Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Những biểu hiện của trẻ tự kỷ https://benhlytramcam.vn/bieu-hien-cua-tre-tu-ky-1124/ https://benhlytramcam.vn/bieu-hien-cua-tre-tu-ky-1124/#comments Tue, 09 Oct 2018 02:10:53 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1124 Tự kỷ là một trong những rối loạn về tâm lý với nguy cơ mắc bệnh ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên tự kỷ ở trẻ em thường mang những hậu quả nặng nề hơn cả, ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng thích nghi, khả năng học tập và hòa nhập của trẻ. Ở mức độ nghiêm trọng bệnh còn khiến trẻ trở thành gánh nặng của xã hội. Để ngăn ngừa chứng tự kỷ ở trẻ thì bản thân các bậc phụ huynh và mọi người xung quanh cần hiểu được những biểu hiện của căn bệnh để kịp thời xử lý. Dưới đây là những biểu hiện của trẻ mắc chứng tự kỷ.

>> Thế nào là bệnh tự kỷ?

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTự kỷ ở trẻ em mang những hậu quả nặng nề

Tự kỷ ở trẻ bao gồm nhiều triệu chứng và hành vi bất thường gây ra những khó khăn và hạn chế trong sinh hoạt, học tập và vui chơi của trẻ. Dấu hiệu và những biểu hiện của bệnh lý không rõ ràng nên thường bị các bậc cha mẹ bỏ qua và chủ quan, cho đến khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, những suy giảm nghiêm trọng về tâm lý và sức khỏe thì gia đình mới phát hiện và đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh. Điều này khiến việc điều trị bệnh khó khăn hơn và bệnh dễ lặp lại hơn sau khi đã khỏi bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em:

Suy giảm chất lượng giao tiếp

Nghiên cứu của các nhà khoa học mỹ trên một nhóm trẻ bị tự kỷ thì có hơn 1/3 trong số trẻ tự kỷ chậm phát triển ngôn ngữ hoặc sử dụng những ngôn ngữ khác biệt so với trẻ không mắc chứng bênh, gây ra những khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu giao tiếp tự nhiên hàng ngày. Đối với trẻ từ 0 đến 1 tuổi thì vấn đề bệnh sẽ nằm ở khả năng giao tiếp bằng ánh mắt của trẻ, hầu như trẻ không có cảm xúc hoặc không quan tâm đến bố mẹ, còn đối với trẻ từ 1-3 tuổi thì thường có biểu hiện chậm nói, nhút nhát, không chủ động giao tiếp, không có những câu hỏi tìm hiểu, khám phá vấn đề như những trẻ khác. Một số biểu hiện cụ thế:

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTrẻ tự kỷ có những sự suy giảm chất lượng giao tiếp

  • Trẻ không có những giao tiếp tương tác với mọi người xung quanh, ít có những biểu hiện nét mặt, cử chỉ thể hiện buồn vui trong cuộc hội thoại.
  • Khả năng hiểu vấn đề của trẻ kém, thường hiểu mọi thứ theo một nghĩa đơn giản, không phát triển, khó khăn trong việc diễn đạt lời nói của mình do vốn từ ít.
  • Không nói được hoặc chậm nói.
  • Không có những câu hỏi khám phá vấn đề.
  • Trẻ thiếu khả năng sáng tạo, xử lý và kỹ năng trong mọi tình huống cơ bản của cuộc sống
  • Khi giao tiếp hoặc nói chuyện vói người khác thay vì nhìn vào đối tượng giao tiếp thì trẻ thường chỉ nhìn tập trung vào một bộ phận trên cơ thể ví dụ như tay …

Giảm về tương tác xã hội

Trẻ em bị mắc bệnh tự kỷ thường suy giảm về tương tác xã hội. Một số biểu hiện cụ thể như:

  • Trẻ thiếu giao tiếp bằng ánh mắt và mỉm cười. Đối với trẻ sơ sinh từ 6 đến 8 tuần thì bé đã có thể giao tiếp bằng ánh mắt với cha mẹ và những người xung quanh. Tuy nhiên khi thấy bé không nhìn hoặc tránh những ánh mắt giao tiếp đó thì là một điều bất thường của trẻ.
  • Trẻ không thể hiện cảm xúc mỉm cười khi tương tác với bất kì ai hoặc sự việc nào: Sau 6 tuần tuổi thì những trẻ bình thường có thể cười hoặc thể hiện cảm xúc, nhưng với trẻ tự kỷ thì bé không thể cười ngay cả với bố và mẹ.

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTrẻ không thể hiện cảm xúc mỉm cười khi tương tác với bất kì ai hoặc sự việc nào

  • Tách biệt bởi thế giới bên ngoài, không tham gia tương tác với xã hội, vô cảm. Đối với trẻ bình thường thì bé có thể bị thu hút bởi thế giớ bên ngoài, những tò mò và khám phá sẽ hình thành cho trẻ những hành vi như chỉ tay vào sự vật, sự việc còn với trẻ tự kỷ thì hầu như không có những hành vi và những tò mò tìm hiểu về thế giới
  • Thờ ơ với mọi người xung quanh kể cả người thân: Trẻ tự kỷ không có cảm giác muốn gần gũi hay yêu thương bất kỳ ai kể cả bố mẹ và người thân trong gia đình.
  • Trẻ thiếu những sự đáp ứng về mặt cảm xúc xã hội: trẻ tự kỷ không thể hiện được cảm xúc, sở thích của bản thân
  • Thiếu sự chia sẻ những niềm vui, câu chuyện với người khác kể cả với cha mẹ
  • Khi lớn trẻ sẽ có những tương tác tốt hơn nhưng vẫn khó khăn hơn rất nhiều so với trẻ bình thường.

Hành vi lặp đi lặp lại, rập khuôn

Trẻ tự kỷ thường có những biểu hiện hành vi lặp đi lặp lại, kèm theo những động tác bất thường khó hiểu đôi khi còn có những biểu hiện tăng động cụ thể:

  • Trẻ có những mối bận tâm quá mức, bất thường, chú ý đến những chi tiết nhỏ mà không để ý tổng thể.
  • Trẻ thường nhại lại lời nói của người khác khi đã trên 3 tuổi ( Đối với những đứa trẻ  bình thường thì vấn đề này chỉ kéo dài đến 3 tuổi)
  • Trẻ tự kỷ sẽ gắn bó với những thói quen từ khi còn rất nhỏ đến lớn, dù những thói quen đó là không tốt và không ai có thể thay đổi những thói quen và suy nghĩ của chúng.
  • Trẻ tự kỷ dễ có những bực bội và tức giận với những người xung quanh.
  • Thường tỏ ra phản ứng thái quá hoặc đau đơn thực sự với những âm thanh lạ, ánh sáng, kết cấu hay nhiệt độ. Khi thấy những bất thường này, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị, tránh gây những hệ lụy và rắc rối với trẻ sau này.

Biểu hiện tự kỷ ở trẻ emTrẻ có những mối bận tâm quá mức, bất thường, chú ý đến những chi tiết nhỏ mà không để ý tổng thể

Trẻ chậm phát triển về trí tuệ và kèm theo các rối loạn bệnh lý

Đa số trẻ tự kỷ có những biểu hiện chậm phát triển về trí tuệ, phản ứng chậm hoặc vô cảm với các sự vật sự việc hay các tình huống trong đời sống hàng ngày. Ở những trẻ không mắc chứng tự kỷ ta có thể thấy chúng lớn từng ngày, phát triển trí tuệ từ những câu hỏi bé đặt cho chúng ta, các kỹ năng chăm sóc bản thân, tương tác, giao tiếp và phản biện tốt với môi trường bên ngoài.

Cũng có rất nhiều trẻ có bị mất đi một số những kỹ năng như kỹ năng nói chuyện, kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, hầu hết những kỹ năng này khi trẻ khỏi bệnh thì vẫn có thể lấy lại được. Điều quan trọng là sự kiên trì, bền bỉ cùng trẻ chống lại chứng bệnh tâm lý nguy hiểm này.

>> “Phân biệt chứng tự kỷ và trầm cảm”

Hiểu được các biểu hiện chứng bệnh tự kỷ ở trẻ có thể nâng cao khả năng nắm bắt và chữa trị bệnh để trẻ sớm hòa nhâp với xã hội, sống đúng với lứa tuổi của mình.

]]>
https://benhlytramcam.vn/bieu-hien-cua-tre-tu-ky-1124/feed/ 5
Tự kỷ – nguyên nhân và cách điều trị https://benhlytramcam.vn/tu-ky-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-1203/ https://benhlytramcam.vn/tu-ky-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-1203/#comments Fri, 28 Sep 2018 07:00:41 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1203 Nhờ vào sự hiểu biết ngày một cao của xã hội, sự quan tâm của bậc phụ huynh cũng như sự phát triển của y học mà chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ ngày càng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cùng benhlytramcam.vn tìm hiểu nguyên nhân của rối loạn này và cách chữa trị nhé!

Tự kỷ - nguyên nhân và cách điều trị 1

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một tình trạng rối loạn thần kinh và hành vi phức tạp, đặc trưng bởi những khiếm khuyết trong phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi, sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại. Tự kỷ còn có tên gọi khác là tự kỷ cổ điển hay tự kỷ từ bé đây là một dạng của rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Những triệu chứng của tự kỷ thường xuất hiện ngay từ khi còn bé, cha mẹ trẻ thường có thể phát hiện thấy khi con ở độ tuổi từ 18-36 tháng. Những biểu hiện của tự kỷ ban đầu có thể khiến người khác chú ý đến là chậm phát triển ngôn ngữ (lớn dần trẻ có thể mất khả năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất cứ thời điểm nào), hành vi hạn chế, các cử chỉ lặp lại, thiếu quan hệ cảm xúc với người khác, thích xoay chuyển đồ vật, tập trung vào các đồ vật có chuyển động lặp…Tuy nhiên, cũng có những trường hợp triệu chứng rối loạn giao tiếp của tự kỷ không được phát hiện cho đến khi những yêu cầu từ phía môi trường vượt quá khả năng của họ.

Tự kỷ thường gặp ở bé trai nhiều hơn, với xác suất cứ 4 bé trai thì mới có 1 bé gái mắc tự kỷ. Các yếu tố như điều kiện kinh tế của gia đình, môi trường học tập, sắc tộc không ảnh hưởng nhiều tới nguy cơ bị mắc phải tự kỷ. Vậy, nguyên nhân gây ra tự kỷ là gì?

>> Chi tiết hơn trong bài viết: Tự kỷ là gì

Nguyên nhân dẫn tới chứng tự kỷ

Nguyên nhân dẫn tới chứng tự kỷ 1

Trước đây, có một số người cho rằng tự kỷ là do việc tiêm vắc-xin, cách nuôi dạy của cha mẹ, hoặc do các thực phẩm chứa gluten…, tuy nhiên, thực tế đây là những thông tin không đúng. Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hiện nay thực sự vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy, tự kỷ có thể xuất phát từ những tổn thương ở một khu vực của não bộ liên quan tới khả năng xử lý các cảm xúc và phát triển ngôn ngữ. Hiện nay, đa số các chuyên gia cho rằng tình trạng phức tạp này có thể xảy ra do hậu quả của khuynh hướng di truyền và các yếu tố môi trường.

Di truyền

Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng, một số gen nhất định mà một đứa trẻ thừa hưởng từ cha mẹ có thể làm cho chúng dễ mắc tự kỷ hơn. Các trường hợp mắc tự kỷ thường có tính chất gia đình. Ví dụ, em ruột hoặc nhất là anh em sinh đôi của trẻ bị tự kỷ cũng có thể phát triển tình trạng này.

Tuy nhiên, người ta cũng không xác định được bất kỳ một gen hoặc tổ hợp gen cụ thể nào gây ra chứng tự kỷ.

Các yếu tố môi trường 

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ngoài yếu tố di truyền có sẵn thì một người phải tiếp xúc với tác nhân môi trường cụ thể mới phát triển rối loạn phổ tự kỷ.

Các tác nhân kích thích có thể xảy ra ngay ở thời kỳ mang thai của người mẹ như:

  • Nhiễm virus Rubella trong thời kỳ mang thai có thể làm cho não bộ của trẻ kém phát triển, có thể gây ra bệnh tự kỷ.
  • Bệnh lý tuyến giáp ở ngưởi mẹ khi mang thai cũng có thể gây ra những tổn thương ở não bộ của thai nhi, có thể làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ
  • Bệnh đái tháo đường trong thai kỳ cũng được ghi nhận làm tăng gấp đôi tỉ lệ mắc trầm cảm ở trẻ.
  • Thuốc và hóa chất: một số loại thuốc sử dụng trong thời kỳ mang thai như thuốc chống động kinh, thuốc an thần, điều trị viêm khớp…, đặc biệt là sử dụng đồ uống có cồn khi mang thai cũng có liên quan tới chứng tự kỷ ở trẻ.
  • Sinh con muộn cũng là một trong những yếu tố nguy cơ sinh ra một đứa trẻ mắc tự kỷ.

Ngoài ra, một số tổn thương ở trẻ cũng liên quan tới chứng tự kỷ như: hội chứng X, một rối loạn di truyền gây ra vấn đề trí tuệ; xơ cứng củ, một rối loạn mà trong đó các khối u lành tính phát triển trong não, rối loạn thần kinh hội chứng Tourette và động kinh gây ra cơn động kinh.hội chứng X, một rối loạn di truyền gây ra vấn đề trí tuệ; xơ cứng củ, một rối loạn mà trong đó các khối u lành tính phát triển trong não, rối loạn thần kinh hội chứng Tourette và động kinh.

>> Xem tiếp: Các biểu hiện của bệnh nhân tự kỷ

Các phương pháp điều trị tự kỷ

Có nhiều phương pháp để giúp cải thiện chức năng bị khiếm khuyết cũng như điều chỉnh các rối loạn hành vi của trẻ tự kỷ, tuy nhiên, điều quan trọng là cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý không muốn chấp nhận con mình mắc bệnh tự kỷ, trì hoãn các phương pháp điều trị, dẫn tới bỏ qua “thời gian vàng để điều trị” – là lúc chúng ta có thể giúp được nhiều cho trẻ.

Điều trị theo phương pháp tâm lý giáo dục

Một số phương pháp điều trị tâm lý sau được chứng minh đem lại hiệu quả tốt trong điều trị tự kỷ ở trẻ:

Điều trị theo phương pháp tâm lý giáo dục 1

  • Phương pháp hân tích hành vi (Behavioral Analysis – ABA): đây là phương pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của chủ thể. Phương pháp này khi ứng dụng trong điều trị tự kỷ có thể cải thiệ được nhiều mặt như : nhận thức, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, khả năng tự phục vụ… Đồng thời phương pháp này cũng nhấn mạnh việc loại bỏ những hành vi tiêu cực và thay thế bằng những hành vi tích cực, giúp trẻ có ứng xử phù hợp với cuộc sống.
  • Liệu pháp ngôn ngữ: áp dụng để điều trị rối loạn ngôn ngữ, kém phát triển ngôn ngữ ở người tự kỷ. Biện pháp này giúp trẻ có thể hiểu về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể.
  • Hướng dẫn kỹ năng xã hội: trẻ bị tự kỷ thường gặp khó khăn trong khả năng tương tác với người khác, do đó cần hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng này.
  • Liệu pháp tích hợp giác quan: trẻ tự kỷ cũng gặp những khó khăn với các vấn đề về xử lý giác quan do hệ thống tổ chức xử lý thông tin hoạt động kém hiệu quả. Phương pháp trị liệu giác quan được sử dụng nhằm giúp trẻ tự kỷ có khả năng điều hợp các giác quan trong việc tiếp nhận thông tin cũng như xử lý thông tin từ đó trẻ duy trì sự tập trung vào học tập và vui chơi, giảm thiểu các hành vi không mong muốn, các phản hồi không phù hợp: la hét, chạy nhảy liên tục, kén ăn, thiếu tập trung chú ý…

Sử dụng thuốc

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tự kỷ nhưng bác sỹ có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm các triệu chứng liên quan tới tự kỷ như hung hăng, lầm lì, kém tập trung…ở trẻ. Như vậy thì với mỗi biểu hiện khác nhau ở các em bé tự kỷ mà thuốc điều trị cũng khác nhau. Dưới đây là 4 nhóm thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc chống trầm cảm: SSRIs, TC.
  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ

Nguồn: nsh.uk

]]>
https://benhlytramcam.vn/tu-ky-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-1203/feed/ 20
Phân biệt rõ tự kỷ và trầm cảm https://benhlytramcam.vn/phan-biet-ro-tram-cam-va-tu-ky-1010/ https://benhlytramcam.vn/phan-biet-ro-tram-cam-va-tu-ky-1010/#comments Thu, 13 Sep 2018 09:44:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1010 Tự kỷ và trầm cảm là hai chứng bệnh được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây. Chúng là hai bệnh lý khác nhau, nhưng có một vài biểu hiện tương tự. Vậy làm thế nào để phân biệt rõ trầm cảm và tự kỷ?

Phân biệt rõ tự kỷ và trầm cảm 1

Thế nào là tự kỷ và trầm cảm?

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm ở trẻ em, thường được phát hiện trong độ tuổi từ 3-10, kéo dài mà không thuyên giảm. Trẻ tự kỷ tự phong bế mình với thế giới bên ngoài, tình trạng này dẫn tới những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp, kết hợp với hành vi cứng nhắc, lặp đi lặp lại. Do những biểu hiện khác nhau với mức độ rất đa dạng nên hiện nay chứng tự kỷ còn được gọi là phổ tự kỷ. Theo các con số thống kê, có khoảng 1-3 phần nghìn trẻ em mắc tự kỷ.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là chứng bệnh rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Những rối loạn trong hoạt động của não bộ khiến cho người bệnh biểu hiện ra thành những bất thường trong suy nghĩ và hành vi. Biểu hiện chính của trầm cảm là khí sắc trầm uất, mất hứng thú kéo dài và giảm năng lượng (mệt mỏi). Khác với tự kỷ, trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi. Cả nam lẫn nữ, người thành đạt hay người có địa vị thấp trong xã hội đều có thể mắc trầm cảm. Xét về mức độ phổ biến, trầm cảm thường gặp nhiều hơn so với tự kỷ rất nhiều lần. Trầm cảm được xếp hạng là bệnh lý phổ biến thứ 2 trên toàn cầu.

Xem thêm: Phương pháp giảm trầm cảm bằng lợi khuần đường ruột

Sự khác nhau giữa tự kỷ và trầm cảm

Sự khác nhau giữa tự kỷ và trầm cảm 1

Trầm cảm Tự kỷ

Triệu chứng

  • Cảm giác buồn chán, trống rỗng
  • Khó tập trung suy nghĩ, hay quên
  • Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì
  • Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng
  • Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
  • Hay cáu gắt, giận dữ
  • Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày
  • Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều
  • Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát

Ở trẻ em, chúng ta khó có thể phát hiện được trầm cảm do trẻ chưa biết cách mô tả lại tình trạng của mình. Cha mẹ cần chú ý hơn nếu trẻ có thể có biểu hiện buồn bã, dễ kích động, nổi giận, tỏ ra sợ hãi hoặc không muốn đến trường, các cơn đau (thường gặp nhất là đau bụng) không rõ nguyên nhân…

Khác với trầm cảm, những triệu chứng của tự kỷ khá rõ ràng mà cha mẹ và những người xung quanh có thể quan sát thấy:

  • Trẻ chậm nói, chậm phát triển về ngôn ngữ chỉ thường ê a cho đến khi 5 tuổi.
  • Sống khép kín, không quan tâm đến mọi việc diễn ra xung quanh, thờ ơ với giao tiếp ngôn ngữ hay tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người kể cả cha mẹ.
  • Mặt thiếu biểu cảm và tư thế không được tự nhiên. Khó khăn trong việc chia sẻ.
  • Khả năng phản ứng, tiếp thu chậm, hoặc kém, ít nói chuyện (khoảng 40% người bị tự kỷ không bao giờ nói chuyện).
  • Rụt rè, nhút nhát không thích chơi với người khác, không thích ở nơi đông người.
  • Không thích sự thay đổi kể cả đồ chơi, nơi ở hay bất kỳ sự thay đổi về hoàn cảnh nào khác.
  • Lặp lại các hoạt động, hành vi của cơ thể mà không có mục đích như vỗ tay, đung đưa cơ thể…
  • Thường tập trung vào một bộ phận thay vì toàn thể.
  • Thường xuyên gào khóc, đi trốn khi không thích hay không hứng thú với việc gì đó. Thậm chí làm làm tổn thương chính bản thân như cào cấu, đập đầu vào tường, cửa…

Nguyên nhân

Trầm cảm được cho là bắt nguồn từ sự căng thẳng, áp lực kéo dài, những biến cố, khủng hoảng trong cuộc sống. Trong khi đó, nguyên nhân của tự kỷ chưa được làm rõ. Có một số giả thuyết về nguyên nhân của tự kỷ bao gồm: di truyền, bất thường về phía mẹ trong thời kỳ mang thai (mắc một số bệnh như tuyến giáp, đái tháo đường, nhiễm virus Rubella, sử dụng thuốc, rượu trong thai kỳ…), môi trường khi mang thai, bất thường trong cấu trúc não, bất thường trong chức năng não.

Chăm sóc và điều trị

Trầm cảm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như thay đổi lối sống, liệu pháp tâm lý, sử dụng probiotics tâm trạng (còn gọi là psychobiotic) đối với chứng trầm cảm nhẹ và vừa. Đối với trầm cảm nặng cần sử dụng thuốc và có thể kết hợp các biện pháp khác theo chỉ định của bác sỹ.  Điều trị tự kỷ là một hành trình khó khăn. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh nhưng nếu kiên trì và có những biện pháp can thiệp đúng với các phương pháp trị liệu hành vi, giao tiếp…thì có thể giúp người mắc tự kỷ phát triển tốt hơn và cải thiện được cuộc sống.

 

Ngoài ra, có nhiều trường hợp mắc trầm cảm trên nền tự kỷ thì rất khó để chẩn đoán vì những triệu chứng của trầm cảm có thể lẫn vào triệu chứng của tự kỷ. Hơn nữa người bị tự kỷ hầu như không có khả năng giao tiếp, gây khó khăn cho chẩn đoán (chẩn đoán trầm cảm chủ yếu dựa vào hỏi bệnh). Theo các khảo sát, trầm cảm ở người tự kỷ sẽ làm gia tăng nguy cơ tự sát.

Như vậy, trầm cảm và tự kỷ là hai chứng bệnh cùng thuộc về tâm thần nhưng hoàn toàn khác biệt và cần được chăm sóc, điều trị khác nhau. Mọi thông tin bạn đọc còn thắc mắc có thể để lại bình luận hoặc gọi cho chuyên gia của chúng tôi qua số hotline tư vấn: 0981 966 152 để được giải đáp chi tiết.

]]>
https://benhlytramcam.vn/phan-biet-ro-tram-cam-va-tu-ky-1010/feed/ 41