Trầm cảm là một rối loạn tâm thần kinh phức tạp mà cho tới nay các hiểu biết của khoa học về nguyên nhân thực sự gây ra trầm cảm vẫn còn hạn chế.
Mục lục bài viết
Điều gì gây ra trầm cảm?
Các nhà khoa học ghi nhận, ở những bệnh nhân trầm cảm có sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh như serotonin (còn gọi là hormon hạnh phúc) – đây được cho là nguyên nhân trực tiếp khiến cho con người rơi vào trạng thái buồn bã, trầm cảm. Do vậy mà hiện nay các thuốc giúp tăng nồng độ serotonin bằng cách ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs) được sử dụng rộng rãi trong điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, nguyên nhân nào gây ra sự thiếu hụt serotonin ở những người trầm cảm? Đó có phải do yếu tố di truyền? Câu trả lời là không bởi vì người ta không tìm thấy yếu tố quy định trầm cảm trong gen người. Mặt khác, có một tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm không đáp ứng với SSRIs và đồng thời, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
(Nếu bạn chưa hiểu rõ về trầm cảm hãy đọc bài viết: “Những điều cần biết về chứng bệnh trầm cảm”)
Một giả thuyết mới được Tiến sĩ Kelly Brogan và các cộng sự ủng hộ đó là: trầm cảm là một triệu chứng của tình trạng viêm mãn tính.
Kelly Brogan là hiện bác sỹ sức khỏe tâm thần nữ giới tại Manhattan, tác giả cuốn sách bán chạy nhất New Yorrk Time: A Mind of Your Own (Tạm dịch Tâm trí của riêng bạn). Cô cũng là đồng biên tập của sách giáo trình: Liệu pháp tích hợp cho Trầm cảm. Sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa Cornell, cô đã hoàn thành chương trình đào tạo về tâm thần và học bổng từ trung tâm y tế NYU, bằng cử nhân từ MIT trong Hệ thống khoa học thần kinh. |
Sinh bệnh học của trầm cảm – giả thuyết mới
Tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị viêm mãn tính một cách âm thầm (không giống với tình trạng viêm cấp tính mà ngay lập tức chúng ta có thể nhận ra ngay với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau). Viêm mãn tính là phản ứng của cơ thể với những xung đột từ môi trường, ví dụ như thực phẩm, nhiễm trùng, các hóa chất diễn ra âm thầm trong một thời gian dài. Các nghiên cứu khoa học cho thấy viêm mãn tính có thể là gốc rễ của hầu hết các loại bệnh tật. Viêm có thể liên quan đến tất cả mọi vấn đề, từ rối loạn chuyển hóa (như béo phì, tiểu đường) đến các bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.
Theo TS. Kelly Brogan, trầm cảm là biểu hiện của tình trạng viêm thần kinh. Trong khi nếu bị viêm ở các cơ quan khác trên cơ thể thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bởi triệu chứng đau (ví dụ viêm dạ dày, viêm họng…), nhưng vì ở não không có thụ thể đau nên chúng ta thường không thể biết được khi não bị viêm. Các nhà nghiên cứu xác định tình trạng viêm thần kinh bằng cách định lượng các protein gây viêm, chẳng hạn protein C phản ứng. Nghiên cứu trên 1000 phụ nữ cho thấy, sự gia tăng Protein C phản ứng đã kích hoạt trạng thái trầm cảm. Trong một nghiên cứu khác, khi các triệu chứng của trầm cảm được giải quyết thì những biểu hiện viêm cũng giảm xuống mức bình thường. Điều đó chứng tỏ, phản ứng viêm đã kích hoạt trầm cảm, và giải quyết tình trạng viêm có thể giúp điều trị trầm cảm.
( Nhận biết liệu mình có mắc chứng trầm cảm hay không qua các “Dấu hiệu bệnh trầm cảm” hoặc “Làm bài test đánh giá mức độ trầm cảm của mình”.)
Liên kết giữa não bộ và đường ruột
Giữa não và ruột tồn tại một liên kết vô cùng chặt chẽ qua nhiều con đường khác nhau, trong đó quan trọng nhất là thông qua dây thần kinh phế vị (dây thần kinh X). Dây thần kinh phế vị là một xa lộ với 200-600 triệu tế bào thần kinh làm nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh giữa não và ruột. Những tín hiệu gửi từ não đến ruột thông qua dây thần kinh phế vị giúp điều chỉnh hoạt động của ruột, và ngược lại, hoạt động của ruột có thể tác động lên chức năng não bộ. Chính vì vậy mà những bệnh lý đường tiêu hóa (như tiêu chảy, táo bón, IBS, IBD…) thường mắc kèm những rối loạn tâm thần kinh như trầm cảm, lo âu, stress. Việc thay đổi chế độ ăn, điều chỉnh lại cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột có thể giúp bình thường hóa chức năng sinh lý đường ruột và qua đó làm giảm những triệu chứng viêm thần kinh.
Viêm thần kinh được tạo ra từ ruột như thế nào?
Ruột được ví như là biên giới giữa thế giới bên ngoài với môi trường bên trong cơ thể. Hàng rào niêm mạc ruột làm nhiệm vụ ngăn chặn những vi khuẩn, các vật chất bên ngoài đi vào cơ thể, trong khi vẫn cho phép các chất dinh dưỡng phù hợp đi qua.
Một chế độ ăn không phù hợp (ví dụ ăn nhiều thực phẩm đóng hộp, đường, chất tạo ngọt nhân tạo, gluten…) có thể gây mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, dẫn tới làm tăng tính thấm đường ruột (còn gọi là “rò rỉ” ruột). Những điểm “rò rỉ” ruột cho phép các vi khuẩn, độc tố đi vào cơ thể, gây ra tình trạng viêm âm ỉ và dẫn tới trầm cảm.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một hệ khuẩn chí đường ruột khỏe mạnh là điều kiện cần cho não bộ khỏe mạnh. Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, đặc biệt là sự sụt giảm các chủng vi khuẩn có lợi Bifidobacterium và Lactobacilli có liên quan đến suy giảm chức năng não bộ và tình trạng lo âu. Do đó mà gần đây, việc bổ sung probiotics trong những trường hợp trầm cảm ngày càng được chú trọng và được coi là một liệu pháp mới trong điều trị trầm cảm.
(Nếu chưa biết về hệ khuẩn chí đường ruột hãy đọc thông tin sau: “Hệ khuẩn chí đường ruột là gì?”)
Liệu pháp Probiotic để chữa trị trầm cảm
Hiệu quả tích cực của các chế phẩm sinh học trong điều trị trầm cảm đã được công nhận trong những nghiên cứu gần đây. Một nghiên cứu phân tích gộp trên 10 thử nghiệm lâm sàng với tổng cộng 1349 bệnh nhân sử dụng probiotics và giả dược cho thấy: bổ sung probiotic giúp cải thiện tâm trạng ở những người bị trầm cảm ở mức độ từ nhẹ đến vừa.
Một nghiên cứu phân tích gộp khác gồm 10 thử nghiệm lâm sàng trên 1235 người, trong đó có cả những bệnh nhân bị trầm cảm nặng cho thấy: bổ sung probiotics giúp cải thiện tâm trạng, nhận thức và giảm stress, lo lắng.
Probiotics được cho là có tác động tích cực trên thần kinh trung ương nhờ khả năng giúp tăng cường tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột non, qua đó ngăn chặn các nội độc tố đi vào máu dẫn đến tình trạng viêm thần kinh. Bên cạnh đó, probiotics còn sản xuất ra trytophan – là chất cần thiết để tạo ra serotonin (loại hormon “hạnh phúc” bị suy giảm trong trầm cảm).
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy, không phải bất cứ chủng lợi khuẩn nào cũng có tác dụng cải thiện trạng thái tâm lý. Những chủng probiotics đặc biệt có tác dụng trên chức năng thần kinh được gọi là psychobiotics, và phải bổ sung với số lượng đủ mới đem lại hiệu quả.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu của Winclove (Hà Lan) đã phát triển thành công công thức chứa 9 chủng psychobiotics, bao gồm các chủng lợi khuẩn đặc biệt có tác dụng tăng cường chức năng bảo vệ của hàng rào biểu mô ruột và điều hòa đáp ứng miễn dịch nhằm ngăn chặn tình trạng viêm thần kinh xảy ra. Công thức đặc biệt này có tên gọi là Ecologic Barrier.
Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác động tích cực của Ecologic Barrier trên chức năng não bộ, bao gồm giảm các triệu chứng trầm cảm, buồn bã, cải thiện khả năng ghi nhớ sau stress. Hiện nay, Ecologic Barrier được ứng dụng để góp phần ngăn ngừa và giúp giảm triệu chứng trầm cảm trên nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo benhlytramcam.vn
Xin tư vấn giúp, tại sao em gái tôi ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc kéo dải mặc dù đã uống rất nhiều đơn thuốc.
Chào bạn,
Ở những người bị rối loạn tâm thần (lo âu, trầm cảm) hoặc các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, Alzheimer…thường có sự suy giảm chức năng Trục Não Ruột và mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột. Nghiên cứu cho thấy ở các bệnh nhân này có sự sụ giảm đáng kể cả về số lượng và chủng loại của các vi khuẩn có lợi, nhất là 2 chủng Bifidobacterium và Lactobacilli. Điều này dẫn tới các rối loạn dạ dày – ruột chức năng như thay đổi cảm giác thèm ăn, hội chứng ruột kích thích, táo bón, tiêu chảy, đau bụng chức năng, khó tiêu chức năng, trào ngược dạ dày…
Để khắc phục tình trạng thay đổi cảm giác thèm ăn và giúp nâng cao thêm hiệu quả điều trị lo âu, trầm cảm bạn có thể cho bệnh nhân sử dụng thêm sản phẩm men vi sinh chuyên biệt cho người lo âu, trầm cảm là Cerebio (Ecologic Barrier). Liều sử dụng là 1-2 gói/ngày x 1-3 tháng, có thể dùng phối hợp cùng thuốc điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe,