Suy nhược thần kinh là gì? Nguyên nhân và điều trị

    Suy nhược thần kinh là một hội chứng không hiếm gặp trong xã hội và nó thường liên quan tới vấn đề tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm.

    Suy nhược thần kinh là gì?

    Suy nhược thần kinh lần đầu tiên được phát hiện bởi bác sỹ Jacob Mendez Da Costa ở những người lính trong cuộc nội chiến nước Mỹ. Chính vì vậy mà suy nhược thần kinh còn có tên gọi là hội chứng Da Costa hay ‘trái tim người lính”.

    Suy nhược thần kinh là một hội chứng bao gồm các triệu chứng tương tự như bệnh tim: mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi…, tuy nhiên khi thăm khám không tìm thấy bất cứ một tổn thương thực thể nào. Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng và có liên quan chặt chẽ, thậm chí được coi là một biểu hiện của rối loạn lo âu và trầm cảm.

    Những triệu chứng của suy nhược thần kinh

    Những triệu chứng của suy nhược thần kinh 1

    Những biểu hiện triệu chứng của suy nhược thần kinh rất đa dạng, dưới đây là những biểu hiện và dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh:

    • Mệt mỏi
    • Mất ngủ
    • Chóng mặt
    • Mất tập trung và suy giảm trí nhớ
    • Khó thở
    • Đau ngực, đánh trống ngực
    • Các triệu chứng đau thực thể như: đau đầu đau nhức xương khớp, mỏi cơ, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

    Một đặc điểm khác thường gặp ở những người bị suy nhược thần kinh đó là luôn lo lắng, cảm thấy mình có bệnh mặc dù khi được thăm khám toàn diện hoàn toàn không phát hiện ra bất cứ bệnh lý nào.

    Xem chi tiết ở bài viết: Nhận biết dấu hiệu suy nhược thần kinh

    Nguyên nhân của suy nhược thần kinh

    Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, hội chứng suy nhược thần kinh chính là tập hợp những triệu chứng thực thể của bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm. Như vậy, nguyên nhân của suy nhược thần kinh chính là vấn đề thuộc về tâm thần chứ không phải thần kinh hay bệnh thực thể.

    Suy nhược thần kinh là một chứng bệnh phổ biến mà nhiều người gọi đó là căn bệnh của xã hội hiện đại, do con người ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực để đáp ứng những yêu cầu cuộc sống. Những yếu tố có thể thúc đẩy suy nhược thần kinh bao gồm:

    • Stress kéo dài: cường độ làm việc cao, vấn đề kinh tế, con cái…có thể gây ra tình trạng stress kéo dài và dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm.
    • Những biến cố trong cuộc sống như mất người thân, hôn nhân đổ vỡ, phá sản, mất việc làm…
    • Bệnh lý mạn tính: tiểu đường, viêm gan, ung thư…
    • Sử dụng các chất kích thích

    Những phương pháp phòng ngừa và điều trị suy nhược thần kinh

    Suy nhược thần kinh bao gồm một tập hợp các triệu chứng đa dạng và hiện nay không có thuốc đặc trị cho vấn đề này. Các phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và quan trọng nhất là giải quyết vấn đề tâm lý cho người bệnh. Mặt khác, bác sỹ có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị các triệu chứng thực thể.

    Chế độ ăn và lối sống

    Chế độ ăn và lối sống 1

    • Ăn uống khoa học, hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các nhóm chất, bổ sung nhiều rau củ và trái cây.
    • Bổ sung đủ lượng vitamin (C, B1, B2…) vì chúng giúp đẩy nhanh hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, làm cơ thể khỏe mạnh chống lại mệt mỏi. Ngoài vitamin thì các nguyên tố vi lượng chẳng hạn như canxi cũng cần được cung cấp đầy đủ. Canxi giúp răng và xương chắc khỏe, cần thiết trong việc làm đông máu và là chất dẫn của nhiều dung môi như điều chỉnh hoạt động của tim và thần kinh, duy trì năng lực cơ bắp.
    • Tránh sử dụng các loại chất kích thích như ma túy, bia rượu, thuốc lá…vì các chất này làm suy yếu thần kinh gây mệt mỏi
    • Tập luyện thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Yoga hoặc thiền cũng có thể giúp cân bằng lại trạng thái tâm lý, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
    • Lên kế hoạch và chia nhỏ công việc cần làm để tránh bị quá tải hoặc cảm thấy áp lực.
    • Tránh căng thẳng cả về mặt thể chất và cảm xúc. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích

    Sử dụng thuốc

    Suy nhược thần kinh đa số có liên quan chặt chẽ với stress kéo dài hoặc trầm cảm. Vì vậy mà trong một số trường hợp, thuốc chống trầm cảm có thể giúp ích trong điều trị suy nhược thần kinh.

    Sử dụng thuốc 1

    Bên cạnh đó, các loại thuốc để giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc điều hòa nhịp tim, thuốc chống loạn thần, thuốc ngủ…cũng được sử dụng tùy từng trường hợp cụ thể.

    Uống men vi sinh

    Sử dụng probiotics (men vi sinh) là một liệu pháp mới và được đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như độ an toàn trong việc ngăn ngừa và cải thiện tâm trạng, các triệu chứng stress, trầm cảm. Những hiểu biết về khoa học cho thấy hệ khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với trạng thái tâm lý của con người thông qua các cơ chế: (1) tăng cường chức năng hàng rào biểu mô ruột – cánh cửa giúp ngăn chặn các chất độc hại đi vào cơ thể gây ra phản ứng viêm thần kinh, khởi đầu của stress; (2) kiểm soát việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, GABA và các yếu tố hướng thần kinh (BDNF); (3) đảm bảo hoạt động sinh lý bình thường của ruột, giúp truyền tải thông tin đúng tới não bộ thông qua trục não – ruột.

    Uống men vi sinh 1

    Nghiên cứu  chứng minh, một số chủng vi khuẩn đường ruột nhất định có tác động tích cực đến tâm trạng và hành vi ở người, đáng chú ý nhất là hai chủng lợi khuẩn Bifidobacteria, Lactobacillus. Những chủng lợi khuẩn đặc biệt được tìm thấy có tác dụng đến chức năng não bộ được gọi là spychobiotics, hay “probiotics tâm trạng”. Năm 2015, lần đầu tiên một công thức probiotics chuyên dụng cho vấn đề cải thiện trạng thái tinh thần và hành vi đã được các nhà khoa học của Hà Lan nghiên cứu thành công. Họ gọi công thức đó là Ecologic Barrier (ý nghĩa là hàng rào bảo vệ tại ruột ngăn cản các độc tố tấn công lên não thông qua trục não ruột). Các thử nghiệm lâm sàng trên Ecologic Barrier cho thấy, công thức probiotics đặc biệt này giúp ngăn ngừa và giảm bớt trạng thái căng thẳng, tâm trạng buồn, lo âu, các triệu chứng của trầm cảm và đặc biệt còn ghi nhận khả năng tăng khả năng ghi nhớ sau stress. Đây là một lựa chọn hữu ích đối với người thường xuyên phải đối mặt với vấn đề stress, lo âu dẫn tới suy nhược thần kinh không chỉ bởi hiệu quả mà còn vì tính an toàn, có thể sử dụng dài ngày mà không cần lo lắng tác động đến sức khỏe.

    Theo benhlytramcam.vn

    Chuyên gia tư vấn - 11 Tháng Mười Hai, 2018

    Bình luận về bài viết

    1. Vuongdunghao đã bình luận

      Bs em bi mất ngu may ngay bươi trưa cung ngu ko dc r e thay tinh thần ko on hay suy nghi lung tung bs hay đi ra vô hay suy nghi la bênh gì z a

    2. Phan Thanh Châu đã bình luận

      Em chào bác sĩ.Em tên Phan Thanh Châu và năm nay em 19t. Hiện tại em thấy một đêm mình ngủ cx 7 8 tiếng nhưng dậy rất mệt mỏi và đầu óc nặng trĩu, cảm giác ngưòi mình trở nên chậm chạc, khó tập trung và trí nhớ suy giảm đáng kể. Em thấy mình ko thể học tập nổi hay sinh hoạt các công việc thường ngày được.Kể từ khi giấc ngủ của em có vấn đề thì cũng đã được 2 năm và lúc trước em có điều trị được hơn 4 tháng và sau đó em tự ý bỏ thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.Từ khu bị tới h thì đêm nào em cx có dậy ít nhất một lần. Em không biết có phải mình đang bị suy nhược thần kinh ko và liệu mình có uống thuốc thảo dược để trị hay phải dùng đến thuốc an thần ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Về bản chất thì suy nhược thần kinh không phải bệnh lý mà là một tập hợp các biểu hiện triệu chứng liên quan tới các rối loạn tâm – thần kinh như lo âu hoặc trầm cảm. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám chẩn đoán chính xác tình trạng của mình thì mới có hướng điều trị thích hợp được nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!