Khám tâm lý là bước đầu tiên để chẩn đoán chính xác các bệnh về tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm…Để buổi thăm khám được hiệu quả nhất, bạn có thể cần nắm được một số thông tin cần thiết.
Mục lục bài viết
Khi nào cần thăm khám tâm lý?
Các bệnh lý thuộc về sức khỏe tâm thần liên quan tới căng thẳng đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, tỉ lệ người bệnh được thăm khám và điều trị rất thấp. Một suy nghĩ sai lầm của nhiều người khi cho rằng, bệnh tâm thần là phải “hâm hâm dở dở”. Tuy nhiên, người mắc bệnh tâm lý như lo âu, trầm cảm thường xuất hiện những triệu chứng về mặt cơ thể, khiến họ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác và thăm khám không đúng chuyên khoa. Bạn nên thăm khám tâm lý nhi có những triệu chứng về mặt cơ thể và triệu chứng về mặt tâm lý như:
- Triệu chứng tâm lý: buồn bã, tự ti, bi quan, lo lắng về những việc không đáng, dễ kích động, cáu gắt, bồn chồn, khó tập trung.
- Triệu chứng cơ thể: hồi hộp, mệt tim, tức ngực, khó thở, tăng hoặc giảm cân, rối loạn giấc ngủ, đau nhức cơ thể, mệt mỏi kéo dài.
Rất nhiều trường hợp bệnh nhân cảm nhận triệu chứng cơ thể rõ hơn, vì vậy thường đến thăm khám ở các chuyên khoa khác không phải tâm thần. Theo chuyên gia khuyến cáo, khi bạn nếu như bạn có ít nhất 3 biểu hiện toàn thân hoặc đã đi khám ở các chuyên khoa khác từ 4 lần trở lên thì nên tầm soát ở chuyên khoa sức khỏe tâm thần.
Có thể khám tâm lý ở đâu?
Bạn có thể thăm khám tâm lý ở bất cứ cơ sở y tế nào có chuyên khoa tâm – thần kinh, từ bệnh viện đa khoa tỉnh đến bệnh viện tuyến trung ương hoặc các phòng khám tâm lý tư nhân.
Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:
Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
– Bệnh viện đại học y dược TP.HCM
– Bệnh viện tâm thần TP.HCM
– Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
– Bệnh viện 115
– Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.
Nếu ở Hà Nội :
– Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
– Bệnh viện tâm thần trung ương
– Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
– Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
– Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
Cần chuẩn bị gì trước khi thăm khám?
Chuẩn bị thông tin giúp bác sỹ nắm được tình trạng bệnh: trước khi thăm khám, hãy chuẩn bị những thông tin để bác sỹ có thể nắm rõ tình trạng của mình như triệu chứng bệnh, tiền sử gia đình, các loại thuốc đang dùng. Bác sỹ sẽ cố gắng đánh giá mức độ bệnh, tìm hiểu nguyên nhân bệnh, do vậy hãy trả lời trung thực các câu hỏi của bác sỹ, không giấu giếm tình trạng của mình.
Chuẩn bị các câu hỏi: bạn cũng nên chuẩn bị một số câu hỏi cho bác sỹ để nắm rõ được tiến trình điều trị như những tác dụng phụ cần lưu ý khi uống thuốc, bao lâu thì tái khám, thời gian điều trị…Đừng quên hỏi cách thức liên lạc với bác sỹ trong tình huống khẩn cấp cần tư vấn.
Rối nhiễu tâm lý hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì vậy, đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sỹ chuyên khoa khi có các dấu hiệu gợi ý bệnh. Sự chuẩn bị chu đáo trước khi thăm khám sẽ giúp bạn được chẩn đoán bệnh chính xác và theo sát lộ trình điều trị tốt hơn.
Tư vấn trực tuyến