dễ cáu gắt hay nói 1 mình.vậy mình nên động viên cho bé tiếp tục học hay là cho bé nghỉ ,Bác sĩ tư vấn dùm

        • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

          Chào bạn,
          Em bạn từ một học sinh giỏi trở lên sa sút thì hẳn phải có nguyên nhân nào đó, bạn nên tìm hiểu để giúp đỡ em mình. Những triệu chứng như dễ cáu gắt, mất tự tin, nói chuyện một mình có thể là dấu hiệu gợi ý em đang mắc bệnh tâm lý. Để được chẩn đoán chính xác bạn nên đưa em tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám nhé.
          Chúc bạn mạnh khỏe,

    6. Trương thi dung đã bình luận

      Bé nha mình 12 tuổi học lực khá nhưng khi giao tiếp rất rụt dè gặp người lạ hỏi ko trả lời hoặc trả lời cộc lốc thích nói tiếng anh và chơi 1 mình

    7. Lê Thị Ánh Tuyết đã bình luận

      Cháu chào bác sĩ, năm nay cháu 14 tuổi. Hiện đang là học sinh cấp 2. Cho cháu hỏi bác sĩ, xem ddiienj thoai, máy tính, tivi 2-3 tiếng/ngày có phải là một trong nững nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ hoặc trầm cảm không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Việc sử dụng thiết bị điện tử hay mạng xã hội không xấu, tuy nhiên, quá lạm dụng chúng có thể dẫn tới giảm sự giao tiếp bằng ngôn ngữ với những người xung quanh, lâu dần có thể dẫn tới ngại giao tiếp, thậm chí là các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm.
        Đối với tự kỉ thì đây là bệnh lý liên quan tới khiếm khuyết thần kinh (phần lớn do yếu tố di truyền) chứ không phải do xem ti vi hay mạng xã hội quá nhiều.

        Thông tin đến bạn!

    8. Đặng Quyết Tiến đã bình luận

      Xin chào bác sỹ ạ. Tôi năm nay 39 tuổi. Từ nhỏ tôi đã là đứa bé nhút nhát, tự ti, ít tham gia vào các hoạt động của lớp và học lực khá kém so với các bạn cùng trang lứa. Lên cấp 2 tôi đã cố gắng học để k bị kém xa các bạn. Cấp 3 tôi cũng cố gắng dù khả năng tiếp thu của tôi là rất chậm. Rồi tôi cũng may mắn vào được đại học, ở đó tôi vẫn là người tiếp thu chậm so với mọi người, tôi đã phải cố gắng lắm mới học xong đại học. Học xong cũng được người giới thiệu cho đi làm, quá trình làm việc tôi đã phải khá mệt mỏi vì khả năng tư duy kém của mình. Trong các cuộc trao đổi, bàn về việc gì đó khả năng hiểu và ghi nhớ của tôi là rất kém, khi đó tôi luôn cảm thấy lo lắng, hồi hộp và rất khó đưa ra ý kiến của mình. Quan hệ giao tiếp với mọi người trong Công ty cũng k được tự nhiên đặc biệt với người lạ thì càng khó khăn. khi ăn cơm cùng mọi người tôi cũng k cảm thấy thoải mái chút nào, k biết cách nói chuyện cùng mọi người cho vui. 02 năm gần đây do cv nhiều khi tôi k kiểm soát được do năng lực bị hạn chế, tôi sợ mất việc rồi sẽ lấy đâu kinh phí lo cho các con. Trong 2 năm đó nhiều khi cv tôi hoàn thành tốt một chút, tôi thấy rất Hưng phấn, khi đó tôi thấy mình khá hoạt bát, thích gặp mọi người và nói chuyện rất nhiều. Thời điểm này tôi hay gọi điện cho nhiều người để nói chuyện, có cả những người có vị trí cao, việc mà lúc bình thường tôi k bao giờ làm. Tôi tự tin mình sẽ làm được nhiều việc lớn mà thực tế tôi k thể. Rồi đến khi rơi vào khó khăn tôi cảm giác mình như bị trầm cảm, k muốn tiếp xúc, k muốn nói chuyện với ai. Giai đoạn này tôi hay lo lắng, suy nghĩ linh tinh, sợ hãi và cứ có cảm giác mình vô dụng. Đôi khi nghĩ mình chết đi sẽ tốt hơn cho vợ con và gia đình. Tình cờ xem trên youtobe có bài nói về rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tôi thấy khá giống biểu hiện của mình. Xin hỏi nhờ bác sỹ với các triệu chứng trên tôi có khả năng bị bệnh gì ạ. Tôi cảm ơn nhiều ạ!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Theo mô tả thì bạn có một số biểu hiện khá rõ của bệnh lý trầm cảm. Đối với hưng cảm thì biểu hiện của bạn chưa rõ ràng lắm. Với tình trạng trên chúng tôi khuyên bạn nên thăm khám để chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:

        Ở thành phố Hồ Chí Minh :
        -Bệnh viện đại học y dược
        -Bệnh viện nguyễn tri phương
        -Bệnh viện 115
        -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Ở Hà Nội :
        -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    9. cho mình hỏi phân tích triệu chứng giống và khác nhau của hội chứng trầm cảm và nhóm triệu chứng âm tính của bệnh tâm thần ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt và trầm cảm là tương tự như nhau, không có sự khác biệt. Tuy nhiên, người bị trầm cảm thì chỉ có các triệu chứng trầm cảm, có thể tái phát theo đợt. Người bị tâm thần phân liệt ngoài triệu chứng trầm cảm (âm tính) còn có thể có giai đoạn có các triệu dương tính như kích động, ảo thanh, ảo hình…Để chẩn đoán chính xác thì bệnh nhân cần tới thăm khám trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần.
        Thân ái,

    10. Lý Văn bầu đã bình luận

      Trầm cảm ở tuổi thanh niên nên phải làm sao đây

    11. Thủy đã bình luận

      Bé nhà được 3 tuổi nhưng chậm nói và gục re nhuc nhac

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Tình trạng chậm nói ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
        – Những nguyên nhân về mặt thực thể như vấn đề về cơ, lưỡi, dây thanh quản, vấn đề về thính giác, thần kinh
        – Nguyên nhân về tâm lý hoặc môi trường: trẻ trải qua cú sốc tâm lý như cha mẹ cãi vã, tai nạn…hoặc sống trong môi trường cha mẹ ít quan tâm, trò chuyện (nguyên nhân này được loại trừ theo như mô tả của bạn)
        – Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỉ
        Trong trường hợp này bạn cần đưa con tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa nhi để thăm khám kiểm tra càng sớm càng tốt, tránh để lỡ cơ hội điều trị sớm cho con nhé!
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    12. Vũ Hà đã bình luận

      Tôi cảm thấy mình có những biểu hiện của chứng trầm cảm và tôi biết điều đó nên tôi có thật sự bị trầm cảm không?

    13. Hoàng đã bình luận

      Thưa bác sĩ cháu năm nay 18 tuổi. hiện tại cháu đang học trung cấp, cháu có câu hỏi muốn nhờ bác sĩ tư vấn Về sức khỏe của cháu ak.khoảng hơn 2 năm nay cháu thấy mình có biểu hiện buồn bã lo Âu ko dõ nguyên nhân ảnh hưởng rất nhiều đến chuyện học hành đi học thì ít nói chuyện với bạn bè ko phải là ko muốn nói mà cháu rất muốn nhưng ko thể kể cả vơi người quen hay thậm chí là trong gia đình cũng rất ít nói, và hay có ý nghĩ hoang tưởng nhưng có nội dung thích ơ một mình trong phòng sợ ra những chỗ đông người hay trầm tư suy nghĩ những điều ko liên quan đến cuộc sống và hay sợ hãi đặc biệt là sợ bẩn làm ,hành động gì cũng gặp khó khăn vì sợ có người nhìn mình nên cháu thường bị nói là vụng về có suy nghĩ tiêu cực vào buổi sáng có những nỗi lo Âu rất kỳ quặc chảng hạn như lo sợ khi phải đi dự một sự kiện nào đó có đông người tham dự cháu cũng ko biết là mình mắc bệnk gì nên nhờ bác sĩ chẩn đoan giúp ak

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới rối loạn lo âu. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị sớm nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    14. Đinhnhất đã bình luận

      Thưa bs mk thường xuyên lo âu mất ngủ k muốn giao tiếp vs mn do cv và cuộc sống.từ 1ng hay nói hay cười chở thành 1ng trầm ít nói ngại giao tiếp k nói chuyện dc vs mn càng ngày càng thấy chán nản ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Tình trạng của bạn diễn ra được bao lâu rồi? Nếu tình trạng của bạn đã kéo dài liên tục trên 2 tuần thì rất có thể bạn đang mắc rối loạn lo âu và trầm cảm. Bạn đã gửi câu hỏi tới website, nghĩa là bạn đang rất mong có được sự hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng trên. Tuy nhiên, do điều kiện cần phải thăm khám trực tiếp để nắm rõ tình trạng mới có thể đưa ra tư vấn phương hướng chữa trị thích hợp. Vậy nên bạn hãy tìm tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần ở gần khu vực sinh sống để thăm khám càng sớm càng tốt nhé. Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:
        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    15. Phương đã bình luận

      Em không biết mình có đang bị trầm cảm hay không. Em cảm thấy chán nản không muốn tiếp xúc với ai. Em không còn cảm thấy vui vẻ hay động lực gì trong học tập hay công việc nữa ạ. E lại rất dễ bị kích động và hay có suy nghĩ muốn tự tử suốt một năm nay rồi ạ. E cảm thấy bị mọi người xung quanh, bạn bè xa lánh và e thường cảm thấy lo sợ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả cho thấy rất có thể bạn đang mắc rối loạn lo âu và trầm cảm. Trầm cảm là bệnh lý thực sự nguy hiểm, do vậy bạn nên sớm nói với cha mẹ tình trạng của mình để được hỗ trợ tìm một cơ sở khám chữa thích hợp nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    16. Chào anh chị,em đang gặp trường hợp khó hiểu .mong anh chị giải đáp giúp em.em hiện đang quen 1 người con trai 38 tuổi chưa từng yêu ai.vẫn đi làm bình thường nhưng tính tình nhút nhát ít nói nhìn vào như người tự kỉ.em cũng mới tìm hiểu anh ấy chưa lâu nên chưa hiểu mấy về anh đó.nhìn bề ngoài a đó cũng bthuong như mọi ng nhưng tâm lí em thấy hơi khác .theo em tìm hiểu thì anh đó rất ít đi chơi hay xã giao bạn bè.chỉ lâu lâu nhậu nhẹt với ng thân hoặc bạn bè thân.các mối quan hệ rẩt ít.còn tính cách thì hơi chậm và ít nói nhút nhát.ít biểu cảm.em hỏi thì nói chứ ít đặt câu hỏi.nhưng tính hiền lành thật thà .bây giờ em hoang mang lắm .ko biết anh đó có bị gì không để tiếp tục mối quan hệ hoặc dừng lại đúng lúc.nếu mắc bệnh thì có cơ hội chửa trị ko.và những loại bệnh về thần kinh có ảnh hưởng về sinh lí không.mong chuyên gia giải đáp giúp em.em cám ơn rất nhiều

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trước tiên bạn cần phân biệt rõ giữa tính cách của một người và các bệnh tâm thần (trầm cảm, tự kỉ, rối loạn lưỡng cực..). Một người có thể có tính cách hướng nội hoặc hướng ngoại. Người hướng nội thì có xu hướng ít giao tiếp với những người xung quanh, sống nội tâm, tuy nhiên đó hoàn toàn không phải là bệnh lý.
        Còn các bệnh như trầm cảm, tự kỉ, rối loạn lưỡng cực…là những rối loạn thuộc về tâm thần kinh. Biểu hiện triệu chứng của các bệnh này khác nhau, và một số bệnh tâm lý như lo âu, trầm cảm thể ảnh hưởng tới sinh lý (suy giảm ham muốn tình dục). Bạn nên tìm hiểu kĩ hơn và nếu có những triệu chứng nghi ngờ thì nên đưa bạn đó đi thăm khám nhé.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    17. Phan Qung Dũng đã bình luận

      Em muốn dc tư vấn ạ

    18. Hoàng đã bình luận

      Tôi 50 tuổi có nhiều biểu hiện giống bệnh trầm cảm, muốn đc khám để biết mức độ và chữa trị

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào anh,

        Anh nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để thăm khám càng sớm càng tốt nhé. Một số địa chỉ thăm khám anh có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc anh mạnh khỏe,

    19. NGUYỄN THỊ LOAN đã bình luận

      Con trai tôi 15 tuổi, cháu học tốt nhất là các môn tự nhiên, nhưng từ trước đến nay cháu có đặc điểm rất ít nói, không vui vẻ, thích ở trong phòng một mình, vẻ mặt lúc nào rất buồn, rất ít khi cười, rất ngại giao tiếp. Tôi ở bắc Ninh, vậy BS cho hỏi con tôi có phải có dấu hiệu trầm cảm không vàcó địa chỉ khám nào ở Băc Ninh không

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Dựa trên những triệu chứng bạn mô tả thì chưa đủ để kết luận liệu bé có mắc trầm cảm hay không. Nhưng khí sắc trầm buồn có thể là một dấu hiệu gợi ý. Bạn nên cho con thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhé. Tại Bắc Ninh bạn có thể đưa con tới thăm khám tại Bệnh viện sức khỏe tâm thần Bắc Ninh.
        Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,

    20. Phương đã bình luận

      E sinh 2 bé liền trong 2 năm.bé thứ 2 dc hơn một tuổi.từ sau sinh e thường xuyên chán nản thức khuya,chán ăn,cáu gắt,hay tủi thân khóc thầm,không muốn giao lưu mà chỉ muốn ở một mình hoặc là đi thật xa không ai biết mình…bác sĩ cho hỏi có phải e đang bị trầm cảm không,nếu đúng thì phải làm sao ak

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Hầu hết phụ nữ sau sinh đều dễ bị thay đổi tính tình, dễ cáu giận, dễ khóc lóc, tủi thân…Sự thay đổi này được gọi là trạng thái baby blues và thường kéo dài trong 2 tuần đầu sau khi sinh bé. Tuy nhiên, trường hợp của bạn tình trạng trên đã kéo dài tới 1 năm mà không hết thì rất có thể bạn đang bị trầm cảm sau sinh. Bạn nên sớm nói tình trạng của mình với người thân để được hỗ trợ tìm cơ sở khám và điều trị thích hợp nhé. Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:

        Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
        – Bệnh viện đại học y dược
        – Bệnh viện tâm thần TP.HCM
        – Bệnh viện nguyễn tri phương
        – Bệnh viện 115
        – Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

        Nếu ở Hà Nội :
        – Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
        – Bệnh viện tâm thần trung ương
        – Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
        – Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
        – Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
        – Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    21. Phuong đã bình luận

      chào bác sĩ .tôi tên phương .tôi có con gái năm nay 16 tuổi .khoản một năm đổ lại đây cháu có tiểu hiện .ít nói .đi học không tập trung .về nhà là vô phong .ít giao tiếp .cha mẹ nói là cháu cãi lại .và cháu rất ham ngủ .vậy có phải là tình trạng dối loại chầm cảm không mong được giải đáp và biện pháp .

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Mặc dù chưa đủ để kết luận là trầm cảm nhưng những biểu hiện khác lạ như trên rất đáng để cha mẹ phải lưu tâm. Bạn nên tìm hiểu vấn đề xung quanh con từ thầy cô, bạn bè và trực tiếp nói chuyện với con, gợi mở để cháu có thể nói ra vấn đề của mình. Từ đó mới có biện pháp giải quyết. Bạn cũng có thể tìm cho con một chuyên gia/bác sỹ tâm lý để giúp đỡ.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!