Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

    Lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những thay đổi xung quanh. Ở lứa tuổi này các em dễ bị tác động bởi những áp lực, những suy nghĩ, lối sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát. Đó là những dấu hiệu của chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên. Vậy những biểu hiện nào cảnh báo bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này để có thêm kiến thức nhằm phát hiện sớm căn bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

    Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên 1

    Trầm cảm ở thanh thiếu niên do đâu?

    Trầm cảm là một rối loạn tâm lý gây nên tâm trạng buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, uể oải, mất hứng thú kéo dài. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người mắc như: suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, các rối loạn tâm thần khác khiến người bệnh tìm cách tự tử.

    Trầm cảm ở thanh thiếu niên có thể đến từ các nguyên nhân như:

    • Thanh thiếu niên trầm cảm do áp lực từ cuộc sống, gia đình, xã hội: Những áp lực từ việc học hành, từ các mối quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội cũng như việc dạy dỗ từ gia đình, nhà trường gây cho các em thanh thiếu niên cảm giác căng thẳng, stress, mệt mỏi, áp lực lớn và kéo dài sẽ khiến các em bị trầm cảm
    • Do tâm sinh lý thay đổi gây trầm cảm ở thanh thiếu niên: Ở tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn các em đang dậy thì, tâm sinh lý ở giai đoạn này đang thay đổi nên các em chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề gặp phải. Các em dễ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân. Nếu không được định hướng đúng thì những suy nghĩ và hành vi tiêu cực sẽ ám ảnh các em gây nên những hành động đáng tiếc
    • Nguyên nhân sinh học: Các chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu tới các thành phần khác của não bộ và cơ thể. Khi các chất dẫn truyền này bị biến đổi hoặc hư hại thì chức năng cảm thụ của hệ thần kinh cũng bị thay đổi dẫn đến trầm cảm
    • Đặc điểm di truyền: Những người có người thân bị trầm cảm thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn những người bình thường
    • Ám ảnh những đau thương từ lúc nhỏ cũng là nguyên nhân khiến thanh thiếu niên bị trầm cảm
    • Những việc đau thương thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác và tinh thần, người thân qua đời,… gây thay đổi trong não bộ, khiến các em thanh thiếu niên dễ bị trầm cảm
    • Thanh thiếu niên trầm cảm do lối sống không lành mạnh: Những thói quen xấu ở tuổi thanh thiếu niên như lười vận động, nghiện điện tử, thức khuya, ăn uống không điều độ, sử dụng các loại chất kích thích… là những nguyên nhân gây suy giảm thể chất, suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm

    Xem thêm bài viết sau: Chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ!

    Dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên

    Cơ thể mệt mỏi, uể oải là dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

    Khi mắc trầm cảm các em thanh thiếu niên thường có biểu hiện mệt mỏi, chán nản, không muốn làm việc gì cả. Cơ thể uể oải, thiếu sức sống mà đi khám thì không phát hiện ra bệnh gì cả

    Hay cáu giận vô cớ

    Dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên 1

    Khi bị trầm cảm các em thanh thiếu niên thường phải vật lộn với cảm xúc của bản thân, cảm giác chán nản khiến chúng thường có xu hướng nóng tính hơn, dễ nổi cáu vô cớ, đập phá đồ đạc, la hét…

    Dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên thường thấy là mất hứng thú trong công việc và sở thích

    Mắc trầm cảm khiến các em thanh thiếu niên không còn cảm giác hứng thú với bất cứ công việc gì, ngay cả những công việc yêu thích trước kia. Nếu cha mẹ thấy các em có biểu hiện này, luôn hờ hững với tất cả mọi việc thì cần quan tâm chú ý các em hơn vì rất có thể đây là biểu hiện của chứng bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

    Luôn có cảm giác bản thân không có giá trị, vô dụng

    Trầm cảm khiến các em thanh thiếu niên luôn có những suy nghĩ bi quan, tự ti, luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, vô dụng và nguy hiểm hơn là suy nghĩ tự tử để giải thoát bản thân, giảm gánh nặng cho mọi người.

    Biểu hiện thích ở một mình, không muốn tiếp xúc với mọi người, xã hội

    Nếu thấy các em độ tuổi thanh thiếu niên có biểu hiện tách rời ra khỏi bạn bẻ, xã hội, chỉ thích ở một mình thì cần chú ý vì đây là biểu hiện của căn bệnh trầm cảm

    Ngoài các biểu hiện trên thì còn các biểu hiện khác như:

    • Cảm thấy bồn chồn, lo lắng trong người, đứng ngồi không yên
    • Tự làm thương bản thân như lấy dao rạch vào cơ thể, châm lửa đốt…
    • Suy nghĩ, cử chỉ, nói năng trở nên chậm chạp
    • Khó tập trung và ghi nhớ mọi thứ
    • Xuất hiện các hiện tượng đau cơ, đau tức ngực, khó thở mà không rõ nguyên nhân
    • Luôn có ý định tự tử, lập kế hoạch tự tử và cô gắng tự tử

    Có thể bài viết sau bạn muốn đọc: Phác đồ điều trị trầm cảm

    Trên đây là những dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên, các bậc cha mẹ, thầy cô giáo cần quan tâm các em hơn để sớm nhận biết ra chứng bệnh này đồng thời có phương pháp giúp đỡ các em, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

    Nguyễn Hà - 8 Tháng Một, 2019

    Bình luận về bài viết

    1. Trần Thị Thanh Nga đã bình luận

      Dạ do quá trình học tập e có tìm hiểu về vấn đề trầm cảm ở vị thanh niên và đọc và tìm hiểu e thấy mình có một số những triệu chứng giống như vậy và thấy bản thân mình thay đổi rất nhiều so với lúc trước. Thì e phải làm thế nào có thể xác định đc e có bị trầm cảm hay không ạ . Mong chuyên gia tư vấn giúp e qua gmail ạ. E xin cảm ơn ạ!

    2. Trần Nhược Ngoãn đã bình luận

      Tôi muốn tìm hiểu về bệnh này, hi vọng sẽ có người liên lạc và tư vấn cho tôi.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp hoặc gọi hotline 0981 966 152 để được hỗ trợ.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!