Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Suy nhược thần kinh là gì? Nguyên nhân và điều trị https://benhlytramcam.vn/suy-nhuoc-than-kinh-la-gi-nguyen-nhan-va-dieu-tri-2205/ https://benhlytramcam.vn/suy-nhuoc-than-kinh-la-gi-nguyen-nhan-va-dieu-tri-2205/#comments Tue, 11 Dec 2018 07:19:50 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2205 Suy nhược thần kinh là một hội chứng không hiếm gặp trong xã hội và nó thường liên quan tới vấn đề tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm.

Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh lần đầu tiên được phát hiện bởi bác sỹ Jacob Mendez Da Costa ở những người lính trong cuộc nội chiến nước Mỹ. Chính vì vậy mà suy nhược thần kinh còn có tên gọi là hội chứng Da Costa hay ‘trái tim người lính”.

Suy nhược thần kinh là một hội chứng bao gồm các triệu chứng tương tự như bệnh tim: mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi…, tuy nhiên khi thăm khám không tìm thấy bất cứ một tổn thương thực thể nào. Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng và có liên quan chặt chẽ, thậm chí được coi là một biểu hiện của rối loạn lo âu và trầm cảm.

Những triệu chứng của suy nhược thần kinh

Những triệu chứng của suy nhược thần kinh 1

Những biểu hiện triệu chứng của suy nhược thần kinh rất đa dạng, dưới đây là những biểu hiện và dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh:

  • Mệt mỏi
  • Mất ngủ
  • Chóng mặt
  • Mất tập trung và suy giảm trí nhớ
  • Khó thở
  • Đau ngực, đánh trống ngực
  • Các triệu chứng đau thực thể như: đau đầu đau nhức xương khớp, mỏi cơ, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Một đặc điểm khác thường gặp ở những người bị suy nhược thần kinh đó là luôn lo lắng, cảm thấy mình có bệnh mặc dù khi được thăm khám toàn diện hoàn toàn không phát hiện ra bất cứ bệnh lý nào.

Xem chi tiết ở bài viết: Nhận biết dấu hiệu suy nhược thần kinh

Nguyên nhân của suy nhược thần kinh

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, hội chứng suy nhược thần kinh chính là tập hợp những triệu chứng thực thể của bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm. Như vậy, nguyên nhân của suy nhược thần kinh chính là vấn đề thuộc về tâm thần chứ không phải thần kinh hay bệnh thực thể.

Suy nhược thần kinh là một chứng bệnh phổ biến mà nhiều người gọi đó là căn bệnh của xã hội hiện đại, do con người ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực để đáp ứng những yêu cầu cuộc sống. Những yếu tố có thể thúc đẩy suy nhược thần kinh bao gồm:

  • Stress kéo dài: cường độ làm việc cao, vấn đề kinh tế, con cái…có thể gây ra tình trạng stress kéo dài và dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm.
  • Những biến cố trong cuộc sống như mất người thân, hôn nhân đổ vỡ, phá sản, mất việc làm…
  • Bệnh lý mạn tính: tiểu đường, viêm gan, ung thư…
  • Sử dụng các chất kích thích

Những phương pháp phòng ngừa và điều trị suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh bao gồm một tập hợp các triệu chứng đa dạng và hiện nay không có thuốc đặc trị cho vấn đề này. Các phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và quan trọng nhất là giải quyết vấn đề tâm lý cho người bệnh. Mặt khác, bác sỹ có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị các triệu chứng thực thể.

Chế độ ăn và lối sống

Chế độ ăn và lối sống 1

  • Ăn uống khoa học, hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các nhóm chất, bổ sung nhiều rau củ và trái cây.
  • Bổ sung đủ lượng vitamin (C, B1, B2…) vì chúng giúp đẩy nhanh hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, làm cơ thể khỏe mạnh chống lại mệt mỏi. Ngoài vitamin thì các nguyên tố vi lượng chẳng hạn như canxi cũng cần được cung cấp đầy đủ. Canxi giúp răng và xương chắc khỏe, cần thiết trong việc làm đông máu và là chất dẫn của nhiều dung môi như điều chỉnh hoạt động của tim và thần kinh, duy trì năng lực cơ bắp.
  • Tránh sử dụng các loại chất kích thích như ma túy, bia rượu, thuốc lá…vì các chất này làm suy yếu thần kinh gây mệt mỏi
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Yoga hoặc thiền cũng có thể giúp cân bằng lại trạng thái tâm lý, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Lên kế hoạch và chia nhỏ công việc cần làm để tránh bị quá tải hoặc cảm thấy áp lực.
  • Tránh căng thẳng cả về mặt thể chất và cảm xúc. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích

Sử dụng thuốc

Suy nhược thần kinh đa số có liên quan chặt chẽ với stress kéo dài hoặc trầm cảm. Vì vậy mà trong một số trường hợp, thuốc chống trầm cảm có thể giúp ích trong điều trị suy nhược thần kinh.

Sử dụng thuốc 1

Bên cạnh đó, các loại thuốc để giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc điều hòa nhịp tim, thuốc chống loạn thần, thuốc ngủ…cũng được sử dụng tùy từng trường hợp cụ thể.

Uống men vi sinh

Sử dụng probiotics (men vi sinh) là một liệu pháp mới và được đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như độ an toàn trong việc ngăn ngừa và cải thiện tâm trạng, các triệu chứng stress, trầm cảm. Những hiểu biết về khoa học cho thấy hệ khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với trạng thái tâm lý của con người thông qua các cơ chế: (1) tăng cường chức năng hàng rào biểu mô ruột – cánh cửa giúp ngăn chặn các chất độc hại đi vào cơ thể gây ra phản ứng viêm thần kinh, khởi đầu của stress; (2) kiểm soát việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, GABA và các yếu tố hướng thần kinh (BDNF); (3) đảm bảo hoạt động sinh lý bình thường của ruột, giúp truyền tải thông tin đúng tới não bộ thông qua trục não – ruột.

Uống men vi sinh 1

Nghiên cứu  chứng minh, một số chủng vi khuẩn đường ruột nhất định có tác động tích cực đến tâm trạng và hành vi ở người, đáng chú ý nhất là hai chủng lợi khuẩn Bifidobacteria, Lactobacillus. Những chủng lợi khuẩn đặc biệt được tìm thấy có tác dụng đến chức năng não bộ được gọi là spychobiotics, hay “probiotics tâm trạng”. Năm 2015, lần đầu tiên một công thức probiotics chuyên dụng cho vấn đề cải thiện trạng thái tinh thần và hành vi đã được các nhà khoa học của Hà Lan nghiên cứu thành công. Họ gọi công thức đó là Ecologic Barrier (ý nghĩa là hàng rào bảo vệ tại ruột ngăn cản các độc tố tấn công lên não thông qua trục não ruột). Các thử nghiệm lâm sàng trên Ecologic Barrier cho thấy, công thức probiotics đặc biệt này giúp ngăn ngừa và giảm bớt trạng thái căng thẳng, tâm trạng buồn, lo âu, các triệu chứng của trầm cảm và đặc biệt còn ghi nhận khả năng tăng khả năng ghi nhớ sau stress. Đây là một lựa chọn hữu ích đối với người thường xuyên phải đối mặt với vấn đề stress, lo âu dẫn tới suy nhược thần kinh không chỉ bởi hiệu quả mà còn vì tính an toàn, có thể sử dụng dài ngày mà không cần lo lắng tác động đến sức khỏe.

Theo benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/suy-nhuoc-than-kinh-la-gi-nguyen-nhan-va-dieu-tri-2205/feed/ 3
Nhận biết dấu hiệu suy nhược thần kinh https://benhlytramcam.vn/nhan-biet-dau-hieu-suy-nhuoc-than-kinh-1908/ https://benhlytramcam.vn/nhan-biet-dau-hieu-suy-nhuoc-than-kinh-1908/#comments Wed, 14 Nov 2018 11:03:30 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1908 Suy nhược thần kinh có nhiều tên gọi khác nhau như chứng loạn thần kinh tim, suy nhược mạn tính, suy nhược thần kinh nguyên phát, suy nhược thần kinh bán cấp,… Đây là rối loạn thần kinh chức năng khá phổ biến hiện nay, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nhiều về căn bệnh này. Vậy dấu hiệu nhận biết suy nhược thần kinh là gì? Những thông tin dưới đây giúp bạn đọc giải đáp điều đó.

Nhận biết dấu hiệu suy nhược thần kinh 1

Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh (hội chứng Da Costa) là hội chứng thuốc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não gây ra. Bệnh khá phổ biến ở cuộc sống hiện đại ngày nay, nguyên nhân được xác định do các vấn đề về tâm lý, stress, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có sự biến đổi,….

Suy nhược thần kinh gặp khá phổ biến ở lứa tuổi thanh niên và trung niên với các triệu chứng như mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, trí nhớ kém,…Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác xảy ra như đánh trống ngực, thở nông, mặt đỏ bừng hoặt tái nhợt, chóng mặt, ù tai,…

Hiện nay, các bác sĩ xem xét suy nhược thần kinh như là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu và phương pháp điều trị chủ yếu là thực hiện những thay đổi về hành vi như thay đổi lối sống hay luyện tập thể dục.

Thực trạng hiện nay, tỷ lệ người bệnh mắc suy nhược thần kinh ngày càng cao cùng với nhịp sống hối hả, nhộn nhịp trong thời kỳ công nghiệp hóa.

Chi tiết hơn với bài viết: Suy nhược thần kinh – Bệnh không thể xem thường

Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là tình trạng bệnh lý rất hay gặp trong cuộc sống hiện nay. Để nhận biết suy nhược thần kinh thông qua những dấu hiệu dưới đây:

Tình trạng mất ngủ

Đây là một trong những triệu chứng chủ yếu của người bệnh suy nhược thần kinh. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, giúp đảm bảo sự sống và giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi đồng thời giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.

Với người bệnh suy nhược thần kinh, tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh khá mệt mỏi. Mất ngủ do suy nhược thần kinh thời gian ngủ ban đêm không ít nhưng người bệnh ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn do đó ban ngày cơ thể họ rất mệt mỏi, thường xuyên ngủ gật. Ngồi thì muốn ngủ nhưng khi nằm xuống lại không ngủ được, kể cả trường hợp dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể.

Mệt mỏi

Đối với người bình thường, mệt mỏi là biểu hiện bình thường khi cơ thể làm việc quá sức, tham gia vận động mạnh,…Nhưng sau đó sức khỏe sẽ dần hồi phục sau khi nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Nhưng mệt mỏi trong bệnh suy nhược thần kinh thì dường như không có nguyên nhân dù nghỉ ngơi và bồi dưỡng như thế nào cũng không thể hồi phục thể lực thậm chí càng ngủ càng cảm thấy cơ thể mệt mỏi và không có sức.

Đi kèm với dấu hiệu mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, nằm không yên, bực bội, khó chịu. Vì vậy, các cơ quan khác của cơ thể cũng cảm thấy rất khó chịu như tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp, dạ dày khó chịu, hồi hộp,… Đây là tình trạng cộng hưởng của các stress và sự mệt mỏi khiến cơ thể có nhiều thay đổi.

>> Mệt mỏi kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn?

Tình trạng rối loạn lo âu

Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh 1

Lo âu thông thường là phản ứng bình thường của cơ thể khi gặp phải vấn đề căng thẳng hay những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước. Nhưng hiện tượng này không còn là bình thường nếu lo lắng xảy ra thường xuyên và kéo dài. Đây là một dạng rối loạn lo âu, có thể khiến người bệnh dẫn tới tình trạng mắc trầm cảm.

Do đó, khi bạn gặp phải vấn đề nào đó trong cuộc sống hay cố gắng tìm cách giải quyết và thư giãn. Điều này khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, hạn chế lo lắng và hoàn thành tốt công việc của mình.

>> Hiểu về rối loạn lo âu qua bài viết: Rối loạn lo âu – nguyên nhân và triệu chứng bệnh

Hoảng loạn

Khi không được điều trị tình trạng rối loạn lo âu khiến người bệnh xuất hiện những cơn hoảng loạn, cảm xúc luôn tràn ngập sự sợ hãi gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Do đó, kiểm soát hơi thở rất quan trọng bằng cách thở chậm và dài hơi để ổn định lại nồng độ CO2. Một hơi thở dài sẽ tác động tới hệ thần kinh giao cảm và khiến bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Trốn tránh và ngại giao tiếp

Trường hợp bạn luôn luôn trốn tránh mọi người và ngại giao tiếp có thể do não bộ mất cân bằng serotonin gây ra tình trạng căng thẳng khi tiếp xúc với người khác. Khi não bộ bị quá tải, bạn có xu hướng né tránh mọi thứ gây ra cảm giác cô lập và muốn ở một mình dẫn tới trầm cảm, lo âu.

Đây là dấu hiệu của suy nhược thần kinh, bạn có thể cải thiện bằng cách gạt bỏ tâm lý nặng nề bằng cách gặp gỡ mọi người, chia sẻ tình trạng của bạn, rất có thể những lời khuyên của họ sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn.

Mất tập trung và suy giảm trí nhớ

Người bệnh thường mất tập trung, gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hàng ngày. Điều này gây ảnhhưởng lớn tới cuộc sống, công việc của bạn, làm trì trệ và giảm khả năng phát triển khả năng của bản thân. Trong trường hợp mất tập trung lâu dài mà không cải thiện có thể dẫn tới tình trạng bệnh như Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ…

Các triệu chứng khác

Người bệnh bị suy nhược thần kinh còn gặp các dấu hiệu liên quan tới cơ khớp và thần kinh như:

  • Đau mỏi cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng
  • Nhức cơ
  • Rối loạn cảm giác
  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,…

Các triệu chứng về tiêu hóa như:

  • Cảm giác buồn nôn
  • Chán ăn
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Táo bón…

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy nhược thần kinh?

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy nhược thần kinh? 1

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy nhược thần kinh, phải kể tới:

  • Người thường xuyên bị căng thẳng, stress
  • Người mắc rối loạn lo âu, trầm cảm
  • Uống quá nhiều rượu bia
  • Hút thuốc lá nhiều

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi mắc chứng suy nhược thần kinh, việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp ngăn ngừa diễn tiến của bệnh nặng hơn và tránh tình huống phải cấp cứu. Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt tránh để tình trạng bệnh nặng.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về tình trạng bệnh của mình cần trao đổi với bác sĩ, vì cơ địa mỗi người khác nhau. Do đó, hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án thích hợp nhất.

Bệnh suy nhược thần kinh có thể gặp ở mọi lứa tuổi ở cả nam và nữ giới, nếu không được điều trị kịp thời gây ảnh hưởng tới tâm lý thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Phương pháp điều trị suy nhược thần kinh

Để điều trị suy nhược thần kinh, bạn có thể hạn chế các hoạt động nặng nhọc trong ngày và có một lối sống lành mạnh hơn. Trường hợp mắc suy nhược thần kinh, nên ngồi tựa lưng hoặc nằm nghỉ tại giường bì hai tư thế này là tốt nhất cho sức khỏe.

Phương pháp cải thiện bệnh là tập thể dục, cải thiện vóc dáng với cường độ thích hợp. Mặc quần áo thoải mái, tránh thay đổi tư thế như khom lưng, nằm nghiêng bên trái, bên phải hoặc nằm ngửa trong một số trường hợp. Những cách trên giúp bạn giảm hồi hộp và hạn chế đau ngực. Tốt nhất bạn nên đứng lên từ từ để hạn chế tình trạng chóng mặt vì huyết áp tư thế trong một số trường hợp gây ra.

Để cải thiện tình trạng và kiểm soát bệnh, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

Biện pháp phòng ngừa suy nhược thần kinh như thế nào?

Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do áp lực về tinh thần. Vì vậy, để phòng bệnh cần giải quyết những vấn đề về tinh thần trước bằng cách điều chỉnh tâm lý.

Biện pháp phòng ngừa suy nhược thần kinh như thế nào? 1

 

Đây là bệnh lý có thể chữa khỏi và phòng ngừa được. Người bệnh cần chú ý tới những điểm sau đây để cải thiện tốt tâm lý:

  • Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan, tập thể
  • Tránh các chấn thương tâm thần mạn tính
  • Cần có biện pháp khắc phục tình trạng căng thẳng, mệt mỏi
  • Cần phối hợp hài hòa giữa lao động trí óc, lao động chân tay
  • Cân bằng giữa lao động, nghỉ ngơi và giải trí
  • Hạn chế tiếng ồn, tiếng động trong khi làm việc cũng như ở môi trường sống
  • Luôn tin tưởng và lạc quan vào cuộc sống, tạo niềm vui cho mình trong công việc cũng như trong cuộc sống
  • Đảm bảo giấc ngủ tốt, rèn luyện thân thể thường xuyên, phát hiện điều trị kịp thời các bệnh thực thể…

Theo benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhan-biet-dau-hieu-suy-nhuoc-than-kinh-1908/feed/ 2