Vi khuẩn đang điều khiển tâm trí của chúng ta – sự thật hay chỉ là tin đồn thất thiệt?

    Một số bằng chứng cho thấy hệ khuẩn chí đường ruột có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Như vậy, phải chăng chức năng não bộ của con người đã tiến hóa phụ thuộc vào vi khuẩn đường ruột và các chất chuyển hóa của chúng?

    Vi khuẩn đang điều khiển tâm trí của chúng ta – sự thật hay chỉ là tin đồn thất thiệt? 1

    Hệ khuẩn chí đường ruột

    Cộng đồng các vi sinh vật sống trong đường ruột của chúng ta vô cùng phong phú, ước tính có số lượng các vi khuẩn cư trú trong lòng ruột khoảng 100 nghìn tỷ. Tổng khối lượng của những vi khuẩn này có thể lên tới 1,5-2kg. Chúng được gọi là Hệ khuẩn chí đường ruột. Hệ khuẩn chí đường ruột có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ sinh lý của cơ thể, bao gồm  quá trình trao đổi chất, miễn dịch và thậm chí cả chức năng não bộ, hành vi. Có nhiều bằng chứng cho thấy, vi khuẩn đường ruột (đặc biệt là các loài thuộc Lactobacillus và Bifidobacterium ) có thể ảnh hưởng tới hành vi xã hội, lo âu, căng thẳng và các triệu chứng trầm cảm. Trong một nghiên cứu, việc bổ sung chủng lợi khuẩn Lactobacillus giúp cải thiện hành vi xã hội ở những con chuột bị stress, trong khi những con chuột không được bổ sung lợi khuản thì biểu hiện hành vi xã hội bị suy yếu.

    Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng tới não bộ qua nhiều con đường khác nhau bao gồm: thông qua dây thần kinh phế vị, hệ thống miễn dịch và thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn cho rằng, hệ vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng tới nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh của não bộ. Những bằng chứng về liên kết phức tạp giữa hệ vi khuẩn đường ruột và não bộ đặt ra câu hỏi: phải chăng vi khuẩn đã tiến hóa để thay đổi thần kinh trung ương và hành vi của con người theo những cách có lợi cho chúng?

    (Nếu bạn chưa hiểu rõ hãy tìm hiểu kỹ hơn về hệ chí khuẩn tại bài viết: “Hệ chí khuẩn đường ruột là gì?”)

    Vi khuẩn đang thao túng con người cho lợi ích của chúng?

    Một ý kiến thú vị rằng, vi khuẩn đường ruột đang chi phối hành vi của con người vi lợi ích của chúng, chẳng hạn như thay đổi hành vi ăn uống của con người để cho cung cấp thức ăn cho vi khuẩn đường ruột, tạo cơ hội cho vi khuẩn lây truyền sang vật chủ mới. Một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này cho biết, vi khuẩn đường ruột giúp con người hòa đồng với nhau (cải thiện hành vi xã hội) để giúp chúng lây lan từ người này sang người khác, và vi khuẩn đường ruột cũng làm thay đổi cảm giác thèm ăn của chúng ta đối với các loại thực phẩm cụ thể.

    Trong tự nhiên cũng có những ví dụ rất điển hình về việc ký chủ kiểm soát hành vi của vật chủ. Chẳng hạn như loài nấm Ophiocordyceps, còn được biết đến với cái tên như “nấm sát thủ”, “nấm kiến vàng”. Chúng kí sinh trên loài kiến vàng và làm thay đổi hành vi của những con kiến để giúp chúng phát tán hiệu quả hơn. Nấm tấn công vào não bộ của kiến, khiến nó rời khỏi bầy đàn và cắn chặt vào lá cây cho tới khi chết. Nấm sau đó có thể lây lan từ kiến sang lá cây để bắt đầu một chu kỳ mới.

    Áp dụng lý thuyết tiến hóa

    Để vi khuẩn đường ruột có thể thao túng hành vi của vật chủ (con người) thì có hai điều kiện quan trọng cần phải được thỏa mãn, bao gồm: chiếm tỉ lệ cao trong hệ vi khuẩn đường ruột và không có sự cạnh tranh từ các loài khác. Tuy nhiên, không có điều kiện nào trong số hai điều kiện này được đáp ứng bởi vì trong hệ sinh thái phức tạp tại lòng ruột, nơi có sự đa dạng lớn về các loài vi khuẩn và  luôn có sự cạnh tranh chỗ bám giữa các vi khuẩn với nhau, thậm chí những loài số đông cũng chỉ chiếm vài phần trăm so với tổng số tế bào vi sinh vật đường ruột. Như vậy, vi khuẩn không hoàn toàn chi phối mọi hành vi của con người, tuy nhiên, chúng vẫn có những ảnh hưởng nhất định.

    Trong một bài báo được đăng tải trên tạp chí Nature Review Microbiology,  TS.Katerina Johnson (ĐH Oxford) và cộng sự đã đề xuất rằng, ảnh hưởng của hệ khuẩn chí đường ruột trên hành vi chính là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên của các vi sinh vật diễn ra trong ruột, và chọn lọc tự nhiên của vật chủ phụ thuộc vào hệ vi khuẩn đang mang.

    Sự phát triển của các vi sinh vật đường ruột tạo ra hàng loạt các chất chuyển hóa đa dạng, như các acid béo chuỗi ngắn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của não bộ. Trong khi các chất chuyển hóa khác của vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta thông qua hệ thống miễn dịch. Đồng thời, sinh lý cơ thể con người cũng có thể thích ứng với việc sử dụng các sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn. Sự tiến hóa của con người có sự cộng sinh với hệ vi khuấn đường ruột bởi hệ vi khuẩn đường ruột cần cho chức năng não bộ khỏe mạnh.

    Từ những ý tưởng trên, bằng cách nghiên cứu động lực học tiến hóa và sinh thái của hệ vi sinh đường ruột, chúng ta có thể quản lý hệ vi khuẩn đường ruột theo cách có lợi cho sức khỏe tâm thần. Chẳng hạn sử dụng các chủng probiotics có khả năng ảnh hưởng tới tương tác của trục não ruột là một biện pháp hữu ích cho các vấn đề thuộc về sức khỏe tâm thần, như bệnh trầm cảm, tự kỷ, chứng lo âu, stress.

    Xem thêm: Probiotic – Hướng đi mới trong ngăn ngừa và kiểm soát trầm cảm

    Nguồn: the-scientist.com

    Benhlytramcam.vn - 24 Tháng Ba, 2022
    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!