Hội chứng ruột kích thích: nguyên nhân và cách điều trị

    Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng) gây co thắt, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Khác với bệnh viêm loét dạ dày và bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích không có tổn thương thực thể và không làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

    Hội chứng ruột kích thích: nguyên nhân và cách điều trị 1

    TRIỆU CHỨNG

    Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích có thể khác nhau theo từng người và thường giống với các bệnh khác. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là:

    • Đau hoặc đau quặn bụng
    • Đau bụng sau ăn/ đau bụng mót đi cầu nhiều lần
    • Cảm giác chướng bụng
    • Đầy hơi
    • Tiêu chảy hoặc táo bón – đôi khi có các đợt táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau
    • Chất nhầy trong phân.

    Đối với hầu hết các trường hợp thì HCRKT là một tình trạng mãn tính, mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng có lúc xấu đi và có lúc cải thiện hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn.

    Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích

    Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng hội chứng này có thể do nhiều yếu tố gây ra. Thành ruột được lót bằng các lớp cơ có khả năng co bóp và thư giãn nhịp nhàng trong quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày qua ruột đến trực tràng. Khi bạn bị hội chứng ruột kích thích, các cơn co thắt có thể mạnh hơn và kéo dài hơn bình thường nên sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Ngược lại, khi ruột co thắt yếu, quá trình vận chuyển thức ăn sẽ diễn ra chậm làm cho phân trở nên cứng và khô.

    Những bất thường của hệ thần kinh ở đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn bình thường khi bụng bị trướng hơi hoặc đầy phân. Sự phối hợp kém hiệu quả giữa các tín hiệu của não và ruột (suy giảm chức năng trục Não – Ruột) có thể làm cho cơ thể của bạn phản ứng quá mức với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa. Sự phản ứng quá mức này có thể làm cho bạn bị đau, tiêu chảy hoặc táo bón.

    Stress nặng - Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh

    Rối loạn dẫn truyền thông tin giữa não và ruột là nguyên nhân chính gây HCRKT

    Một số yếu tố kích phát hội chứng ruột kích thích

    • Thực phẩm: mối liên quan giữa tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm với hội chứng ruột kích thích hiện vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên nhiều người đã có triệu chứng nặng hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm có liên quan là sô cô la, gia vị, chất béo, trái cây, các loại đậu, cải bắp, bông cải trắng, bông cải xanh, sữa, thức uống có ga và rượu bia;
    • Căng thẳng: hầu hết những người bị HCRKT có thể thấy các dấu hiệu và triệu chứng của mình xấu đi hoặc thường xuyên hơn trong các giai đoạn có nhiều căng thẳng, như tuần cuối cùng hoặc tuần đầu tiên làm công việc mới. Tuy nhiên, căng thẳng chỉ có thể làm nặng thêm các triệu chứng, chứ không gây ra triệu chứng;
    • Nội tiết tố: phụ nữ có khả năng bị HCRKT cao gấp hai lần, các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi nội tiết tố đóng một vai trò trong việc gây ra hội chứng này. Nhiều phụ nữ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nặng hơn trong hoặc trước/sau kỳ kinh nguyệt;
    • Các bệnh lý khác: đôi khi các bệnh lý khác như đợt tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột) hoặc tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức trong đường ruột (loạn khuẩn) có thể kích thích HCRKT.

    Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

    Sở dĩ gọi là Hội chứng ruột kích thích mà không phải “bệnh” ruột kích thích bởi thực sự người bị HCRKT không có bất cứ tổn thương thực thể nào tại đường tiêu hóa, chính vì vậy, HCRKT không nguy hiểm. Tuy nhiên, những triệu chứng của HCRKT có thể gây khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Lo lắng về bệnh tật lâu dần, có thể dẫn tới các bệnh tâm lý như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm – đây có thể là hậu quả nghiêm trọng nhất do hội chứng này gây ra.

    Theo nghiên cứu, có tới 50-90% bệnh nhân bị HCRKT có mắc kèm ít nhất một trong hai rối loạn lo âu và trầm cảm. Mối liên hệ giữa HCRKT và rối loạn lo âu, trầm cảm không rõ đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả nhưng trị liệu tâm lý là một phần quan trọng trong điều trị HCRKT.

    Điều trị hội chứng ruột kích thích

    1. Điều trị triệu chứng

    Vì hội chứng ruột kích thích không có tổn thương thực thể nên phương pháp điều trị sẽ tập trung làm giảm triệu chứng để bạn có một cuộc sống như bình thường. Một số loại thuốc thường sử dụng:

    • Thuốc giảm đau do co thắt cơ trơn đường tiêu hóa như Spasfon, Duspatalin,…
    • Chống táo bón như Forlax, Duphalac, Tegaserod,…
    • Chống ỉa chảy: Smecta, Imodium, Actapulgite,…
    • Chống sinh hơi: Meteospasmyl, Pepsane,…
    • Thuốc an thần: Rotunda, Seduxen, Dogmatil,…
    • Thuốc triệt khuẩn ruột: tuy vi khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong bệnh này nhưng ít nhiều có tham gia, tạo nên vòng luẩn quẩn. Tiêu chảy và táo bón đều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khi vi khuẩn phát triển mạnh mẽ sẽ làm tăng tiêu chảy và trướng bụng. Tuỳ thuộc vào mức độ mà có thể dùng các loại thuốc khác nhau: Berberin, Ganidan, Biseptol,..

    Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể kiểm soát thành công các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở mức độ nhẹ bằng cách học cách kiểm soát căng thẳng cũng như thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Cố gắng tránh các thực phẩm gây kích thích các triệu chứng. Đồng thời cố gắng tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc.

    Nếu hội chứng này ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, bạn cần phải thực hiện nhiều điều hơn là chỉ thay đổi lối sống. Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc.

    2. Điều trị nguyên nhân gây HCRKT bằng cách bổ sung men vi sinh tác động đích trên trục não ruột

    Tín hiệu dẫn truyền thông tin giữa Não và Ruột bị rối loạn được cho là nguyên nhân chính gây ra HCRKT. Một số chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột được tìm thấy có khả năng tham gia vào liên kết giữa não và ruột qua các con đường miễn dịch, kiểm soát việc tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh tại ruột như serotonin, GABA…Những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt này được gọi là psychobiotics – men vi sinh tác động đích trên trục não ruột.

    Bổ sung psychobiotics giúp củng cố lại chức năng não – ruột, không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà còn giúp giảm lo âu và trầm cảm. Một công thức hỗn hợp psychobiotics đầu tiên trên thế giới do các nhà khoa học của Hà Lan nghiên cứu thành công có tên gọi là Ecologic Barrier, dành riêng cho các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa chức năng như HCRKT, trào ngược dạ dày,…và bị căng thẳng, lo âu, trầm cảm.

    2. Điều trị nguyên nhân gây HCRKT bằng cách bổ sung men vi sinh tác động đích trên trục não ruột 1

    Bạn có thể tìm hiểu và đặt mua Ecologic Barrier tại đây:

    2. Điều trị nguyên nhân gây HCRKT bằng cách bổ sung men vi sinh tác động đích trên trục não ruột 2

    3. Chế độ dinh dưỡng

    • Loại bỏ thực phẩm gây đầy hơi: nếu bạn bị khó chịu bởi tình trạng chướng bụng hoặc đánh hơi nhiều, bác sĩ có thể đề nghị bạn cắt giảm các loại thực phẩm như thức uống có ga, rau củ – đặc biệt là bắp cải, bông cải xanh và bông cải trắng – và trái cây sống.
    • Loại bỏ gluten: các nghiên cứu cho thấy triệu chứng tiêu chảy trong HCRKT sẽ được cải thiện nếu họ ngưng dùng gluten (lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen).
    • Loại bỏ nhóm thực phẩm FODMAPs: FODMAPs là nhóm thực phẩm chứa đường có thể lên men như đường fructose, fructan, lactose và một số loại đường khác. Đường FODMAPs tìm thấy trong một số ngũ cốc, rau củ, trái cây và thực phẩm từ sữa. Tuy nhiên mọi người thường không nhạy cảm với tất cả các loại thực phẩm FODMAPs. Bạn có thể nghiêm ngặt thực hiện chế độ ăn ít FODMAPs để giảm các triệu chứng HCRKT rồi sau đó có thể bắt đầu trở lại từng ít một.
    Chuyên gia tư vấn - 24 Tháng Ba, 2022
    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!