Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì?

    Trầm cảm là một căn bệnh rối loạn tâm sinh lý. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ bị rối loạn hoạt động của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về hành động, suy nghĩ. Vậy nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì?

    Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì? 1

    Nhịp sống hối hả và những áp lực công việc trong xã hội đã làm cho căn bệnh trầm cảm ngày một gia tăng. Tuy chúng ta chưa biết nguyên nhân chính xác của bệnh lý trầm cảm, nhưng dựa vào các dấu hiệu trầm cảm gây ra mà ta có thể nêu ra một số nguyên nhân cụ thể như sau:

    Do những sự kiện chấn động

    Nhóm đối tượng là những người đã trải qua những chấn động về tâm lý, những biến động đột ngột trong cuộc sống hàng ngày như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong tình yêu, thất nghiệp hoặc mất việc, bị lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp…Từ đó họ trở nên khép kín, sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài.

    Do yếu tố di truyền

    Do yếu tố di truyền 1

    Nhiều người không tin yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm.Tuy nhiên theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ,  ADN cũng là tác nhân dẫn tới bệnh trầm cảm. Khoảng 40% những người trầm cảm sẽ liên quan đến gen (ADN) 60% còn lại là do môi trường và các yếu tố khác. Các nhà khoa học đã phát hiện ra 44 gen mới của bệnh trầm cảm, khoảng 46% các cặp sinh đôi cùng trứng sẽ đều mắc bệnh trầm cảm. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ con cái mắc bệnh sẽ cao hơn gấp 3 lần người bình thường. Mặt khác, một đứa trẻ lớn lên với người mẹ hoặc bố bị bệnh trầm cảm cũng có thể dễ mắc bệnh hơn. Đứa trẻ sẽ không nghĩ việc ng̀ười b̀ố hoặc mẹ liên lục nằm trên giường, ít nói chuyện hoặc giao tiếp xã hội là điều bất thường. Từ đó rất dễ tạo cho trẻ hành vi bắt chước và hình thành thói quen của trẻ.

    Do căng thẳng stress kéo dài

    Sự căng thẳng quá độ do áp lực cuộc sống, tiền bạc và công việc cũng là một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng về tâm lý. Người bệnh phải chịu những áp lực từ nhiều phía. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, khiến người bệnh trở nên bất mãn, không làm chủ được cảm xúc, mệt mỏi, đau đầu, lo âu, sợ hãi.

    Do lạm dụng thuốc an thần và thuốc ngủ

    Thuốc an thần, thuốc ngủ có tác dụng ức chế hoạt động của thần kinh đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ. Rất nhiều người thường tìm đến những thuốc này để trị chứng mất ngủ. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc an thần và thuốc ngủ sẽ gây quen nhờn thuốc, ảnh hưởng đến não bộ, dẫn đến tình trạng bệnh mất ngủ sẽ  trầm trọng hơn . Đặc biệt với một số người mẫn cảm với thành phần của thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, gây ra hệ lụy khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy hãy sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ đúng theo phác đồ chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

    Do lạm dụng chất kích thích, ma túy đá

    Do lạm dụng chất kích thích, ma túy đá 1

    Ngày nay việc sử dụng bia rượu và chất kích thích trong các bữa tiệc liên hoan càng ngày càng phổ biến với giới trẻ, Tuy nhiên việc lạm dụng rượu bia sẽ gây ra những hệ lụy không lường cho não bộ. Các nhà khoa học của Trường Đại học Y khoa Exeter (Anh) đã nghiên cứu về thói quen uống rượu của khoảng 6500 người Mỹ ở độ tuối trung niên. Kết quả là những người sử dụng rượu bia sẽ có nguy có suy giảm trí nhớ gấp 2 lần người bình thường. Hoặc những trường hợp nặng hơn có thể gây ra một số bểu hiện trầm cảm như mất cân bằng tâm lý, dễ cáu gắt, kích động, mất ngủ thường xuyên. Cũng theo nghiên cứu của các bác sĩ, 90% những người sử dụng ma túy đá, sau những cơn đê mê ảo giác sẽ có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Tình trạng này nếu không được kịp thời điều trị sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đối với người bệnh, nguy hiểm hơn cả là trầm cảm dẫn đến tự sát.

    Do mất ngủ thường xuyên

    Mất ngủ thường xuyên được cho là nguyên nhân của bệnh lý trầm cảm.Theo nghiên cứu của các nhà khoa học:”Cứ ba người thì lại có một người phải vật lộn để có thể chìm vào giấc ngủ”. Mất ngủ thường xuyên khiến chúng ta không thoát ra được những suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe trí não và tinh thần. Vì vậy, hãy chú ý đến giấc ngủ để có một sức khỏe trí não tốt nhất và phòng tránh bệnh tật cho cơ thể đặc biệt là căn bệnh trầm cảm quái ác.

    Do những chấn thương não bộ

    Những người bị chấn thương não bộ thường gây ra những biến đổi trong tính cách. Người bị chấn thương ở não dễ bị kích động, thay đổi cảm xúc, dễ trở nên bốc đồng mất kiềm chế, trí nhớ bị ảnh hưởng. Năm 2013 các nhà khoa học Đan Mạch đã nghiên cứu những người có chấn thương não bộ thường dễ mắc các bệnh rối loạn tâm lý hơn 4 lần người bình thường. Có đến 59% người bệnh trong số này dễ mắc bệnh trầm cảm. Đây là một kết quả lớn lao trong nghiên cứu của tâm thần học.

    Ngoài ra với những người đã từng bị trầm cảm thì căn bệnh này rất dễ tái phát lại. Cần có những phương pháp điều trị triệt để và những cách phòng chống tốt nhất để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

    Trên đây là một số những nguyên nhân phổ biến nhất của căn bệnh trầm cảm. Hãy chuẩn bị cho bản thân và gia đình những kiến thức về “Nguyên nhân của bệnh lý trầm cảm” để có những cách phòng chống căn bệnh nguy hiểm này cho bản thân và gia đình nhé.

    Benhlytramcam.vn

    Benhlytramcam.vn - 18 Tháng Mười Hai, 2018

    Bình luận về bài viết

    1. Chị e 22 tuổi. Cứ thỉnh thoảng cười 1 mình rồi lại khóc 1 mình. Liệu có phải là bệnh trầm cảm ko

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả không đủ để đưa ra kết luận người bệnh có bị trầm cảm hay không. Bạn nên tìm hiểu, quan sát xem chị có các biểu hiện khác như thường xuyên ủ dột, thay đổi thói quen ăn uống, mất ngủ hoặc ngủ nhiều, thay đổi cân nặng…hay không và nên nói chuyện trực tiếp với chị để tìm hiểu vấn đề. Trường hợp có các dấu hiệu gợi ý bệnh trầm cảm thì chị bạn cần tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám trực tiếp.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. Emily đã bình luận

      E không biết mình có bị trầm cảm hay không nhưng gần năm nay e luôn buồn suy nghĩ tiêu cực suy nghĩ về bản thân thậm chí e đã từng tự rạch tay và treo cổ vì những lý do áp lực về mọi phía e luôn muốn một mình không hòa đồng thận chí lảnh trốn khỏi mọi người rồi ngồi một góc và gần đây có nhiều các biểu hiện rõ ràng hơn như là suy nghĩ bản thân ko đc tốt và chết đi chứ sống làm gì để bố mẹ phải lo đêm thì suy nghĩ về chuyện của mình rồi rự khóc giờ giấc thay đổi ăn nhiều và hay mệt mỏi

      • Emily đã bình luận

        E không biết mình có bị trầm cảm hay không nhưng gần năm nay e luôn buồn suy nghĩ tiêu cực suy nghĩ về bản thân thậm chí e đã từng tự rạch tay và treo cổ vì những lý do áp lực về mọi phía e luôn muốn một mình không hòa đồng thận chí lảnh trốn khỏi mọi người rồi ngồi một góc và gần đây có nhiều các biểu hiện rõ ràng hơn như là suy nghĩ bản thân ko đc tốt và chết đi chứ sống làm gì để bố mẹ phải lo đêm thì suy nghĩ về chuyện của mình rồi rự khóc giờ giấc thay đổi ăn nhiều và hay mệt mỏi

        • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

          Chào em,

          Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, do đó em cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh em có thể tham khảo:

          Ở thành phố Hồ Chí Minh :
          -Bệnh viện đại học y dược
          -Bệnh viện tâm thần TP.HCM
          -Bệnh viện nguyễn tri phương
          – Bệnh viện 115
          -Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.

          Ở Hà Nội :
          -Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
          -Bệnh viện tâm thần trung ương
          -Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
          -Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
          -Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
          -Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1

          Chúc em mạnh khỏe,

    3. Em cảm thấy rất mệt mỏi và bế tắt . Em luôn suy nghĩ tiêu cực và suy nghĩ thái quá mọi vấn đề , em là một người khá ít nói , nhút nhát và không thích sự ồn ào . khi ở chung với các bạn cùng phòng em luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi, là người thừa trong mọi mối quan hệ, dần dần em không còn muốn tiếp xúc với nhiều người nửa em chỉ muốn ở một mình , em cho là chỉ khi ở một mình thì mới không tổn thương không bị ảnh hưởng bởi người khác . Và em rất hay suy nghĩ về tương lai cảm thấy rất bế tắc , nhộn biết tương lai sẽ như thế nào đi về đâu áp lực từ gia đình , xã hội và mong muốn của bản thân làm em rất mệt mỏi , tuyệt vọng , nhiều khi muốn buông bỏ mọi thứ . Như vậy em có bị trầm cảm hay không ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố, do bệnh tật…Những triệu chứng bạn mô tả chưa đủ cơ sở để kết luận là bệnh lý trầm cảm.
        Để giảm bớt căng thẳng bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!