Mệt mỏi chán ăn – triệu chứng của nhiều bệnh lý

    Trong cuộc sống hiện đại, chứng bệnh mệt mỏi chán ăn ngày càng phổ biến, hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng mắc phải. Chứng bệnh này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài và là triệu chứng của những bệnh lý khác. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem chứng bệnh mệt mỏi chán ăn là biểu hiện của những bệnh lý nào.

    Tìm hiểu chứng mệt mỏi chán ăn

    Tìm hiểu chứng mệt mỏi chán ăn 1

    Mệt mỏi là trạng thái cơ thể luôn cảm thấy thiếu năng lượng, uể oải, nó là một rối loạn phức tạp mà không giải thích được bởi bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Mệt mỏi thường tác động lên cả mặt thể chất lẫn tinh thần, nếu một trong hai mặt bị sẽ ảnh hưởng không tốt đến mặt còn lại.

    Chán ăn là hiện tượng cơ thể không muốn tiếp nhận thức ăn, giảm cảm giác thèm ăn. Chán ăn là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do căng thẳng, stress, áp lực cuộc sống… hoặc nguyên nhân cấp tính như nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, cảm cúm, viêm xoang…

    Mệt mỏi chán ăn là hiện tượng cơ thể thiếu năng lượng, kiệt sức, rã rời dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn, cơ thể không muốn tiếp nhận thức ăn.

    >> Mệt mỏi là gì? Giải pháp điều trị hiệu quả

    Mệt mỏi chán ăn do căng thẳng, lo âu, trầm cảm

    Mệt mỏi chán ăn do căng thẳng, lo âu, trầm cảm 1

    Xã hội ngày càng phát triển kéo theo áp lực gia tăng, có thể dẫn tới các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây triệu chứng mệt mỏi chán ăn không rõ nguyên nhân. Mệt mỏi chán ăn do tâm lý có thể xuất hiện cùng với một số triệu chứng khác như:

    • Mệt mỏi
    • Suy giảm trí nhớ kém tập trung
    • Đau cơ, đau khớp không rõ nguyên nhân
    • Nhức đầu
    • Ngủ không ngon, mất ngủ
    • Sút cân
    • Chóng mặt, ngất xỉu
    • Không có cảm giác thèm ăn, từ chối thức ăn
    • Chán ăn, nôn mửa
    • Đau bụng, táo bón
    • Kinh nguyệt không đều
    • Thiếu cảm xúc, hay cáu gắt
    • Lo âu, trầm cảm

    Các dấu hiệu này kéo dài sẽ dẫn người bệnh đến những biến chứng như: phiền muộn, tự cô lập bản thân, hạn chế lối sống…Mệt mỏi chán ăn do căng thẳng, lo âu, trầm cảm 2

    Làm gì để khắc phục mệt mỏi chán ăn do tâm lý căng thẳng, lo âu?

    Hiện nay, các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp tiên tiến nhất để giảm stress, lo âu, trầm cảm đó là dùng các lợi khuẩn đường ruột đặc biệt – gọi là psychobiotics. Đường ruột của chúng ta được ví như là một bộ não thứ 2, có liên hệ chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Bằng chứng của mối liên hệ này bạn có thể cảm nhận thấy triệu chứng nóng, bồn chồn ở bụng khi lo lắng, hồi hộp, hoặc có trường hợp có thể xuất hiện tình trạng đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…khi bị căng thẳng hoặc lo âu quá mức. Ở chiều ngược lại, đường ruột và hệ khuẩn chí đường ruột có thể tác động lên trạng thái tâm lý.

    Có thể bạn chưa biết rằng, có tới 95% hormon seretonin quyết định tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc được sản xuất tại ruột dưới sự kiểm soát của hệ khuẩn chí đường ruột. Vi khuẩn đường ruột sản xuất ra trytophan là tiền chất tổng hợp serotonin, đồng thời chúng cũng chi phối sự tổng hợp và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác như norepinephrine, dopamin, GABA…

    Các nhà khoa học nhận thấy ở người bị căng thẳng, lo âu và trầm cảm bị suy giảm nghiêm trọng số lượng các chủng vi khuẩn có lợi Bifidobacterium và Lactobacilli. Việc bổ sung những lợi khuẩn bị thiếu hụt này được chứng minh lâm sàng có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần

    Một công thức psychobiotics chuyên dùng cho căng thẳng bạn có thể tham khảo là Ecologic Barrier. Đây là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm, hay người bị viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD). Ecologic Barrier  được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.

    Làm gì để khắc phục mệt mỏi chán ăn do tâm lý căng thẳng, lo âu? 1

    Một số nguyên nhân khác dẫn đến mệt mỏi chán ăn

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi chán ăn nhưng chủ yếu được chia làm 3 nhóm yếu tố chính là: yếu tố về lối sống, yếu tố về vấn đề y tế, yếu tố về các vấn đề sức khỏe tâm thần.

    Nguyên nhân mệt mỏi chán ăn đến từ lối sống

    Cảm giác mệt mỏi chán ăn có thể đến từ các nguyên nhân đơn giản trong lối sống như: vận động quá sức hoặc thiếu vận động, thiếu ngủ, tâm trạng buồn chán, thừa cân, căng thẳng cảm xúc, sử dụng các chất gây nghiện, các chất kích thích, rượu bia, hoặc là do chế độ ăn không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng.

    Mệt mỏi chán ăn cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

    Biểu hiện chính khi mắc tiểu đường là khát nước và đi tiểu nhiều, tuy nhiên mệt mỏi chán ăn cũng là biểu hiện phổ biến và dai dẳng của bệnh tiểu đường. Khi bị tiểu đường thì cơ thể gặp khó khăn khi kiểm soát lượng đường huyết trong máu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kiệt sức nghiêm trọng.

    Các bệnh về gan, mật thường biểu hiện rõ bằng triệu chứng mệt mỏi chán ăn

    Khi mắc các bệnh về gan mật, gan bị tổn thương nên việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn đồng thời khả năng giải độc tố trong cơ thể sụt giảm khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi chán ăn, người nổi mẩn ngứa, nổi mụn, vàng da,…

    Biểu hiện mệt mỏi chán ăn cảnh báo bệnh suy giáp

    Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm dưới vùng cổ có chức năng điều tiết mọi thứ trong cơ thể từ mức năng lượng đến việc chuyển hóa năng lượng và miễn dịch. Cơ thể mệt mỏi chán ăn, thiếu năng lượng là các triệu chứng đầu tiên và nổi bật khi bị suy tuyến giáp, tuy nhiên còn có các biểu hiện khác như khô da và cơ thể thường cảm thấy lạnh.

    Triệu chứng mệt mỏi chán ăn có thể do suy tuyến thượng thận gây ra

    Suy tuyến thượng thận là hiện tượng rối loạn nội tiết thường gây ra tình trạng mệt mỏi chán ăn, đau đầu. Tuyến thượng thận hoạt động không tốt làm cơ thể sản sinh ra ít cortisol làm người bệnh luôn có cảm giác chán ăn, buồn nôn, đi ngoài,..

    Chứng mệt mỏi mạn tính gây mệt mỏi chán ăn

    Chứng mệt mỏi mạn tính khiến người mắc không thể thực hiện được các công việc hàng ngày, luôn có cảm giác đau nhức, tâm lý mơ hồ, có thể xuất hiện tình trạng viêm không kiểm soát ngay cả khi hoạt động nhẹ nhàng. Có khoảng 25% người mắc chứng mệt mỏi mạn tính phải nằm liệt giường.

    Mệt mỏi chán ăn cũng là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu

    Cơ thể bị thiếu máu sẽ không cung cấp đủ máu cơ quan hoạt động khỏe mạnh khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Thiếu máu có nhiều loại và mỗi loại lại có cách điều trị riêng.

    Trên đây là một số thông tin về chứng mệt mỏi chán ăn cũng như những bệnh lý mà cơ thể có thể mắc phải khi thấy xuất hiện dấu hiệu này. Hi vọng các thông tin trên hữu ích với mọi người, giúp mọi người phát hiện sớm và đề phòng một số chứng bệnh nguy hiểm.

    Benhlytramcam.vn

    Nguyễn Hà - 24 Tháng Ba, 2022

    Bình luận về bài viết

    1. Lê Bảo Ngọc đã bình luận

      Cháu 17 tuổi thường chán ăn không muốn ăn, cơ thể mệt mỏi ngủ rất nhiều, có khi khó ngủ đến sáng mới ngủ được, hay suy nghĩ tiêu cực và cháu có bị trào ngược dạ dày nữa không biết cháu có bị tràm cảm không ạ vì cháu rất ngại giao tiếp chỉ muốn ở nhà suốt ngày ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng bạn mô tả gợi ý bạn có thể đang mắc trầm cảm. Nếu tình trạng trên xuất hiện hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên thì bạn cần tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần để thăm khám càng sớm càng tốt.
        Ngoài ra, có một số biện pháp bổ trợ có thể hữu ích cho bạn:
        – Chế độ ăn uống: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Nên ăn nhiều trái cây tươi, bổ sung vitamin nhóm B, C.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
        – Đi ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa. Nên tránh sử dụng điện thoại gần giờ đi ngủ để không bị xao nhãng dẫn tới khó ngủ.
        – Chọn 1 môn thể thao để tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày như đi bộ, yoga, thiền… Nên tập ngoài trời có không khí thoáng đãng sẽ giúp cho tinh thần thoải mái hơn.
        – Giao tiếp với người xung quanh: lúc này bạn có thể cảm thấy khó khăn hoặc thậm chí là sợ giao tiếp với những người xung quanh. Tuy nhiên, việc giao tiếp với mọi người có thể sẽ giúp bạn có cuộc sống tinh thần tích cực hơn. Hãy thử liên hệ và gặp gỡ một người bạn, người thân bạn cảm thấy tin tưởng để nói chuyện hoặc cùng đi ăn hoặc uống cà phê thư giãn.

        Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng,

    2. Xin chào chuyên gia, cho hỏi cơ thể thường mệt mỏi, táo bón, đái dầm , có khi nấc cụt hoài ko hết, có biểu hiện trí nhớ lúc quên lúc nhớ, ngủ rất nhiều, ngủ rủ ra , vậy nhờ bác sĩ tư vấn giúp ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng của bạn gợi ý bạn có thể đang bị rối loạn lo âu hoặc trầm cảm. Rối loạn lo âu và trầm cảm tác động tới hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh tự động) chi phối các hoạt động bài tiết (biểu hiện vã mồ hôi, mất tự chủ tiểu tiện), tiêu hóa…Bạn nên khám bên chuyên khoa tâm thần để điều trị sớm nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Vì thị Yên đã bình luận

      E mặc dù rất muốn ăn nhưng k có cảm giác đói khiến cơ thể mệt mỏi và sút cân mỗi bữa chỉ ăn được nửa chén cơm, xong cuối ngày thì run rẩy chân tay ạ, xin BS tv giúp em với ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Triệu chứng của bạn có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau như thiếu máu, bệnh dạ dày, tuyến giáp, các bệnh về tâm lý như lo âu, trầm cảm… Bạn cần thăm khám tổng quát để kiểm tra nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    4. Hoang quoc việt đã bình luận

      Tôi năm nay 36 tuổi. Dạo này hay bị chán ăn.snghi lo âu.lo ko có lý do.đi vệ sinh nhiều.mất ngủ lo lắng hồi hộp khó thở.vậy xin bs tư vấn ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Qua những triệu chứng như bạn mô tả như hay suy nghĩ, lo lắng không có lý do, hồi hộp, khó thở thì rất có thể bạn đang mắc rối loạn lo âu. Đặc biệt, người bị rối loạn tâm thần rất thường hay gặp các vấn đề ở đường tiêu hóa bởi giữa não bộ và đường ruột tồn tại một mối quan hệ tương tác qua lại mật thiết với nhau, gọi là trục não – ruột.

        Có 4 cơ chế chính gây bệnh trầm cảm:
        1. Suy giảm các chất dẫn truyền thần kinh, biểu hiện qua nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, norepinephrine, bị suy giảm.
        2. Suy giảm hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, biểu hiện qua việc điều chỉnh sai các cơ chế feedback ngược.
        3. Suy giảm hệ miễn dịch do tình trạng viêm mạn tính
        4. Do suy giảm hoạt động trục Não – Ruột, biểu hiện qua các rối loạn tiêu hóa chức năng (tiêu chảy, táo bón chức năng, đau bụng, khó tiêu chức năng, trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích…)

        Dựa trên cơ chế bệnh sinh này mà có các loại thuốc điều trị tương ứng. Hiện nay, các loại thuốc chống trầm cảm đa số tác dụng vào cơ chế thứ nhất, tức là làm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin, dopamine và norepinephrine (SSRI, SNRI, NDRI, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, MAOIs). Tuy nhiên, trên thực tế sử dụng thuốc điều trị chỉ đem lại đáp ứng tốt với khoảng 70-80% bệnh nhân do còn có các cơ chế khác. Hiện nay, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm có chế suy giảm hoạt động trục Não – Ruột gây trầm cảm và đã phát triển được các chế phẩm chứa lợi khuẩn đường ruột đặc biệt giúp cải thiện các triệu chứng tâm lý (psychobiotics). Đối với trường hợp của bạn có biểu hiện khá rõ của sự suy giảm hoạt động trục Não – Ruột do có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa chức năng. Trong trường hợp, bạn có thể tham khảo sử dụng psychobioitics (Cerebio – 1 gói/ngày x 1-3 tháng) để giúp giảm lo âu và cải thiện triệu chứng chán ăn rối loạn tiêu hóa.

        Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng,

    5. Hoàng Linh Lam đã bình luận

      không muốn ăn ăn ít có nguy hiểm không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Chán ăn, mát cảm giác thèm ăn nếu diễn ra trong thời gian một vài ngày thì không có vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài liên tục trong nhiều ngày, hoặc xuất hiện nhiều ngày trong 1 tháng thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh hoặc vấn đề về tâm lý. Khi đó, bạn cần thăm khám để kiểm tra nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    6. Thái văn liên đã bình luận

      Bé gái 12 tuổi .chịu chứng bỏ ăn cả tháng nay . Nên dẫn khám chuyên môn nào cho đúng

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trước tiên bạn nên hỏi cháu xem cháu có vấn đề gì về sức khỏe dẫn tới biếng ăn. Chẳng hạn bé có bị đau bụng, có cảm giác khó chịu, không tiêu hóa được thức ăn không? Nếu cháu có biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, ợ hơi, đầy chướng bụng…thì nên đưa con đi khám tiêu hóa.
        Trường hợp bé không trả lời khó chịu ở đâu, bạn nên đưa con đi khám tổng quát. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan tới tâm lý của bé xem bé có đang có gì phải lo lắng, căng thẳng hoặc buồn chán không. Ở độ tuổi này, tâm lý của các con dễ bị tác động từ bên ngoài (do áp lực học tập, bạn bè xa lánh, áp lực từ bố mẹ, ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội…) dẫn tới những tổn thương, nhưng không sẵn sàng chia sẻ với phụ huynh. Tổn thương về mặt tâm lý có thể biểu hiện thành các triệu chứng thực thể như mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ thể…Nếu để ý kĩ, cha mẹ có thể quan sát thấy một số bất thường của con như dễ cáu giận, kích động, buồn bã, không muốn tiếp xúc với người khác…
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    7. Lê văn chanh đã bình luận

      Mình muốn mua thuốc

    8. phan văn quảng đã bình luận

      Bác sĩ cho em hỏi em là nam ,lưng nổi mụn nhiều , chán ăn , ăn đc 2 đến 3 bát cơm là có cảm giác buồn nôn ,cân nặng sụt giảm vậy bác sĩ cho em hỏi em đang mắc phải bệnh gì ạ, em cảm ơn

    9. Dương Tuấn Thông đã bình luận

      Tôi ăn ko ngon miệng và cảm thấy chán ăn là dấu hiệu của bệnh gì

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Mệt mỏi chán ăn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn tiêu hóa, bệnh lý dạ dày, bệnh tuyến giáp, bệnh mạn tính hoặc do căng thẳng, lo âu. Bạn có thể bổ sung men vi sinh như Cerebio (Ecologics Barrier) để cải thiện tiêu hóa, giảm căng thẳng, lo lắng. Liều sử dụng 1-2 gói/ngày trong 1-3 tháng.
        Nếu sau 1 tháng sử dụng tình trạng không cải thiện bạn nên thăm khám để tìm hiểu thêm nguyên nhân gây tình trạng chán ăn nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    10. cháu bắc đã bình luận

      cháu mỗi ngày hút hơn nữa bao thuốc hay dùng cafe có ngày cháu uốn 2 lon bò húc+cafe … có ngày 3 lon…. người cháu dạo này chán ăn nhức đầu mệt mỏi ăn ko ngon .. không biết cháu có bị làm sao ko có cần đến bác sĩ khám tổng thể ko ạ mong bác sỹ giúp

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Không biết gần đây bạn có căng thẳng hay không? Thuốc lá, cà phê hoặc nước tăng lực đều có chứa những chất kích thích có thể giúp tỉnh táo, có năng lượng trong thời gian ngắn hạn nên thường được nhiều người sử dụng khi phải làm việc căng thẳng, lo lắng, thức khuya. Tuy nhiên, về lâu dài những chất này có thể làm nặng thêm tình trạng lo âu. Trước tiên bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn và sinh hoạt, giảm bớt công việc nếu quá sức. Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) 30 phút x 3-5 ngày/tuần giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Nếu sau 3 tháng tình trạng không cải thiện được tốt nhất bạn nên tìm một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa thích hợp để thăm khám nhé!

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    11. Phạm văn chường đã bình luận

      Mệt mỏi chán ăn

    12. Cao thi huệ đã bình luận

      Chào bs. Cháu bị chán ăn ăn không ngon cơ thể mệt mỏi thi có dùng được thuốc này không ạ. Bs tư vấn giúp chau với và cháu cung bị trào ngược dạ day nưa ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn!
        Bạn hoàn toàn có thể sử dụng được sản phẩm CEREBIO nhé

        Cerebio là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm, hay người bị viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD). Ecologic Barrier ( Cerebio ) được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.

        Giữa não bộ và đường ruột tồn tại một mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Chính vì vậy, khi bị mệt mỏi, lo âu, trầm cảm thì chức năng đường ruột có thể bị ảnh hưởng dẫn tới các triệu chứng như: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát… Ngược lại, chức năng đường ruột không tốt có thể tác động xấu lên não bộ, gây ra rối loạn lo âu, trầm cảm.

        Với các triệu chứng bạn mô tả thì Bạn nên sử dụng Cerebio với liều 1 gói/ngày, liên tục trong 1-3 tháng. Đối với các trường hợp bị mệt mỏi, stress hoặc bệnh rối loạn lo âu/trầm cảm mức độ nhẹ đến vừa sản phẩm có thể cho đáp ứng tốt sau liệu trình sử dụng 1-3 tháng.

        Bạn nên uống cerebio vào buổi tối sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn, hoặc bạn uống buổi sáng sau khi thức dậy chưa ăn sáng và cách xa thời gian uống các thuốc khác 2 tiếng nhé. Uống vào lúc bụng rỗng ( buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sau khi ngủ dậy ). Bạn nên sử dụng từ 1 – 3 tháng để cải thiện triệu chứng rõ rệt.

        Muốn mua sản phẩm bạn có thể click tại link này: http://cerebio.vn/san-pham/

        Chúc bạn khỏe mạnh

    13. Huỳnh thị minh thư đã bình luận

      E hay chán ăn..có cảm giác đói nhưng hông mún ăn..ăn cũng hông ngon miệng..

    14. Ta thanh vu đã bình luận

      Chao bac si , em bi sut can va chan an

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới triệu chứng mệt mỏi, sút cân như thiếu dinh dưỡng, căng thẳng, một số bệnh lý như thiếu máu, bệnh lý mạn tính…
        Do vậy trước tiên bạn nên thăm khám tổng quát. Trường hợp đã thăm khám không tìm thấy nguyên nhân cụ thể bạn nên khám thêm về tâm lý nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    15. Trọng đã bình luận

      Tư vấn giúp e

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0903294739 để được hỗ trợ.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    16. Trọng đã bình luận

      0792499580

    17. Hoàng Hà đã bình luận

      Tôi có những dấu hiệu trên , có cách nào khắc phục đc o

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Mệt mỏi chán ăn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như chúng tôi đề cập trong bài viết. Để khắc phục cần phải xác định được nguyên nhân, vậy nên trước tiện bạn cần thăm khám xem tình trạng mệt mỏi có liên quan tới thiếu chất, bệnh tuyến giáp hay vấn đề tâm lý không nhé!

    18. Thái Khắc Mẫn đã bình luận

      Chào bác sĩ. Mình đọc qua các nguyên nhân thì thấy mục suy tuyến giáp là rất giống với bệnh của mình. Giờ nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bs

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trầm cảm và bệnh tuyến giáp, hoặc một số bệnh khác chẳng hạn viêm gan virus C có những triệu chứng tương tự nhau, chính vì vậy trong chẩn đoán trầm cảm bao giờ bạn cũng được làm thêm xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý thực thể này. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh để thăm khám kiểm tra nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!