Nhiễm Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới chức năng nhận thức

    Di chứng hậu covid đang là một vấn đề nhiều người gặp phải trong bối cảnh dịch bùng phát. Bên cạnh những di chứng phổ biến trên hệ hô hấp như ho kéo dài, xơ phổi thì ảnh hưởng của Covid-19 đối với chức năng nhận thức cũng rất đáng được quan tâm.

    Nhiễm Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới chức năng nhận thức 1

    Một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, tổng hợp và phân tích dữ liệu từ dự án theo dõi sức khỏe của 500.000 người tại Anh. Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào dữ liệu của 401 người, có hình ảnh não bộ được chụp trước và sau khi mắc Covid-19. Ảnh chụp sau được thực hiện trong khoảng thời gian trung bình là 141 ngày khi được chẩn đoán mắc bệnh. Các hình ảnh của nhóm 401 người này được so sánh với một nhóm khác gồm 384 người với những đặc điểm tương đương về tuổi tác, giới tính, sắc tộc và thời gian chụp ảnh não bộ.
    Kết quả phân tích chỉ ra tác động đáng kể và có hại của virus SARS-CoV-2 đối với não bộ. Tác động được nhận thấy chủ yếu ở hệ thống limbic (nhóm các cấu trúc liên kết nằm sâu trong não bộ, có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc và hành vi của con người) và khứu giác. Ngoài ra, trong nghiên cứu hình ảnh mới, các chuyên gia phát hiện khả năng những thay đổi trong não bộ do nhiễm Covid-19 có thể dẫn tới hoặc đẩy nhanh tình trạng sa sút trí tuệ theo tuổi tác. Dù các nhà nghiên cứu không phát hiện trình trạng suy giảm trí nhớ ở các bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ, nhưng chức năng điều hành của não bộ có suy giảm, trong đó có phản ứng nhận thức chung chậm đi.
    Các nhà nghiên cứu cũng đã so sánh hình ảnh não bộ của các bệnh nhân mắc Covid-19 và những người mắc bệnh virus khác như cúm hoặc viêm phổi. Kết quả chỉ ra những thay đổi trong não bộ sau khi mắc Covid-19 cũng đáng kể hơn và khác biệt hơn so với những thay đổi ở não bộ sau khi mắc cúm hoặc viêm phổi.

    Nhiều nghiên cứu khác cũng đã cung cấp những bằng chứng cho thấy ảnh hưởng Covid-19 đối với chức năng nhận thức. Kết quả theo dõi trên 200 bệnh nhân Covid-19 trong giai đoạn từ cuối 2020 đến đầu 2021 cho thấy, khoảng 2/3 số người bị bệnh Covid-19 đã xuất hiện các triệu chứng hậu Covid  (kéo dài hơn 12 tuần kể từ ngày xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2). Trong đó, 78% gặp vấn đề khó tập trung, 69% gặp vấn đề não sương mù, 68% xuất hiện các triệu chứng hay quên và khoảng 40% gặp khó khăn về ngôn ngữ như nói hoặc viết sai.

    Nhiễm Covid-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới chức năng nhận thức 2

    Nhiều người sau khi nhiễm Covid-19 gặp vấn đề về chức năng nhận thức

    Những người xuất hiện các triệu chứng hậu Covid cũng gặp nhiều bất tiện, gián đoạn trong cuộc sống hằng ngày. Hơn một nửa số bệnh nhân Covid-19 tham gia nghiên cứu không thể làm việc thêm giờ và 1/3 số này mất việc vì bị ốm. Những kết quả này càng góp phần khẳng định một tác động có thật và có thể đánh giá được đang xảy ra với các bệnh nhân Covid-19. Đây là một bằng chứng quan trọng cho thấy bệnh nhân khỏi Covid-19 vẫn gặp những khó khăn về nhận thức, không nhất thiết là lo âu hay trầm cảm, những khó khăn về ghi nhớ cũng tác động tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

    Tuy những nghiên cứu chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng có 2 giả thuyết được đặt ra. Thứ nhất là tình trạng viêm hệ thống kéo dài xảy ra khi nhiễm virus và tình trạng viêm này có thể tác động tới hành vi hoặc nhận thức theo những cách vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Giả thuyết thứ 2 là virus có thể xâm nhập trực tiếp và làm tổn thương các tế bào não bộ.

    Một số lời khuyên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, mất tập trung sau nhiễm Covid-19:

    1. Tập thể dục hàng ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe và sở thích mà có các môn phù hợp như đi bộ, chạy bộ, cầu lông…. Nên bắt đầu chậm, 10-15 phút một vài lần một ngày, sau đó tăng dần lên tùy theo thể trạng sức khỏe.
    2. Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như hạt óc chó, cá ngừ, dầu oliu…
    3. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời và hạn chế xem tivi, điện thoại.
    4. Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy bằng các trò chơi như ghép hình, giải toán logic…
    5. Sử dụng men Cerebio (Ecologic Barrier), một chế phẩm hỗn hợp lợi khuẩn hoạt động dựa trên cơ chế kích thích điều hòa miễn dịch (tăng sản xuất IL-10) và ức chế đáp ứng tiền viêm, qua đó giúp cải thiện trạng thái tâm lý và chức năng não bộ. Loại men vi sinh này được nghiên cứu cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn các tác hại của stress, tăng khả năng tập trung ghi nhớ; giảm mức độ, tần suất đau nửa đầu và giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm.
    Chuyên gia tư vấn - 22 Tháng Ba, 2022
    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!