Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Mắc suy nhược cơ thể uống thuốc gì? https://benhlytramcam.vn/suy-nhuoc-co-the-uong-thuoc-gi-2321/ https://benhlytramcam.vn/suy-nhuoc-co-the-uong-thuoc-gi-2321/#comments Fri, 14 Dec 2018 01:25:18 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2321 Suy nhược cơ thể là một rối loạn mạn tính của cơ thể nhưng có thể chữa khỏi với các loại thuốc, chế phẩm hỗ trợ và một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Mắc suy nhược cơ thể uống thuốc gì? 1

Suy nhược cơ thể và những triệu chứng phổ biến

Suy nhược cơ thể bản chất không phải tên một loại bệnh cụ thể mà là từ để chỉ một tập hợp các triệu chứng liên quan tới rối loạn tâm thần kinh và rối loạn thể chất. Cảm giác mệt mỏi kéo dài, không có năng lượng chính là triệu chứng đặc trưng của suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, người bị suy nhược cơ thể còn có thể gặp các triệu chứng khác như mất ngủ, đau nhức mỏi cơ, đau khớp, đau đầu, đau bụng, chán ăn, gầy sút, suy giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, ù tai, nhịp tim nhanh…Đối với một số bệnh nhân suy nhược cơ thể có liên quan tới vấn đề tâm lý thì có biểu hiện rối loạn cảm xúc như bực tức, cáu giận, mất kiểm soát cảm xúc, dễ kích động, lo âu hoặc buồn rầu, mất cảm giác yêu thích. Suy nhược cơ thể thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, có thể xuất hiện sau sang chấn tâm lý, stress kéo dài hoặc sau khi trải qua bệnh tật, phẫu thuật.

Việc điều trị suy nhược cơ thể tập trung chính vào giải quyết các vấn đề tâm lý như căng thẳng, lo âu hoặc trầm cảm và bồi bổ cơ thể với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động để nâng cao thể trạng, sức đề kháng

Xem chi tiết triệu chứng bệnh ở bài viết: Các biểu hiện rõ nét của người bị suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể uống thuốc gì?

Suy nhược cơ thể uống thuốc gì? 1

Những triệu chứng của suy nhược cơ thể khác nhau tùy thuộc mỗi người và nguyên nhân cũng khác nhau, chính vì vậy mà không có một loại thuốc đặc trị cho suy nhược cơ thể. Việc sử dụng loại thuốc nào để điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như các triệu chứng cụ thể ở mỗi bệnh nhân. Dưới đây là một số nhóm thuốc có thể sử dụng để điều trị:

  • Các thuốc chống trầm cảm: phổ biến nhất là nhóm SSRIs như Paxil, Prozac và Lexapro được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể có kèm theo trầm cảm. Theo thống kê, có tới 2/3 trường hợp mắc suy nhược cơ thể, đồng thời có biểu hiện trầm cảm nên thậm chí nhiều chuyên gia cho rằng, trầm cảm có thể là một nguyên nhân chính của suy nhược cơ thể. Chính vì vậy mà thuốc chống trầm cảm cũng là loại thuốc được sử dụng khá nhiều trong điều trị suy nhược cơ thể. Một lưu ý cho bệnh nhân
  • Thuốc an thần: Benzodiazepin là nhóm thuốc an thần được kê đơn phổ biến nhất, bao gồm: alprazolam (Xanax), clonazepam (Klonopin), diazepam (Valium), lorazepam (Ativan), triazolam (Halcion), temazepam (Restoril) và chlordiazepoxide (Librium). Nhóm thuốc an thần thứ hai là barbiturate. Cả hai nhóm thuốc này đều tạo ra tác dụng xoa dịu thần kinh bằng cách kích thích GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế có chức năng làm chậm hoạt động của não bộ.

Một số loại thuốc thường dùng  khác cũng có tác dụng an thần như: thuốc kháng histamine (thường dùng để giảm dị ứng như Atarax hoặc Vistaril), và thuốc ngủ (ví dụ glutethimide (Doriden), methyprylon (Noludar) và ethchlorvynol (Placidyl).

Nhóm thuốc này hữu ích cho những bệnh nhân mắc suy nhược cơ thể có biểu hiện loạn thần, hoặc triệu chứng mất ngủ nặng. Tuy nhiên người sử dụng thuốc hoặc các chất an thần có thể bị nghiện. Khi ngừng thuốc, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng cai nghiện như bồn chồn, mất ngủ nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Ngoài ra, các thuốc an thần nếu uống cùng với rượu cũng có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.

  • Thuốc chẹn beta: là loại thuốc thường được sử dụng để kiểm soát huyết áp cao và điều trị một số vấn đề về tim. Đối với một số người, các loại thuốc này có thể sử dụng để phòng ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng lo âu và căng thẳng. Thuốc chẹn beta như Inderal (propranolol) và Tenormin (atenolol) ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh và hormone norepinepherine trong động mạch và cơ tim, làm cho động mạch mở rộng, làm chậm hoạt động của tim và giảm lực co. Thuốc chẹn beta giúp giảm các triệu chứng như hồi hộp, nhịp tim nhanh.

Các sản phẩm hỗ trợ có thể sử dụng

Viên bổ sung đa vi chất (vitamin và khoáng chất)

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý là vô cùng quan trọng để cải thiện chức năng của các cơ quan của cơ thể, và giúp hệ thần kinh khỏe mạnh. Chế độ ăn uống mất cân bằng thường dẫn tới thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng, vì vậy trong trường hợp này chúng ta cần bổ sung thêm từ các viên bổ đa vi chất tổng hợp.

Probiotic (men vi sinh) chuyên biệt

Psychobiotic là những chủng lợi khuẩn có tác động tích cực trên tâm thần

Probiotic (men vi sinh) là những vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột được tạo ra thành các chế phẩm để bổ sung vào cơ thể để đem lại lợi ích cho sức khỏe. Hầu hết chúng ta đều biết tới việc bổ sung men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học phát hiện ra một số chủng probiotics đặc biệt có khả năng cải thiện tâm trạng, giảm stress, lo âu, trầm cảm, giúp cho hệ thần kinh trung ương khỏe mạnh. Những chủng probiotics này được gọi với cái tên đặc biệt là psychobiotics hay “probiotics tâm trạng”. Đối với người bị suy nhược cơ thể do tâm lý thì việc bổ sung đúng loại probiotics này rất hữu ích. Lợi điểm quan trọng của chế phẩm probiotics đó là thân thiện với người dùng và an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo ngại các tác dụng xấu đến sức khỏe.

>> Đọc thêm: Probiotics chuyên biệt đầu tiên tại Việt Nam

Thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon

Một số loại thực phẩm chức năng có chứa các thành phần như tâm sen, lạc tiên, bình vôi…có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ hơn. Mặc dù là thực phẩm chức năng nhưng chúng vẫn có khả năng gây lệ thuộc nếu sử dụng kéo dài hoặc liều lượng không thích hợp. Chính vì vậy, nên cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng để ngủ ngon hơn.

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/suy-nhuoc-co-the-uong-thuoc-gi-2321/feed/ 4
Suy nhược cơ thể – bệnh không thể chủ quan https://benhlytramcam.vn/suy-nhuoc-co-the-benh-khong-the-chu-quan-2251/ https://benhlytramcam.vn/suy-nhuoc-co-the-benh-khong-the-chu-quan-2251/#respond Tue, 11 Dec 2018 07:05:04 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2251 Suy nhược cơ thể là một tình trạng rối loạn mạn tính của cơ thể đặc trưng bởi sự mệt mỏi cực độ, mất năng lượng kéo dài.

Suy nhược cơ thể là gì?

Hội chứng suy nhược cơ thể là tên gọi của hàng loạt các triệu chứng kết hợp giữa rối loạn thể chất và rối loạn tâm thần kinh. Hội chứng suy nhược cơ thể còn có nhiều tên gọi khác nhau như suy nhược thần kinh, hội chứng suy nhược sau nhiễm siêu vi, trạng thái u uất, loạn thần kinh tim…

Suy nhược cơ thể là gì? 1

Suy nhược cơ thể thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 24-45, ngoài ra cũng có thể xuất hiện ở trẻ em hoặc người già. Theo thống kê của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), hội chứng suy nhược mạn tính gặp ở khoảng 0.002-0,007% dân số. Tuy  nhiên, nếu xem xét trong số những bệnh nhân tới khám bệnh tổng quát thì có tới 20% trong số họ có những biểu hiện của hội chứng suy nhược cơ thể. Việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn do những biểu hiện của bệnh xuất hiện rải rác, không tập trung và thường lẫn với triệu chứng bệnh ở nhiều chuyên khoa khác nhau.

Nguyên nhân nào gây suy nhược cơ thể?

Việc có nhiều tên gọi khác nhau cho thấy không có sự thống nhất về nguyên nhân cũng như cơ chế sinh bệnh của suy nhược cơ thể. Một số giải thuyết khác nhau được đưa ra là:

  • Hậu quả sau nhiễm trùng (nhiễm virus herpes, retrovirus, enterovirus)
  • Do rối loạn nội tiết
  • Suy giảm miễn dịch
  • Mắc kèm với trầm cảm, stress kéo dài

Tình trạng trầm uất được ghi nhân ở 2/3 các trường hợp có biểu hiện suy nhược cơ thể. Chính vì vậy mà nhiều chuyên gia cho rằng, suy nhược cơ thể có nguồn gốc bệnh cơ bản là từ tâm lý. Các vấn đề khác như rối loạn nội tiết hoặc suy giảm miễn dịch ở người bệnh là thứ phát (là hệ quả của rối loạn tâm lý).

Những triệu chứng của suy nhược cơ thể

Triệu chứng suy nhược cơ thể rất đa dạng, phân tán nên thường gây khó khăn trong việc chẩn đoán và xác định nguyên nhân. Dưới đây một số triệu chứng điển hình và tần suất gặp phải ở những người mắc suy nhược cơ thể:

Triệu chứng bệnh

Tỷ lệ (%) Triệu chứng bệnh Tỷ lệ (%)
Mệt mỏi
Khó tập trung tư tưởng
Đau đầu
Đau họng
Đau hạch ngoại vi
Đau nhức cơ
Đau nhức khớp
Nóng trong người
Khó ngủ
100
90
90
85
80
80
75
75
75
Vấn đề tâm lý
Dị ứng
Đau bụng
Sụt cân
Nổi ban
Mạch nhanh
Lên cân
Đau ngực
Đổ mồ hôi trộm

65
55
40
20
10
10
5
5
5

Những triệu chứng của suy nhược cơ thể 1

Suy nhược cơ thể khiến người bệnh mất năng lượng, giảm khả năng tập trung học tập hoặc làm việc, hạn chế quan hệ xã hội và dễ mắc bệnh tật khác. Không những thế, suy nhược cơ thể thường đi kèm với các vấn đề tâm lý, nếu không được điều trị thích hợp người bệnh có thể rơi vào trạng thái trầm cảm nặng hoặc loạn thần, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Xem chi tiết hơn với bài viết: “Biểu hiện của người mắc suy nhược cơ thể”

Cách khắc phục suy nhược cơ thể

Tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà các cách khắc phục suy nhược cơ thể có thể khác nhau:

Cách khắc phục suy nhược cơ thể 1

Đối với người bị suy nhược cơ thể do thiếu chất dinh dưỡng, làm việc quá sức thì cần bổ sung chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ ăn cho người suy nhược cơ thể cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin). Nên ăn thêm nhiều rau xanh như súp lơ, rau chân vịt – những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe và những loại hoa quả như cam, bưởi, dâu… Trong trường hợp ăn uống không ngon miệng có thể chế biến thức ăn thành các món loãng như súp, cháo để dễ ăn và dễ tiêu hóa.

Đối với người bị suy nhược cơ thể do stress quá mức cần sắp xếp lại công việc hợp lý, tránh căng thẳng và tập luyện thể dục thể thao, thiền hoặc yoga. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê.

Bổ sung thêm men vi sinh (probiotics) nếu đúng chủng loại cũng rất tốt cho người mắc chứng suy nhược cơ thể do stress vì nó vừa giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng vừa có thể giúp cải thiện trạng thái tinh thần. Hiện nay trên thị trường cũng đã có sản phẩm men vi sinh được thiết kế hướng đến đối tượng người bị suy nhược cơ thể, stress quá độ, lo âu, trầm cảm là Cerebio (Ecologic Barrier), được sản xuất tại Hà Lan.

Nếu người bị suy nhược cơ thể do trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ trên mà tình trạng không cải thiện thì nên thăm khám để được tư vấn điều trị. Việc điều trị với thuốc chống trầm cảm cần liên tục và kéo dài trung bình từ 6 tháng trở lên và cần có bác sỹ chuyên khoa tâm thần, thần kinh hoặc bác sỹ nội tổng quát theo dõi.

Theo benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/suy-nhuoc-co-the-benh-khong-the-chu-quan-2251/feed/ 0
Bị suy nhược cơ thể làm gì để khắc phục https://benhlytramcam.vn/bi-suy-nhuoc-co-the-lam-gi-de-khac-phuc-1869/ https://benhlytramcam.vn/bi-suy-nhuoc-co-the-lam-gi-de-khac-phuc-1869/#respond Tue, 11 Dec 2018 02:13:29 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1869 Suy nhược cơ thể là là một bệnh lý mà rất nhiều người hiện nay đang mắc phải, nó khiến cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn vì những triệu chứng mệt mỏi, lo âu… Vậy làm gì để khắc phục chứng suy nhược cơ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua các thông tin dưới đây nhé.

Bị suy nhược cơ thể làm gì để khắc phục 1

Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là thuật ngữ chỉ một tập hợp các triệu chứng của cơ thể như mệt mỏi, mất năng lượng, khó tập trung, mất ngủ, chóng mặt… diễn ra trong thời gian kéo dài. Theo các chuyên gia, suy nhược cơ thể không phải là một bệnh lý mà là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý khác trong cơ thể, ví dụ như trầm cảm, stress quá độ, viêm gan virus, lao…

Xem chi tiết hơn với bài viết: Thế nào là suy nhược cơ thể?

Tại sao lại bị suy nhược cơ thể?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể, chẳng hạn như:

  • Lao động quá sức
  • Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
  • Mắc các bệnh tâm thần dẫn đến rối loạn cảm xúc
  • Một số trường hợp sau khi phẫu thuật cũng khiến suy nhược cơ thể
  • Thiếu máu, thiếu sắt
  • Hạ đường huyết
  • Nhiễm trùng toàn thân
  • Suy giảm miễn dịch
  • Nhiễm virus
  • Viêm khớp dạng thấp, Lupus
  • Thay đổi nồng độ hooc môn của vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận…

Triệu chứng khi bị suy nhược cơ thể

Khi bị suy nhược cơ thể người bệnh sẽ luôn cảm thấy kiệt sức, đầy bụng, táo bón, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, luôn có cảm giác tê mỏi tay chân, đau xương khớp, chuột rút…

Người bệnh bị rối loạn trí nhớ, kém tập trung, dễ xúc động, hay chảy nước mắt, luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, bồn chồn, uể oải, ra mồ hôi trộm, da xanh xao, mệt mỏi chán ăn, sút cân…

Stress tâm lý và những nguy cơ

Người bệnh sẽ mất đi nghị lực, mất cảm giác thích thú, rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn, rối loạn cảm xúc, dễ bực tức, kích động.

Biểu hiện khi cơ thể bị suy nhược là rối loạn tình dục, với nam giới thì xuất hiện các biểu hiện như xuất tinh sớm, nữ giới thì rối loạn kinh nguyệt…

Rõ hơn trong bài viết: 7 biểu hiện của người mắc suy nhược cơ thể

Bị suy nhược cơ thể phải làm sao?

Tùy theo từng nguyên nhân gây suy nhược cơ thể mà chúng ta có những cách khắc phục khác nhau:

Với những bệnh nhân suy nhược cơ thể do phẫu thuật, sinh đẻ:

Bên cạnh các loại thuốc điều trị bệnh thì cần bổ sung thêm nước, chất điện giải, đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất từ chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như đạm, béo, bột, đường, vitamin và khoáng chất. Nên ăn nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, rau chân vịt, các loại hoa quả như cam, nho… Nên ăn nhiều những món ăn mà mình cảm thấy ngon miệng, thích thú. Chế biến món ăn loãng giúp dễ tiêu hóa và hấp thụ.

Với trường hợp suy nhược cơ thể do lao động quá sức:

  • Cần chú ý đến chế độ làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Nên sắp xếp thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo có thời gian ngủ trưa từ 30 phút đến 1 giờ.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh các cảm xúc tiêu cực, stress, tập các bài tập thiền định hoặc tập thở giúp cơ thể cân bằng. Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
  • Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe, tùy vào tình trạng sức khỏe mà có các bài tập phù hợp.
  • Bổ sung thêm sắt cùng các vitamin và khoáng chất nếu cơ thể suy nhược do bị thiếu máu. Có thể bổ sung qua chế độ ăn uống hoặc uống các viên sắt tổng hợp.

Suy nhược cơ thể do các rối loạn trầm cảm, lo âu, rối loạn thần kinh:

Đối với người bị suy nhược cơ thể do trầm cảm, lo âu thì cần sử dụng thuốc chống trầm cảm, tâm lý trị liệu hoặc cả kết hợp cả hai phương pháp để điều trị. Việc điều trị phải liên tục, kéo dài tối thiểu từ 6 tháng và do bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cần thời gian khá dài mới cho hiệu quả và trong thời gian đầu tiên bệnh nhân thường gặp phải một số tác dụng không mong muốn dẫn tới việc ngưng thuốc khi chưa uống đủ liệu trình. Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao hiệu quả điều trị và khả năng tuân thủ của bệnh nhân thì cần tới các biện pháp bổ trợ. Một trong những biện pháp bổ trợ được lựa chọn hiện nay đó là sử dụng Ecologic Barrier. Ecologic Barrier có bản chất là một chế phẩm probiotics gồm 8 chủng lợi khuẩn đường ruột được chọn lọc dựa trên đích tác dụng đặc hiệu là trục não ruột. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tín hiệu dẫn truyền thông tin giữa não và ruột, qua đó giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng stress, lo âu và trầm cảm, suy nhược thần kinh và mệt mỏi kéo dài.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn tại sao lợi khuẩn đường ruột lại có thể có tác động tích cực lên tâm trạng thì có thể tìm hiểu thêm trong bài viết sauProbiotics – hướng đi mới trong ngăn ngừa và kiểm soát chứng trầm cảm

Việc đưa Probiotics vào để ứng dụng trong điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần kinh được các chuyên gia đánh giá là rất tiềm năng bởi nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa não – ruột và hệ khuẩn chí đường ruột. Hơn nữa, probiotics là những lợi khuẩn sinh sống trong đường ruột, chúng thân thiện với cơ thể và hầu như không gây ra tác dụng không mong muốn nào.

]]>
https://benhlytramcam.vn/bi-suy-nhuoc-co-the-lam-gi-de-khac-phuc-1869/feed/ 0
7 biểu hiện của suy nhược cơ thể dễ nhận biết https://benhlytramcam.vn/7-bieu-hien-cua-suy-nhuoc-co-the-de-nhan-biet-1992/ https://benhlytramcam.vn/7-bieu-hien-cua-suy-nhuoc-co-the-de-nhan-biet-1992/#comments Thu, 29 Nov 2018 02:09:38 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1992 Suy nhược cơ thể là bệnh lý gặp nhiều trong xã hội hiện đại ngày nay, nó có thể là hệ quả  của việc mệt mỏi thường xuyên mà không được nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Tình trạng suy nhược kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây suy nhược cơ thể và biểu hiện của suy nhược cơ thể như thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Bạn đã hiểu về suy nhược cơ thể? Nếu chưa hãy đọc bài viết: Suy nhược cơ thể là bệnh gì?

Bị suy nhược cơ thể do nguyên nhân nào?

Lo lắng, stress, trầm cảm khiến cơ thể bị suy nhược

Bị suy nhược cơ thể do nguyên nhân nào? 1

 

 

Lo lắng, trầm cảm là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mệt mỏi – một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến chứng suy nhược cơ thể. Phần lớn trường hợp này không đến viện kiểm tra dẫn đến bị bệnh mà không được điều trị. Lâu dần tạo ra một vòng luẩn quẩn không dứt: lo lắng, trầm cảm dẫn đến suy nhược cơ thể, ngược lại cơ thể bị suy nhược khiến tâm trạng bất ổn, lo lắng,..

Cơ thể bị suy nhược do hạn chế vận động

Thời gian vận động không đủ khiến các cơ dần bị yếu đi, lâu dần khiến cơ thể bị suy nhược

Mắc các bệnh mãn tính khiến cơ thể suy nhược

Bị mắc các bệnh mãn tính như mất ngủ kéo dài, đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, bệnh ung thư… cũng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược

Suy nhược do bị nhiễm trùng

Bị nhiễm trùng kéo dài như bệnh lao, viêm gan B, viêm nội tâm mạc,… gây ra tình trạng suy nhược cơ thể

Vấn đề tuổi tác cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị suy nhược

Khi tuổi càng cao tình trạng oxy hóa trong cơ thể diễn ra càng nhanh, khả năng cân bằng nội môi càng kém khiến cơ thể dễ bị suy nhược

Thiếu vitamin khiến cơ thể bị suy nhược

Thông thường khi suy nhược cơ thể dù cho là nguyên nhân nào thì người bệnh cũng có những triệu chứng giống nhau như mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng… Khi cơ thể thiếu vitamin cũng vậy, người bệnh luôn cảm thấy chóng mặt, nôn nao, mệt mỏi, không muốn làm việc, lâu dần sẽ dẫn tới suy nhược.

Các biến chứng về thần kinh do tác dụng phụ của thuốc

Tình trạng phổ biến nhất là suy nhược cơ bắp, tăng mức độ enzyme – xúc tác cho các quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể, thay đổi điện di. Chẳng hạn như khi kết hợp fibrate với statin hoặc cyclosporin và colchicin có thể gây ra nhiều chứng bệnh thần kinh nặng.

Mang thai cũng là nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược

Phụ nữ mang thai thường có mức năng lượng thấp, nếu không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời thì dễ dẫn tới suy nhược cơ thể

Các triệu chứng biểu hiện suy nhược cơ thể dễ nhận biết

Sụt cân không kiểm soát cảnh báo suy nhược cơ thể

Các triệu chứng biểu hiện suy nhược cơ thể dễ nhận biết 1

Nếu thấy cân nặng của mình sụt không kiểm soát thì đó có thể là hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải chứng suy nhược cơ thể. Khi đó bạn sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, dần dần hệ tiêu hóa hoạt động sẽ kém hơn, khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng giảm sút, cơ thể trở nên thiếu sức sống, suy nhược, cân nặng giảm không kiểm soát

Triệu chứng mất ngủ

Mất ngủ và suy nhược cơ thể có liên quan mật thiết với nhau, khi cơ thể bị suy nhược sẽ gây tác động xấu tới hệ thần kinh gây nên tình trạng mệt mỏi, uể oải, mất ngủ, khó ngủ, kém tập trung…

Suy nhược cơ thể gây kiệt sức

Suy nhược cơ thể khiến bạn không có đủ năng lượng phục vụ các hoạt động thường ngày, bao gồm các hoạt động thể chất và trí óc. Suy nhược dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không ngon, bỏ ăn, hệ tiêu hóa hoạt động kém, không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho các cơ quan hoạt động gây nên kiệt sức. Kèm theo đó là các triệu chứng khó thở, hoa mắt, chóng mặt, tê mỏi tay chân…

Đau đầu là dấu hiệu điển hình của suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não bộ do khí huyết suy giảm, máu lưu thông lên não kém gây nên tình trạng đau đầu, chóng mặt, kém tập trung…

Cơ thể xanh xao

Suy nhược cơ thể làm bạn trông thiếu sức sống, chán ăn, biếng ăn khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng từ đó sẽ khiến da mặt và da toàn thân tái nhợt, môi nhợt nhạt, kết mạc mắt có màu trắng hoặc hồng nhợt thay vì màu đỏ hồng như người khỏe mạnh.

Da sạm, mụn mọc nhiều

Suy nhược cơ thể khiến hệ nội tiết của cơ thể hoạt động rối loạn dẫn đến tình trạng da dẻ xỉn màu, mụn mọc nhiều, da nhanh lão hóa. Ngoài ra suy nhược cơ thể gây nên chứng biếng ăn làm cơ thể thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết, làn da không được nuôi dưỡng từ bên trong dần trở nên yếu ớt, dễ sạm màu,…

Thường xuyên bị đầy bụng, táo bón

Các triệu chứng biểu hiện suy nhược cơ thể dễ nhận biết 2

Dấu hiệu phổ biến đi kèm với suy nhược cơ thể đó là đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Suy nhược cơ thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, thức ăn ăn vào không tiêu hóa được gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón…

Phương pháp phòng chống suy nhược cơ thể

  • Lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp và khoa học
  • Hạn chế thói quen ăn uống theo sở thích
  • Có thời gian biểu hợp lý cho việc ăn uống
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất trong thực đơn ăn uống hàng ngày
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế những căng thẳng, stress không đáng có

Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp khắc phục chứng suy nhược cơ thể hiệu quả

]]>
https://benhlytramcam.vn/7-bieu-hien-cua-suy-nhuoc-co-the-de-nhan-biet-1992/feed/ 2