Dấu hiệu người mắc trầm cảm nặng

    Tỷ lệ người mắc trầm cảm nặng tự sát rất rất cao. Nếu trầm cảm nhẹ khó nhận biết thì trầm cảm nặng có nhiều dấu hiệu hơn chính vì vậy nhận biết cũng dễ dàng hơn. Phát hiện ra bản thân hoặc người nhà mắc trầm cảm nặng có thể giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng trầm cảm và ý định tiêu cực đặc biệt là ngăn chặn ý định tự tử.

    Dấu hiệu người mắc trầm cảm nặng 1

    Hơn 50% trường hợp tự tử là trầm cảm

    Theo thống kê cho thấy có hơn 50% các trường hợp tự tử là do trầm cảm. Người trầm cảm nặng xu hướng tìm đến cái chết là rất cao. Nếu trầm cảm thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn thì khi bị trầm cảm nam giới lại dễ có xu hướng tự sát hơn. Hai nhóm đối tượng bị trầm cảm dẫn đến tự sát chính là:

    • Nam giới, trên 50 tuổi, sống ở nông thôn.
    • Nữ giới, trẻ tuổi, sống ở thành thị.

    Người trầm cảm nặng ít báo trước sự tự sát của mình mà thường tự sát một cách đột ngột. Một số trường hợp có thể chuẩn bị hoặc âm thầm báo trước. Trên thực tế ý đồ tự sát của người bị trầm cảm cao hơn rất nhiều so với hành vi tự sát khaorng hơn 10 lần.

    Dấu hiệu của trầm cảm nặng

    Trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Khi bệnh tình chuyển biến đến giai đoạn nặng nghĩa là đây là giai đoạn nguy hiểm nhất và khó chữa nhất. Để xác định được người bệnh ở giai đoạn nào cần dựa vào các dấu hiệu của bệnh.

    2 triệu chứng chính:

    • Khí sắc trầm: Nét mặt hay biểu cảm ủ rũ, buồn bã, chán chường và bi quan.
    • Giảm hứng thú với mọi việc, hoạt động và gia tăng mệt mỏi

    7 triệu chứng liên quan:

    • Rối loạn giấc ngủ
    • Rối loạn cân nặng cụ thể là tăng cân hoặc giảm cân đột ngột
    • Khó tập trung suy nghĩ và giải quyết công việc, dễ cáu gắt và khó chịu
    • Tự ti thất vọng về bản thân
    • Bi quan vào tương lai công việc và cuộc sống
    • Đau nhức người bao gồm đau cơ xương khớp, đau mỏi chân tay hoặc mệt mỏi không muốn nhấc tay chân lên, không muốn suy nghĩ… và đau dạ dày, đau đại tràng, co thắt trực tràng, liên tục mót tiểu, mót đại tiện, hoặc ợ hơi.
    • Có ý định hoặc hành vi tự sát

    Những triệu chứng trên phải xuất hiện thường xuyên và kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên.

    Để đánh giá chính xác trầm cảm nặng hay không cần dựa vào các dấu hiệu trầm cảm, thời gian bị bệnh và độ nặng của các triệu chứng cụ thể như sau:

      Trầm cảm nhẹ Trầm cảm  vừa Trầm cảm nặng
    Triệu chứng chủ yếu ít nhất 1 ít nhất 1 Cả 2
    Triệu chứng phổ biến ít nhất 2 3 hoặc 4 ít nhất 4
    Độ nặng của triệu chứng Không có triệu chứng nặng Có thể có một số triệu chứng nặng Tất cả các triệu chứng nặng
    Thời gian bị bệnh Ít nhất 2 tuần Ít nhất 2 tuần Ít nhất 2 tuần hoặc nhiều hơn
    Test BECK 14-19 điểm 20-29 điểm ≥ 30 điểm

    Khi phát hiện ra bệnh nhân mắc trầm cảm nặng cần:

    • Đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên môn để được thăm khám và chuẩn đoán tình trạng bệnh
    • Phối hợp điều trị tâm lý với điều trị chuyên khoa
    • Gia đình cần tạo động lực, động viên người bệnh
    • Bản thân người bệnh cần loại bỏ các hành vi lối sống xấu như thuốc lá, rượu bia… và kiên trì theo phác đồ điều trị

    Probiotic giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm

    Việc bổ sung các vi khuẩn có lợi đã được tìm thấy có lợi cho những người đang phải vật lộn với các bệnh đường ruột nghiêm trọng, bao gồm viêm ruột hoại tử (NEC), hội chứng ruột kích thích (IBS), trong đó các rối loạn trong vi sinh đường ruột thường được thấy. Một nghiên cứu của Úc cho thấy bổ sung probiotic làm giảm đáng kể nguy cơ và tử vong do NEC ở trẻ sơ sinh non tháng, làm giảm tỷ lệ NEC ở trẻ sơ sinh ít nhất 30%, giảm đau và mức độ nghiêm trọng triệu chứng của những người có IBS.

    Nhưng điều thú vụ lại nằm ở chỗ khác, kết quả chụp MRI chức năng cho thấy mối liên hệ giữa việc giảm các triệu chứng  trầm cảm và sự thay đổi thực tế trong hoạt động của não, đặc biệt ở những vùng có liên quan đến điều hòa tâm trạng, chẳng hạn như amygdala. Như ghi nhận của Tiến sĩ Roger McIntyre, giáo sư tâm thần học và dược học tại Đại học Toronto: “Chúng ta biết rằng một phần của não, hạch hạnh nhân, có xu hướng nóng lên ở những người bị trầm cảm, và nó dường như làm dịu đi sự can thiệp này. Nó mang lại sự tin tưởng khoa học hơn về điều gì đó trong não, ở mức sinh học rất cao, dường như bị ảnh hưởng bởi probiotic này”

    Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học thuộc hệ thống Bệnh viện khoa học y tế Hamilton (Canada) khảo sát ở các tình nguyện viên bị hội chứng ruột kích thích IBS kèm chứng trầm cảm hoặc lo lắng kéo dài. Những người tham gia được chia thành 2 nhóm, nhóm được bổ sung probiotics (có trong sữa chua) và nhóm dùng giả dược. Sau 6 tuần, nhóm dùng probiotics cải thiện cả các triệu chứng trầm cảm và các vấn đề ở ruột.

    Như vậy Probiotic có tác dụng giảm đáng kể các triệu chứng cho người trầm cảm. Probiotic có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sữa chua, sữa có bổ sung probiotic, thực phẩm muối chua…

    Xem thêm: Probiotics hướng đi mới trong ngăn ngừa và điều trị trầm cảm

    Benhlytramcam.vn

    Benhlytramcam.vn - 28 Tháng Mười Hai, 2020

    Bình luận về bài viết

    1. nguyễn thu huyền đã bình luận

      em muốn xin tư vấn về trầm cảm

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0981 966 152 để được tư vấn.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. Thơ đã bình luận

      Tư vấn bệnh trầm cảm

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0903294739 để được hỗ trợ.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Phùng Thị Hà đã bình luận

      Tôi luôn có ý định tự sát. Người mệt mỏi đau nhức. Nhìu khi đau bụng, tức ngực khó thở. Chán nản trong mọi việc. Ko muốn làm j. Ko muốn đi đâu. Ko muốn nc với ai. Làm sao để thay đổi vì đôi khi tôi cảm giác mình ko làm chủ đc bản thân.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Những triệu chứng em mô tả nếu đã kéo dài trên 2 tuần thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn em cần được thăm khám kĩ càng hơn.
        Trầm cảm là một bệnh lý thực sự nguy hiểm, vậy nên em cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, không nên để tình trạng kéo dài. Hãy yên tâm khi thăm khám bác sỹ có chuyên môn sẽ có cách nói chuyện phù hợp để em cảm thấy thoải mái nhé.

        Chúc em mạnh khỏe

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!