Cũng giống như các bệnh lý khác trầm cảm có những triệu chứng biểu hiện để bản thân người bệnh và gia đình có thể phát hiện ra. Phát hiện trầm cảm càng sớm thì việc điều trị trầm cảm càng trở nên dễ dàng.
Mục lục bài viết
Triệu chứng của trầm cảm
Trầm cảm hay không phải trầm cảm? Đây là một câu hỏi khó trả lời vì những người bị trầm cảm thường không hiểu biết thấu đáo về vấn đề này hoặc họ bị bối rối. Họ có thể thấy tuyệt vọng, không tin là sẽ có cải thiện. Do đó, người trầm cảm có hai biểu hiện phổ biến là:
- Mất hứng thú và niềm vui trong sinh hoạt thường ngày mặc dù trước đó những điều đó họ rất yêu thích thích thú
- Khí sắc biểu lộ những cảm giác buồn bã hay vô vọng hoặc những cơn khóc nức nở.
Nên nhớ, mỗi bệnh nhân trầm cảm đều khác nhau, nên những triệu chứng của họ không phải khi nào cũng giống nhau. Thêm vào đó, nhiều người còn tỏ ra khá hơn khi họ giấu giếm những cảm xúc thật của mình. Các triệu chứng của trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần và có thể gồm thêm nhiều triệu chứng liên quan sau:
- Ngủ nhiều hay ít hơn bình thường. Đây là triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người trầm cảm. Có người ngủ nhiều hơn nhưng đa số là mất ngủ thường gặp những cơn ác mộng, mộng du
- Tư duy không rõ ràng hay mất tập trung. Người bị trầm cảm tư duy thường không sáng suốt như bình thường, rất khó tập trung suy nghĩ hay làm việc chính vì vậy mà công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng rất lớn.
- Giảm hay tăng cân đáng kể: bỗng nhiên chán ăn không muốn ăn gì hoặc không thấy đói nhưng cái gì cũng ăn cũng có liên quan đến trầm cảm. Việc ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến giảm cân hay tăng cân đáng kể trong thời gian ngắn
- Dễ cáu gắt và nổi nóng: người mắc chứng trầm cảm tâm lý dễ thay đổi và trở nên nóng tính hơn. Có thể tự dung nổi nóng, cáu gắt với người khác hoặc chính bản thân mình mà không rõ nguyên do.
- Khi nào cũng mệt mỏi: đây là triệu chứng rất hay gặp ở người trầm cảm. Mệt mỏi bủa vây xung quanh người bệnh
- Cử động chậm chạp: không muốn cử động hoặc cử động chậm chạp là tình trạng chung của nhiều bệnh nhân trầm cảm.
- Ít chăm sóc bản thân
- Giảm hứng thú tình dục không muốn gần gũi vợ chồng.
- Nghĩ đến cái chết, lên kế hoạch tự sát hoặc có hành vi tự sát.
- Đoạn giao với bạn bè hay những thành viên trong gịa đình
Dựa vào các triệu chứng trên sẽ chia trầm cảm ra thành 3 giai đoạn: nhẹ, vừa và nặng:
- Giai đoạn trầm cảm nhẹ gồm 1 triệu chứng chính và ít hơn 4 triệu chứng liên quan
- Giai đoạn trầm cảm vừa gồm 2 triệu chứng chính và 4 triệu chứng liên quan
- Giai đoạn trầm cảm nặng gồm 2 triệu chứng chính và hầu hết các triệu chứng liên quan
Nghi ngờ trầm cảm cần làm gì?
Nếu bạn nghi ngờ đây là trầm cảm, nên thúc giục người bệnh đi khám. Cần nhớ rằng bệnh trầm cảm có thể nặng đến mức làm giảm khả năng tư duy sáng suốt, và ban đầu có thể bệnh nhân không muốn đi khám bệnh. Bạn hãy cố gắng làm cho người bệnh hiểu rằng trầm cảm là một bệnh lý và bác sĩ có thể điều trị được. Đôi khi, có nhiều bệnh lý có những biểu hiện tương tự như trầm cảm hoặc gây nên trầm cảm, và việc đi khám sẽ rất hữu ích.
Các bác sĩ chuyên môn sẽ đánh giá và chuẩn đoán chính xác xem người bệnh có phải đang mắc trầm cảm hay không? Nếu thực sự là trầm cảm thì các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất đối với mức độ bị bệnh của bệnh nhân.
Giải pháp mới trong hỗ trợ điều trị trầm cảm bằng Psychobiotics – Ecologic Barrier
Ngày nay khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng giữa não bộ và đường ruột tồn tại một mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Khi hệ vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm suy yếu gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm, stress… hay ngược lại.
Dựa trên những hiểu biết ngày càng rõ hơn về mối tương tác giữa não bộ và đường ruột mà hiện nay các nhà khoa học đã phát triển được phương pháp điều trị trầm cảm, lo âu bằng cách sử dụng những chủng Psychobiotics – tức là những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có khả năng cải thiện trạng thái tâm lý thông qua tương tác của trục Não – Ruột. Hiện nay, việc sử dụng Psychobiotics trong hỗ trợ cho các bệnh nhân bị trầm cảm đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng, một trong những sản phẩm thuộc nhóm này bạn có thể tham khảo là Ecologic Barrier ( Cerebio )
Cerebio là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm, hay người bị viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD). Ecologic Barrier ( Cerebio ) được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.
Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY
>>Nên xem: “Tự test trầm cảm để đánh giá mình có mắc bệnh hay không?”
Con muốn hỏi là nếu bản thân bề ngoài lúc nào cũng vui vẻ hoạt bát nhưng bên trong thì ngược lại hoàn toàn. Con dần dần k thích đám đông, hay suy nghĩ tiêu cực thậm chí con từng có ý định tự tử nhiều lần. Mỗi lúc buồn thì muốn làm bản thân mình đau, không muốn cho ai biết bản thân mình nghĩ gì, làm gì hay nhạy cảm trong tất cả mọi chuyện. Với con hay tự nhớ về quá khứ rồi tự buồn. Con đã bị như vậy cũng được 3-4 năm rồi. Con muốn hỏi là con đang bị gì ạ? Có bị trầm cảm hay bị stress k ạ? Nếu con bị trầm cảm hay street nhưng con lại k đi khám thì như vậy có sao k ạ?