Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Chiến binh của chính mình https://benhlytramcam.vn/chien-binh-cua-chinh-minh-3581/ https://benhlytramcam.vn/chien-binh-cua-chinh-minh-3581/#respond Wed, 03 Feb 2021 03:58:27 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3581
Chúng ta sinh ra, có lẽ phải chiến đấu để trưởng thành?
Tôi không mấy khi thích đeo mặt nạ, cũng không thích mặc loại áo giáp cồng kềnh từ cái thời nghìn năm lịch sử. Tôi chọn một chiếc vỏ cho những đối thủ khác nhau, họ đều thích cái việc tôi thoả mãn điều họ muốn. Tôi không chắc khi cậu đọc những dòng này, cậu có những đối thủ như tôi, nhưng tôi hiểu trên thế gian này, không chỉ một mình tôi có những đối thủ như vậy.
Bắt đầu từ khi chào đời, mở mắt tiếp nhận ánh sáng của thế kỉ mình được sinh ra và lớn lên, tôi cứ ngỡ thế là mình thoát khỏi vòng vây đấy. Cái vòng vây người ta hay gọi là bọc ối, hay tử cung chật hẹp nơi tôi phải chờ 9 tháng 10 ngày để vùng vẫy, để làm siêu anh hùng hay việc gì lớn lao. Nhưng mà cuộc sống, ai định đoán trước cho nó được điều gì. Tôi lại mọc thêm vỏ – hay nói cách khác là cái khiên bảo vệ tôi trong trò đối kháng với cuộc đời, mọc thêm theo thời gian chầm chậm, vỏ chồng vỏ.
Lớn lên một chút khi thoát li khỏi quãng thời gian con nít, đối thủ đầu tiên của đời tôi xuất hiện – Gia Đình. Tôi yêu họ, họ cũng yêu tôi, một tình yêu trọn vẹn và đằm thắm. Nhưng tình yêu của gia đình chắc là một trong những tình yêu tôi cho là khó hiểu nhất? Mẹ từng nói thế này:
“Con yêu, vì muốn tốt cho con sau này, mẹ mong con hãy ___ ”
Là “hãy” gì thì còn phụ thuộc cha mẹ mỗi người muốn gì ở bạn. Còn mẹ tôi ấy à, bà muốn tôi học Luật, còn tôi thì mê đắm cái ngành Báo Chí. Bạn biết đấy, Đại Học không chỉ là nơi để học mà còn là thứ gì đó xa vời lắm, chẳng mấy khi người ta lại nói Đại Học là một trong những con đường duy nhất dẫn đến thành công tuy bây giờ khái niệm này hoàn toàn không còn đúng đắn nữa. Tóm lại, tôi thật sự ghét cái ngành đấy, vì nó khô khan và không hợp chí hướng tôi muốn đến. Nói như thế không có nghĩa là tôi phản quốc, tôi không thích học Luật không phải tôi ghét Việt Nam này. Nhưng vì mẹ, phải, tôi đã đi theo con đường vào Toà Án. Ngồi trên giảng đường mà lòng bâng khuâng chẳng rõ rốt cuộc bản thân nên tự hào hay nên khóc. Thế là chiếc vỏ đầu tiên của tôi đã lộ diện, đó là chiếc vỏ của đứa con ngoan, của đứa con người ta gọi là hiếu thảo.
Chúng ta đều vì gia đình mà dễ dàng từ bỏ thứ chúng ta hằng mơ được theo đuổi, bởi có lẽ dù đi đâu về đâu, dù lạc đường ngược lối, gia đình vẫn là nơi cho bạn để trở về, vẫn là nơi bạn tự do ngã mình bất kì chỗ nào trên mặt sàn để thẳng cẳng ngủ nghê. Chúng ta cố gắng làm tất cả như họ mong muốn vì hai từ “bổn phận” để rồi tự nhiên từ đâu quanh xung quanh ta xuất hiện lớp vỏ bọc hoàn hảo khi kẻ khác nhìn vào. Mà thật ra cái vỏ đấy, là hãnh diện của gia đình.
Chiến binh của chính mình 1
Thơ thẩn để trái tim tự do xao nhãng ít phút, đối thủ thứ hai cũng là đối thủ khiến chúng ta dễ dàng gục ngã nhất – Tình Yêu. Chúng ta thường bảo ban nhau rằng: Yêu là phải thay đổi để hoà hợp. Nhưng tất nhiên rồi, là sự thay đổi từ hai phía, chuyện này đáng buồn mà nói không tồn tại nhiều trong các câu chuyện yêu đương. Thế nên về phương diện tình cảm, tôi cho là có hai loại vỏ bọc hoàn hảo. Vỏ bao dung của anh, vỏ kiên cường của em.
Một là anh quá chiều em, để em trở thành công chúa bướng bỉnh, để mình anh thay đổi tất cả chỉ vì anh thật sự yêu em còn em yêu cái cách anh thay đổi vì em. Hay nói cách khác: em yêu cái vỏ bọc đấy của anh – vỏ bọc của sự nuông chiều. Nó làm tôi nhớ đến việc có một cặp đôi chia tay vì cô bạn gái quá bất mãn do chàng trai ít khi tặng đồ vừa ý cô. Nhưng cô liệu có biết, những món đồ cô tặng anh cũng chưa bao giờ là thứ anh thích. Nếu không bởi anh yêu cô quá đi, chắc mấy thứ linh tinh đấy làm bằng thủy phí đi chăng nữa anh cũng không giữ lại bên mình. Người ta bảo con trai thì phải biết chịu đựng, nhưng không có nghĩa họ phải chịu cả tổn thương không đáng có, người ạ.
Hai là em quá yêu anh, đến mức để anh vô tâm, em vẫn yêu, em thay đổi là được chứ gì. Em thay đổi ít nói lại đôi chút để anh có khoảng không gian chơi game cùng bạn bè; em thay đổi bớt quản lại nhiều chút để anh có thời gian tụ tập ở đó đây. Chỉ cần cảm thấy “chắc là anh đang vui”, em lập tức có thể mỉm cười. Duy chỉ đáng thương một điều rằng: Anh không nhận ra có một kẻ vì anh mà thay đổi đến đau lòng. Có một kẻ vì anh mà lúc nào cũng thủ sẵn bên mình một lớp vỏ – lớp vỏ vui vẻ với anh, em nghĩ anh sẽ an lòng khi không phải chăm lo quá nhiều cho em, cố gắng nghĩ rằng chúng ta quả thực đang yêu nhau đúng nghĩa. Anh à, anh hiểu không?
Cơ mà mãi sau này lớn thật lớn đến độ trưởng thành, ta mới nhận ra ngoài xa kia có một đối thủ lớn hơn, xứng đáng hơn – Xã Hội, và đối thủ này bắt buộc ai cũng phải thủ sẵn hai ba cái vỏ bọc để tiện bề thích ứng. Người phô diễn đúng bản chất thật với xã hội quả là rất ít, có thể vì hoàn cảnh, cũng có thể vì con người. Chưa chắc bởi vì ta ngại đâu, mà ta còn sợ kém cỏi, sợ ngoài kia nhiều người như thế nên mình đâu là cái gì quá cao xa, sợ thái độ mình hôm nay tồi tệ quá thành thử sếp sẽ la. Bước ra ngoài xã hội là phải nhớ chọn lấy một chiếc mặt nạ cho ngày hôm ấy, nhất thiết phải là chiếc mặt nạ vui vẻ đến chỗ làm nếu không cấp trên sẽ khiển trách. Nhất thiết phải là chiếc mặt nạ cố gắng cho kẻ ngoài thấy cục pin năng lượng của bạn đang ở mức mới sạc đầy. Họ luôn thốt ra mấy câu như:
“Thật giỏi. Cậu đúng là con người thành đạt.”
Mà ai chẳng mệt mỏi khi lớn lên bỗng chốc xa vời tháng ngày cùng đám bạn trốn học, đi thẩn thơ ăn hàng, ngủ thì trễ dậy cũng trễ nhưng chẳng ai tiện quản cả. Lớn rồi, là đã trưởng thành, là phải chạy đôn chạy đáo vun vén cuộc sống làm sao để người khác không đánh giá bạn là một đứa “thất nghiệp”, “vô tài” trong xã hội. Thế nên rõ ràng mà nói, nếu cậu đã sẵn sàng mặc những chiếc vỏ bọc hoàn hảo lên sàn đấu đối kháng với đối thủ này, cậu đã trưởng thành rồi. Có thể hơi đau, có thể hơi giả dối khi liên tục thay lắp cảm xúc này vào ngày nọ, nhưng nó đáng để chúng ta vật lộn nhất trong cuộc đời.
Gửi đến các cậu ít lời ngỏ, dù chúng ta như thế nào, dù cuộc sống ra sao, hãy nhớ: Chúng ta là chiến binh của chính mình. Hãy sống và chiến đấu cho những lý do chính đáng, như cách chúng ta được sinh ra để sống cho bản thân chứ không phải làm hài lòng kẻ khác. Cậu hoàn hảo:
Khi cậu là chính cậu mà thôi.
Tác giả: Heliophilia.
Nguồn: A crazy mind
]]>
https://benhlytramcam.vn/chien-binh-cua-chinh-minh-3581/feed/ 0
Những gì bạn cần biết về rối loạn lo âu, hoảng loạn và cách vượt qua https://benhlytramcam.vn/nhung-gi-ban-can-biet-ve-roi-loan-lo-au-hoang-loan-va-cach-vuot-qua-3542/ https://benhlytramcam.vn/nhung-gi-ban-can-biet-ve-roi-loan-lo-au-hoang-loan-va-cach-vuot-qua-3542/#comments Tue, 26 Jan 2021 03:47:52 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3542

Lưu ý: Đây là bài viết chia sẻ những  hiểu biết, kiến thức và nỗ lực cá nhân của tác giả trong quá trình tìm hiểu và phục hồi khỏi những rối loạn tâm lý liên quan đến lo âu. Bài viết có sử dụng một số kiến thức chuyên ngành nhưng sẽ được trình bày một cách dễ hiểu nhất có thể. Đối tượng đọc bài này là những bạn hay lo lắng, lo âu (có thể do bị Rối Loạn Thần Kinh Thực vật hoặc không), bị rối loạn nặng gây ảnh hưởng lên chất lượng sống, hay những suy nghĩ ám ảnh và nhạy cảm – và người thân của những đối tượng này. Bài sẽ viết tương đối dài và cụ thể, mong các bạn đọc hết.

I. Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật, Rối Loạn Lo Âu và Rối Loạn Hoảng Sợ

Tôi từng được chẩn đoán bị Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật (RLTKTV) vào những năm lớp 5. Những triệu chứng đầu tiên của tôi lúc ấy là cảm thấy khó thở, mồ hôi vã ra và tim đập nhanh. Gia đình phải đưa tôi đến bệnh viện Xanh-pôn, Hà Nội cấp cứu rất nhiều lần. Nhưng rồi sau đó kết quả siêu âm tim, điện tim, điện não hoàn toàn bình thường. Các chỉ số trong máu cũng bình thường khiến cho mọi người và cả bản thân tôi cũng không biết chuyện gì xảy ra với mình. Thế rồi bác sĩ chẩn đoán tôi bị rối loạn hệ thần kinh thực vật – một dạng rối loạn không gây nguy hiểm lên tính mạng nhưng gây khó chịu cho người mắc nó. Trên thực tế, hầu hết tất cả mọi người ai cũng từng mắc phải những rối loạn này; ví dụ khi thay đổi thời tiết đột ngột liền cảm thấy vã mồ hôi, mệt mỏi, chóng mặt, run rẩy; hoặc phụ nữ gần kỳ kinh hay người ăn uống thiếu vi chất v.v… Cảm giác hít một hơi đầy không khí vào phổi nhưng vẫn cảm giác hụt  hơi, rồi vô vàn những biểu hiện khác. Thật ra chưa có ai tử vong hay có vấn đề về sức khỏe khi bị Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật, nhưng với người nhạy cảm và hay lo âu, điều này có thể làm họ hoảng sợ. Nếu kéo dài, nó có thể tiến triển thành rối loạn liên quan đến tâm lý, gọi là Rối Loạn Lo Âu (RLLA – Anxiety Disorder), hoặc/và Rối Loạn Hoảng Sợ (RLHS – Panic Disorder).

I. Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật, Rối Loạn Lo Âu và Rối Loạn Hoảng Sợ 1

Về Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật – đây không phải là một bệnh và cũng không gây nguy hiểm mà chỉ gây bất tiện. Hệ Thần kinh Thực vật là hệ thần kinh điều khiển nhịp tim, thân nhiệt, bài tiết (mồ hôi, bã nhờn…), tiêu hóa và các bộ phận khác trong cơ thể chúng ta một cách tự chủ (mà không nhờ vào việc chúng ta “ra lệnh” như giơ chân hay cười). Hệ thần kinh Thực vật gồm Hệ thần kinh giao cảm và Hệ thần kinh phó giao cảm. Bình thường cơ thể chúng ta sẽ cân bằng giữa hai hệ thần kinh này. Nếu coi Hệ thần kinh giao cảm là chân ga (nơi phụ trách tiết ra Adrenaline, tăng nhịp tim, tăng co bóp, đảm nhiệm các hoạt động yêu cầu phản  ứng nhanh, v.v…), thì Hệ thần kinh phó giao cảm có thể được coi là chân phanh (phụ trách làm chậm lại, giảm nhịp tim, giảm co bóp v.v…). Nếu một trong hai Hệ này hoạt động mất cân bằng một chút thì tự dưng cơ thể chúng ta sẽ bị tăng/giảm nhịp tim, bài tiết mồ hôi, khô miệng, cảm thấy nóng hoặc lạnh trong người. Tuy nhiên, vì sinh lý con người và cơ thể con người là một khối thống nhất, nên sau một thời gian ngắn cơ thể sẽ tự cân bằng lại hoạt động của hai hệ này, mặc dù sau đó nó có thể xuất hiện trở lại một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên trong bài này tôi sẽ chỉ tập trung vào việc thảo luận về các cảm xúc, suy nghĩ của những người mắc các rối loạn liên quan đến lo âu.

Nhiều người (ví dụ như tôi), vừa bị RLTKTV từ nhỏ, nhưng không may lại nhạy cảm và có tâm lý hay lo lắng sẵn, nên RLTKTV tiến triển thành RLLA và RLHS. Nhiều người bị RLTKTV nhưng không bị RLLA hay RLHS và ngược lại: chỉ đơn thuần là bị RLLA hoặc/và RLHS mà không có tiền sử bị RLTKTV trước đó. Nói điều này nhằm nhấn mạnh sự tương quan tưởng chừng giống nhau giữa RLTKTV và RLLA/RLHS, nhưng thực ra chúng không giống nhau và không phải là một.

II. Suy nghĩ, cảm xúc và mối liên hệ của nó lên các vấn đề khác

Khi bị lo âu, hoặc nặng hơn là hoảng loạn (lo âu cực độ), các bước dẫn đến một cơn hoảng loạn có thể hiểu theo sơ đồ sau:

II. Suy nghĩ, cảm xúc và mối liên hệ của nó lên các vấn đề khác 1

 

Sự kiện đầu tiên mà tất cả mọi người từng trải qua là (1) Suy nghĩ lo âu hoặc (2) Tim đập nhanh, vã mồ hôi (có thể do thần kinh thực vật, cũng có thể do tự dưng cơ thể cảm thấy khó chịu trước một sự kiện nào đó). Với người bình thường khỏe mạnh, hầu hết họ chỉ dừng ở (1) hoặc (2) mà không suy nghĩ nhiều hay lo lắng thêm. Nhưng với người nhạy cảm, họ sẽ thêm những ý nghĩ hình thành ô số (3): “Điều gì xảy ra với mình thế này?”, “Chết rồi, có phải mình sắp ngất/đột quỵ/đau tim không?”… những suy nghĩ này dồn dập khiến cho não bộ giải mã những tín hiệu đó là sự nguy hiểm, và lập tức tăng tiết Adrenaline khiến cho tim đập nhanh hơn, vã mồ hôi, cơ bắp co lại, chân tay lạnh do máu dồn vào cơ bắp để chuẩn bị chạy hay đánh trả nếu cần (đây là một phản xạ tự nhiên và được hình thành sau rất nhiều năm tiến hóa của tổ tiên chúng ta khi chưa có công cụ phức tạp). Và rồi cứ thế, họ càng để ý vào những triệu chứng như trên thì những suy nghĩ lo lắng lại xuất hiện nhiều hơn, và cuối cùng là cơn hoảng loạn bộc phát (full-blown panic attack). Cái này tôi gọi là vòng tròn luẩn quẩn của cơn hoảng loạn. Nếu bạn có trải nghiệm này trong tình huống có lý do rõ rệt, ví dụ như gặp thú dữ, kẻ xấu muốn cướp hoặc tấn công bạn thì bạn hoàn toàn bình thường; nhưng nếu không có lý do cụ thể, và kéo dài trong thời gian dài, với sự lặp đi lặp lại nhiều lần, thì rất có thể bạn đã bị Rối loạn Hoảng sợ (Để được chẩn đoán chính xác, các bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc các trung tâm có chuyên môn để được thăm khám và điều trị, trên đây chỉ là phỏng đoán và chỉ mang tính tham khảo).

Nếu các bạn đã đi khám, siêu âm tim, điện tim, điện não và mọi chỉ số đều bình thường mà vẫn bị những triệu chứng kể trên, thì có 4 điều cơ bản như sau bạn cần nhớ:

  • Cơ tim người rất khỏe và có thể đập hơn 200 nhịp một phút trong thời gian dài mà không có vấn đề gì (Theo Dr. Claire Weekes).
  • Adrenaline có thể tiết ra nhiều trong một thời gian ngắn nhưng sau một thời gian nó sẽ hết vì cơ thể chúng ta không thể có vô hạn nguồn Adrenaline được.
  • Những triệu chứng như cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, vã mồ hôi, … là hoàn toàn vô hại. Bạn sẽ không ngất, đột quỵ hay trụy tim chỉ vì những triệu chứng vô hại đó.
  • Não bộ chúng ta khi sản sinh Adrenaline, ngoài triệu chứng thực thể như trên, sẽ “gợi ý” chúng ta những tình huống tệ nhất. Vì vậy, nó đơn thuần chỉ là phản xạ và ý nghĩ. Chúng ta không nhất thiết phải tin vào nó.

Mấu chốt của việc bạn bị lo âu quá mức hay hoảng loạn, là do bạn tiếp tục tin vào những giả thiết hay suy nghĩ trong đầu bạn. Chưa kể, khi thấy tim đập nhanh, bạn liền “phóng đại” nó thành việc bạn sắp bị đau tim, hay cảm thấy choáng váng, bạn liền nghĩ ngay rằng liệu có phải bạn sắp ngất không … Khi bị như vậy, ngoài việc ghi nhớ 4 điều trên, bạn có thể:

  • Thả lỏng cơ bắp thay vì gồng cứng nó do lo âu. Sẽ rất khó lúc đầu nhưng sau thời gian bạn sẽ quen dần.
  • Hít thở sâu. Hít vào bằng bụng, nhẩm đếm 1-2-3, rồi ngưng 1, sau đó thở ra thật dài, thật lâu.
  • Mỗi khi cảm thấy “cơn” lo âu lại dội lên và tim có cảm giác hụt nhịp, hay những suy nghĩ lo âu  tiếp tục xuất hiện, hãy nghĩ “Mình chỉ đang lo âu và phóng đại lên mà thôi, tất cả đều sẽ ổn” và tiếp tục thả lỏng, hít thở.

II. Suy nghĩ, cảm xúc và mối liên hệ của nó lên các vấn đề khác 2

Có một câu nói rất hay mà tôi từng được nghe ở một bộ phim hoạt hình dài tập của Nhật Bản: “Mọi con sông đều có dòng chảy của nó. Bạn càng sợ nước thì dòng nước sẽ càng như sắp nhấn chìm bạn. Trong khi đó, bạn chỉ cần thả lỏng, thư giãn và trôi theo dòng nước.” Không phải mọi suy nghĩ hay cảm xúc của bản thân chúng ta đều đúng, đôi khi nó chỉ là “báo động giả” (false alarm). Điều tốt nhất là hãy kệ cho những suy nghĩ, cảm xúc ấy rong chơi trong đầu. Mỗi khi những suy nghĩ hay cảm giác khó chịu xuất hiện, hãy thầm cảm ơn cơ thể (hoặc não bộ) đã cố gắng cảnh báo chúng ta khỏi những nguy hiểm tiềm tàng hoặc do căng thẳng kéo dài. Đó cũng là hệ quả của việc sinh ra nhiều Adrenaline khi chúng ta lo lắng. Và đó là một trong những điều hết sức tự nhiên, hết sức bình thường của tâm lý con người. Vì vậy, thay vì cố gắng xua đuổi những suy nghĩ, cảm xúc đó, hay cố gắng quên đi thì hãy có một tâm lý đón nhận, bình thản trước những cảm xúc ấy. Coi nó như một phần cơ thể, một phần của bản thân bạn.

Với những suy nghĩ ám ảnh, thì có một nghịch lý rất đơn giản trong tâm lý học, đó là: Nếu ai đó đố bạn hãy thử không nghĩ đến con voi, kết cục là bạn lại càng nghĩ đến nó. Nhưng nếu đổi câu đố thành: “Bạn không được nghĩ gì khác ngoài con voi”, thì tự nhiên chúng ta sẽ thấy rất nhiều những suy nghĩ khác dần xuất hiện trong đầu (và tự nhiên việc “chỉ nghĩ đến con voi” sẽ trở nên rất khó). Bài học rút ra ở đây chính là, đối với suy nghĩ hay cảm xúc, càng đẩy nó đi thì chúng ta lại càng vô tình gán nhãn “nguy hiểm” và báo lại cho não bộ, từ đó não bộ sẽ càng sản sinh ra Adrenaline, khiến chúng ta càng thấy những suy nghĩ, cảm xúc đó trở nên khó chịu, choáng ngợp. Thay vì vậy, hãy nghĩ rằng “không sao, chỉ là chút khó chịu thôi, rồi mình sẽ ổn” – cách nghĩ này không chỉ giúp những căng thẳng của chúng ta thường ngày trở nên nhỏ bé; mà còn giúp những người bị rối loạn tâm lý nặng khác có thể hiểu và hồi phục nhanh hơn.

III. Phân tích nỗi sợ

Thường trong một cơn hoảng loạn, chúng ta tưởng chừng chỉ có một nỗi sợ duy nhất, nhưng thực chất, chúng ta có hai sự lo sợ tách biệt nhau. Tạm gọi là sự lo sợ nguyên phát (First fear), và sự lo sợ thứ phát (Second fear). Vì cơn lo sợ thứ phát (Second fear)  luôn xuất hiện rất nhanh sau cơn lo sợ nguyên phát, do đó hầu hết chúng ta đều tưởng chúng là một.

Sự lo sợ nguyên phát (First fear) thường xuất hiện khi cơ thể ta bị căng thẳng sau một thời gian làm việc hoặc trải qua một  biến cố gì đó trong quá khứ (từ nhẹ nhất là đi thi, hoặc cãi nhau với người khác, cho đến nặng hơn là trải qua bệnh tật, thiên tai, hay mất người thân). Tất cả mọi người đều đã từng trải qua sự lo sợ nguyên phát này (ví dụ như trước buổi thuyết trình nào đó, hay trước một bài kiểm tra khó, hoặc nhìn thấy một con côn trùng gớm ghiếc). Thế nhưng, với người nhạy cảm, cơn lo sợ đầu tiên này sẽ châm ngòi (trigger) cho cơn lo sợ thứ phát, khiến cho họ suy nghĩ nhiều hơn, lăn tăn về các tình huống xấu nhất. Cơn lo sợ thứ hai này có thể đến rất nhanh, rất mạnh. Nếu như cơn lo sợ thứ nhất chỉ là cơn gió thoảng qua thì cơn lo sợ thứ hai này kéo theo như một cơn bão, làm họ  tưởng chừng như cơn lo sợ này “ở trên trời rơi xuống” vậy (mặc dù là do họ quá nhạy cảm và phóng đại cơn lo sợ thứ nhất vô hại kia)

Khi họ phóng đại cơn lo sợ thứ nhất,  thì đương nhiên cơn lo sợ thứ hai sẽ sinh ra. Họ sẽ nghĩ “Chết rồi, chết rồi. Mình phải làm gì đó, thoát khỏi nơi này, gọi cho ai đó, nhanh lên!”. Với mỗi một từ “Chết rồi” trong đầu họ, họ thấy dường như cơn lo sợ được thêm vào, càng ngày càng chồng chất, và dần tiến triển thành một cơn hoảng loạn thật sự.

Khi bị như vậy, chúng ta cần đối chiếu lại bốn điều mà tôi đã viết ở trên, rằng cơ thể người không phải là một cái máy, rằng Adrenaline chỉ sinh ra một lượng nhất định rồi hết, rằng cơn lo sợ nguyên phát là hoàn toàn vô hại, kể cả nó có dồn dập đến mấy thì rồi sẽ tự hết; nếu chúng ta chỉ cần chờ đợi, chấp nhận và thả lỏng cơ thể, và không phóng đại, không gộp các ý nghĩ lo sợ vào, thì chúng ta sẽ ổn thôi. Hãy để cơn lo sợ chạy qua, hãy để kệ nó ở đó, thay vì sợ hãi và trốn chạy, cách tốt nhất là thả lỏng và gửi đến não bộ tín hiệu rằng “Tôi ổn”.

Trên đây là những chia sẻ ngắn của tôi tập trung vào những suy nghĩ lo âu và hoảng sợ. Để chắc chắn, các bạn có thể đi khám và tích cực tập thở, tập thể dục thể thao và ăn uống đủ chất. Những điều này sẽ giúp các bạn hồi phục nhanh hơn. Khi chân hoặc tay chúng ta bị thương, điều chúng ta làm đầu tiên là nghỉ ngơi và không chạm vào vết thương hở; thì đối với sự hoảng loạn hay lo lắng cũng vậy thôi. Việc nghĩ và phóng đại, “tin” rằng mình đang gặp nguy hiểm, hay liên tục hồi hộp nhìn đồng hồ và nghĩ “Hết chưa, hết chưa…” không khác gì chúng ta thêm dầu vào lửa. Hãy để cơ thể và tâm trí nghỉ ngơi bằng cách thả lỏng và chấp nhận rằng, chúng ta có hệ thần kinh nhạy cảm hơn  những người khác, rồi các bạn sẽ ổn thôi.

Tác giả: Khánh Linh

Tham khảo: Hope and Help for Your Nerves, Dr. Claire Weekes

Nguồn: Beatiful Mind

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhung-gi-ban-can-biet-ve-roi-loan-lo-au-hoang-loan-va-cach-vuot-qua-3542/feed/ 2
Trầm cảm sau sinh – đừng để giọt nước mắt rơi muộn https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-sinh-dung-de-giot-nuoc-mat-roi-muon-3471/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-sinh-dung-de-giot-nuoc-mat-roi-muon-3471/#respond Mon, 28 Dec 2020 04:24:25 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3471  1

Đừng để giọt nước mắt rơi muộn!

Đây là lần thứ 2 trong năm tôi nhận được tin nhắn mà tôi ước rằng đừng bao giờ đến. Đó là tin nhắn của 1 người chồng, mở đầu chỉ vỏn vẹn vài từ: “Cô ấy đi rồi ạ!” Vài tháng trước, cô ấy đã sinh 1 bé trai dễ thương và khỏe mạnh. Giai đoạn sau sinh, cô ấy sớm rơi vào cảm giác buồn chán, mệt mỏi và luôn cảm thấy lo lắng về đứa bé cô ấy lo sợ con bú không đủ, con hay quấy khóc… Tắc tuyến sữa cũng đã làm cô ấy thêm phần chán nản và bất lực. Dù sống với chồng rất hạnh phúc trước đó, nhưng do lần đầu làm mẹ cộng thêm những áp lực từ cuộc sống khiến hai vợ chồng thường xuyên cãi nhau. Thế là sáng thứ 7, cô ấy đã chọn ra đi.

Cuộc sống sau sinh của người phụ nữ không mấy dễ dàng

Một điều khoa học phải công nhận là cuộc sống người phụ nữ không dễ dàng chút nào sau sinh. Đừng vội trách móc: tại sao lại nghĩ quẩn vậy! Có lẽ, họ không hẳn làm chủ được suy nghĩ của mình trong nhiều trường hợp. Sau sinh, một hormone hoạt động trên não gọi là allopregnanolone có nguy cơ giảm khủng khiếp. Sự giảm của nó có liên quan đến hội chứng lo lắng và trầm cảm sau sinh vì thay đổi “những tín hiệu tế bào” chết người sau đó. Hậu quả là tỷ lệ “nghĩ quẩn” trong năm đầu sau sinh của người phụ nữ là rất cao. Tốt hơn đừng để “cái tín hiệu” đó kích hoạt vì khi đó có thể là quá muộn.

TS. Payne, ĐH Johns Hopkins, Mỹ từng nhấn mạnh về ảnh hưởng của tác nhân stress môi trường (VD. con khóc, bất đồng, áp lực gia đình …) cũng liên quan đến sự giảm hormone này cũng như gia tăng tỷ lệ trầm cảm ở người phụ nữ.

Cứu cánh từ những thiên thần nhỏ

Đổi lại là những “hormone hạnh phúc” lại được thiên thần nhỏ của mẹ giúp mẹ tiết ra để bảo vệ mẹ mình lên đến 2 năm đầu đời. Thật kì diệu và quá đỗi thiêng liêng! Hơn nữa, người chồng cũng là 1 phần trong mối quan hệ tay ba này. Đó là lí do tại sao tạo hóa luôn muốn gắn kết gia đình. Hormone hạnh phúc được tiết ra ở cả vợ và chồng trong sự gắn kết với con.

Hãy luôn để người phụ nữ bạn yêu hạnh phúc và con trẻ thông minh, khỏe mạnh

Hãy luôn để người phụ nữ bạn yêu hạnh phúc và con trẻ thông minh, khỏe mạnh 1

Trở lại tin nhắn đầu bài. Đây là giọt nước mắt rơi muộn! Thực ra là có thể ngăn ngừa được. Hơn nữa, giúp người bạn yêu hạnh phúc cũng là giúp con bạn khỏe mạnh, và cũng là giúp bạn và gia đình hạnh phúc hơn. Đó là sự kết nối tay ba tuyệt vời của Tạo Hóa. Để như vậy, điều gì vợ chồng nên làm?

  1. Cho con bú và tương tác da kề da sớm sau sinh là cách kích hoạt hormone hạnh phúc sớm.
  2. Người chồng nên tham gia vào các hoạt động chăm con, chơi với trẻ, và cố gắng nhường nhịn và hạn chế tranh cãi ít nhất 1 năm đầu sau sinh với người vợ. Hoạt động này cũng làm người chồng tăng hormone hạnh phúc.
  3. Người chồng nên là nguồn chia sẻ cảm xúc và là nơi tin cậy để ổn định tâm lý của vợ sau sinh. Để làm vậy, bạn nên thường xuyên quan tâm, về nhà sớm hơn, đi dạo cùng vợ những lúc 2 vợ chồng có thời gian bên nhau, bớt sử dụng điện thoại để nói chuyện nhiều hơn, sáng thức sớm để nấu hoặc mua đồ ăn sáng để vợ cho con bú,…
  4. Quan tâm đến dinh dưỡng và bữa ăn của vợ. Có thể do bận chăm con, vợ bạn luôn là người ăn cơm sau cùng, cũng đôi lúc bỏ bữa dễ dàng. Bạn nên quan tâm mua cho vợ những món ăn để sẵn trong tủ lạnh để vợ có thể ăn thuận tiện hơn, pha 1 ly nước chanh hay 1 ly sữa cũng rất ý nghĩa với cô ấy,…
  5. Bạn cũng có thể san sẻ những công việc có thể đỡ 1 phần áp lực cho vợ như thay tã, quét nhà, gom đồ đi giặt, mua đồ ăn sáng…
  6. Đôi lúc mua sắm là 1 điều giúp giải stress cho người phụ nữ, kể cả người phụ nữ sau sinh cũng vậy. Là người chồng tinh tế, bạn hãy khuyến khích cô ấy dành thời gian mua sắm, hoặc cùng vợ mua sắm, có thể là món đồ chơi cho con hay bộ quần áo mới cho cô ấy.
  7. Người vợ sau sinh tránh quá ôm đồm công việc, hãy nói cho chồng biết khi nào mình mệt mỏi, và những gì chồng có thể giúp để có thời gian cho giấc ngủ tốt hoặc nghỉ ngơi.
  8. Đừng buông tay cô ấy, hãy giúp cô ấy sớm quay lại cuộc sống bình thường sớm nhất có thể là 1 phần trong hành trình này của bạn, cô ấy và trẻ.

From Dr. Anh Nguyen

Note
Payne JL, Maguire J. 2019 Pathophysiological mechanisms implicated in postpartum depression. Front Neuroendocrinol;52:165-180.
Basnak, M. (2019) The Race Against Postpartum Depression Takes One Step Closer to the Finish Line. Harvard News

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-sinh-dung-de-giot-nuoc-mat-roi-muon-3471/feed/ 0
Trẻ em có thể tìm kiếm sự trợ giúp về mặt tâm lý và pháp lý ở đâu? https://benhlytramcam.vn/tre-em-co-the-tim-kiem-su-tro-giup-ve-mat-tam-ly-va-phap-ly-o-dau-2899/ https://benhlytramcam.vn/tre-em-co-the-tim-kiem-su-tro-giup-ve-mat-tam-ly-va-phap-ly-o-dau-2899/#comments Tue, 28 Apr 2020 04:12:10 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2899 Trẻ em là đối tượng dễ bị lạm dụng và bị tổn thương. Trong độ tuổi này, hầu hết các em đều không có hiểu biết về pháp lý và cũng không có nhiều mối quan hệ để giúp mình giải quyết vấn đề. 

Trẻ em có thể tìm kiếm sự trợ giúp về mặt tâm lý và pháp lý ở đâu? 1

Vụ việc “phòng chat thứ N” tại Hàn Quốc một lần nữa đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta về việc trẻ nhỏ dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng và hoàn toàn không có các kĩ năng phòng vệ hoặc giải quyết vấn đề. Khi đối mặt với những tình huống này, hầu hết các em đều âm thầm chịu đựng do không biết tìm sự trợ giúp từ đâu, sợ xấu hổ, sợ bị trách mắng, không có tiền…Hậu quả là các em bị kẻ xấu thao túng, lạm dụng trong thời gian dài và bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất cũng như tinh thần.

Dưới đây là những địa chỉ hỗ trợ trẻ em miễn phí, các em hoàn toàn có thể liên lạc ngay khi cần để được trợ giúp:

1. Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em 111, thuộc Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Tổng đài hoạt động 24/24, hoàn toàn miễn phí. Tất cả các vấn đề như bạo hành trẻ em, ngược đãi, xâm hại… , các em chỉ cần nhấc máy gọi 111 thì sẽ được các cô chú tư vấn tâm lý, hỗ trợ pháp lý, liên lạc đến các cơ quan chức năng để bảo vệ.

Ngoài ra, khi nghi ngờ các hành vi ngược đãi hoặc xâm hại trẻ em, bất cứ ai cũng có thể báo cáo và cung cấp bằng chứng thông qua ứng dụng An toàn trẻ em (tải được trên điện thoại Android và iOs), hoặc Fanpage: Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để các cơ quan chức năng kịp thời can thiệp.

2. Trung tâm Tư vấn pháp luật cho người chưa thành niên (trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam)
– Trụ sở chính: Nhà số 5 – NV5, Khu nhà ở cho Cán bộ cảnh sát cục B42, B57 – Tổng cục 5 – Bộ Công An , xã Tân Triều , Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Số điện thoại: 024 3726 0457
– Chi nhánh Yên Bái: 229 đường Điện Biên, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái.
– Chi nhánh Quảng Bình: số 1 đường Ngô Gia Tự, phường Nam Lý, TP. Đồng Hới, Quảng Bình.
– Chi nhánh Tuyên Quang: tổ 5, Phường An Tường, Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Đây là một trung tâm tư vấn pháp lý hoàn toàn miễn phí cho trẻ em vị thành niên. Đội ngũ Trung tâm tư vấn là các bác Nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND tối cao; Nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận; Nguyên Vụ trưởng Tòa án Nhân dân tối cao, Nguyên Vụ phó Vụ kiểm sát án an ninh, Phó Trưởng phòng Tổng cục Thi hành án Bộ Công an; Thẩm phán; Điều tra viên cao cấp… Do vậy, các em hoàn toàn có thể tin tưởng vào trình độ chuyên môn và yên tâm là sẽ được giúp đỡ tận tình khi gặp phải các vấn đề về pháp lý.

3. Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM

Số điện thoại Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh: 18009069.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ – Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Ủy viên Ban Thường vụ Hội Bảo vệ quyền trẻ em thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là “lá chắn thép” bảo vệ trẻ em. Bà nổi tiếng với nhiều vụ án đòi công lý cho trẻ em, đặc biệt là trẻ bị bạo hành hoặc bị xâm hại.

Ngoài ra, các đường dây nóng bảo vệ trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh:
– Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: 18001567.
– Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh: 1900545559

Nguồn: Tổ Kén

]]>
https://benhlytramcam.vn/tre-em-co-the-tim-kiem-su-tro-giup-ve-mat-tam-ly-va-phap-ly-o-dau-2899/feed/ 9
Lá thư gửi đến cậu, người đang chiến đấu với trầm cảm https://benhlytramcam.vn/la-thu-gui-den-cau-nguoi-dang-chien-dau-voi-tram-cam-2656/ https://benhlytramcam.vn/la-thu-gui-den-cau-nguoi-dang-chien-dau-voi-tram-cam-2656/#comments Wed, 16 Jan 2019 07:27:13 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2656

Cậu có quyền biết được rằng cậu quan trọng đến nhường nào đối với những người khác trong cuộc đời của cậu

Chào người bạn của tớ,

Đầu tiên, cậu cần biết tớ yêu cậu nhiều đến chừng nào; mọi người cũng cực kỳ thương cậu.

Tớ biết cậu đang cảm thấy như cả thế giới nặng hàng tấn đè nặng trên vai cậu. Và cậu không biết rằng liệu bản thân mình có thể chống đỡ nổi không. Cậu cũng không biết liệu cậu có bị vỡ vụn ra không; hay mình nên nói rằng khi nào cậu sẽ bị vỡ vụn ra mới đúng.

Tớ biết rằng cậu cảm thấy bản thân chẳng thể làm được chuyện gì ra hồn cả. Và trong bất cứ chuyện gì cậu cũng sẽ thất bại. Ngay lúc này đây, cậu cũng không thể thấy mọi chuyện sẽ tốt hơn như thế nào. Cậu cũng không biết liệu mình có thể vượt qua một ngày như thế nữa không.

Và tớ biết không ai có thể thật sự hiểu được cảm giác của cậu. Không từ ngữ nào có thể diễn tả được những gì đang hiện hữu trong tâm trí hay những nỗi đau đang dày xéo tim cậu. Những người khác không thể hiểu được, bởi vì phần lớn thời gian, ngay cả cậu cũng không thể hiểu nổi chúng mà. Cậu không thể hiểu được tại sao hay làm thế nào cậu lại có cảm nhận như thế. Cậu cũng không biết làm sao để cảm nhận được những thứ khác.

Thế nên tớ sẽ không nói cho cậu biết cậu nên cảm nhận như thế nào, hay điều gì sẽ khiến mọi chuyện khá hơn, hoặc bảo cậu cứ ngẩng cao đầu bởi vì những điều này thật vô nghĩa cả. Thay vào đó, tớ sẽ nói cho cậu biết cảm xúc của mình.

Tớ cảm thấy cậu là một trong những người quan trọng nhất trong đời mình. Mỗi ngày trải qua cùng với cậu, dù rằng khóc hay cười, đều là những ngày tuyệt vời nhất mà tớ có thể tưởng tượng. Và những ngày chúng ta cách xa nhau, tớ lại nghĩ đến ngày chúng ta gặp lại sẽ tuyệt vời biết bao.

Tớ cảm thấy cậu là ánh sáng rực rỡ trong đời mình. Dù cho bây giờ cậu có thể cảm thấy cậu đang ở thời điểm tăm tối nhất trong đời, nhưng cậu biết không, cậu là ánh sáng cuối đường hầm của tớ. Tớ có niềm tin rằng cậu sẽ luôn cùng tớ đi coi những bộ phim “ngố tàu”, cùng nhau phiêu lưu mạo hiểm, hoặc làm bất cứ thứ gì cùng nhau. Và đó là điểm tựa của tớ trong những ngày tăm tối nhất của mình.

Tớ cảm thấy cậu là một trong những người mạnh mẽ nhất mà tớ biết. Sự thật rằng cậu đang trải qua những thứ mà chính bản thân cậu cũng không thể định nghĩa được. Điều đó thật khủng khiếp, nhưng cậu vẫn cố gắng rời giường hằng ngày và đối mặt với thế giới. Cậu vẽ một nụ cười trên mặt mình, đủ kiểu, vào mỗi buổi sáng và tiếp tục sống. Nhưng với cậu cuộc sống chỉ là những chuyển động.

Tớ biết cậu nghĩ bản thân và những rắc rối của cậu là gánh nặng cho người khác. Cậu không đi lòng vòng phàn nàn hay xả những cơn đau của cậu ra ngoài. Thay vào đó, cậu cố gắng giữ nó lại, để tránh không làm phiền hay khiến người khác lo lắng. Nhưng tớ muốn cậu biết rằng tớ ở đây là có lý do. Khi tớ nói với cậu rằng tớ luôn ở đây khi cậu cần bất cứ điều gì, không phải tớ khách sáo đâu mà tớ nói thật đấy.

Tớ cảm thấy mình luôn muốn ở bên cạnh cậu dù có điều gì xảy ra đi chăng nữa. Đó có thể là 3 giờ sáng và tớ sẽ bắt điện thoại hay mở cửa cho cậu. Chúng ta có thể khóc hàng giờ hoặc xem bộ phim “Friends” để tinh thần cậu khá hơn, hoặc nói về bất kỳ đề tài nào cậu thích. Đừng bao giờ nghĩ rằng tớ không có ý định đó.

Và cuối cùng, tớ biết mình sẽ lạc lối nếu không có cậu. Cậu đã thay đổi cuộc đời tớ theo nhiều cách kỳ diệu khác nhau, và mặc dù bây giờ cậu chưa thể thấy được, tớ chắc rằng sẽ khiến cậu thấy một ngày nào đó. Cậu xứng đáng được biết rằng cậu quan trọng đến nhường nào với những người khác trong đời cậu.

Đừng bao giờ băn khoăn cậu có nên tồn tại trên đời này không.

Đừng để rối loạn này khẳng định con người của cậu.

Và nếu cậu cho rằng cậu chẳng có lý do gì ở lại cả, hãy nghĩ về tớ. Tớ cần cậu ở đây, tớ luôn cần và sẽ luôn cần.

Tớ thương cậu nhiều hơn cậu biết đấy.

Bạn của cậu.

Alexandra Fleming

Nguồn: The Odyssey Online

]]>
https://benhlytramcam.vn/la-thu-gui-den-cau-nguoi-dang-chien-dau-voi-tram-cam-2656/feed/ 3
Chia sẻ của BTV Nguyễn Diệp Chi về trầm cảm sau sinh https://benhlytramcam.vn/chia-se-cua-btv-nguyen-diep-chi-ve-tram-cam-sau-sinh-1883/ https://benhlytramcam.vn/chia-se-cua-btv-nguyen-diep-chi-ve-tram-cam-sau-sinh-1883/#respond Tue, 30 Oct 2018 08:21:55 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1883 Đọc câu chuyện về một bà mẹ bị trầm cảm sau sinh, ôm con nhảy cầu tự tử mà cứ bị ám ảnh mãi. Xót xa khi nhìn những dòng chia sẻ của bạn bè, người thân về việc đôi bạn trẻ ấy đã từng là thần tượng trong mắt nhiều người về tài năng, về ý chí phấn đấu vươn lên. Họ từng có một tình yêu rất đẹp và cuộc sống yên ấm khi về chung một mái nhà…Thế mà, kết cục lại phải chia lìa đôi ngả âm – dương, để lại nỗi đau không cách gì nguôi được. Người mẹ xấu số sinh năm 1993 và đứa bé kháu khỉnh chỉ vừa tròn 7 tháng.

Nhiều người mắng nhiếc thậm tệ người mẹ trẻ, họ chì chiết, đay nghiến, thản nhiên buông những lời cay độc, thậm chí còn phóng tác, dựng chuyện dù chẳng phải người thân, người quen gì với gia đình nạn nhân. Vì không ai trong số họ từng mang nặng đẻ đau một hình hài nên họ cho rằng mình có quyền phán xét. Buồn là trong đó, có rất nhiều gã đàn ông sắp sửa làm chồng, hoặc đã làm bố đến nơi. Vì xã hội vẫn còn chỉ trích, đổ lỗi hoàn toàn cho nạn nhân, vì những người xung quanh vẫn còn thờ ơ, hững hờ với những biểu hiện cực kỳ dễ thấy của một người mẹ trầm cảm sau sinh nên mới ngày càng có nhiều câu chuyện đau lòng như vậy. Không ví dụ xa xôi, bạn tin không, chính người mẹ đang ngồi gõ những dòng này, cách đây hơn 6 năm, tay đã từng vịn vào lan can tầng thứ 11 của ban công nhà mình, trong đầu chỉ có một ý nghĩ là cắm đầu mà nhảy xuống. Giữa những ngày chăm con trong nỗi đơn côi và giữa lúc chống chọi với nỗi đau tột cùng chẳng thể nói cùng ai được. Khi ấy, chẳng thiết gì, chỉ muốn chết. Mình có lẽ đã may mắn hơn nhiều người phụ nữ khác, khi ý nghĩ về con, về cuộc sống cô quạnh của con khi không có mẹ – đã đủ mạnh để níu mình ở lại, tiếp tục chiến đấu với cuộc đời chứ không hèn nhát trốn chạy. Bước từ ban công vào nhà, nhìn con nằm đó, bé bỏng, non nớt, mắt nhắm nghiền say ngủ, ngây thơ chẳng biết mẹ nó vừa trải qua điều gì, thì một người mẹ sao có thể nỡ rời xa…

Chúng ta ko thể cắt nghĩa, cũng đừng cố giải thích lý do gì một người mẹ bị trầm cảm nặng, quyết định ôm con tự vẫn. Có lẽ khi ấy, chẳng thể nghĩ nổi điều gì thông suốt, chỉ là thấy bế tắc, cùng đường, bất lực, cô đơn, là thấy bị bỏ rơi, bỏ lại một mình, chẳng còn lối thoát nào – ngoài cái chết. Hơn 40% bà mẹ gặp triệu chứng trầm cảm sau sinh đều có xu hướng muốn tự kết liễu đời mình. Họ không muốn người thân như bố mẹ, chồng, con khổ, muốn kéo người thân đi cùng nên sẽ chọn cách tự tử cùng con hoặc sát hại người thân trước rồi mới tự sát. Các bác sĩ tại Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai từng điều trị cho một bà mẹ tại Hà Nội bị trầm cảm sau sinh rất nặng, thường xuyên có ý định tự tử cùng con. Khi không ai để ý, người mẹ lấy dây điện quấn quanh người 2 mẹ con rồi cắm điện tự tử. Gia đình phát hiện ngay sau đó nhưng đứa trẻ 3 tháng đã tử vong, người mẹ được chuyển vào bệnh viện cấp cứu, sống sót, sau đó điều trị trầm cảm tại Viện Sức khoẻ tâm thần nhiều tháng ròng. Bệnh có thể được chữa khỏi nhưng nỗi đau mất con, nỗi ám ảnh dằn vặt vì chính tay mình sát hại sinh linh bé bỏng có lẽ sẽ đeo bám người mẹ ấy mỗi phút còn sống trên đời.

Đến giờ, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào chỉ dẫn nguyên nhân cụ thể của căn bệnh trầm cảm sau sinh. Nhưng bạn cứ tưởng tượng mà xem. Trải qua ca vượt cạn đau đớn kiệt quệ thế, khi vết rạch, vết khâu dài vẫn còn tứa máu, có người mẹ nào được nghỉ ngơi quá một ngày? Họ lao vào cuộc chăm con với tất cả sinh lực mình có, với niềm hạnh phúc tràn trề của người lần đầu làm mẹ. Nhưng họ chỉ có thể sung sức trong những ngày đầu tiên thôi. Con khóc, con quấy, con không bú sữa, không chịu hợp tác, chưa kể con ốm bệnh hàng tuần, hàng tháng triền miên. Ai chăm nào? Ngoài mẹ. Có những người phụ nữ đã gần như không ngủ, thậm chí bỏ bữa để chăm con. Họ gắng gượng làm tất cả vì con cho đến khi kiệt sức, không chỉ ở thể trạng mà còn kiệt quệ về tinh thần. Nếu có người thân, gia đình, đặc biệt là người chồng bên cạnh quan tâm, chăm sóc, đồng hành, sẻ chia thì còn đỡ. Nếu phải một mình gồng lên tất cả thì sức nào chịu thấu. Chưa kể, vất vả là thế, mệt nhọc là thế mà vẫn phải nghe những lời bấc tiếng chì vào ra, thậm chí cả sự lên mặt nạt nộ của những người cùng chung sống. Chưa kể phải chứng kiến những hành động vô tâm đến thớ lợ của những gã chồng đang tập-làm-đàn-ông. Bạn tưởng tượng tiếp xem, một người phụ nữ sinh con còn đỏ hỏn trong tay, ngày đêm một mình còm cõi chăm con, cho chồng yên tâm đi làm, không bị gián đoạn công việc, thế rồi một ngày biết được rõ mười mươi sự thực là chẳng có công to việc nhớn gì bận rộn đến thế, chẳng qua anh chồng đã có nhân tình bên ngoài. Nghĩa là khi người mẹ vò võ ôm con, khi những đớn đau trên thân thể vẫn chưa lành thì bố đứa trẻ đã mải mê với những cuộc vui bên một người đàn bà mới. Bạn thử đặt mình vào vị trí người mẹ bất hạnh đó đi. Nếu sau đó họ có nghĩ quẩn làm gì thì với mình, cũng đều là đáng thương hơn đáng trách…

Bất kỳ phụ nữ nào sau khi vượt cạn sinh con đều có thể bị trầm cảm, tuỳ mức độ nặng nhẹ, tuỳ hoàn cảnh xung quanh quyết định trạng thái đó có tiến triển thành bệnh hay không. Với những biểu hiện bên ngoài rõ ràng, chỉ cần người chồng và những người cùng chung sống trong gia đình chịu khó quan sát là biết ngay vợ mình, con/em mình đang trải qua giai đoạn nào (có 3 giai đoạn chính mesumo sẽ đề cập ở phần sau). Nhưng, nhiều người vẫn còn quá thờ ơ với những biểu hiện đó, thậm chí còn mặc định việc phụ nữ sau sinh dễ khóc, dễ cười, dễ nổi cáu hay lú lẫn là điều đương nhiên, có gì mà phải ngợi. Đừng so sánh phụ nữ thời xưa với thời nay, văn minh tiến bộ nhân loại đã đi xa bao nhiêu dặm dài để bây giờ bạn vẫn ngồi so những con người sống trong những thời đại hoàn toàn khác nhau? Chưa kể một số người còn dớ dẩn, ấu trĩ cho rằng hội chứng này là một dạng tự vơ vào, huyễn hoặc, chứ không hề có thật (???).

Ừ, nhưng mấy cái chết oan uổng kia là thật cả đấy.

Khi một sinh linh chào đời, người ta thường chỉ quan tâm nhiều đến đứa trẻ, cưng nựng, âu yếm, chiều chuộng hết sức mà quên mất người đã 9 tháng 10 ngày mang nặng, rồi trải qua cuộc vượt cạn đau đớn cho hình hài ấy vẹn nguyên đến với cuộc đời. Nếu bạn là đàn ông, bạn vừa có được diễm phúc làm bố, hãy thật trân trọng người phụ nữ bên cạnh bạn, hãy yêu thương nhiều hơn và nhiều hơn nữa, hãy quan tâm, sẻ chia bằng hết con tim mình. Khi ấy đừng rạch ròi phân định đàn ông làm việc đại sự, đàn bà cứt đái bỉm sữa, mà việc gì làm được – hãy tự giác, tự nguyện, chủ động và hăng hái làm, cho vợ mình được nghỉ ngơi phút nào hay phút ấy. Mỗi ngày chỉ cần nghe những hỏi han ân cần “em ổn không? em thấy trong người thế nào? anh giúp em việc này nhé” cùng những hành động quan tâm tận tình, ấm áp thì cơn trầm cảm có lạnh lùng đến mấy cũng phải tan chảy theo thời gian thôi. Phụ nữ sau sinh đã xấu xí lại thêm cả khó chiều, một việc nhỏ nhặt cũng khiến họ cáu bẳn, giận giữ, lải nhải mãi không thôi. Đúng là thế thật. Nhưng, họ đã mang đến cho bạn một thiên thần xinh xắn, lật giở đời bạn sang một trang mới tinh, trao cho bạn cái quyền làm bố thiêng liêng, mang đến cho cả đại gia đình niềm vui không gì sánh được, thì mấy biểu hiện nhỏ nhặt kia có đáng gì đâu? Hãy cứ cười xoà, hãy cứ xin lỗi kể cả khi bạn không hề có lỗi nếu người phụ nữ mới sinh bên bạn càu nhàu… Chẳng thiệt gì cũng chẳng mất mát cái nào cả hai chữ đàn ông danh giá đâu. Thật! Phụ nữ sau sinh có thể lú lẫn mà quên đi nhiều thứ nhưng họ sẽ ghi lòng tạc dạ từng khoảnh khắc đau đớn, khó khăn trong cuộc đời mà người chồng vẫn ở bên cạnh, tay nắm chặt tay để sau này bù đắp cho bạn đấy. Những lời không hay, những hành động vô tâm của người ngoài thì có thể nín, có thể nhịn, có thể “sao cũng được”, nhưng nếu điều ấy đến từ người đầu gối tay ấp – trong những tháng ngày rất cần có nhau thì quả thực là thất vọng nhiều lắm, đàn ông à. Thất vọng chất chồng sẽ thành tuyệt vọng. Khi ấy, một đứa trẻ ra đời ngỡ là mở ra tương lai rạng ngời nhưng thực tế, lại khiến tất cả đóng sầm sau cánh cửa bế tắc.

Chuyện nhà người, mình không tỏ tường, không dám phán xét nhưng đọc những câu chuyện mình biết, từ những tình tiết được kể lại, phần lớn các trường hợp trầm cảm sau sinh tránh được tình huống xấu nhất, sản phụ đều đang ở nhà bố mẹ đẻ, được phát hiện và cứu chữa kịp thời. Triệu chứng này cũng ít gặp ở những bà mẹ đơn thân, quyết định chủ động một mình sinh con… Mình chỉ nói vậy thôi, còn lại tuỳ người đọc nghĩ.

Các bạn gái cũng hãy cân nhắc thật kỹ càng trước khi quyết định làm mẹ. Hãy sinh con khi và chỉ khi đã đủ trưởng thành, chín chắn, khi đã nhận thức rõ ràng về những mối quan hệ xung quanh, khi đã hiểu tường tận về trách nhiệm phải gánh vác, khi đã tôi rèn cho mình bản lĩnh để sẵn sàng đón nhận giông gió cuộc đời. Làm mẹ hạnh phúc lắm, nhưng đó chỉ là đích đến sau khi đã can đảm vượt qua muôn vàn khó khăn. Hãy trang bị cho mình một vốn sống thật đầy đặn, những sở thích thật phong phú để khi buồn thì có thứ mà vịn vào. Hãy sống tốt để có nhiều bạn tốt. Bạn tốt nhất định sẽ không bỏ rơi khi ta gặp hoạn nạn, khó khăn. Hãy tập chia sẻ nhiều hơn với gia đình, đừng như mình, chỉ tâm sự những lúc vui còn nỗi buồn thì giấu kín. Chồng thực ra cũng chỉ là người đàn ông xa lạ mình yêu rồi quyết định sống chung chứ máu mủ ruột rà như bố mẹ, anh chị em mới là không gì chia cắt được. Nếu buồn, nếu không hạnh phúc, hãy trở về nhà, trở về bên vòng tay của bố mẹ, rồi ngẩng thật cao đầu mà nuôi con khôn lớn. Mỗi người sẽ hạnh phúc theo cách mình chọn, đừng cố hạnh phúc theo cách số đông chọn cho mình.

Và các ông bố, bà mẹ ạ, khi cô con gái bất hạnh chẳng may một ngày ôm đứa bé thất thểu trở về từ cuộc hôn nhân thất bại thì xin hãy rộng cửa đón vào, đừng sợ dèm pha, đừng sợ mất danh dự. Bỏ con, bỏ cháu, thậm chí đuổi máu mủ ruột rà ra đi khi ấy mới thực là hành động đáng hổ thẹn. Vỗ về con cháu xong, hôm sau hãy nghĩ tới chuyện tính sổ thằng con rể … zỏm đã từng thề thốt hứa hẹn trăm năm, lúc đưa con mình đi thì kéo cả đoàn người ồn ã, đến khi về thì bỏ mặc con mình lủi thủi lạnh giá trong đêm.

Những thằng đàn ông như thế – thực ra là vứt được rồi, chẳng phải tiếc gì đâu, các mẹ ạ.

———

Khi phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, mọi diễn biến cảm xúc đều được đẩy lên ở mức độ cao hơn bình thường. Nổi lên là cảm giác bất an thường trực và nỗi sợ bị bỏ lại một mình. Có khi đang ngồi bình thường đó mà nước mắt cứ tứa ra lã chã. Hầu hết các sự việc đều bị họ nhìn nhận theo xu hướng tiêu cực. Các nhà tâm thần học đã chỉ rõ trầm cảm sau sinh trải qua các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng hoặc có thể tiến triển nhanh đến mức độ rất nặng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện của sản phụ. Nhẹ nhất là trạng thái khóc lóc và ủ rũ (hội chứng Baby blues), trầm cảm sau sinh (Postpartum Major Depression) và cuối cùng là rối loạn tâm thần sau sinh (Postpartum Psychosis). Dưới đây là những thông tin khoa học về các giai đoạn trầm cảm sau sinh được mesumo tổng hợp từ Tạp chí Sức khoẻ và đời sống. Thiết tha mong mọi người, nhất là những anh chồng, những ông bố trẻ kiên nhẫn đọc hết và nhớ kỹ để giúp đỡ, bảo vệ người mẹ của con mình.

Trạng thái ủ rũ, khóc lóc (baby blues)

Đây là trạng thái mà mẹ nào cũng từng trải qua. Nếu nó kéo dài đến hơn hai tuần thì hội chứng baby blues lúc này có thể đã chuyển sang hội chứng trầm cảm sau sinh. Trạng thái này chưa gọi là bệnh và không cần điều trị, chỉ cần sản phụ được nghỉ ngơi; nhận được sự hỗ trợ, quan tâm đủ đầy từ phía gia đình và bạn bè, nếu được kết nối với các bà mẹ khác thì càng tốt.

Hội chứng trầm cảm sau sinh (Postpartum Major Depression)

Hội chứng trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 10% ở các bà mẹ mới sinh, hội chứng này có xu hướng phát triển sau 3 tuần và lâu hơn. Trong đó, rối loạn cảm xúc (Mood Disorders) thể hiện rõ nét và kéo dài nhất.

Các triệu chứng thường gặp là hay khóc, sự thiếu tập trung, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định, cảm giác thiếu tự tin, buồn chán và xuất hiện ý nghĩ tự tử. Ngoài ra, còn có các triệu chứng tương tự như trong bệnh suy chức năng tuyến giáp, bao gồm: nhạy cảm với không khí lạnh, suy nghĩ chậm chạp, mệt mỏi, da khô, táo bón…

Những sản phụ có các triệu chứng của hội chứng trầm cảm sau sinh thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, uống thuốc chống trầm cảm. Nếu kiên trì và điều trị hợp lý, hội chứng trầm cảm sau sinh thường khỏi trong vòng 6 tháng. Một số trường hợp nếu không tuân thủ quy tắc điều trị của bác sĩ, bệnh sẽ tái phát và diễn biến bệnh sẽ kéo dài hơn và trở thành hội chứng loạn thần sau sinh (Postpartum Psychosis).

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh (Postpartum Psychosis)

Hội chứng này đôi khi còn được gọi là loạn thần sản khoa hoặc là trầm cảm loạn tâm thần sau sinh, thường gặp 1-2 trường hợp trên 1.000 phụ nữ.

Hội chứng này dễ gặp hơn ở những phụ nữ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt. Hầu hết các trường hợp sẽ bắt đầu trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi sinh và chiếm tỷ lệ cao nhất ở 1-3 tháng tiếp theo. Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh có thể xuất hiện sớm với các dấu hiệu như kích động, lú lẫn và có vấn đề về trí nhớ, hay cáu kỉnh, mất ngủ và lo lắng. Các triệu chứng muộn hơn của hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm: hoang tưởng, ảo giác, có những hành vi bất thường và xa lánh mọi người, đặc biệt là không quan tâm hoặc gây tổn thương cho chính bản thân và đứa trẻ.

Với những người có hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh: đòi hỏi bắt buộc phải được đưa đến các bệnh viện tâm thần hoặc các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần để điều trị nội trú. Những bệnh nhân này sẽ được điều trị phối hợp các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và các thuốc chỉnh khí sắc. Những bệnh nhân có hội chứng loạn tâm thần sau sinh nếu không đáp ứng với thuốc thì liệu pháp shock điện (Electroconvulsive therapy) sẽ được áp dụng nhằm kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh.

Nguồn Facebook: BTV Nguyễn Diệp Chi

]]>
https://benhlytramcam.vn/chia-se-cua-btv-nguyen-diep-chi-ve-tram-cam-sau-sinh-1883/feed/ 0
Vì trầm cảm mà dẫn đến tự sát https://benhlytramcam.vn/vi-tram-cam-ma-dan-den-tu-sat-638/ https://benhlytramcam.vn/vi-tram-cam-ma-dan-den-tu-sat-638/#comments Thu, 13 Sep 2018 02:14:02 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=638 Có được sự sống trên đời này là điều ai trong chúng ta cũng mong muốn. Có rất nhiều người hằng ngày vẫn đang chiến đấu với căn bệnh ung thư, đánh đổi mọi thứ cả tiền bạc và danh vọng để giành lấy sự sống, nhưng cũng có không ít người vì áp lực công việc, áp lực cuộc sống mà chọn cách từ bỏ sự sống khi tuổi còn rất trẻ. Nguyên nhân của sự tự sát đó có thể do người bệnh mắc bệnh lý trầm cảm. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân của trầm cảm dẫn đến tự sát nhé.

Vì trầm cảm dẫn đến tự sát

1. Do các mối quan hệ gặp vấn đề

Những người mắc bệnh trầm cảm thường cố gắng sống cho qua ngày, phần lớn họ sống không có mục đích rõ ràng, luôn thu mình với mọi người xung quanh hoặc cảm thấy thất vọng vào những mối quan hệ của mình. Trong tam giác quan hệ con người – tự nhiên và xã hội thì con người được định nghĩa là tổng hòa của những mối quan hệ. Khi người ta mất đi các mối quan hệ xã hội thì sẽ không còn sự ràng buộc gì nữa với cuộc đời, từ đó sẽ dẫn dắt đến hành động tự tử. Phải kể đến trường hợp của Christine Chubbuck một phóng viên thời sự 29 tuổi đã dùng súng tự sát ngay trong một chương trình truyền hình trực tiếp tại Sarasota, Floria, Mỹ mà nguyên nhân của nó là do sự cự tuyệt của người bạn trai, sự quản lý gắt gao từ người mẹ và áp lực về các mối quan hệ trong công việc gây ra.

2. Bản thân người trầm cảm luôn có những suy nghĩ tiêu cực

Những suy nghĩ tiêu cực luôn bao trùm lên bệnh nhân trầm cảm. Người bệnh không chỉ có những suy nghĩ tiêu cực của những vấn đề hiện tại mà còn lo lắng và suy nghĩ nhiều điều xấu xảy đến với mình trong tương lai khiên bệnh lý ngày càng trầm trọng hơn. Bởi bản thân đã luôn sẵn có bệnh lý cộng với những lo lắng kéo dài khiến người bệnh cảm thấy không còn lối thoát rất dễ gây ra những suy nghĩ và hành vi tiêu cực đến bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Vì trầm cảm dẫn đến tự sát

3. Người bệnh trải qua những chấn thương về tinh thần

Người bệnh trầm cảm có thể mắc bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân do chấn thương về tâm lý thường sẽ kéo dài và dai dẳng hơn cả. Người bệnh luôn có cảm giác lo lắng và sợ hãi kèm theo những suy nghĩ, ám ảnh về sự việc đã làm tổn thương mình. Họ chọn cuộc sống khép mình, cô độc để bảo vệ bản thân, khi sự sợ hãi, ám ảnh trở nên trầm trọng hơn thì họ lựa chọn giải thoát cho mình bằng cách tìm đến cái chết.  Trường hợp điển hình là một cô gái 20 tuổi người Hà Lan mắc chứng bệnh rối loại trầm cảm do làm dụng tình dục suốt 10 năm. Ý nghĩ tự tử, ám ảnh về chấn động luôn thường trực trong suy nghĩ của cô gái khiến cô gặp nhiều khó khăn về tinh thần thể chất, dường như cô gái cảm thấy tình trạng đau khổ của mình không thể chịu đựng nổi. Chuyên viên tâm lý cho biết không có triển vọng hay kết quả điều tri nào đối với cô ấy. và cuối cùng cô gái chọn cái chết để thoát khỏi những suy nghĩ và ám ảnh đó.

4. Tâm lý yếu, khó chống lại những áp lực cuốc sống

Những áp lực công việc và căng thẳng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Những người có tâm lý yếu sẽ dễ mắc bệnh hơn do bản thân giàu cảm xúc, dễ tổn thương nên khó chống lại được những áp lực trong công việc và cuộc sống  Khi người bệnh đã sẵn mang bệnh lý cộng với những căng thẳng áp lực vẫn tiếp tục kéo dài sẽ làm tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn và đích cuối cùng nó dẫn dắt con người ta đến là cái chết

5. Do những rối loạn về tâm sinh lý

Những người bệnh nhân ung thư có thể mệt mỏi vì bệnh tật nhưng trong họ vẫn còn ý chí, nghị lực sống và chiến đấu giành lại sự sống, còn người mắc chứng trầm cảm thì khép mình, nhụt chí, không còn thiết tha với cuộc sống và họ chọn cái chết là đích để chấm dứt những suy nghĩ tiêu cực, những lo âu căng thẳng.Thứ mà người bệnh trầm cảm mất không phải là những tế bào cơ thể mà là bị phá hủy về tinh thần, tâm sinh lý. Những rối loạn về tâm lý là nguyên nhân dẫn đến nhiều cái chết cho bản thân người bệnh và những người xung quanh.

Vì trầm cảm dẫn đến tự sát

Phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng dễ bị rối loạn tâm sinh lý. Do cơ thể có sự sụt giảm nội tiết tố estrogen đột ngột kết hợp với các áp lực phía con cái, gia đình và tài chính rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp người mẹ sau sinh bị trầm cảm đã có những hành động tự tử hoặc sát hại đứa con của mình. Điều đáng buồn hơn là con số này ngày càng tăng đem đến những cảnh báo nguy hiểm cho gia đình và xã hội. Do vậy gia đình và xã hội cần có những hành động quan tâm và chia sẻ áp lực với người phụ nữ, nhất là phụ nữ sau sinh.

Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, nó không làm người bệnh chết đột ngột mà có thể giết chết người bệnh một cách từ từ trong tư tưởng. Nếu bạn hoặc người thân của mình đang chiến đấu với bệnh trầm cảm thì hãy mở lòng chia sẻ những vấn đề của bản thân để nhận được sự lắng nghe, trợ giúp và hướng điều trị tốt nhất, phòng và tránh xa “sát thủ” thầm lặng của cuộc sống.

]]>
https://benhlytramcam.vn/vi-tram-cam-ma-dan-den-tu-sat-638/feed/ 2
Vượt qua trầm cảm sau sinh – niềm vui khó tả https://benhlytramcam.vn/vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-660/ https://benhlytramcam.vn/vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-660/#respond Thu, 13 Sep 2018 02:09:54 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=660 Câu chuyện của tôi

Là một người có công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc tôi cứ ngỡ rằng mình sẽ không bao giờ mắc phải chứng trầm cảm. Thế nhưng không ai có thể lường trước được mọi việc sẽ xảy ra với mình như thế nào. Nếu như trước đây, cuộc sống của tôi chỉ là hằng ngày đi làm tối về ngồi bên mâm cơm cùng chồng chia sẻ đủ chuyện thì sau khi sinh mọi thứ dường như đảo lộn. Những áp lực trong việc chăm sóc con khiến tôi vô cùng căng thẳng. Những khó khăn bực dọc lâu ngày làm tôi trở thành một người hay cáu gắt lúc nào không hay. Cứ tưởng rằng đó cũng chỉ là những cảm xúc thoáng qua do lần đầu được làm mẹ. Nhưng không! điều đó ngày càng tồi tệ hơn khiến tôi cũng chẳng còn thời gian chăm sóc cho mình mà còn chán ghét bản thân hơn hẳn. Tôi đã mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Thế nhưng, khi mọi thứ vẫn đang quay cuồng và trở nên mất phương hướng thật may mắn bên tôi vẫn có gia đình.  Nhất là chồng – anh đã giúp tôi rất nhiều trong khoảng thời gian ấy để tìm về với con người trước đây và để trở thành một người mẹ chín chắn. Vậy nên vượt qua trầm cảm sau sinh là niềm vui khó tả…

Câu chuyện của tôi 1

Lời khuyên dành cho bạn

Hãy tìm hiểu về trầm cảm trước khi sinh

“Chẳng cần đến khi sinh con, lo lắng với những vấn đề của bé mới bắt đầu tìm hiểu mà ngay từ lúc biết tin “hai vạch” chúng mình đã phải sẵn sàng tâm lý làm mẹ rồi đấy!”. Mình từng bị trầm cảm sau khi sinh em bé đầu lòng, bối rối lắm thậm chí có những lúc cực kỳ hoảng loạn chỉ vì một vấn đề bé tẹo như con bị nổi rôm sảy, con trớ sữa mà chẳng biết phải xử lý làm sao. Bản thân lúc nào cũng cảm thấy áp lực, không dám ăn, chẳng dám ngủ vì sợ con sẽ gặp chuyện chẳng lành thế là người càng suy nhược mệt mỏi, suốt ngày đờ đẫn chẳng buồn nói chuyện với ai…Mẹ Thu Hà chia sẻ.

Đừng bao giờ chờ đợi căn bệnh tìm đến với ta mà hãy tìm cách để phòng tránh nó. Tìm hiểu trước những kiến thức về bệnh trầm cảm, kiến thức chăm em bé cũng như chế độ dinh dưỡng sẽ giúp các mẹ chủ động hơn với sức khỏe và tâm lý của mình sau khi vượt cạn.

Sẵn sàng đối mặt

Việc sinh nở và chăm sóc con cái là thiên chức mà tất cả những người làm mẹ trên thế giới này đều đã trải qua. Thế nên hãy hiểu rằng, đó là chuyện bình thường, bởi xung quanh bạn rất nhiều phụ nữ khác cũng làm được thì tại sao bản thân mình lại lại không.

Điều thứ 2, chúng ta cần phải hiểu rõ rằng trầm cảm không được coi là “bệnh điên” như suy nghĩ kỳ thị của nhiều người. Nó cũng chỉ là một dạng bệnh lý như nhiều loại bệnh khác và đều có phương pháp điều trị cụ thể. Nếu ở giai đoạn sớm, việc điều trị có thể nói là khá đơn giản và bệnh nhân có thể hoàn toàn không cần phải can thiệp bằng thuốc. Điều quan trọng là tâm lý sẵn sàng đối mặt và phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của bản thân có liên quan đến chứng trầm cảm. Tuy nhiên, đáng lo ngại là hiện nay nhiều chị em phụ nữ vẫn chưa nhận thức được, thậm chí là giấu kín cảm giác trầm cảm sau sinh mà họ đang trải qua, tự cô lập bản thân mình.

Sự hỗ trợ của gia đình và nỗ lực của bản thân

Chồng và gia đình là những người hỗ trợ tốt nhất, nhưng chính bản thân bạn mới là người có thể tự giúp mình vượt qua trầm cảm. Nếu chúng ta để bản thân bị đánh gục trước những cảm xúc tiêu cực mà không cố gắng đứng dậy thì mọi sự giúp đỡ đều trở nên vô ích. Nguy hiểm hơn, các chuyên gia cũng cho biết rằng, chính người chồng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm sau sinh.

Nếu người phụ nữ được gia đình và người thân quan tâm kịp thời thì đây cũng có thể được coi là biện pháp thay thế cho trị liệu tâm lý tại nhà rất hiệu quả.

Vì thế, những nhiệm vụ đơn giản mà gia đình có thể giúp bạn có thể là san sẻ công việc nhà, cùng nhau chia sẻ những buồn vui áp lực. Điều quan trọng là người phụ nữ được thoải mái nói ra nỗi lòng của họ để không phải kìm nén và giấu vào trong những đau khổ của mình.

Hãy hình dung về sự lớn lên khỏe mạnh của con cái

Không có gì hạnh phúc hơn khi được thấy con của bạn lớn lên và khỏe mạnh từng ngày. Con cái chính là chính là thành quả từ tình yêu và sự hy sinh của bạn.

Vì thế, hãy kết nối với bạn bè của bạn hay những người mẹ khác để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và dạy dỗ con cái. Họ sẽ có thể giúp bạn vững vàng hơn để trở thành một người mẹ và vượt qua trầm cảm sau sinh dễ dàng.

Thu Phương

]]>
https://benhlytramcam.vn/vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-660/feed/ 0
Sau khi thất nghiệp tôi mắc chứng trầm cảm https://benhlytramcam.vn/sau-khi-that-nghiep-toi-mac-chung-tram-cam-702/ https://benhlytramcam.vn/sau-khi-that-nghiep-toi-mac-chung-tram-cam-702/#comments Mon, 10 Sep 2018 01:26:43 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=702 Thất nghiệp là giai đoạn không hề dễ dàng với bất kỳ ai. Và với tôi cũng vậy !

5 tháng thất nghiệp là khoảng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Với áp lực tìm kiếm một công việc mới, những lo lắng về cái nhìn của những người xung quanh, sự thất vọng của người thân và gia đình khiến tôi rơi vào căn bệnh trầm cảm. Tôi đã hoàn toàn bị nó đánh gục, đã có những lúc tôi có suy nghĩ đến cái chết để chấm dứt những vấn đề đó.

Tôi bị trầm cảm sau khi thất nghiệp
Thất nghiệp là một điều đáng sợ đối với bất kỳ ai

Tôi tên là Giang sinh năm 1992. Trước đó tôi từng là một nhân viên nhà nước với mức thu nhập ổn định, tôi đã quyết định buông bỏ một công việc nhàm chán để tìm cho mình một hướng đi mới với mong muốn có sự phát triển và đột phá hơn trong sự nghiệp. Tôi đã cố gắng rất nhiều để có thể chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới. Bản thân tôi lúc đó cứ nghĩ thành công là thứ mà chỉ cần bản thân mình cố gắng là sẽ có được. Tuy nhiên cuộc sống muôn màu muôn vẻ, những suy nghĩ nóng vội và bồng bột không có định hướng lâu dài đã khiến tôi có những quyết định sai lầm không thể lấy lại được.

Khó khăn bắt đầu khi tôi bị một công ty đồ họa từ chối nhận vào làm ở phút chót dù trước đó đã có lịch hẹn đi làm cụ thể. Trong lúc này tôi đã hoàn thành bàn giao công việc và thanh lý hợp đồng tại công ty cũ. Mọi thứ đã quá muộn màng. Sau đó tôi cũng ứng tuyển rất nhiều vị trí liên quan ở các công ty khác nhưng đều không có kết quả. Tôi bắt đầu nhìn vào thực tế và rơi vào trạng thái hoảng loạn, mất phương hướng. Những suy nghĩ tiêu cực chán nản mệt mỏi bắt đầu bao trùm lấy tôi khiến tôi không có lối thoát, không còn niềm tin vào cuộc sống. Tôi chán ghét bản thân mình, thấy bản thân vô dụng, không có giá trị. Tôi luôn sợ hãi những thị phi từ những người xung quanh nên hầu như khoảng thời gian đó tôi chỉ ngồi trong phòng tách biệt với thế giới bên ngoài. Sợ ba mẹ và người thân thất vọng về mình nên tôi đã giấu kín chuyện này. Không dám đối mặt với bạn bè vì sợ sẽ bị áp lực từ thành công của chúng. Cứ như vậy, tôi không còn thiết tha với những sở thích trước đây của mình, thậm chí việc sinh hoạt cá nhân với tôi cũng trở nên khó khăn.

Do sống trọ một mình nên những suy nghĩ đó ngày càng khiến tôi bế tắc. Những căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực kéo dài khiến bản thân tôi bị suy nhược trầm trọng và tôi đã phải nhập viện sau đó. Trong khoảng thời gian ở viện tôi được chuẩn đoán là bị bệnh trầm cảm và được điều trị tâm lý với các bác sĩ tâm lý ở đây. Cùng với sự quan tâm động viên của gia đình nên tôi đã dần lấy lại được tinh thần. Khi đã ổn định về tâm lý, tôi thường xuyên update CV của mình lên các trang tìm việc, thiết lập lại các mối quan hệ, và  tìm kiếm một công việc tạm thời, ban ngày tôi xin làm ở một khu phố có nhiều Tây để trau dồi kỹ năng tiếng anh, buổi tối tôi đi học thêm chuyên ngành mình theo đuổi để nâng cao kiến thức và cũng một phần khiến bản thân quên đi suy nghĩ về thất nghiệp, sống tích cực hơn. Tôi hiểu rằng cuộc sống mỗi người chỉ khác nhau ở cách suy nghĩ, việc thay đổi tư duy giúp bản thân mình yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Bất cứ chuyện gì đều có lý do và cách giải quyết, chỉ là cách mình nhìn nhận và thay đổi nó như thế nào. Giờ đây khi đã trải qua được quãng thời gian đen tối đó tôi đã mạnh mẽ hơn, nhìn bản thân và cuộc sống khách quan và hơn thế nữa tôi có một hành trang vững vàng để đối mặt với bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống.

Lời khuyên cho các bạn đang trải qua giai đoạn thất nghiệp

1. Suy nghĩ tích cực

Chắc chắn thất nghiệp là khoảng thời gian rất gian nan và mệt mỏi với bất kì ai. Tuy nhiên nó sẽ nhẹ nhàng hơn khi bạn nghĩ đó là một kỳ nghỉ dài, để tận hưởng cuộc sống và suy nghĩ định hướng mục tiêu cho bản thân. Bởi vì có một định hướng đúng sẽ giúp chúng ta thành công nhanh hơn. Việc dừng lại một công việc chọn sai cũng là hướng để xuất hiện và phát triển một con đường mới rộng mở hơn cho bản thân mình.

2. Hiểu rằng bản thân mình không có lỗi

Bất kỳ một thất bại nào đều được cấu thành từ nhiều yếu tố. Hãy xác định lại tư tưởng để tập trung vào cái thất bại của công việc chứ không phải nhìn nhận lỗi của bản thân. Cái thất bại là nỗ lực của ta, cái đáng bị vứt bỏ là phương pháp ta áp dụng, cái gây thất vọng là kết quả của sự việc. Có một câu nói giúp tôi luôn tự tin hơn vào bản thân mình  “Cả thế giới có thể đánh giá thấp bạn nhưng bạn không thể đánh giá thấp bản thân mình. Không ai có thể đánh giá thấp bạn trừ khi bạn cho phép người đó làm thế.” Vì vậy, hãy tự tin vào bản thân. Hãy tin rằng bạn có thể vươn tới thành công trong tương lai.

3. Không ngừng nỗ lực và học hỏi

Trái đất luôn luôn quay quanh nó và con người luôn luôn phải học hỏi để phát triển bản thân mình. Việc học hỏi là một điều cần thiết không chỉ giúp bản thân trau dồi những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng mà còn làm giảm bớt những gánh nặng trong suy nghĩ. Hãy luôn cho bản thân mình cơ hội học hỏi ngay cả khi mình đang thất nghiêp, bạn sẽ thấy cuộc sống này là vô vàn điều mới lạ và thú vị mà bạn nên học hỏi.

4. Lên kế hoạch tìm kiếm việc làm

Thời gian chúng ta nghỉ việc sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời cho sự chuẩn bị những kế hoạch, những định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Hãy thoát khỏi những căng thẳng, trầm cảm để suy nghĩ về những kế hoạch cho bản thân, những việc cần làm để giúp mình thành công hơn trên con đường sắp tới.

5. Hình dung về chiến thắng

Hình dung về chiến thắng là một công cụ rất hữu ích giúp chúng ta có thêm động lực và năng lượng để hành động. Việc hình dung bản thân đang thực hiện một công việc khiến cho chúng ta có cảm giác đang làm điều đó thật sự. Vì thế khi bắt tay thật sự vào vấn đề ta sẽ không còn cảm thấy lạ lẫm, một cách rất hiệu quả để chúng ta tự tin hơn.

Trầm cảm sau khi tôi thất nghiệpLuôn sống vui vẻ và tích cực là điều bạn cần làm khi đối diện với bất kì vấn đề nào trong cuộc sống

Tôi biết ở ngoài kia có rất nhiều người đang loay hoay với định hướng của mình, hoặc cũng có nhiều người đang phải đối mặt với vấn đề nan giải đó là thất nghiệp. Hãy nhớ rằng thất nghiệp không hề đáng sợ như cách bạn suy nghĩ về vấn đề và đối mặt với nó. Cái nhìn của xã hội về bạn không quan trọng, quan trọng là bản thân bạn nhìn bạn là một người thành công hay một kẻ thất bại. Luôn sống vui, tích cực là điều bạn cần làm khi đối mặt với bất cứ vấn đề gì. 

Chia sẻ của bạn đọc Trường Giang

]]>
https://benhlytramcam.vn/sau-khi-that-nghiep-toi-mac-chung-tram-cam-702/feed/ 2
Sau sảy thai phụ nữ dễ bị trầm cảm https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-khi-say-thai-544/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-khi-say-thai-544/#comments Tue, 04 Sep 2018 03:28:27 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=544 Ở nước ta, tỷ lệ sảy thai vào khoảng 8 – 12%, các trường hợp sảy thai thường diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Theo các chuyên gia y tế, sau sảy thai phụ nữ dễ bị trầm cảm do chịu nỗi mất mát lớn cả về thể xác và tinh thần khiến cơ thể hoàn toàn suy sụp. 

Sau sảy thai phụ nữ dễ bị trầm cảm 1

Dấu hiệu trầm cảm sau khi sảy thai

Các dấu hiệu để nhận biết chứng trầm cảm sau khi sảy thai thường là:

  • Luôn cảm thấy dằn vặt, đau đớn và tội lỗi vì đã làm mất con, khó chấp nhận sự thật đã xảy ra
  • Hay âu sầu, cáu gắt thất thường, tức giận với mọi người xung quanh bởi sự bất công đối với bản thân
  • Thích ở trong nhà một mình, ngại giao tiếp hay phải đi ra ngoài
  • Thờ ơ trước mọi sự việc xung quanh
  • Khó ngủ, thay đổi thói quen sống thường ngày
  • Cơ thể mệt mỏi và kiệt sức

Không phải tất cả các trường hợp phụ nữ sau khi sảy thai đều bị trầm cảm nhưng đây vẫn là một điều đáng lưu tâm. Vì thế, người thân trong gia đình cần phải quan tâm chăm sóc đặc biệt ở thời kỳ nhạy cảm này, phát hiện sớm những dấu hiệu ban đầu của chứng trầm cảm để có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Triệu chứng của người mắc chứng trầm cảm

Làm gì để tránh nguy cơ bị trầm cảm sau khi sảy thai

Nghỉ ngơi để hồi phục thể lực

Dành thời gian nghỉ ngơi là điều cần thiết, bởi sau khi sảy thai cơ thể bị mất máu nhiều có thể khiến bạn nhanh chóng bị suy nhược. Chế độ ăn uống đầy đủ chất đạm, hoa quả, vitamin… tránh những thực phẩm, đồ uống có nhiều đường/ caffeine/ cồn vì nó có thể gây kích thích hệ tiêu hóa và làm rối loạn cảm xúc của bạn.

Tuy vậy, cũng đừng nằm mãi trên giường và ở lâu trong bóng tối, đi ra ngoài và ngắm nhìn mọi vật xung quanh với một chút nắng sớm rất tốt cho sức khỏe của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ánh sáng giúp cơ thể sản xuất một chất dẫn truyền thần kinh mang tên serotonin có khả năng ngăn chặn trầm cảm.

Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, nếu cảm thấy hiện tượng mất ngủ, đau đầu và mệt mỏi vẫn kéo dài mặc dù bạn thực hiện một chế độ nghỉ ngơi tốt thì vẫn nên đi khám để đảm bảo chắc chắn không có vấn đề gì bất thường xảy ra.

Cân bằng cảm xúc

Sau sảy thai phụ nữ dễ bị trầm cảm bởi họ có thể phải trải qua một loạt những cảm xúc tồi tệ. Vì thế điều này rất cần một khoảng thời gian đủ dài để cân bằng tất cả.

Hãy cởi mở và chân thành với các thành viên khác trong gia đình để chia sẻ cảm xúc của bạn. Điều cần làm của những người thân hay bạn bè là an ủi nhẹ nhàng, quan tâm và thấu hiểu để tránh cho người phụ nữ cảm thấy bị cô lập.

bị trầm cảm do sảy thai

Việc sảy thai không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà người chồng hay ông bà của đứa bé cũng có thể cảm thấy đau buồn, chua xót. Vì thế một điều cấm kị chắc chắn đó là những đả kích, mâu thuẫn trong gia đình ở thời điểm này, tất cả mọi vấn đề nên cần lắng nghe trước khi tranh cãi. Nếu là chồng bạn nên hiểu được sự tổn thương của vợ để điều hòa tất cả các mối quan hệ sao cho nhẹ nhàng nhất.

Nếu bạn nhận thấy mình không có dấu hiệu hồi phục khi các triệu chứng cứ kéo dài thì hãy đến gặp bác sỹ để nhận được lời tư vấn phù hợp nhất.

Hy vọng vào tương lai

Hy vọng vào một điều mới mẻ khiến bạn hạnh phúc cũng là cách để nhanh chóng xóa lành những nỗi đau trong quá khứ. Rất nhiều chị em sau lần đầu sảy thai đã có thể mang thai trở lại thành công. Việc lại có một sinh linh mới ra đời có thể giúp bà mẹ xóa bỏ áp lực nặng nề trước đây tránh nguy cơ trầm cảm.

Theo một cuộc khảo sát của 1000 cặp vợ chồng sau khi sảy thai sớm. Độ tuổi của chồng và vợ là từ 29 – 30. Trong đó có 765 cặp đôi đã có thai trở lại trong vòng 3 tháng sau. Với 77%, cuối cùng đã sinh nở mẹ tròn con vuông. Ngược lại, chỉ 23% trong số 233 cặp vợ chồng chờ lâu hơn đã sinh con.

Mang thai có thể mang tới một niềm hy vọng tốt đẹp mới cho tương lai. Tuy vậy hãy để điều này diễn ra tự nhiên, đừng áp lực và bắt buộc bản thân phải có con ngay lập tức. Bạn và chồng của mình hãy chắc chắn rằng đã sẵn sàng về mặt tình cảm để đối phó với mất mát có thể có trước khi cố gắng có thai lần nữa.

Hy vọng vào tương lai 1

Việc sảy thai thường phức tạp và do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Thật không may là đa phần những lý do phổ biến nhất dẫn đến sảy thai thường không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, một vài thói quen sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ có thể góp phần giúp thai nhi khỏe mạnh, hạn chế sẩy thai:

  • Tránh vận động mạnh, té ngã để chảy máu
  • Duy trì dinh dưỡng và cân nặng khỏe mạnh theo từng chu kỳ của thai nhi
  • Tránh thức ăn đồ uống có thể gây ngộ độ cao như nicotine, cafeine…
  • Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc, tập thể dục hết sức nhẹ nhàng

>>> Phụ nữ có thể bị trầm cảm trong giai đoạn mang bầu / Tìm hiểu về chứng trầm cảm sau sinh

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-sau-khi-say-thai-544/feed/ 8