Nguyên nhân trầm cảm sau sinh là gì?

    Trầm cảm sau sinh là bệnh lý có liên quan tới những rối lọan cảm xúc, nhận thức và hành vi của phụ nữ,  trong đó hầu hết là những biểu hiện tiêu cực. Nguyên nhân trầm cảm sau sinh hiện nay chưa được xác định chính xác, nhưng bệnh được coi là có liên quan đến một số yếu tố sau đây:

     1

    Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

    Thay đổi hormone nội tiết:

    Sự thay đổi nhanh chóng về hormone estrogen và progestrogen được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến chứng trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh. Nồng độ của những hormone này tụt giảm mạnh cùng những thay đổi về chức năng của hệ miễn dịch và huyết áp của người mẹ dẫn đến tình trạng thường xuyên mệt mỏi và u uất.

    Người có tiền sử bệnh trầm cảm hoặc yếu tố di truyền:

    Nếu phụ nữ trước thời gian mang thai đã từng có tiền sử bị trầm cảm hoặc các triệu trứng về thần kinh như rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc thì rất dễ mắc chứng trầm cảm sau khi sinh (nguy cơ tái phát lên đến 50%). Các triệu chứng ấy có thể quay lại và biểu hiện trầm trọng hơn ban đầu. Bởi lúc này những áp lực về việc làm mẹ và cuộc sống cũng như các mối quan hệ với những người xung quanh khiến nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm. Ngoài ra, tỷ lệ những người sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian thai kỳ có khả năng khiến trầm cảm quay lại đến 85%.

    Nguyên nhân trầm cảm sau sinh cũng có thể bắt nguồn từ vấn đề di truyền. Nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ đã từng gặp vấn đề và điều trị trầm cảm thì điều này cũng có thể ảnh hưởng đến bạn sau giai đoạn sinh nở.

    Những sự kiện thay đổi trước và trong thời gian mang thai:

    Sau khi sinh, nhiều chị em vô cùng lo lắng bởi sự thay đổi chóng mặt về cơ thể lẫn tâm sinh lý. Thân hình thừa cân, làn da thì xệ nhão với nhiều vết rạn cùng với đó đời sống vợ chồng cũng không như ý muốn khiến họ không hài lòng về bản thân, luôn thấy mình xấu xí và chẳng còn hấp dẫn trong mắt người chồng. Những bỡ ngỡ về cách chăm con, trách nhiệm làm mẹ có thể khiến họ áp lực nhất là những chị em lần đầu làm mẹ. Nhiều bà mẹ chia sẻ rằng họ rất sợ làm con đau, không biết cho bé tắm hay ru ngủ thế nào để bé không quấy khóc.Từ đó sinh ra những cảm xúc lo lắng, tủi thân nhất là nếu không được sự giúp đỡ của người trong gia đình.

    Đặc biệt, những biến cố lớn trong cuộc đời in hằn sâu trong tâm trí có thể gây ra nhiều tổn thương thần kinh nặng nề cho thai phụ. Nếu họ phải trải qua một khoảng thời gian sinh nở khó khăn, đẻ non, thai lưu, gặp các vấn đề về kinh tế như thất nghiệp, nuôi con một mình hay ly hôn… thì nguy cơ trầm cảm rất cao

    Mâu thuẫn gia đình, thiếu sự quan tâm từ người thân:

    Khi trong gia đình các mối quan hệ không được thuận hòa, phụ nữ có xu hướng tự cách ly mình khỏi thế giới xung quanh. Nếu họ không nhận được sự giúp đỡ của bố mẹ, chồng hoặc bạn bè, hàng xóm thì thường buộc phải tự lực làm tất cả. Điều đó có thể gây ra những căng thẳng quá sức chịu đựng và nhiều bức xúc nhưng bản thân lại không dám nói ra khiến tình hình càng tồi tệ hơn.

    Biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh 

    Trầm cảm diễn tiến theo 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng.

    Những biểu hiện chủ yếu về mặt cảm xúc và nhận thức như: thường xuyên lo âu, căng thẳng, buồn rầu, cáu gắt. Người bệnh luôn cảm thấy tội lỗi và không hài lòng với cuộc sống hiện tại.

    Những biểu hiện chủ yếu về hành vi: thay đổi thói quen ăn uống có thể ăn rất nhiều hoặc chán ăn, khó ngủ, ở cấp độ nặng họ có thể gây ra những hành động tiêu cực làm tổn thương và những người xung quanh. Thường có nghĩ đến cái chết hoặc có ý định tự sát.

    Làm gì để giúp phụ nữ tránh khỏi giai đoạn trầm cảm sau sinh?

    Làm gì để giúp phụ nữ tránh khỏi giai đoạn trầm cảm sau sinh? 1

    Đầu tiên, các chị em phụ nữ và người thân trong gia đình phải luôn chuẩn bị trước kiến thức và học cách phòng ngừa trầm cảm sau khi sinh cho sản phụ. Rèn luyện ý chí và nghị lực trước khi chuẩn bị làm mẹ. Tìm hiểu sâu các kiến thức cần thiết về những gì người mẹ phải trải qua trong quá trình sinh nở, phải chăm sóc con thế nào…Vợ và chồng nên tham gia một khóa học tiền sản trước khi sinh như vậy sẽ tự tin hơn trong việc chăm sóc mẹ và con và biết cách phát hiện sớm những dấu hiệu khởi phát của chứng trầm cảm.

    Thêm vào đó, phụ nữ cần được bồi bổ sức khỏe để tăng cường thể lực trước và trong giai đoạn mang bầu theo chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi khoa học.

    Quan trọng hơn hết vẫn là suy nghĩ mang hướng tích cực và sự hỗ trợ lớn nhất từ người chồng để phụ nữ không nghĩ rằng việc làm mẹ là những trọng trách áp lực. Chúng ta không nên ôm đồm quá nhiều việc. Hãy cứ thoải mái đón nhận sự giúp đỡ của mọi người để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn cho riêng mình. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, các gia đình nên tạo điều kiện cho chị em tham gia vào những hoạt động sinh hoạt tập thể, hoặc động xã hội lành mạnh hay trò chuyện với bạn bè  điều đó sẽ giúp họ cảm thấy hạnh phúc và được quan tâm giảm tránh nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

    DS. Lan Hương

    Nguyễn Hà - 30 Tháng Chín, 2018
    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!