Trầm cảm ở trẻ em

    Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xảy ra ở rất nhiều trẻ em. Tuy tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em thấp hơn so với người lớn nhưng nó cũng gây ra những hệ lụy đáng kể cho bản thân các trẻ và gia đình. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bệnh lý trầm cảm ở trẻ em.

    Trầm cảm ở trẻ emTrầm cảm là một bệnh lý gây nhiều nguy hiểm cho trẻ em

    Chúng ta thường nghĩ rằng trầm cảm là một bệnh lý xa vời với những đứa trẻ vì những biểu hiện thường bị che lấp bởi sự tăng động, hồn nhiên của trẻ. Tuy nhiên ngay từ nhỏ trẻ đã có thể bị mắc căn bệnh này. Trong độ tuổi từ 9 – 12 có đến 12% trẻ bị mắc bệnh lý trầm cảm và con số này đang không ngừng gia tăng.

    >> Hiểu rõ về trầm cảm qua bài viết: Tổng hợp các thông tin cần biết về trầm cảm

    Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em

    Đối với trẻ từ 1 đến 6 tuổi thì bệnh lý trầm cảm chủ yếu là do di truyền. Từ 6 đến 12 tuổi bệnh lý trầm cảm ở trẻ là do những áp lực học tập, những sự buồn bã về những hoạt động vui chơi không được thỏa mãn. Tùy vào độ tuổi trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số những biểu hiện phổ biến ở nhiều trẻ:

    Trầm cảm ở trẻ emCác dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em

    • Rối loạn giấc ngủ, trẻ hay khóc, giật mình : Đối với trẻ em thì giấc ngủ là một yếu tố rất quan trọng để phát triển và hoàn thiện cơ thể, giúp trẻ tăng hệ thống miễn dịch và sức khỏe. Khi giấc ngủ bị rối loạn trẻ sẽ có những biểu hiện hay khóc và giật mình về đêm. Khi rối loạn này kéo dài hơn 2 tuần thì không chỉ còn là những rối loạn bình thường nữa, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi về bệnh lý trầm cảm ở trẻ.
    • Chậm phát triển về nhận thức: Trẻ mắc bệnh lý trầm cảm sẽ có những dấu hiệu chậm phát triển về hành vi và nhận thức. Thường  khoảng gần 2 tuổi trẻ sẽ biết nói ,đứng và bắt đầu những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên nếu 3 đến 4 tuổi trẻ không có những biểu hiện và hành vi nào hết thì khả năng trẻ mắc bệnh trầm cảm là rất cao
    • Trẻ thay đổi thói quen bú mẹ ( đối với trẻ trên 1 – 2 tuổi ), ăn uống (đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên). Bú mẹ và ăn uống khoa học sẽ hình thành cho trẻ những thói quen tốt sau này. Tuy nhiên ở các trẻ có dấu hiệu trầm cảm thì thói quen này ít nhiều bị đảo lộn. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ.
    • Tập trung và trí nhớ kém: Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn vàng trong sự phát triển của trẻ, giai đoạn này trẻ dễ dàng có thể tiếp cận và nhớ những thông tin rất nhanh, sự tò mò trong trẻ sẽ kích thích trẻ ham học hỏi và sáng tạo. Tuy nhiên nếu trẻ có những biểu hiện như mất tập trung, hay quên những nhiệm vụ, không quan tâm thiết tha đến vấn đề nào cả thì rất có thể trẻ đang mắc bệnh lý trầm cảm.

    Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em 2Mất tập trung là dấu hiệu trầm cảm ở trẻ

    • Có những dấu hiệu bất thường về tâm lý: Giai đoạn tuổi thơ của trẻ thường sẽ gắn liền với niềm vui, tiếng cười. Tuy nhiên nếu mắc bệnh lý trầm cảm trẻ sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, buồn bã… lâu dần trẻ sẽ dễ có những bất thường về tâm lý như cáu gắt, quấy khóc… hoặc ở một số trẻ còn có những biểu hiện nhút nhát, sợ sệt hoặc ngần ngại. Những thay đổi tâm trạng là điều bất thường ở trẻ, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều về tính cách của trẻ sau này.
    • Trẻ có xu hướng ít tiếp xúc và nói chuyện với người khác: Trẻ em thường có gắng che giấu những gì làm tổn thương chúng. Trẻ sẽ giấu kín những vấn đề mà trẻ mắc phải, lâu dần cũng sẽ tạo ra cho trẻ sự cô lập, trẻ không muốn tiếp xúc hay chia sẻ nói chuyện với bất kỳ ai.ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ sau này.

    Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở trẻ em

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chính như sau:

    • Do yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, ADN là tác nhân dẫn đến bệnh trầm cảm. Khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN. 46% các cặp sinh đôi cùng trúng sẽ đều mắc bệnh trầm cảm. Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh trầm cảm thì khả năng trẻ bị cao hơn gấp 3 lần so vơi trẻ khác.

    Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở trẻ em 1  Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây bệnh lý trầm cảm ở trẻ

    • Do yếu tố môi trường: Trẻ em thuờng học hỏi và bắt trước rất nhanh. Nếu không có người định hướng những suy nghĩ cho trẻ thì khả năng trẻ trở thành bản sao của ai khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này cũng đúng với bệnh lý trầm cảm. Ở các trẻ có bố hoặc mẹ mắc bệnh lý trầm cảm, việc sinh hoạt hàng ngày với người mang bệnh sẽ dễ làm cho trẻ mắc bệnh hơn. Trẻ sẽ không nghĩ việc bố mẹ luôn nằm trên giường, ít nói, ít giao tiếp xã hội… là điều bất thường. Đây là môi trường không tốt trong việc hình thành tính cách và hành vi của trẻ.
    • Do những chấn thương về tâm lý: Khi trẻ có những chấn động về tâm lý như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong học tập, bị lạm dụng tình dục, trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý bất thường. Trẻ sẽ trở nên khép mình, luôn lo lắng và sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được đối thoại, định hướng tâm lý trẻ rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm

    Trầm cảm ở trẻ emTrẻ bị chấn thương tâm lý dễ mắc bệnh trầm cảm

    • Do hạnh phúc gia đình: Khi chất lượng cuộc sống gia đình sụt giảm thì trẻ sẽ dễ bị trầm cảm hơn. Thật vậy, trẻ em có gia đình bị phá sản, bố mẹ hay to tiếng cãi nhau,ly dị sẽ dễ mắc bệnh lý trầm cảm hơn. Trẻ sẽ có cảm giác hụt hẫng khi thiếu vắng tình cảm của bố hoặc mẹ, trẻ sẽ suy nghĩ tiêu cực về vấn đề, luôn cảm thấy lỗi là do bản thân mình gây ra, những giằng xé trong suy nghĩ của trẻ lâu dẫn sẽ khiến trẻ khép mình, tự ti và trầm cảm.
    • Do bạo lực học đường: Khi đi học trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai, hoặc bản thân trẻ luôn cố gắng giấu đi những vấn đề của mình, cộng với việc thờ ơ thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh khiến trẻ có cảm giác lẻ loi, bị bỏ rơi, mất niềm tin vào cuộc sống, khép mình, nhút nhát, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp sau này của trẻ.
    • Do áp lực học tập: Đối với trẻ để có sự phát triển toàn diện thì cần phải dung hòa được 2 yếu tố: học tập và vui chơi. Tuy nhiên rất nhiều trẻ đang phải chịu những áp lực học tập rất lớn, không chỉ là những áp lực ở trường mà còn có những áp lực từ bố mẹ, luôn áp đặt cho trẻ nhưng mục tiêu quá cao, thời gian học tập quá nhiều. Khi trẻ đạt kết quả không như mong muốn bố mẹ sẽ tỏ thái độ tức giận, thất vọng khiến trẻ không còn tin tưởng vào bản thân, xấu hổ, tự ti. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm ở trẻ.

    Trầm cảm ở trẻ emÁp lực học tập là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở trẻ

    • Do bố mẹ áp đặt:  Đa số các bậc phụ huynh luôn tự quyết định và áp đặt trẻ, không chỉ vấn đề học tập mà hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống mà không hỏi ý kiến hay xem xét thái độ của trẻ. Luôn cho rằng đó là những điều tốt đẹp nhất mà không quan tâm đến điều trẻ thực sự cần. Trẻ sẽ thấy mình không được tôn trọng, không có quyền quyết định việc của mình, cảm thấy cha mẹ không hiểu mình, từ đó sẽ gây ra những hệ lụy cho trẻ mà nguy hiểm nhất là trầm cảm dẫn đến tự sát.
    • Do thay đổi môi trường sống: Thay đổi môi trường sống, học tập thật sự không hề dễ dàng đối với một đứa trẻ. Khi tâm sinh lý của trẻ chưa phát triển hoàn toàn sẽ tạo cho trẻ nhiều rào cản. Trẻ sẽ phải chịu rất nhiều những áp lực khi chuyển nhà, chuyển trường như vấn đề học tập, giao tiếp với bạn bè mới hay khả năng thích nghi một môi trường sống hoàn toàn lạ lẫm thì những vấn đề hàng ngày của trẻ cũng trở nên khó khăn.

    >> Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh sinh viên

    Cách phòng ngừa trầm cảm ở trẻ

    Trầm cảm ở trẻ em thường rất khó phát hiện, rất nhiều trường hợp khi xảy ra những hậu quả nghiêm trọng chúng ta mới biết và để ý đến bệnh lý. Vậy cần có những cách phòng chống bệnh lý trầm cảm ở trẻ để ngăn chặn những hậu quả của bệnh. Cụ thể:

      • Nhận biết biểu hiện của trẻ: Những đứa trẻ thường cố gắng che giấu những vấn đề khiến chúng tổn thương, vậy nên cha mẹ cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời tháo gỡ, giúp trẻ mở lòng và tự tin hơn trong cuộc sống
      • Luôn lắng nghe trẻ: Bậc phụ huynh cần tránh đưa ra những nhận xét tiêu cực khi nghe những quan điểm hay vấn đề của trẻ. Gây cho trẻ cảm giác vô giá trị, tác động không tốt đến hành vi sau này của trẻTrầm cảm ở trẻ em

    Luôn lắng nghe và quan tâm là cách để phòng tránh bệnh lý trầm cảm cho trẻ

    • Thiết lập cho trẻ những thói quen, đặt mục tiêu trong cuộc sống: Gia đình luôn phải tạo cho trẻ những thói quen tốt, những mục tiêu dù nhỏ dù lớn cũng giúp trẻ không bị mất phương hướng khi gặp bất cứ vấn đề nào, ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực của bệnh lý trầm cảm.
    • Đảm bảo đầy đủ cho trẻ vật chất và tinh thần: Những đứa trẻ có gia đình hạnh phúc, bố mẹ yêu thương quan tâm và chia sẻ sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh lý trầm cảm hơn.
    • Tránh cho trẻ những xấu hổ về suy nghĩ tiêu cực của chúng: Điều này giúp trẻ có khả năng thể hiện bản thân mình, tự tin hơn. Đối với những suy nghĩ sai lệch cần nhẹ nhàng phân tích để trẻ hiểu chứ k được làm trẻ xấu hổ.
    • Nhận biết những dấu hiệu của gia đình: Khi trong gia đình có anh hoặc em của trẻ đã bị trầm cảm thì khả năng trẻ sẽ bị là rất cao. Vì vậy bố mẹ cần theo dõi sát sao và chuẩn bị tinh thần để ngăn chặn bệnh lý này.
    • Dạy con những gì cần làm khi bị bắt nạt hoặc bạo lực ở bên ngoài: Điều này giúp trẻ có cách xử lý đúng, tránh cho trẻ hoang mang sợ hãi khi gặp vấn đề, bớt đi những che giấu vấn đề bản thân của trẻ.
    • Hạn chế thay đổi môi trường
    • Chăm sóc trẻ đặc biệt khi có sự mất mát, đau buồn giúp trẻ giảm những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác hụt hẫng khi mất đi những thứ quan trọng.
    • Giúp trẻ tự tin để trẻ cảm thấy mình có năng lực và thấy bản thân mình quan trọng.
    • Dạy trẻ tìm đến những sự giúp đỡ của người khác khi gặp khó khăn mà không có sự có mặt của bố mẹ.
    • Sử dụng probiotics (men vi sinh) chuyên biệt: gần đây các nhà khoa học phát hiện ra đường ruột của chúng ta chính là một bộ não thứ 2 của cơ thể và có quan hệ mật thiết với chức năng của thần kinh trung ương. Tương tác giữa não và ruột là tương tác hai chiều, còn được gọi là trục Não- Ruột. Trong đó, hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với tương tác này. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở người bị trầm cảm, hệ khuẩn chí có sự mất cân bằng và suy giảm số lượng của một số chủng vi khuẩn đặc biệt. Họ cũng chứng minh được khi bổ sung một số chủng vi khuẩn đặc biệt vào không chỉ giúp chúng ta dung nạp tốt với các yếu tố stress của môi trường mà còn có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Do vậy mà đây có thể là một giải pháp an toàn để ngăn ngừa trầm cảm và cải thiện triệu chứng đối với trầm cảm vừa và nhẹ.

    Cách phòng ngừa trầm cảm ở trẻ 2
    Một số chủng probiotics có tác dụng chuyên biệt trên chứng trầm cảm (Ecologic Barier)

    Trầm cảm ở trẻ em là một bệnh lý rất phức tạp và không kém phần nguy hiểm. Mong rằng những kiến thức trên sẽ là hành trang cho các bậc phụ huynh nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh lý. Từ đó đưa ra những cách phòng tránh bệnh giúp con trẻ ngày càng tự tin và phát triển toàn diện.

    Benhlytramcam.vn

    huynguyen - 18 Tháng Mười Hai, 2018

    Bình luận về bài viết

    1. Vương Thy Giang đã bình luận

      Xin chào bạn !
      Hiện mình đang có 2 con nhỏ. Một bạn năm nay 3.5 tuổi, 1 ban 6 tháng. Gần đây bạn lớn nhà mình thường hay ăn vạ và nổi giận. Mỗi lần như thế là con thường đánh mẹ hoặc tự đánh mình. Mình muốn nhờ bạn tư vấn về trường hợp này ạ, Cảm ơn bạn !

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Với trẻ ở độ tuổi này tính cách, hành vi của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi sự giáo dục của cha mẹ và môi trường xung quanh. Trẻ có xu hướng nổi giận, đánh người xung quanh hoặc tự đánh mình trước tiên bạn cần xem lại ứng xử của ông bà, cha mẹ trong cách dạy con và trong cuộc sống hằng ngày với nhau. Trường hợp trẻ có các dấu hiệu bất thường như dễ kích động, hung hăng, hiếu động quá mức, không tập trung,…thì bạn nên đưa con tới bệnh viện nhi, khám chuyên khoa tâm bệnh để kiểm tra.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!