Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên https://benhlytramcam.vn/dau-hieu-benh-tram-cam-o-thanh-thieu-nien-2372/ https://benhlytramcam.vn/dau-hieu-benh-tram-cam-o-thanh-thieu-nien-2372/#comments Tue, 08 Jan 2019 06:53:10 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2372 Lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những thay đổi xung quanh. Ở lứa tuổi này các em dễ bị tác động bởi những áp lực, những suy nghĩ, lối sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát. Đó là những dấu hiệu của chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên. Vậy những biểu hiện nào cảnh báo bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này để có thêm kiến thức nhằm phát hiện sớm căn bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên 1

Trầm cảm ở thanh thiếu niên do đâu?

Trầm cảm là một rối loạn tâm lý gây nên tâm trạng buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, uể oải, mất hứng thú kéo dài. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người mắc như: suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, các rối loạn tâm thần khác khiến người bệnh tìm cách tự tử.

Trầm cảm ở thanh thiếu niên có thể đến từ các nguyên nhân như:

  • Thanh thiếu niên trầm cảm do áp lực từ cuộc sống, gia đình, xã hội: Những áp lực từ việc học hành, từ các mối quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội cũng như việc dạy dỗ từ gia đình, nhà trường gây cho các em thanh thiếu niên cảm giác căng thẳng, stress, mệt mỏi, áp lực lớn và kéo dài sẽ khiến các em bị trầm cảm
  • Do tâm sinh lý thay đổi gây trầm cảm ở thanh thiếu niên: Ở tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn các em đang dậy thì, tâm sinh lý ở giai đoạn này đang thay đổi nên các em chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề gặp phải. Các em dễ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân. Nếu không được định hướng đúng thì những suy nghĩ và hành vi tiêu cực sẽ ám ảnh các em gây nên những hành động đáng tiếc
  • Nguyên nhân sinh học: Các chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu tới các thành phần khác của não bộ và cơ thể. Khi các chất dẫn truyền này bị biến đổi hoặc hư hại thì chức năng cảm thụ của hệ thần kinh cũng bị thay đổi dẫn đến trầm cảm
  • Đặc điểm di truyền: Những người có người thân bị trầm cảm thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn những người bình thường
  • Ám ảnh những đau thương từ lúc nhỏ cũng là nguyên nhân khiến thanh thiếu niên bị trầm cảm
  • Những việc đau thương thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác và tinh thần, người thân qua đời,… gây thay đổi trong não bộ, khiến các em thanh thiếu niên dễ bị trầm cảm
  • Thanh thiếu niên trầm cảm do lối sống không lành mạnh: Những thói quen xấu ở tuổi thanh thiếu niên như lười vận động, nghiện điện tử, thức khuya, ăn uống không điều độ, sử dụng các loại chất kích thích… là những nguyên nhân gây suy giảm thể chất, suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm

Xem thêm bài viết sau: Chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ!

Dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên

Cơ thể mệt mỏi, uể oải là dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

Khi mắc trầm cảm các em thanh thiếu niên thường có biểu hiện mệt mỏi, chán nản, không muốn làm việc gì cả. Cơ thể uể oải, thiếu sức sống mà đi khám thì không phát hiện ra bệnh gì cả

Hay cáu giận vô cớ

Dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên 1

Khi bị trầm cảm các em thanh thiếu niên thường phải vật lộn với cảm xúc của bản thân, cảm giác chán nản khiến chúng thường có xu hướng nóng tính hơn, dễ nổi cáu vô cớ, đập phá đồ đạc, la hét…

Dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên thường thấy là mất hứng thú trong công việc và sở thích

Mắc trầm cảm khiến các em thanh thiếu niên không còn cảm giác hứng thú với bất cứ công việc gì, ngay cả những công việc yêu thích trước kia. Nếu cha mẹ thấy các em có biểu hiện này, luôn hờ hững với tất cả mọi việc thì cần quan tâm chú ý các em hơn vì rất có thể đây là biểu hiện của chứng bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

Luôn có cảm giác bản thân không có giá trị, vô dụng

Trầm cảm khiến các em thanh thiếu niên luôn có những suy nghĩ bi quan, tự ti, luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, vô dụng và nguy hiểm hơn là suy nghĩ tự tử để giải thoát bản thân, giảm gánh nặng cho mọi người.

Biểu hiện thích ở một mình, không muốn tiếp xúc với mọi người, xã hội

Nếu thấy các em độ tuổi thanh thiếu niên có biểu hiện tách rời ra khỏi bạn bẻ, xã hội, chỉ thích ở một mình thì cần chú ý vì đây là biểu hiện của căn bệnh trầm cảm

Ngoài các biểu hiện trên thì còn các biểu hiện khác như:

  • Cảm thấy bồn chồn, lo lắng trong người, đứng ngồi không yên
  • Tự làm thương bản thân như lấy dao rạch vào cơ thể, châm lửa đốt…
  • Suy nghĩ, cử chỉ, nói năng trở nên chậm chạp
  • Khó tập trung và ghi nhớ mọi thứ
  • Xuất hiện các hiện tượng đau cơ, đau tức ngực, khó thở mà không rõ nguyên nhân
  • Luôn có ý định tự tử, lập kế hoạch tự tử và cô gắng tự tử

Có thể bài viết sau bạn muốn đọc: Phác đồ điều trị trầm cảm

Trên đây là những dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo cần quan tâm các em hơn để sớm nhận biết ra chứng bệnh này đồng thời có phương pháp giúp đỡ các em, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

]]>
https://benhlytramcam.vn/dau-hieu-benh-tram-cam-o-thanh-thieu-nien-2372/feed/ 4
Báo động tình trạng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên https://benhlytramcam.vn/bao-dong-tinh-trang-tram-cam-o-tre-em-va-thanh-thieu-nien-2095/ https://benhlytramcam.vn/bao-dong-tinh-trang-tram-cam-o-tre-em-va-thanh-thieu-nien-2095/#respond Fri, 16 Nov 2018 01:31:37 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2095 Vụ việc một nam sinh trường THPT Nguyễn Khuyến tự tử tháng 4 vừa qua, một lần nữa gửi tới xã hội một hồi chuông cảnh tỉnh, rằng chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới sức khỏe tâm thần ở giới trẻ.

Báo động tình trạng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên 1

Trầm cảm không chừa một ai

Liên tiếp những vụ tự tử xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên trong thời gian gần đây cho thấy mức độ phổ biến và nguy hiểm của căn bệnh trầm cảm trong giới trẻ. Có tới 121 triệu kết quả tương ứng với từ khóa “người trẻ tự tử” khi được tìm kiếm trên google.

Ước tính có từ 1-3% trẻ em và thanh thiếu niên có thể mắc phải trầm cảm, bất kể mọi giới tính, sắc tộc, độ tuổi và hoàn cảnh gia đình. Trong đó, trầm cảm phổ biến hơn ở các em gái vị thành niên. Trong một khảo sát được thực hiện bởi Viện sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ trên các trẻ em từ 11-17 tuổi, vô cùng bất ngờ khi 78% số trẻ tham gia khảo sát cho kết quả tương ứng với trầm cảm mức độ vừa đến nặng theo test sàng lọc. Tuy nhiên, có một nghịch lý là 2/3 các trường hợp trầm cảm không hề được phát hiện và điều trị. Nguyên nhân bởi người bệnh có xu hướng che dấu, tâm lý xấu hổ về tình trạng của mình. Bên cạnh đó, sự hiểu biết hạn chế và những quan niệm sai về trầm cảm của xã hội cũng khiến cho việc phát hiện và giúp đỡ những người trầm cảm trở nên khó khăn.

Khi người trẻ cô đơn

“Con xin lỗi ba má. Con đã không đáp ứng được mong mỏi của ba má. Con xin lỗi” – những dòng chữ trong bức thư tuyệt mệnh của nam sinh trường THPT Nguyễn Khuyến có thể làm nhói lòng bất cứ ai trong số chúng ta khi đọc được. Áp lực học tập và việc làm được cho là những nguyên nhân gây trầm cảm hàng đầu ở học sinh, sinh viên. Trong xã hội Đông Á, khi mà kết quả học tập của con cái là niềm tự hào to lớn và thước đo giá trị của các bậc phụ huynh thì áp lực học tập lên các con là rất lớn. Trẻ bị ép buộc phải học để đạt điểm số cao, để có được các công việc mà xã hội trọng vọng chứ không phải là làm những điều mình yêu thích. Điều này khiến trẻ cảm thấy không hạnh phúc, áp lực và cô đơn.

Khi người trẻ cô đơn 1

Sự phát triển ngày một rộng rãi của mạng xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ khi khiến trẻ bị cuốn vào cuộc sống ảo và dễ trở thành mục tiêu công kích của một nhóm người trên internet. Bắt nạt học đường, bị bạo hành gia đình, cha mẹ li hôn…cũng là những nguyên nhân gây chấn thương tâm lý cho trẻ, dễ dẫn tới trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác.

Hậu quả có thể dẫn tới kết quả học tập sa sút, trẻ sa vào các tệ nạn như nghiện rượu, game, các chất kích thích, hành vi tình dục không an toàn và thậm chí là tự sát.

“Tôi thấy mình không yêu được ai, và không mang lại giá trị gì cho xã hội, nên tôi nghĩ sự ra đi của mình sẽ rất nhẹ nhàng, sẽ chẳng ai đau khổ, vì dẫu sao sợi dây kết dính với cuộc đời gần như không có. Sự trống rỗng giày vò tôi mỗi đêm, tôi muốn kết thúc sớm mọi chuyện”, một bạn trẻ tại TP.HCM đã từng tự tử bằng thuốc ngủ nhưng được cứu sống chia sẻ.

Tỉ lệ tự tử ở giới trẻ Việt có xu hướng gia tăng

Đầu năm 2018, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) phối hợp Bộ Lao động – thương binh và xã hội công bố kết quả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em – thanh thiếu niên Việt Nam.

Theo đó, có đến 8-29% đối tượng được nghiên cứu (11 đến 24 tuổi) gặp vấn đề sức khỏe tâm thần chung (tùy theo tỉnh thành, giới…), và hiện có khoảng 3 triệu trẻ em, thanh thiếu niên có nhu cầu về những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở các em thường ở hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô đơn…) hoặc hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý…). Tỉ lệ trẻ vị thành niên tự tử là 2,3% và có xu hướng gia tăng.

Cần sự chung tay của cộng đồng để ngăn chặn trầm cảm

Trầm cảm được ví như là một con quái vật có sức tàn phá khủng khiếp, nó hủy hoại sức khỏe, gặm nhấm tương lai của những người mắc phải. Do vậy mà chúng ta cần quan tâm và ngăn chặn trầm cảm, đặc biệt là ở những người trẻ – chủ nhân tương lai của xã hội.  Trong đó, việc đầu tiên cần làm chính là nâng cao hiểu biết của xã hội về căn bệnh trầm cảm.

Phụ huynh và giáo viên có thể giúp xây dựng các kỹ năng sống của trẻ em và thanh thiếu niên để giúp các em có đủ khả năng để đối phó vơi các thử thách trong cuộc sống.  Các bậc phụ huynh, giáo viên cũng cần tìm hiểu về biểu hiện triệu chứng của bệnh, các kỹ năng lắng nghe và trò chuyện đê sớm phát hiện ra tình trạng bất thường ở con em nhằm có sự trợ giúp đúng cách, đúng thời điểm.

Xem thêm: Nhận diện chứng trầm cảm ở học sinh, sinh viên.

]]>
https://benhlytramcam.vn/bao-dong-tinh-trang-tram-cam-o-tre-em-va-thanh-thieu-nien-2095/feed/ 0
Tuổi trẻ và sức khỏe tâm thần trong thế giới thay đổi https://benhlytramcam.vn/tuoi-tre-va-suc-khoe-tam-than-1870/ https://benhlytramcam.vn/tuoi-tre-va-suc-khoe-tam-than-1870/#respond Mon, 29 Oct 2018 04:34:00 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1870 “Tuổi trẻ và sức khỏe tâm thần trong thế giới thay đổi” – Đó là chủ đề của Ngày sức khỏe tâm thần thế giới năm 2018. Tầm quan trọng của việc quan tâm chăm sóc tới sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng được đề cao.

Tuổi trẻ và sức khỏe tâm thần trong thế giới thay đổi 1

 

Trẻ vị thành niên là đối tượng có nguy cơ cao gặp vấn đề với sức khỏe tâm thần

Tuổi vị thành niên và những năm đầy của tuổi trưởng thành là thời điểm cuộc sống có nhiều thay đổi xảy ra, ví dụ như thay đổi trường học, rời khỏi nhà để bắt đầu học đại học hoặc một công việc mới. Mặt khác, trẻ có nhiều thay đổi về mặt tâm, sinh lý tuổi dậy thì. Đối với nhiều người, đó là thời gian sôi nổi trong cuộc đời. Tuy nhiên, đây cũng chính là thời điểm mà trẻ vị thành niên dễ bị căng thẳng, lo sợ. Trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện và kiểm soát, những cảm xúc này có thể dẫn tới bệnh lý về sức khỏe tâm thần.

Sự phát triển việc ứng dụng công nghệ trực tuyến mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra nhiều áp lực, chẳng hạn việc kết nối mạng ảo bất kể thời điểm ngày đêm.

Nhiều thanh thiếu niên sống trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh. Những người trẻ khi sống trong điều kiện như vậy đặc biệt dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần và bệnh tật.

>> Báo động tình trạng trầm cảm ở thanh thiếu niên hiện nay

50% bệnh tâm thần khởi phát từ 14 tuổi

Trên toàn thế giới, có từ 10-20% trẻ em và thanh thiếu niên bị rối loạn tâm thần. Một nửa trong số các bệnh tâm thần khởi phát từ lứa tuổi 14 và ¾ khởi phát từ tuổi 20, tuy nhiên hầu hết không được phát hiện và điều trị.

Xét về gánh nặng bệnh tật ở thanh thiếu niên, trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu (xếp thứ 3 trong gánh nặng bệnh tật ở thanh thiếu niên). Tự sát là nguyên nhân tử vong thứ 2 trong lứa tuổi từ 15 đến 29. Tác hại của rượu bia và các chất ma túy là một vấn đề lớn ở nhiều quốc gia, có thể dẫn tới các hành vi nguy hiểm như quan hệ tình dục không an toàn hoặc lái xe không an toàn. Rối loạn ăn uống cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng khả năng phục hồi tinh thần

May mắn là tầm quan trọng của việc giúp đỡ những người trẻ tuổi xây dựng tinh thần vững chắc ngay từ sớm để đối phó với những thách thức của thế giới hiện đại ngày càng được chú trọng. Những bằng chứng ngày càng chứng minh việc bảo vệ sức khỏe tâm thần vị thành niên không chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn mà còn đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế, xã hội của đất nước bởi vì người trẻ chính là nguồn lực lao động, sáng tạo trong gia đình, cộng đồng và xã hội nói chung.

Hiểu biết về bệnh tâm thần chính là bước khởi đầu để phòng ngừa bệnh tốt hơn

Có rất nhiều việc chúng ta có thể làm để xây dựng một tinh thần vững chắc từ khi còn nhỏ để ngăn ngừa bệnh tâm thần và điều trị, phục hồi người bị bệnh tâm thần ở lứa vị thành niên và mới trưởng thành. Phòng ngừa bắt đầu với việc nhận biết và hiểu các dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh tâm thần.

Phụ huynh và giáo viên có thể giúp xây dựng các kỹ năng sống của trẻ em và thanh thiếu niên để giúp chúng có thể đối phó với những thử thách trong cuộc sống.  Ngoài ra có thể thực hiện và mở rộng các chương trình hỗ trợ tâm lý xã hội cho các trường học, cho cộng đồng khác và đào tạo nhân viên y tế để giúp họ phát hiện và kiểm soát sớm các rối loạn tâm thần.

Cần thiết có sự đầu tư của chính phủ và sự tham gia của các ngành giáo dục, y tế trong một chương trình toàn diện để quản lý các rối loạn tâm thần ở người trẻ tuổi. Khoản đầu tư này nên được liên kết với các chương trình để nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về cách chăm sóc sức khỏe tâm thần và giúp đỡ các nhân viên y tế, phụ huynh, giáo viên biết cách phát hiện, hỗ trợ và giúp đỡ cho trẻ em, học sinh cũng như những người xung quanh. Đây là trọng tâm của Ngày sức khỏe Tâm thần thế giới năm nay.

>> Nhận biết chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ

DS. Minh Đức

Theo YOUNG PEOPLE AND MENTAL HEALTH IN A CHANGING WORLD.
10 October. World Mental Health Day 2018. WHO

]]>
https://benhlytramcam.vn/tuoi-tre-va-suc-khoe-tam-than-1870/feed/ 0
Trầm cảm ở trẻ em https://benhlytramcam.vn/tram-cam-o-tre-em-306/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-o-tre-em-306/#comments Mon, 27 Aug 2018 02:20:02 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=306 Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xảy ra ở rất nhiều trẻ em. Tuy tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em thấp hơn so với người lớn nhưng nó cũng gây ra những hệ lụy đáng kể cho bản thân các trẻ và gia đình. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bệnh lý trầm cảm ở trẻ em.

Trầm cảm ở trẻ emTrầm cảm là một bệnh lý gây nhiều nguy hiểm cho trẻ em

Chúng ta thường nghĩ rằng trầm cảm là một bệnh lý xa vời với những đứa trẻ vì những biểu hiện thường bị che lấp bởi sự tăng động, hồn nhiên của trẻ. Tuy nhiên ngay từ nhỏ trẻ đã có thể bị mắc căn bệnh này. Trong độ tuổi từ 9 – 12 có đến 12% trẻ bị mắc bệnh lý trầm cảm và con số này đang không ngừng gia tăng.

>> Hiểu rõ về trầm cảm qua bài viết: Tổng hợp các thông tin cần biết về trầm cảm

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em

Đối với trẻ từ 1 đến 6 tuổi thì bệnh lý trầm cảm chủ yếu là do di truyền. Từ 6 đến 12 tuổi bệnh lý trầm cảm ở trẻ là do những áp lực học tập, những sự buồn bã về những hoạt động vui chơi không được thỏa mãn. Tùy vào độ tuổi trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số những biểu hiện phổ biến ở nhiều trẻ:

Trầm cảm ở trẻ emCác dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em

  • Rối loạn giấc ngủ, trẻ hay khóc, giật mình : Đối với trẻ em thì giấc ngủ là một yếu tố rất quan trọng để phát triển và hoàn thiện cơ thể, giúp trẻ tăng hệ thống miễn dịch và sức khỏe. Khi giấc ngủ bị rối loạn trẻ sẽ có những biểu hiện hay khóc và giật mình về đêm. Khi rối loạn này kéo dài hơn 2 tuần thì không chỉ còn là những rối loạn bình thường nữa, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi về bệnh lý trầm cảm ở trẻ.
  • Chậm phát triển về nhận thức: Trẻ mắc bệnh lý trầm cảm sẽ có những dấu hiệu chậm phát triển về hành vi và nhận thức. Thường  khoảng gần 2 tuổi trẻ sẽ biết nói ,đứng và bắt đầu những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên nếu 3 đến 4 tuổi trẻ không có những biểu hiện và hành vi nào hết thì khả năng trẻ mắc bệnh trầm cảm là rất cao
  • Trẻ thay đổi thói quen bú mẹ ( đối với trẻ trên 1 – 2 tuổi ), ăn uống (đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên). Bú mẹ và ăn uống khoa học sẽ hình thành cho trẻ những thói quen tốt sau này. Tuy nhiên ở các trẻ có dấu hiệu trầm cảm thì thói quen này ít nhiều bị đảo lộn. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ.
  • Tập trung và trí nhớ kém: Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn vàng trong sự phát triển của trẻ, giai đoạn này trẻ dễ dàng có thể tiếp cận và nhớ những thông tin rất nhanh, sự tò mò trong trẻ sẽ kích thích trẻ ham học hỏi và sáng tạo. Tuy nhiên nếu trẻ có những biểu hiện như mất tập trung, hay quên những nhiệm vụ, không quan tâm thiết tha đến vấn đề nào cả thì rất có thể trẻ đang mắc bệnh lý trầm cảm.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em 2Mất tập trung là dấu hiệu trầm cảm ở trẻ

  • Có những dấu hiệu bất thường về tâm lý: Giai đoạn tuổi thơ của trẻ thường sẽ gắn liền với niềm vui, tiếng cười. Tuy nhiên nếu mắc bệnh lý trầm cảm trẻ sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, buồn bã… lâu dần trẻ sẽ dễ có những bất thường về tâm lý như cáu gắt, quấy khóc… hoặc ở một số trẻ còn có những biểu hiện nhút nhát, sợ sệt hoặc ngần ngại. Những thay đổi tâm trạng là điều bất thường ở trẻ, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều về tính cách của trẻ sau này.
  • Trẻ có xu hướng ít tiếp xúc và nói chuyện với người khác: Trẻ em thường có gắng che giấu những gì làm tổn thương chúng. Trẻ sẽ giấu kín những vấn đề mà trẻ mắc phải, lâu dần cũng sẽ tạo ra cho trẻ sự cô lập, trẻ không muốn tiếp xúc hay chia sẻ nói chuyện với bất kỳ ai.ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ sau này.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chính như sau:

  • Do yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ADN là tác nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN. 46% các cặp sinh đôi cùng trúng sẽ đều mắc bệnh trầm cảm. Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh trầm cảm thì khả năng trẻ bị cao hơn gấp 3 lần so vơi trẻ khác.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở trẻ em 1  Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây bệnh lý trầm cảm ở trẻ

  • Do yếu tố môi trường: Trẻ em thuờng học hỏi và bắt trước rất nhanh. Nếu không có người định hướng những suy nghĩ cho trẻ thì khả năng trẻ trở thành bản sao của ai khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này cũng đúng với bệnh lý trầm cảm. Ở các trẻ có bố hoặc mẹ mắc bệnh lý trầm cảm, việc sinh hoạt hàng ngày với người mang bệnh sẽ dễ làm cho trẻ mắc bệnh hơn. Trẻ sẽ không nghĩ việc bố mẹ luôn nằm trên giường, ít nói, ít giao tiếp xã hội… là điều bất thường. Đây là môi trường không tốt trong việc hình thành tính cách và hành vi của trẻ.
  • Do những chấn thương về tâm lý: Khi trẻ có những chấn động về tâm lý như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong học tập, bị lạm dụng tình dục, trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý bất thường. Trẻ sẽ trở nên khép mình, luôn lo lắng và sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được đối thoại, định hướng tâm lý trẻ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm

Trầm cảm ở trẻ emTrẻ bị chấn thương tâm lý dễ mắc bệnh trầm cảm

  • Do hạnh phúc gia đình: Khi chất lượng cuộc sống gia đình sụt giảm thì trẻ sẽ dễ bị trầm cảm hơn. Thật vậy, trẻ em có gia đình bị phá sản, bố mẹ hay to tiếng cãi nhau,ly dị sẽ dễ mắc bệnh lý trầm cảm hơn. Trẻ sẽ có cảm giác hụt hẫng khi thiếu vắng tình cảm của bố hoặc mẹ, trẻ sẽ suy nghĩ tiêu cực về vấn đề, luôn cảm thấy lỗi là do bản thân mình gây ra, những giằng xé trong suy nghĩ của trẻ lâu dẫn sẽ khiến trẻ khép mình, tự ti và trầm cảm.
  • Do bạo lực học đường: Khi đi học trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai, hoặc bản thân trẻ luôn cố gắng giấu đi những vấn đề của mình, cộng với việc thờ ơ thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh khiến trẻ có cảm giác lẻ loi, bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống, khép mình, nhút nhát, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp sau này của trẻ.
  • Do áp lực học tập: Đối với trẻ để có sự phát triển toàn diện thì cần phải dung hòa được 2 yếu tố: học tập và vui chơi. Tuy nhiên rất nhiều trẻ đang phải chịu những áp lực học tập rất lớn, không chỉ là những áp lực ở trường mà còn có những áp lực từ bố mẹ, luôn áp đặt cho trẻ nhưng mục tiêu quá cao, thời gian học tập quá nhiều. Khi trẻ đạt kết quả không như mong muốn bố mẹ sẽ tỏ thái độ tức giận, thất vọng khiến trẻ không còn tin tưởng vào bản thân, xấu hổ, tự ti. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm ở trẻ.

Trầm cảm ở trẻ emÁp lực học tập là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở trẻ

  • Do bố mẹ áp đặt:  Đa số các bậc phụ huynh luôn tự quyết định và áp đặt trẻ, không chỉ vấn đề học tập mà hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống mà không hỏi ý kiến hay xem xét thái độ của trẻ. Luôn cho rằng đó là những điều tốt đẹp nhất mà không quan tâm đến điều trẻ thực sự cần. Trẻ sẽ thấy mình không được tôn trọng, không có quyền quyết định việc của mình, cảm thấy cha mẹ không hiểu mình, từ đó sẽ gây ra những hệ lụy cho trẻ mà nguy hiểm nhất là trầm cảm dẫn đến tự sát.
  • Do thay đổi môi trường sống: Thay đổi môi trường sống, học tập thật sự không hề dễ dàng đối với một đứa trẻ. Khi tâm sinh lý của trẻ chưa phát triển hoàn toàn sẽ tạo cho trẻ nhiều rào cản. Trẻ sẽ phải chịu rất nhiều những áp lực khi chuyển nhà, chuyển trường như vấn đề học tập, giao tiếp với bạn bè mới hay khả năng thích nghi một môi trường sống hoàn toàn lạ lẫm thì những vấn đề hàng ngày của trẻ cũng trở nên khó khăn.

>> Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh sinh viên

Cách phòng ngừa trầm cảm ở trẻ

Trầm cảm ở trẻ em thường rất khó phát hiện, rất nhiều trường hợp khi xảy ra những hậu quả nghiêm trọng chúng ta mới biết và để ý đến bệnh lý. Vậy cần có những cách phòng chống bệnh lý trầm cảm ở trẻ để ngăn chặn những hậu quả của bệnh. Cụ thể:

    • Nhận biết biểu hiện của trẻ: Những đứa trẻ thường cố gắng che giấu những vấn đề khiến chúng tổn thương, vậy nên cha mẹ cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời tháo gỡ, giúp trẻ mở lòng và tự tin hơn trong cuộc sống
    • Luôn lắng nghe trẻ: Bậc phụ huynh cần tránh đưa ra những nhận xét tiêu cực khi nghe những quan điểm hay vấn đề của trẻ. Gây cho trẻ cảm giác vô giá trị, tác động không tốt đến hành vi sau này của trẻTrầm cảm ở trẻ em

Luôn lắng nghe và quan tâm là cách để phòng tránh bệnh lý trầm cảm cho trẻ

  • Thiết lập cho trẻ những thói quen, đặt mục tiêu trong cuộc sống: Gia đình luôn phải tạo cho trẻ những thói quen tốt, những mục tiêu dù nhỏ dù lớn cũng giúp trẻ không bị mất phương hướng khi gặp bất cứ vấn đề nào, ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực của bệnh lý trầm cảm.
  • Đảm bảo đầy đủ cho trẻ vật chất và tinh thần: Những đứa trẻ có gia đình hạnh phúc, bố mẹ yêu thương quan tâm và chia sẻ sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm hơn.
  • Tránh cho trẻ những xấu hổ về suy nghĩ tiêu cực của chúng: Điều này giúp trẻ có khả năng thể hiện bản thân mình, tự tin hơn. Đối với những suy nghĩ sai lệch cần nhẹ nhàng phân tích để trẻ hiểu chứ k được làm trẻ xấu hổ.
  • Nhận biết những dấu hiệu của gia đình: Khi trong gia đình có anh hoặc em của trẻ đã bị trầm cảm thì khả năng trẻ sẽ bị là rất cao. Vì vậy bố mẹ cần theo dõi sát sao và chuẩn bị tinh thần để ngăn chặn bệnh lý này.
  • Dạy con những gì cần làm khi bị bắt nạt hoặc bạo lực ở bên ngoài: Điều này giúp trẻ có cách xử lý đúng, tránh cho trẻ hoang mang sợ hãi khi gặp vấn đề, bớt đi những che giấu vấn đề bản thân của trẻ.
  • Hạn chế thay đổi môi trường
  • Chăm sóc trẻ đặc biệt khi có sự mất mát, đau buồn giúp trẻ giảm những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác hụt hẫng khi mất đi những thứ quan trọng.
  • Giúp trẻ tự tin để trẻ cảm thấy mình có năng lực và thấy bản thân mình quan trọng.
  • Dạy trẻ tìm đến những sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn mà không có sự có mặt của bố mẹ.
  • Sử dụng probiotics (men vi sinh) chuyên biệt: gần đây các nhà khoa học phát hiện ra đường ruột của chúng ta chính là một bộ não thứ 2 của cơ thể và có quan hệ mật thiết với chức năng của thần kinh trung ương. Tương tác giữa não và ruột là tương tác hai chiều, còn được gọi là trục Não- Ruột. Trong đó, hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với tương tác này. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở người bị trầm cảm, hệ khuẩn chí có sự mất cân bằng và suy giảm số lượng của một số chủng vi khuẩn đặc biệt. Họ cũng chứng minh được khi bổ sung một số chủng vi khuẩn đặc biệt vào không chỉ giúp chúng ta dung nạp tốt với các yếu tố stress của môi trường mà còn có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Do vậy mà đây có thể là một giải pháp an toàn để ngăn ngừa trầm cảm và cải thiện triệu chứng đối với trầm cảm vừa và nhẹ.

Cách phòng ngừa trầm cảm ở trẻ 2
Một số chủng probiotics có tác dụng chuyên biệt trên chứng trầm cảm (Ecologic Barier)

Trầm cảm ở trẻ em là một bệnh lý rất phức tạp và không kém phần nguy hiểm. Mong rằng những kiến thức trên sẽ là hành trang cho các bậc phụ huynh nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh lý. Từ đó đưa ra những cách phòng tránh bệnh giúp con trẻ ngày càng tự tin và phát triển toàn diện.

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-o-tre-em-306/feed/ 2
Những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em https://benhlytramcam.vn/dau-hieu-benh-tram-cam-o-tre-em-115/ https://benhlytramcam.vn/dau-hieu-benh-tram-cam-o-tre-em-115/#comments Tue, 14 Aug 2018 07:00:41 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=115 Nếu trầm cảm ở người lớn đặc biệt là phụ nữ sau sinh dễ nhận ra thì những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em khó phát hiện hơn. Chính vì vậy mà bệnh không được phát hiện sớm đến khi biết thì trầm cảm đã nặng và gây ra nhiều hậu quả.

Những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em 1

Dấu hiệu trầm cảm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Trẻ hay khóc, nhất là khóc đêm và rối loạn trong giấc ngủ, giật mình nhiều lần.
  • Trẻ thay đổi thói quen bú mẹ: Bình thường là đến giờ đó bé đòi bú nhưng mấy bữa nay bé có dấu hiệu bỏ bú hay bú rất ít.
  • Chậm phát triển về nhận thức và hoạt động: Thường hơn 1 tuổi bé sẽ biết nói, bò được nhưng nếu đến 2, 3 tuổi mà bé vẫn chưa có biểu hiện nào hết, đó cũng là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm.
  • Sự tập trung chú ý và trí nhớ của trẻ kém: Một số trẻ sớm biểu hiện tâm trạng qua việc chúng hay quên những việc cần phải làm hay một nhiệm vụ nào đó. Cũng có thể chúng tỏ ra lơ đãng, chẳng còn quan tâm tới vấn đề gì.
  • Trẻ hay cáu gắt bất thường: Trẻ dễ gắt gỏng, lúc nào cũng quàu quạu, và chúng thường che đậy nỗi chán chường với người lớn. Chẳng hạn như thay vì nói với bạn là trẻ cảm thấy buồn, trẻ có thể bỏ đi hoặc nói những lời nhấm nhẳng với bạn, hay trước đây chúng rất dạn dĩ thì nay bỗng hay lo âu, sợ sệt hoặc ngại ngần.

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ đã đi học

Thường thể hiện bằng triệu chứng cơ thể mà đau là triệu chứng hay được kể đến. Thường là đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản…Chính vì các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nên đối với các thể trầm cảm cảm nhẹ, có nhiều tác giả gọi là trầm cảm che đậy bởi triệu chứng cơ thể, các thể này thường không được phát hiện chẩn đoán sớm và tất nhiên không được điều trị. Đa phần các trường hợp này được bố mẹ đưa đến các cơ sở nội nhi khám bệnh với các chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ thể về tim mạch, tiêu hoá, thần kinh…, và được điều trị bằng các thuốc chuyên khoa đặc hiệu nhưng không thấy kết quả, hoặc không thấy có các bằng chứng tổn thương thực thể rõ ràng.

  • Khí sắc trầm: Trẻ có cảm giác buồn chán nhẹ không rõ rệt, không giải thích được nguyên cớ, hay cáu kỉnh. Giảm hứng thú trong học tập, công việc được giao phó, và cả trong các sinh hoạt nhóm hay đoàn thể.
  • Tư duy: Khó tập trung chú ý, khó tiếp thu trong học tập, kết quả học giảm sút, quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng, đây cũng là lý do quan trọng mà các bậc cha mẹ đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý. Một số khác lại cảm thấy hưng phấn, thấy khả năng của mình vượt trội, trẻ chăm chỉ học tập, kết quả ban đầu tốt nhưng sau đó kết quả lại giảm sút một cách rõ rệt.
  • Các hoạt động xã hội: Trẻ thu mình cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn. Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, với những người xung quanh, có thể ngay cả với những người thân thiết nhất. Các biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau, từ kém nhiệt tình đến tình trạng thờ ơ. Một số khác lại gia nhập nhóm bạn để chia sẻ, đồng cảm. Một số lao vào học tập nhưng một số lại từ chối làm mọi việc.
  • Rối loạn ăn uống: Thường nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Tuy nhiên có thể ăn nhiều hơn bình thường hay ăn vô độ dẫn đến tăng cân. Tăng hay giảm cân là triệu chứng cần lưu ý ở vị thành niên, bởi đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng về thể chất, nên triệu chứng giảm cân không rõ ràng mà có khi biểu hiện tình trạng chậm hay ngừng tăng cân so với lứa tuổi.
  • Rối loạn giấc ngủ, trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ngủ ít, trong rất nhiều trường hợp trẻ thường xuyên có ác mộng. Có thể biểu hiện tình trạng trẻ nằm nhiều nhưng lại mất ngủ, trẻ thường phàn nàn khó vào giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ giảm sút, hay bị thức giấc lúc nửa đêm, dậy sớm…
  • Đi kèm với các triệu chứng về cảm xúc, cơ thể là các biểu hiện rối loạn hành vi, như quậy phá, hành vi chống đối xã hội, chống đối bố mẹ, trốn học, trộm cắp, lập băng đảng hay nhóm bạn xấu và sử dụng các chất gây nghiện. Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên ngày càng có xu hướng tăng cao, thu hút sự chú ý của cộng đồng xã hội, trong số này tỷ lệ có rối loạn trầm cảm cao.
  • Tự sát cũng là một triệu chứng rất quan trọng và nghiêm trọng trong bệnh trầm cảm tuổi vị thành niên, ở các mức độ khác nhau từ ý tưởng đến có hành vi tự sát. Trẻ thực hiện hành vi tự sát bằng các hình thức khác nhau như uống thuốc, đập đầu vào tường, thắt cổ, cắt mạch máu,… và thường xẩy ra ở bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng.

Mặc dù tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm thấp hơn so với người trưởng thành nhưng hậu quả nó gây ra lại nặng nề không kém. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho thấy khoảng 2% trẻ nhỏ và 4-8% vị thành niên mắc chứng trầm cảm vì vậy phát hiện sớm các trường hợp trầm cảm là rất cần thiết. Hiện nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm có rất nhiều như gia đình đổ vỡ gây tổn thương tâm lý, bị áp lực, bị áp đặt cuộc sống, gặp thất bại….

Nếu phát hiện ra trẻ có các dấu hiệu trên thì hãy đi bé đi khám tại các cơ sở khám bệnh uy tín để được chuẩn đoán và đưa ra phương pháp tiến trình điều trị hợp lý nhất.

Xem thêm:

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/dau-hieu-benh-tram-cam-o-tre-em-115/feed/ 1