Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Quan tâm trục não ruột – để không “buồn não ruột” https://benhlytramcam.vn/quan-tam-truc-nao-ruot-de-khong-buon-nao-ruot-4066/ https://benhlytramcam.vn/quan-tam-truc-nao-ruot-de-khong-buon-nao-ruot-4066/#respond Thu, 20 Jul 2023 09:30:29 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=4066 Đường ruột khỏe mạnh hay ốm yếu có thể ảnh hưởng tới toàn bộ phần còn lại của cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột có thể ảnh hưởng đến quá trình  tiêu hóa, hệ miễn dịch và thậm chí cả tâm trạng não nùng của chúng ta. Ruột hoạt động như thế nào và cần làm gì để có đường ruột khỏe mạnh?

Tạp chí NationalGeographic vừa có bài giải thích cập nhật và dễ hiểu về vấn đề này

Thế giới vi sinh nhỏ mà có võ

Ruột của chúng ta có hệ vi sinh vật riêng – là một cộng đồng đông đúc các sinh vật cực nhỏ gồm vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng sống trong đường ruột. Cơ thể chúng ta còn có bốn hệ vi sinh vật chính khác ở hệ hô hấp, da, đường niệu – sinh dục và khoang miệng. Cùng với nhau, hàng nghìn vi sinh vật sống ở trong và trên cơ thể, góp phần tạo nên hệ vi sinh ở con người.

Hệ vi sinh rất quan trọng với sức khỏe chúng ta nhưng nó chính xác là gì? Jusstin Sonnenburg – giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại trường Đại học y Stanford, gợi ý chúng ta hãy nghĩ về nó như một hệ sinh thái thu nhỏ: “Để hình dung về hệ vi sinh, hãy nghĩ đến một khu rừng nhiệt đới – nhưng ở quy mô cực nhỏ, nơi các loài với nhiều hình dạng và kích cỡ tập hợp lại tại các vị trí cơ thể khác nhau”.

Tuy nhỏ nhưng vi sinh vật trong cơ thể lại có tầm quan trọng vô cùng lớn. Một số chức năng đã được các nhà khoa học biết đến như là bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập, kích hoạt hệ miễn dịch và tiêu hóa thức ăn. Hầu hết các vi khuẩn đường ruột là có lợi dù cũng có những vi khuẩn có hại khác. Khi hệ vi sinh bị mất cân bằng, vi khuẩn xấu có cơ hội tung hoành, bội nhiễm, nó có thể nhiễm trùng nấm men hoặc các bệnh khác cho cơ thể.

Thế giới vi sinh nhỏ mà có võ 1

Trong các hệ vi sinh của cơ thể, hệ vi sinh đường ruột được nghiên cứu nhiều nhất. Từ những gì chúng ta đã biết, có thể kết luận các vi sinh vật ở đường ruột mà vui, khỏe thì chúng ta được vui, khỏe; còn nếu thế giới nhỏ bé này hỗn loạn, sức khỏe của chúng ta cũng lập tức bị ảnh hưởng.

Hệ vi sinh đường ruột được tạo thành từ tất cả các vi sinh vật sống trong đường ruột và dạ dày của chúng ta. Tuy nhiên, chúng tập trung nhiều nhất ở ruột kết (kết tràng) – phần dài nhất của ruột già (đại tràng). Những sinh vật cực nhỏ này, đặc biệt là vi khuẩn, giúp cơ thể phân hủy carbohydrate (thành phần cơ bản nhất trong thức ăn mà cơ thể con người sử dụng để tạo ra năng lượng), protein (chất đạm) và đường thành các chất dinh dưỡng hữu ích và xử lý chất xơ trong ruột.

Bác sĩ Gail Cresci, chuyên gia về hệ vi sinh tại khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Cleveland giải thích: “Những thứ không được tiêu hóa và hấp thụ sau khi chúng ta ăn vào đều đi xuống ruột, đến ruột già, qua ruột kết – nơi có phần lớn vi khuẩn – và trở thành thức ăn cho các vi sinh vật”.

Mối quan hệ phức tạp giữa hệ vi sinh đường ruột và sức khỏe là một thực tế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra răng thừa hoặc thiếu một số loại vi khuẩn trong ruột liên quan mật thiết với sự khởi phát của bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cũng chỉ ra ăn nhiều chất xơ giúp làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột, làm giảm lượng đường trong máu và giúp chúng ta duy trì cân nặng phù hợp.

Bác sĩ Cresci cho biết: “Khi hệ vi sinh đường ruột cân bằng, vi khuẩn tạo ra rất nhiều phân tử có lợi và chất chuyển hóa hữu ích trong cơ thể. Chẳng hạn, vitamin K, còn gọi là “vitamin đông máu”, chủ yếu do vi khuẩn đường ruột sản xuất. Acid folic, giúp cơ thể chúng ta tạo ra các tế bào mới như da, tóc và móng tay, cũng được tạo ra bởi hệ vi sinh đường ruột”.

Tuy nhiên, thế nào là hệ vi sinh đường ruột “cân bằng” thì các chuyên gia còn chưa thống nhất về định nghĩa. Theo giáo sư Purna Kashyap, chuyên gia về y sinh tại Bệnh viện Mayo Clinic, quan điểm chung được thống nhất là đường ruột khỏe thì hệ vi sinh đường ruột có độ đa dạng cao, nhưng không có dấu hiệu nhận biết chung nào về sức khỏe đường ruột. Trạng thái “bình thường” ở người này có thể không đúng với người khác.

Trục liên hệ não – ruột

Một khía cạnh phức tạp khác của hệ vi sinh đường ruột là quan hệ của nó với não, được gọi là ” trục não – ruột”. Có rất nhiều nghiên cứu mới đáng chú ý về chủ đề này.

Ruột cung cấp từ 90-95% serotonin của cơ thể. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh giúp truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh và điều chỉnh các chức năng của cơ thể như giấc ngủ, tâm trạng và tiêu hóa. Hệ vi sinh đường ruột cũng hỗ trợ sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh và hóa chất khác như dopamine và tryptamine là những hormone liên quan đến cảm giác hạnh phúc của con người.

Giáo sư Sonnenburg ví von: “Ruột là một nhà máy sản xuất thuốc trong cơ thể. Có hàng trăm, có thể là hàng nghìn hợp chất có vai trò như thuốc được sản xuất bởi các vi khuẩn đường ruột và sau đó được hệ tuần hoàn hấp thụ”.

Trục liên hệ não - ruột 1

Ruột còn có hệ thần kinh riêng. Có thể chúng ta không thường nghe về hệ thần kinh ruột nhưng nó được gọi là “bộ não thứ hai” của cơ thể. Hàng triệu tế bào thần kinh nằm trong ruột kết hoạt động tương tự như cách bộ não chúng ta hoạt động. Hệ thần kinh ruột có nhiều chất dẫn truyền thần kinh giống như não, những chất này giúp cảm nhận cơn đau và kích hoạt hệ miễn dịch. Nó cũng di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa.

Giáo sư Kashyap cho biết quan hệ giữa đường ruột có thể hoạt động hoàn toàn độc lập với bộ não nếu cần thiết”. Ông cho biết quan hệ giữa đường ruột và não tồn tại rõ ràng trước khi các nhà khoa học nghiên cứu về nó. Ví dụ có nhiều người bị tiêu chảy khi lo lắng, căng thẳng hoặc một số người bị táo bón khi chán nản.

Theo bác sĩ Cresci, giờ đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bệnh thoái hóa thần kinh như tự kỷ, Parkinson và Alzheimer đều có mối liên hệ với chứng rối loạn vi khuẩn hoặc mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Điều còn vướng mắc là các nhà nghiên cứu chưa biết cách thức hoạt động của trục não – ruột và mối liên hệ giữa não và ruột là nhân quả hay không.

Chẳng hạn, chúng ta biết những người bị trầm cảm hoặc bị rối loạn cảm xúc thường bị táo bón. “Nhưng có phải mất cân bằng vi khuẩn đường ruột ở người trầm cảm là thủ phạm gây táo bón cho họ hay chính trầm cảm, rối loạn cảm xúc là nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột?” – bác sĩ Cresci đặt vấn đề. Theo bà, mối quan hệ này chưa được chứng minh đầy đủ.  Giáo sư Sonnenburg cũng đồng ý răng các nhà khoa học vẫn chỉ mới đứng ở vong ngoài trong hành trình tìm hiểu về quan hệ giữa não và đường ruột.

Tránh “bệnh từ miệng vào”

Tránh

Hệ vi sinh đường ruột có vai trò quan trọng trong đảm bảo sức khỏe thể chất của chúng ta. Vậy làm thế nào để có một hệ vi sinh khỏe hoặc cân bằng lại nó sau khi ăn uống vô tội vạ? Lời ông bà xưa nói rằng “bệnh từ miệng vào” không sai ở khía cạnh những gì chúng ta ăn uống vào đều ảnh hưởng ruột của cơ thể. Chẳng hạn, với thức ăn có nhiều đường và ít chất xơ, cơ thể tiêu hóa nhanh hơn. Do đó, quá trình này không để lại nhiều chất dinh dưỡng cho hệ vi sinh đường ruột tiêu thụ, trong khi đường dư thừa có thể nuôi vi khuẩn gây bệnh. Hoặc một ví dụ khác, thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu.

Theo bác sĩ Cresci, hệ vi sinh đường ruột có khả năng phục hồi và sẽ phục hồi tương đối nhanh. Trong các ví dụ trên, nếu chúng ta ăn uống lành mạnh trở lại hoặc ngừng dùng thuốc, các vi sinh vật đường ruột sẽ khỏe lại. Điều đó cũng có nghĩa một chế độ ăn  uống lành mạnh lâu dài mới thực sự duy trì hoặc cải thiện hệ vi sinh đường ruột lâu dài.

Các chuyên gia khuyên chúng ta nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, như ngũ cốc, rau và các loại đậu. Bạn cũng nên kết hợp các loại thực phẩm lên men, như kim chi, nấm sữa kefir, dưa cải…vì các thực phẩm này chứa men vi sinh – là các vi sinh vật sống có thể làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh trong ruột. Chúng ta cũng nên kiểm soát lượng đường ăn/uống vào ở mức thấp và kết hợp nó với chất xơ, như ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây.

Hồng Vân

Tuổi trẻ cuối tuần số 27-2023, ngày 16-7-2023

]]>
https://benhlytramcam.vn/quan-tam-truc-nao-ruot-de-khong-buon-nao-ruot-4066/feed/ 0
Bất ngờ mối liên hệ khăng khít giữa ruột và não https://benhlytramcam.vn/bat-ngo-moi-lien-he-khang-khit-giua-ruot-va-nao-3688/ https://benhlytramcam.vn/bat-ngo-moi-lien-he-khang-khit-giua-ruot-va-nao-3688/#respond Fri, 07 May 2021 10:27:02 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3688 Các nghiên cứu mới về trục não-ruột gần đây đã giải thích rõ mối tương quan, khiến trầm cảm, lo âu dễ dẫn đến mắc các bệnh đường tiêu hóa và ngược lại. Đáng chú ý, nghiên cứu tại Việt Nam đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích cho thấy, nguyên nhân do lo âu, trầm cảm chiếm hơn 62%.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Trục não-ruột và vai trò của Probiotics trong trầm cảm, rối loạn lo âu”, được Liên Chi hội Khoa học Tiêu hóa TP.HCM tổ chức hôm 22/11. Hội thảo quy tụ hơn 300 bác sĩ lĩnh vực tiêu hóa đến từ TP.HCM và các tỉnh, thành lân cận.

Bất ngờ mối liên hệ khăng khít giữa ruột và não 1

BSCK2.Trần Kiều Miên nói rằng Hội thảo này đậm tính thời sự

Trước khi các diễn giả đi sâu vào chuyên môn, BSCK2.Trần Kiều Miên- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam nhấn mạnh, mối tương quan của trục não-ruột không chỉ là vấn đề mới đối với Việt Nam, mà còn với cả thế giới. Không chỉ mới, sự hiểu biết về trục não-ruột còn là vấn đề mang tính thời sự, bởi với sự bất ổn nói chung của đời sống hiện nay, trầm cảm và rối loạn lo âu rất dễ gặp phải. Do đó, càng hiểu biết nhiều hơn về trục não-ruột, các bác sĩ càng có cơ hội chẩn đoán và điều trị hữu hiệu các bệnh tiêu hóa với nguyên nhân đến từ vấn đề tâm thần và ngược lại.

PGS-TS.Quách Trọng Đức- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội (BV Đại học Y dược TP.HCM) cũng dẫn hàng loạt dữ liệu nghiên cứu để chỉ rõ mối tương quan không thể chối cãi giữa những bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa và trầm cảm, lo âu. Theo PGS-TS.Quách Trọng Đức, một nghiên cứu trên bệnh nhân ngoại trú mắc các bệnh tiêu hóa có rối loạn tâm thần kinh kèm theo cho thấy, có 42% bệnh nhân rối loạn lo âu, có 19% bệnh nhân trầm cảm. Điều đáng nói, thời gian mắc các bệnh tiêu hóa càng kéo dài, thì rối loạn tâm thần kinh càng nặng nề hơn.

“Trầm cảm và lo âu rất thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa. Trục não-ruột đóng vai trò chính yếu giúp giải thích các rối loạn tâm thần kinh và rối loạn tiêu hóa xảy ra trên cùng một bệnh nhân. Vi khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng trong “đối thoại” não-ruột qua các đường thần kinh, miễn dịch và chuyển hóa…”- PGS-TS.Quách Trọng Đức kết luận.

Bất ngờ mối liên hệ khăng khít giữa ruột và não 2

Hội thảo có sự tham dự của hơn 300 bác sĩ lĩnh vực tiêu hóa

Báo cáo tham luận của PGS-TS.Quách Trọng Đức không chỉ cung cấp góc nhìn cơ sở, mà còn mở ra hướng giải quyết dựa trên mối tương quan trục não-ruột: Sử dụng Probiotics (lợi khuẩn) để điều trị các rối loạn tâm thần kinh đối với bệnh nhân mắc các bệnh tiêu hóa là một xu hướng nhiều triển vọng. Cụ thể hóa xu hướng này, TS-BS.Đào Việt Hằng- Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật (Trường Đại học Y Hà Nội) đã giới thiệu một số kết quả lâm sàng, được xem là lần đầu thực hiện tại Việt Nam, khi sử dụng Ecologic Barrier ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa dai dẳng có biểu hiện lo âu, trầm cảm.

Theo TS-BS.Đào Việt Hằng, sau 2 tháng sử dụng Ecologic Barrier (một loại Probiotics) trên 99 bệnh nhân, các triệu chứng lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống cải thiện có ý nghĩa trên bệnh nhân rối loạn tiêu hóa dai dẳng. Ngoài ra, nghiên cứu lâm sàng không ghi nhận tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. TS-BS.Đào Việt Hằng cũng lưu ý rằng, đây là nghiên cứu bước đầu và cần thêm nhiều dữ liệu, song thực tế cho thấy hướng đi mới này rất nhiều hứa hẹn.

Cũng theo TS-BS.Đào Việt Hằng, các nghiên cứu mới về trục não-ruột cũng đã làm rõ cơ chế tác động từ não đến ruột và ngược lại. Theo đó, thông qua hệ vi khuẩn chí đường ruột gồm hàng tỷ vi khuẩn với hơn 1.000 loại, tác động từ não đến ruột và ngược lại dựa vào các chất giúp miễn dịch, truyền dẫn… do hệ vi khuẩn chí sản sinh. Cơ chế này khiến các bất thường liên quan đến não (trầm cảm, lo âu…) sẽ ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn chí đường ruột; ngược lại, các bất thường liên quan đến hệ vi khuẩn chí này sẽ ảnh hưởng đến não với các biểu hiện lo âu, trầm cảm…

Giúp các bác sĩ tham dự Hội thảo hiểu rõ hơn vai trò của Probiotics, TS-BS.Phạm Hùng Vân- Chủ tịch Liên Chi hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM đã giới thiệu rất chi tiết hệ vi khuẩn chí đường ruột, những tổn thất và cách hồi phục. Theo đó, toàn bộ hệ vi sinh đường ruột (vi khuẩn, vi nấm, vi rút) sống hài hòa, cân bằng với nhau. Các lợi khuẩn kiềm chế, phong tỏa các khuẩn gây hại. Toàn bộ hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò hàng rào, miễn dịch, bảo vệ và biến dưỡng (hấp thụ thức ăn). Hệ vi sinh đường ruột rối loạn sẽ gây ảnh hưởng trục não-ruột; do đó việc điều chỉnh rối loạn hệ vi sinh đường ruột là hết sức cần thiết.

Theo TS-BS.Phạm Hùng Vân, có thể hỗ trợ dinh dưỡng, cải thiện chế độ ăn và loại bỏ các yếu tố nguy cơ để điều chỉnh rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Song song đó, vẫn còn cách điều chỉnh nhờ tác động trực tiếp đến hệ vi sinh đường ruột là bổ sung Probiotics. Đây là lợi khuẩn còn sống được điều chế bằng công nghệ mới, giúp cơ thể bổ sung kịp thời, nhanh chóng số lượng lợi khuẩn cần thiết, sớm phục hồi chức năng của hệ vi khuẩn chí đường ruột.

Theo baobaohiemxahoi.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/bat-ngo-moi-lien-he-khang-khit-giua-ruot-va-nao-3688/feed/ 0
Vi khuẩn đang điều khiển tâm trí của chúng ta – sự thật hay chỉ là tin đồn thất thiệt? https://benhlytramcam.vn/vi-khuan-dang-dieu-khien-tam-tri-cua-chung-ta-su-that-hay-chi-la-tin-don-that-thiet-2099/ https://benhlytramcam.vn/vi-khuan-dang-dieu-khien-tam-tri-cua-chung-ta-su-that-hay-chi-la-tin-don-that-thiet-2099/#respond Fri, 16 Nov 2018 01:36:45 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2099 Một số bằng chứng cho thấy hệ khuẩn chí đường ruột có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Như vậy, phải chăng chức năng não bộ của con người đã tiến hóa phụ thuộc vào vi khuẩn đường ruột và các chất chuyển hóa của chúng?

Vi khuẩn đang điều khiển tâm trí của chúng ta – sự thật hay chỉ là tin đồn thất thiệt? 1

Hệ khuẩn chí đường ruột

Cộng đồng các vi sinh vật sống trong đường ruột của chúng ta vô cùng phong phú, ước tính có số lượng các vi khuẩn cư trú trong lòng ruột khoảng 100 nghìn tỷ. Tổng khối lượng của những vi khuẩn này có thể lên tới 1,5-2kg. Chúng được gọi là Hệ khuẩn chí đường ruột. Hệ khuẩn chí đường ruột có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ sinh lý của cơ thể, bao gồm  quá trình trao đổi chất, miễn dịch và thậm chí cả chức năng não bộ, hành vi. Có nhiều bằng chứng cho thấy, vi khuẩn đường ruột (đặc biệt là các loài thuộc Lactobacillus và Bifidobacterium ) có thể ảnh hưởng tới hành vi xã hội, lo âu, căng thẳng và các triệu chứng trầm cảm. Trong một nghiên cứu, việc bổ sung chủng lợi khuẩn Lactobacillus giúp cải thiện hành vi xã hội ở những con chuột bị stress, trong khi những con chuột không được bổ sung lợi khuản thì biểu hiện hành vi xã hội bị suy yếu.

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng tới não bộ qua nhiều con đường khác nhau bao gồm: thông qua dây thần kinh phế vị, hệ thống miễn dịch và thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn cho rằng, hệ vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng tới nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh của não bộ. Những bằng chứng về liên kết phức tạp giữa hệ vi khuẩn đường ruột và não bộ đặt ra câu hỏi: phải chăng vi khuẩn đã tiến hóa để thay đổi thần kinh trung ương và hành vi của con người theo những cách có lợi cho chúng?

(Nếu bạn chưa hiểu rõ hãy tìm hiểu kỹ hơn về hệ chí khuẩn tại bài viết: “Hệ chí khuẩn đường ruột là gì?”)

Vi khuẩn đang thao túng con người cho lợi ích của chúng?

Một ý kiến thú vị rằng, vi khuẩn đường ruột đang chi phối hành vi của con người vi lợi ích của chúng, chẳng hạn như thay đổi hành vi ăn uống của con người để cho cung cấp thức ăn cho vi khuẩn đường ruột, tạo cơ hội cho vi khuẩn lây truyền sang vật chủ mới. Một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này cho biết, vi khuẩn đường ruột giúp con người hòa đồng với nhau (cải thiện hành vi xã hội) để giúp chúng lây lan từ người này sang người khác, và vi khuẩn đường ruột cũng làm thay đổi cảm giác thèm ăn của chúng ta đối với các loại thực phẩm cụ thể.

Trong tự nhiên cũng có những ví dụ rất điển hình về việc ký chủ kiểm soát hành vi của vật chủ. Chẳng hạn như loài nấm Ophiocordyceps, còn được biết đến với cái tên như “nấm sát thủ”, “nấm kiến vàng”. Chúng kí sinh trên loài kiến vàng và làm thay đổi hành vi của những con kiến để giúp chúng phát tán hiệu quả hơn. Nấm tấn công vào não bộ của kiến, khiến nó rời khỏi bầy đàn và cắn chặt vào lá cây cho tới khi chết. Nấm sau đó có thể lây lan từ kiến sang lá cây để bắt đầu một chu kỳ mới.

Áp dụng lý thuyết tiến hóa

Để vi khuẩn đường ruột có thể thao túng hành vi của vật chủ (con người) thì có hai điều kiện quan trọng cần phải được thỏa mãn, bao gồm: chiếm tỉ lệ cao trong hệ vi khuẩn đường ruột và không có sự cạnh tranh từ các loài khác. Tuy nhiên, không có điều kiện nào trong số hai điều kiện này được đáp ứng bởi vì trong hệ sinh thái phức tạp tại lòng ruột, nơi có sự đa dạng lớn về các loài vi khuẩn và  luôn có sự cạnh tranh chỗ bám giữa các vi khuẩn với nhau, thậm chí những loài số đông cũng chỉ chiếm vài phần trăm so với tổng số tế bào vi sinh vật đường ruột. Như vậy, vi khuẩn không hoàn toàn chi phối mọi hành vi của con người, tuy nhiên, chúng vẫn có những ảnh hưởng nhất định.

Trong một bài báo được đăng tải trên tạp chí Nature Review Microbiology,  TS.Katerina Johnson (ĐH Oxford) và cộng sự đã đề xuất rằng, ảnh hưởng của hệ khuẩn chí đường ruột trên hành vi chính là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên của các vi sinh vật diễn ra trong ruột, và chọn lọc tự nhiên của vật chủ phụ thuộc vào hệ vi khuẩn đang mang.

Sự phát triển của các vi sinh vật đường ruột tạo ra hàng loạt các chất chuyển hóa đa dạng, như các acid béo chuỗi ngắn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của não bộ. Trong khi các chất chuyển hóa khác của vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta thông qua hệ thống miễn dịch. Đồng thời, sinh lý cơ thể con người cũng có thể thích ứng với việc sử dụng các sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn. Sự tiến hóa của con người có sự cộng sinh với hệ vi khuấn đường ruột bởi hệ vi khuẩn đường ruột cần cho chức năng não bộ khỏe mạnh.

Từ những ý tưởng trên, bằng cách nghiên cứu động lực học tiến hóa và sinh thái của hệ vi sinh đường ruột, chúng ta có thể quản lý hệ vi khuẩn đường ruột theo cách có lợi cho sức khỏe tâm thần. Chẳng hạn sử dụng các chủng probiotics có khả năng ảnh hưởng tới tương tác của trục não ruột là một biện pháp hữu ích cho các vấn đề thuộc về sức khỏe tâm thần, như bệnh trầm cảm, tự kỷ, chứng lo âu, stress.

Xem thêm: Probiotic – Hướng đi mới trong ngăn ngừa và kiểm soát trầm cảm

Nguồn: the-scientist.com

]]>
https://benhlytramcam.vn/vi-khuan-dang-dieu-khien-tam-tri-cua-chung-ta-su-that-hay-chi-la-tin-don-that-thiet-2099/feed/ 0
Stress có liên quan tới hệ khuẩn chí đường ruột https://benhlytramcam.vn/stress-co-lien-quan-toi-he-khuan-chi-duong-ruot-2003/ https://benhlytramcam.vn/stress-co-lien-quan-toi-he-khuan-chi-duong-ruot-2003/#respond Fri, 09 Nov 2018 01:25:21 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2003 Đã có bao giờ bạn tự hỏi tại sao khi gặp căng thẳng thì bạn lại bị đau bụng, tiêu chảy, táo bón? Thực chất, stress có mối liên quan chặt chẽ với đường ruột và hệ khuẩn chí tại đây.

Stress có liên quan tới hệ khuẩn chí đường ruột 1

Stress – vấn nạn của cuộc sống hiện đại

Stress là trạng thái căng thẳng thần kinh trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm. Trong xu hướng cuộc sống hiện đại, tình trạng stress ngày càng phổ biến. Theo một thống kê thực hiện năm 2018 tại nước Anh, có tới 85% người trưởng thành ở đây thường xuyên bị stress. Hơn một phần ba người dân Anh bị stress ít nhất cả một ngày trong tuần và 39% cảm thấy stress nặng từ ngày này sang ngày khác. Các nguyên nhân dẫn đến stress phổ biến nhất đó là áp lực về công việc, tiền bạc, vấn đề sức khỏe.

Stress có thể có mặt tích cực (như giúp con người tập trung sức lực, tăng khả năng sinh tồn), tuy nhiên khi căng thẳng thường xuyên xảy ra mà không kiểm soát được thì có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, mệt mỏi, mất năng lượng khiến chất lượng học tập, lao động giảm sút; hoặc dẫn tới các rối loạn tâm thần nghiêm trọng hơn.

(Nếu bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về stress vui lòng xem tại bài viết: Stress là gì và biểu hiện của stress)

Tác động của stress tới đường ruột và hệ khuẩn chí đường ruột

Người bị stress thường xuyên gặp các vấn đề ở đường tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược, tiêu chảy, táo bón do rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS)…Đường ruột là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất đối với stress bởi giữa não và ruột tồn tại một tương tác hai chiều khăng khít thông qua rất nhiều các tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh. Số lượng tế bào thần kinh tại ruột thậm chí còn nhiều hơn so với toàn bộ cột sống và do vậy mà ruột được ví như một “bộ não thứ 2” của cơ thể.

(Nếu bạn chưa biết rõ về hệ chí khuẩn đường ruột hãy đọc bài viết: Hệ chí khuẩn đường ruột là gì?)

Khi bị stress, não bộ sản sinh ra các hormon làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa và tác động đến hệ khuẩn chí đường ruột. Các nghiên cứu chỉ ra, thành phần của hệ khuẩn chí đường ruột bị thay đổi đáng kể khi tiếp xúc với stress, đặc biệt là số lượng những chủng lợi khuẩn như Lactobacillus, Bacteroides bị sụt giảm đáng kể.

Tác động của stress tới đường ruột và hệ khuẩn chí đường ruột 1

Tương tác hai chiều giữa não – ruột – hệ khuẩn chí đường ruột

Hệ khuẩn chí đường ruột ảnh hưởng tới stress

Tương tác giữa não và ruột là một tương tác hai chiều, chính vì vậy mà hoạt động của ruột cũng ảnh hưởng tới chức năng của hệ thần kinh trung ương, trong đó thành phần trong hệ khuẩn chí là một yếu tố quyết định mức độ nhạy cảm của con người đối với stress. Các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm để chứng minh mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột bằng cách loại bỏ hệ khuẩn chí đường ruột của những con chuột và nuôi chúng trong môi trường vô trùng. Kết quả là những con chuột này thể hiện hành vi giống như đang lo lắng. Ở người, khi hệ khuẩn chí đường ruột bị thay đổi do sử dụng kháng sinh cũng ghi nhận hành vi lo lắng tương tự (Desbonnet và cộng sự, 2015).

Hệ khuẩn chí đường ruột ảnh hưởng tới stress 1

Thú vị hơn nữa, khi người ta lấy mẫu vi khuẩn đường ruột của những con chuột bị stress cấy sang những con chuột bình thường thì chúng cũng biểu hiện hành vi lo âu. Ngược lại, khi chuyên vi khuẩn đường ruột của những con chuột bình thường sang những con chuột đang bị stress thì ghi nhận mức độ lo lắng của chúng giảm xuống (Bercik và cộng sự, 2011). Điều này chứng minh vai trò trực tiếp của hệ khuẩn chí đường ruột đối với tâm trạng và hành vi.

(Đọc bài viết sau để hiểu thêm thông tin: “Tại sao vi khuẩn đường ruột lại có thể thay đổi tâm trạng của chúng ta?”)

Sử dụng probiotic để giảm stress

Những khám phá thú vị về vai trò quan trọng của hệ khuẩn chí đường ruột đối với chức năng nhận thức và hành vi của não bộ đã làm nảy sinh một biện pháp mới tiềm năng có thể giúp ích trong điều trị các rối loạn tâm thần kinh như stress, lo âu, trầm cảm…- đó là sử dụng probiotics (hay còn gọi là men vi sinh).

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chủng probiotics như Bifidobacteria, Lactobacillus hoặc Bacteroides có thể có tác động tích cực đến não bộ và hành vi, bao gồm tăng cường khả năng nhận thức và ảnh hưởng đến cảm xúc ( Liang và cộng sự, 2015 , Gareau 2014 , Bravo và cộng sự, 2011 , Savignac và cộng sự, 2015 , ….)

Stress có thể làm giảm tế bào thần kinh chưa trưởng thành ở vùng hồi hải mã (cấu trúc trong não bộ có liên quan tới trí nhớ và khả năng định hướng trong không gian, do vậy gây suy giảm trí nhớ. Khi bổ sung chủng lợi khuẩn Bifidobacteria đã ghi nhận nâng cao hiệu suất ghi nhớ phụ thuộc vùng hồi hải mã (Allen và cộng sự, 2016).

Tuy nhiên, các bằng chứng cũng cho thấy, không phải bất cứ chủng probiotics nào cũng có tác dụng cải thiện chức năng não bộ mà chỉ một số chủng lợi khuẩn nhất định có thể phát tín hiệu tới não bộ thông qua cách tác động lên dẫn truyền thông tin trục não – ruột mới có đặc tính này. Chúng được gọi với cái tên đặc biệt là “Psychobiotic” bởi GS. Dinan và các cộng sự vào năm 2013.

Công thức probiotic tác động đích trên trục não ruột được nghiên cứu thành công đầu tiên trên thế giới vào năm 2015 là Ecologic Barrier. Công thức này bao gồm 8 chủng probiotic được chọn lọc dựa trên đích tác dụng đặc hiệu là trục não ruột. Hiệu quả của Ecologic Barrier được ghi nhận qua nghiên cứu lâm sàng bao gồm: giảm các yếu tố gây viêm thần kinh, tăng cường chức năng bảo vệ của hàng rào biểu mô ruột non, giảm nhạy cảm với stress, giảm các triệu chứng trầm cảm và tăng cường khả năng ghi nhớ sau stress.

Hiện nay, Ecologic Barrier đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới và được các chuyên gia đánh giá cao về tính ứng dụng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe tâm thần.

(Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Ecologic Barrier vui lòng truy cập xem tại trang: http://cerebio.vn/san-pham/)

Theo benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/stress-co-lien-quan-toi-he-khuan-chi-duong-ruot-2003/feed/ 0
Sử dụng probiotic để điều trị trầm cảm https://benhlytramcam.vn/su-dung-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1947/ https://benhlytramcam.vn/su-dung-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1947/#comments Wed, 07 Nov 2018 01:28:08 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1947 Trầm cảm là một bệnh lý phổ biến đang ảnh hưởng tới 350 triệu người trên thế giới và có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trong thời gian gần đây, probiotics được các nhà nghiên cứu đánh giá là một phương pháp tiềm năng để giúp ngăn ngừa và điều trị trầm cảm.

Trầm cảm – gánh nặng toàn cầu

Khảo sát về tình trạng sức khỏe tâm thần thế giới được thực hiện trên 17 quốc gia khác nhau, ước tính có khoảng 20% người đã từng trải qua một giai đoạn trầm cảm. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu người chết do tự tử và 70% trong số đó có liên quan tới trầm cảm. Trong khi đó, cứ tương ứng với 1 ca tự sát thành công thì có tới hơn 20 người khác đang cố gắng tìm cách kết liễu mạng sống của họ.

Hiện nay, có ba nhóm thuốc điều trị trầm cảm chính, tuy nhiên điều không may mắn là không phải lúc nào sử dụng thuốc cũng đạt được hiệu quả đầy đủ. Hơn nữa, điều trị với thuốc thường đi kèm các tác dụng phụ khó chịu. Một cuộc khảo sát trong số 1.892 người sử dụng thuốc chống trầm cảm cho thấy, có tới 50% trong số họ gặp thêm các vấn đề tâm lý mới gây ra bởi các loại thuốc họ đang sử dụng. Tác dụng phụ này có thể chấp nhận được khi sử dụng thuốc chống trầm cảm cho những trường hợp mắc trầm cảm nặng, tuy nhiên với những trường hợp trầm cảm nhẹ thì khó chấp nhận hơn.

Trầm cảm – gánh nặng toàn cầu 1

Thuốc chống trầm cảm cho hiệu quả chậm sau 4-6 tuần, trong khi đó tác dụng phụ khiến 50% bệnh nhân bỏ thuốc trong tháng đầu tiên sử dụng.

Mức độ phổ biến và sự phức tạp trong điều trị trầm cảm đòi hỏi cần có các biện pháp bổ sung để nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị.

Mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột và trầm cảm

Cơ thể chúng ta tồn tại một hệ sinh thái các vi sinh vật vô cùng phong phú với hơn 1000 loài khác nhau phân bố khắp nơi từ bề mặt da, tới niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa. Trong đó ruột được ví như là “thủ đô” của hệ vi sinh vật này, 90% các vi sinh vật phân bố tại đây. Hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, nó có thể liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau bao gồm:

  • Sức khỏe đường tiêu hóa như viêm dạ dày, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột (Crohn, viêm dạ dày tràng), thậm chí ung thư đại trực tràng
  • Hệ miễn dịch: dị ứng thực phẩm, bệnh hen suyễn, chàm
  • Chuyển hóa: thừa cân, béo phì
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần: lo lắng, trầm cảm và chứng tự kỷ

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ảnh hưởng của hệ khuẩn chí đường ruột đối với sức khỏe tâm thần là một trong các vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà khoa học. Các nghiên cứu cho thấy, thành phần của hệ khuẩn chí đường ruột giúp giữ cho thành ruột khỏe mạnh và dường như đóng vai trò quan trọng trong phòng chống trầm cảm.

(Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu kỹ và rõ hơn về hệ khuẩn chí đường ruột vui lòng xem tại link: Hệ khuẩn chí đường ruột là gì?)

Mối tương tác giữa não – ruột và hệ khuẩn chí đường ruột    

Ruột hoạt động giống như một “bộ não thứ hai” của cơ thế với một hệ thống từ 200-600 triệu tế bào thần kinh được phân bố rải rác khắp đường tiêu hóa – còn được gọi là hệ thần kinh ruột (ENS). Hệ thần kinh ruột kiểm soát nhu động ruột, sự trao đổi chất qua bề mặt niêm mạc và sản xuất các nội tiết tố đường ruột. Không chỉ hoạt động một cách độc lập, hệ thống thần kinh ruột còn kết nối chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương thông qua dây thần kinh phế vị (dây thần kinh X), qua đó dẫn truyền các tín hiệu từ ruột tới não và ngược lại. Tương tác giữa hệ thần kinh ruột với thần kinh trung ương là một tương tác hai chiều, còn được gọi là Trục Não – Ruột. Sự tồn tại của Trục Não – Ruột giải thích cho chúng ta vì sao khi tâm trạng căng thẳng, sợ hãi chúng ta lại có thể cảm nhận được ở ruột, xuất hiện những cơn đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…Ngược lại, những bệnh nhân mắc các bệnh về tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, tự kỷ…lại thường hay mắc kèm vấn đề ở đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột.

Mối tương tác giữa não và ruột là rõ ràng, nhưng hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong tương tác này và ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của một người đối với stress, trầm cảm.

Vai trò của hệ khuẩn chí đường ruột đối với chức năng của đường ruột và não bộ

Vai trò của hệ khuẩn chí đường ruột đối với chức năng của đường ruột và não bộ 1

Hệ khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý bình thường của ruột. Đặc biệt chúng giúp bảo vệ tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột non – tấm lưới bảo vệ ngăn cách giữa môi trường bên ngoài và bên trong của cơ thể. Chức năng của hàng rào biểu mô ruột non liên quan mật thiết với các rối loạn tâm thần kinh, bao gồm cả trầm cảm.

Khi cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột bị phá vỡ bởi một lý do nào đó, chẳng hạn do stress, sử dụng kháng sinh, nhiễm khuẩn… sẽ dẫn tới suy giảm chức năng hàng rào biểu mô ruột non, biểu hiện bởi sự tăng tính thấm đường ruột qua những “điểm rò rỉ” trên lớp niêm mạc bảo vệ ruột. Khi đó, các độc tố là kháng nguyên của vi khuẩn, chẳng hạn như lipopolysaccharides (LPS), có thể xâm nhập vào cơ thể với số lượng nhiều hơn bình thường. Những kháng nguyên này liên tục kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra những chất gây viêm với lượng nhỏ, gọi là phản ứng viêm cấp thấp. Tình trạng viêm cấp thấp này kích hoạt sự hoạt hóa của các tế bào thần kinh và giải phóng các chất tiền viêm, được gọi là cytokine đi vào máu. Trong não, các cytokine tiền viêm này ức chế sự sản xuất serotonin và melatonin, có thể dẫn đến các dấu hiệu trầm cảm, bao gồm mất ngủ, giảm tình dục và rối loạn ăn uống…

Các nghiên cứu cho thấy, ở những người bị stress, trầm cảm, tự kỷ có sự sụt giảm của các vi khuẩn có lợi, đặc biệt là hai chủng BifidobateriumLactobacillus. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, bổ sung probiotics có thể sẽ giúp ích cho việc điều trị trầm cảm.

(Nếu bạn chưa hiểu rõ về bệnh trầm cảm hãy tham khảo các thông tin chung về bệnh trầm cảm để có cái nhìn tổng quát và đúng về bệnh)

Các bằng chứng cho thấy probiotics giúp giảm trầm cảm

Hiệu quả tích cực của các chế phẩm sinh học trong điều trị trầm cảm đã được công nhận trong những nghiên cứu gần đây. Một nghiên cứu phân tích gộp trên 10 thử nghiệm lâm sàng với tổng cộng 1349 bệnh nhân sử dụng probiotics và giả dược cho thấy: bổ sung probiotic giúp cải thiện tâm trạng ở những người bị trầm cảm ở mức độ từ nhẹ đến vừa.

Một nghiên cứu phân tích gộp khác gồm 10 thử nghiệm lâm sàng trên 1235 người, trong đó có cả những bệnh nhân bị trầm cảm nặng cho thấy: bổ sung probiotics giúp cải thiện tâm trạng, nhận thức và giảm stress, lo lắng.

Phát triển và ứng dụng probiotics trong điều trị trầm cảm

Mặc dù các kết quả chung cho thấy probiotic có thể tác động tích cực lên thần kinh trung ương và cải thiện các triệu chứng về mặt tâm lý, nhận thức, hành vi của bệnh nhân trầm cảm. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu lại không ghi nhận thấy tác dụng này. Chính vì vậy mà các nhà khoa học đã đặt ra giả thiết, phải chăng chỉ có một số chủng loại vi khuẩn nhất định mới có tác dụng trên chức năng não bộ, và phải bổ sung với một lượng đủ thì mới đem lại hiệu quả. Điều này đã dẫn tới một khái niệm mới hoàn toàn được đưa ra vào năm 2013 đó là Psychobiotics:

Phát triển và ứng dụng probiotics trong điều trị trầm cảm 1

Probiotics được cho là có tác động tích cực trên thần kinh trung ương nhờ khả năng giúp tăng cường tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô ruột non, qua đó ngăn chặn các nội độc tố đi vào máu dẫn đến tình trạng viêm thần kinh. Bên cạnh đó, probiotics còn sản xuất ra trytophan – là chất cần thiết để tạo ra serotonin (loại hormon “hạnh phúc” bị suy giảm trong trầm cảm).

Dựa trên cơ chế tác dụng chính của probiotics lên thần kinh trung ương, các nhà nghiên cứu của Winclove (Hà Lan) đã tập trung phát triển công thức probiotic bao gồm các chủng lợi khuẩn đặc biệt nhằm có tác dụng tăng cường chức năng bảo vệ của hàng rào biểu mô ruột và điều hòa đáp ứng miễn dịch nhằm ngăn chặn tình trạng viêm thần kinh xảy ra. Công thức đặc biệt này có tên gọi là Ecologic Barrier.

Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác động tích cực của Ecologic Barrier trên chức năng não bộ, bao gồm giảm các triệu chứng trầm cảm, buồn bã, cải thiện khả năng ghi nhớ sau stress. Hiện nay, Ecologic Barrier được ứng dụng để góp phần ngăn ngừa và giúp giảm triệu chứng trầm cảm trên nhiều quốc gia trên thế giới.

DS.Thu Trang tổng hợp

]]>
https://benhlytramcam.vn/su-dung-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1947/feed/ 14
Các nhà khoa học phát triển probiotic để điều trị trầm cảm https://benhlytramcam.vn/cac-nha-khoa-hoc-phat-trien-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1726/ https://benhlytramcam.vn/cac-nha-khoa-hoc-phat-trien-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1726/#comments Mon, 15 Oct 2018 11:04:45 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1726 Các nhà khoa học Ireland đã phát hiện ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tâm trạng và vi khuẩn đường ruột, trên cơ sở đó họ đang phát triển một loại probiotic để điều trị trầm cảm.

Các nhà khoa học phát triển probiotic để điều trị trầm cảm 1Giáo sư John Cryan và Giáo sư Ted Dinan t trường Đi hc Cork là những nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực vi sinh đường ruột

Giáo sư Ted Dinan và John Cryan đã trải qua 14 năm nghiên cứu để tìm hiểu cách mà hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống trong ruột của chúng ta – hệ khuẩn chí đường ruột – có thể kiểm soát hoạt động của não bộ.

“Những gì chúng tôi đã phát hiện ra là vi sinh vật đường ruột có ảnh hưởng quan trọng đối với cảm xúc của chúng ta”, Giáo sư Dinan Giảng viên tại Trường Đại học Cork –  chuyên gia tâm thần học tại Bệnh viện Đại học Cork cho biết.

“Chúng tôi đã chỉ ra rằng những người bị trầm cảm về mặt lâm sàng có ít sự đa dạng trong vi sinh vật trong ruột của họ hơn những người không bị trầm cảm. Một lượng lớn điều này có lẽ là do chế độ ăn uống,” ông nói, “bên cạnh đó, các yếu tố khác như tác động của thuốc kháng sinh, có thể đóng một vai trò nhất định”

Các chuyên gia bắt đầu nghiên cứu cách thức probiotic – những lợi khuẩn đường ruột, chẳng hạn như những vi khuẩn có lợi trong sữa chua sống – có thể có tác động tích cực đến tâm trạng.

“Chúng tôi đang cố gắng xác định xem liệu lợi khuẩn, khi chúng ta đưa vào cơ thể có khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần hay không”

Trong những năm tới, Dinan và Giáo sư Cryan sẽ phát triển một loại “psychobiotic”, hay nói cách khác là một sản phẩm probiotic khi bổ sung với lượng vừa đủ sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần. Họ hy vọng sẽ đưa vào ứng dụng psychobiotic trong điều trị các dạng trầm cảm nhẹ.

Theo Irish Independent – 11/2017

Các nhà khoa học phát triển probiotic để điều trị trầm cảm 2Ted Dinan là giáo sư về tâm thần học tại Đại học Cork (Ireland). Ông từng là Chủ tịch Hội Thần kinh học và Giáo sư Y học Tâm lý tại Bệnh viện St. Bartholomew, Luân Đôn. Mối quan tâm nghiên cứu chính của ông là vai trò của hệ vi sinh đường ruột trong việc ảnh hưởng đến chức năng và phát triển não bộ. Ông đã có những đóng góp đáng kể cho nghiên cứu về hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận trong các tình huống căng thẳng. Năm 1995, ông đã được trao giải thưởng Melvin Ramsey cho nghiên cứu về sinh học của stress. Nghiên cứu hiện tại của ông được tài trợ bởi Quỹ khoa học Ireland, Hội đồng nghiên cứu sức khỏe và Liên minh châu Âu thông qua FP7. Ông đã xuất bản hơn 400 bài báo và nhiều cuốn sách về dược lý và thần kinh học của rối loạn cảm xúc.

Hình ảnh có liên quanJohn F. Cryan là Giáo sư và Chủ tịch Khoa Giải phẫu & Khoa học thần kinh, Đại học Cork. Giáo sư Cryan đã có 250 bài báo và sách được đăng tải trên các tạp chí lớn của thế giới. Ông có mặt trong danh sách của trích dẫn Những ý tưởng nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014.

Lĩnh vực nghiên cứu hiện tại của GS.Cryan bao gồm cơ sở thần kinh của các rối loạn thần kinh liên quan đến căng thẳng bao gồm trầm cảm, lo âu và lệ thuộc thuốc. Hơn nữa, nhóm của ông cũng tập trung vào tương tác giữa não, ruột và vi sinh vật và cách áp dụng cho các rối loạn liên quan đến miễn dịch, bao gồm hội chứng ruột kích thích và béo phì và rối loạn phát triển thần kinh như chứng tự kỷ. 

]]>
https://benhlytramcam.vn/cac-nha-khoa-hoc-phat-trien-probiotic-de-dieu-tri-tram-cam-1726/feed/ 2
Tại sao vi khuẩn đường ruột có thể làm thay đổi tâm trạng của chúng ta? https://benhlytramcam.vn/tai-sao-vi-khuan-duong-ruot-co-the-lam-thay-doi-tam-trang-cua-chung-ta-914/ https://benhlytramcam.vn/tai-sao-vi-khuan-duong-ruot-co-the-lam-thay-doi-tam-trang-cua-chung-ta-914/#comments Tue, 11 Sep 2018 01:36:33 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=914 Tại sao vi khuẩn đường ruột có thể làm thay đổi tâm trạng của chúng ta? 1

Vi khuẩn chi phối tâm trí, suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta?

Nếu có bất cứ điều gì có thể làm cho chúng ta trở nên “con người” thì đó chính là  tâm trí, suy nghĩ và cảm xúc. Tuy nhiên, một khái niệm mới nổi lên gần đây đã gây ra nhiều tranh cãi cho rằng, vi khuẩn đường ruột là một bàn tay vô hình làm thay đổi bộ não của chúng ta. Phải chăng, cảm xúc và hành vi của chúng ta đang chịu sự chi phối của một…quẩn thể những sinh vật vô cùng nhỏ bé?

Khoa học đang dần làm sáng tỏ làm thế nào hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống trong cơ thể – hệ khuẩn chí – có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của chúng ta. Và ngay cả các vấn đề thuộc về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỉ và suy nhược thần kinh hiện cũng được chứng minh có mối liên kết với những sinh vật nhỏ bé này.

Chúng ta đã biết rằng tâm trạng có thể ảnh hưởng tới đường ruột, chẳng hạn như khi lo lắng, sợ hãi chúng ta có thể cảm thấy “bồn chồn ở bụng”, ăn không ngon, hoặc thậm chí có cơn đau bụng, hay tiêu chảy, táo bón…Nhưng giờ đây, đó được xem là tương tác hai chiều, tức là não bộ có ảnh hưởng tới chức năng của ruột và ngược lại, hoạt động của ruột cũng tác động lên não bộ. Tương tác này gọi là trục não – ruột, trong đó có sự tham gia đặc biệt của hệ khuẩn chí đường ruột.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta đang ở trong một cuộc cách mạng sử dụng “vi khuẩn tâm trạng” hay “psychobiotics” để cải thiện sức khỏe tâm thần.

Nghiên cứu khoa học khởi đầu cho khái niệm hoàn toàn mới này được thực hiện tại Đại học KyuShu – Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những con chuột không mang vi khuẩn (được nuôi trong điều kiện vô trùng), tiết ra lượng hormon gây stress cao gấp 2 lần so với những con chuột bình thường.

Các con vật giống hệt nhau ngoại trừ hệ khuẩn chí đường ruột của chúng. Đó là một gợi ý mạnh mẽ rằng sự khác biệt là kết quả của hệ khuẩn chí của cá thể.

“Chúng ta đang quay trở lại từ trang đầu tiên cho làn sóng thần kinh học liên quan tới vi khuẩn. Điều này có động lực rất lớn đối với chúng tôi, những người đang nghiên cứu về trầm cảm và lo âu” – TS.Jane Fosster – một bác sỹ chuyên khoa tâm thần của trường đại học McMaster – Canada nói.

Đó là gợi ý đầu tiên cho một loại thuốc có nguồn gốc từ vi khuẩn trong sức khỏe tâm thần.

Làm thế nào vi khuẩn có thể thay đổi não bộ?

Làm thế nào vi khuẩn có thể thay đổi não bộ? 1

Não là một thực thể phức tạp nhất mà chúng ta được biết, vậy làm thế nào nó có thể phản ứng với vi khuẩn trong ruột?

  • Con đường đầu tiên là dây thần kinh phế vị, đó là con đường kết nối thông tin giữa não và ruột.
  • Vi khuẩn phân hủy các chất xơ thành các axit béo chuỗi ngắn, là chất trung gian tổng hợp nên các chất dẫn truyền thần kinh.
  • Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng tới hệ miễn thống miễn dịch, liên quan tới rối loạn tâm thần.
  • Thậm chí có bằng chứng mới đây cho rằng vi khuẩn đường ruột có thể sử dụng những đoạn gen gọi là microRNA để sửa đổi DNA trong tế bào thần kinh.

Hàng loạt các nghiên cứu về mối liên quan giữa việc mất hệ khuẩn chí ở chuột đối với sự thay đổi về hành vi, thậm chí là cấu trúc não bộ.

Tại Bệnh viện đại học Cork, giáo sư Ted Dinan đã cố gắng khám phá điều gì đang thực sự xảy ra đối với hệ khuẩn chí trong những bệnh nhân trầm cảm của ông. Về nguyên tắc, một hệ khuẩn chí khỏe mạnh là một hệ khuẩn chí đa dạng với một số lượng lớn các chủng vi sinh vật khác nhau cùng sinh sống trong cơ thể chúng ta.

Giáo sư Dinan nói: “Nếu bạn so sánh một người bị trầm cảm với một người khỏe mạnh thì có sự thu hẹp về sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột. Tôi không chắc chắn đó là nguyên nhân duy nhất gây ra trầm cảm, nhưng tôi tin với nhiều người, nó đóng một vai trò quan trọng trong nguồn gốc của bệnh trầm cảm.”

Ông cũng cho rằng một số lối sống làm suy giảm hệ vi khuẩn trong đường ruột của chúng ta, chẳng hạn như chế độ ăn ít chất xơ, có thể làm cho chúng ta dễ bị tổn thương hơn.

Hệ khuẩn chí

Hệ khuẩn chí 1

  • Nếu bạn đếm tất cả số lượng tế bào trên cơ thể thì chỉ có 43% thuộc về con người. Phần còn lại là hệ khuẩn chí của chúng ta bao gồm vi khuẩn,virus, nấm và khuẩn đơn bào.
  • Bộ gen của con người được tạo thành từ 20.000 gen khác nhau. Nhưng nếu tính thêm cả gen của các vi sinh vật trong hệ khuẩn chí chúng ta sẽ có từ 2-20 triệu gen của vi khuẩn. Nó được biết đến là hệ gen thứ 2 và được liên kết chặt chẽ với các tình trạng bệnh lý như dị ứng, béo phì, bệnh viêm ruột, Parkinson, đáp ứng với thuốc điều trị ung thư và thậm chí là trẩm cảm hay tự kỉ.

Đó là một khái niệm mới vô cùng hấp dẫn – rằng sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể liên quan tới trầm cảm. Vì vậy, các nhà khoa học tại trường đại học Cork đã cấy hệ vi sinh vật từ người trầm cảm sang động vật. Kết quả chỉ ra rằng, hệ khuẩn chí thay đổi sẽ dẫn tới thay đổi hành vi.

>> Xem chi tiết: Hệ khuẩn chí là gì?

“Chúng tôi rất ngạc nhiên rằng chỉ cần lấy mẫu của khuẩn chí, chúng ta có thể tái hiện lại nhiều đặc điểm của một cá thể bị trầm cảm trong một con chuột” – GS.Cryan nói. Trong đó bao gồm cả anhedonia – một dạng trầm cảm mà khiến cho người bệnh trở nên mất hứng thú với những sở thích trước đây. Những con chuột, vốn dĩ rất thích nước ngọt nhưng sau khi được cấy mẫu vi khuẩn đường ruột từ người bị chứng anhedonia, nó không còn quan tâm tới nước ngọt nữa.

Một bằng chứng tương tự – liên kết giữa hệ khuẩn chí đường ruột, ruột và não được thể hiện trong bệnh  Parkinson. Đó rõ ràng là một chứng bệnh rối loạn của não bộ. Bệnh nhân bị mất kiểm soát các cơ bắp do tế bào não bị chết đi, dẫn tới các cơn run rẩy đặc trưng. Nhưng giáo sư Sarkis Mazmanian – một nhà vi sinh học từ Caltech, lại đang tìm thấy có sự liên quan với vi sinh vật đường ruột. Ông tìm thấy có sự khác biệt rất lớn giữa hệ khuẩn chí của người bị Parkinson so với người khỏe mạnh. .

Nghiên cứu trên động vật được di truyền đặc điểm phát triển hội chứng Parkinson chỉ ra rằng, hệ vi khuẩn đường ruột là điều kiện cần thiết làm xuất hiện bệnh. Và khi hệ khuẩn chí từ phân của người bệnh Parkinson được cấy ghép sang những con chuột thì chứng phát triển những triệu chứng tồi tệ hơn so với những con chuột được cấy vi khuẩn từ phân người khỏe mạnh.

“Sự thay đổi trong hệ khuẩn chí dường như điều khiển và là nguyên nhân của các triệu chứng vận động. Chúng tôi rất vui mừng với phát hiện này bởi vì nó cho phép chúng tôi nhắm tới hệ khuẩn chí như con đường cho các liệu pháp mới” – Giáo sư Mazmanian nói.

Hệ khuẩn chí 2

Mặc dù những bằng chứng còn khá mới nhưng bằng chứng về mối liên quan giữa hệ khuẩn chí đường ruột đối với não bộ đang là đề tài rất hấp dẫn, hứa hẹn mở ra một phương pháp trị liệu mới giúp chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Nếu hệ khuẩn chí có ảnh hưởng tới não bộ, vậy thì chúng ta có thể thay đổi hệ khuẩn chí để tốt hơn.

Liệu thay đổi hệ khuẩn chí ở người Parkinson có giúp thay đổi tình trạng bệnh của họ? Có thể sử dụng psychobiotic hay những “vi khuẩn tâm trạng” để cải thiện sức khỏe tâm thần? Nếu thay đổi hệ vi khuẩn liệu chúng ta có thay đổi cách phản ứng với một sự việc?

Chúng ta cần có những nghiên cứu lớn hơn để khảo sát chủng vi khuẩn, loài vi khuẩn nào có thể tác động nên não và chúng tạo ra sản phẩm gì trong ruột. Đây sẽ là một hướng nghiên cứu khá thú vị và là ý tưởng cho việc sử dụng hệ vi sinh – bộ gen thứ 2 của chúng ta để tạo ra các loại thuốc giúp ích cho nhiều bệnh lý, không chỉ với chứng lo âu, trầm cảm mà cả các bệnh lý khác như bệnh dị ứng, ung thư và béo phì.

Benhlytramcam.vn/Theo BBC

Kết quả hình ảnh cho professor ted dinan

Giáo sư Ted Dinan và Giáo sư Cryan là những chuyên gia về thần kinh tại Đại học Cork (Ireland), với hàng trăm bài báo và sách đã được xuất bản trên các tạp chí hàng đầu thế giới. Họ là những người tiên phong nghiên cứu trong lĩnh vực về tương tác não và ruột – hệ khuẩn chí đường ruột – một trong những chủ đề khoa học gây chú ý nhất hiện nay.

]]>
https://benhlytramcam.vn/tai-sao-vi-khuan-duong-ruot-co-the-lam-thay-doi-tam-trang-cua-chung-ta-914/feed/ 1
Probiotics – hướng đi mới trong ngăn ngừa và kiểm soát chứng trầm cảm https://benhlytramcam.vn/probiotics-huong-di-moi-trong-ngan-ngua-va-dieu-tri-tram-cam-130/ https://benhlytramcam.vn/probiotics-huong-di-moi-trong-ngan-ngua-va-dieu-tri-tram-cam-130/#comments Tue, 14 Aug 2018 07:12:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=130 Bạn có tin rằng những cảm xúc, phản ứng tiêu cực hoặc căng thẳng, lo âu của mình lại có liên quan tới những vi sinh vật có kích siêu nhỏ bé sinh sống trong lòng ruột? Nếu bạn vẫn còn đang hoài nghi thì hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

Probiotics - hướng đi mới trong ngăn ngừa và kiểm soát chứng trầm cảm 1

Những cư dân siêu nhỏ bé trong đường ruột của chúng ta

Trong đường ruột của chúng ta tồn tại một số  lượng vi khuẩn khổng lồ ước tính khoảng 10^14 vi khuẩn, gồm hơn 1000 loài vi khuẩn khác nhau với trọng lượng lên tới 1-1,5kg. Hệ vi sinh vật đường ruột được biết đến với vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể vật chủ như: bảo vệ niêm mạc ruột, hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa miễn dịch …, nhưng chúng cũng là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh cho cơ thể như tiêu chảy, ung thư ruột kết, ung thư dạ dày … Ảnh hưởng có lợi hay có hại của hệ vi sinh vật đường ruột đối với vật chủ phụ thuộc vào “trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột”. Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột là trạng thái chung sống có lợi giữa các vi sinh vật với nhau và với vật chủ. Đây chính là trạng thái bình thường của hệ vi sinh vật đường ruột ở vật chủ khỏe mạnh. Một số tác nhân như: thức ăn, stress, thuốc…. có thể làm cho trạng thái cân bằng của hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ, gây ra bệnh cho vật chủ.

Do đó việc tái thiết lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách bổ sung các vi khuẩn có lợi (probiotics, hay còn gọi là men vi sinh) sẽ giúp chúng ta có thể cải thiện được nhiều vấn đề sức khỏe.

Những vi sinh vật trong lòng ruột có thể ảnh hưởng tới một số tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột (IBD), hội chứng ruột kích thích (IBS), tiêu chảy, táo bón… – điều này chúng ta đã được biết tới trong một vài thập kỷ trước và hiện nay đã có rất nhiều các probiotics đang được ứng dụng trong xử lý các vấn đề ở đường tiêu hóa. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng những vi sinh vật nhỏ bé này dường như cũng là yếu tốt then chốt trong sự phát triển và ảnh hưởng sâu sắc tới chức năng của não bộ. Vì vậy, probiotics có thể là một giải pháp tiềm năng và an toàn để giải quyết các vấn đề liên quan tới chức năng não bộ như trầm cảm, lo âu, tự kỷ, suy nhược thần kinh,

Hệ khuẩn chí đường ruột tác động lên tâm thần như thế nào?

Vốn dĩ giữa não bộ và ruột của chúng ta tồn tại một mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau thông qua con đường thần kinh, nội tiết tố, chuyển hóa và miễn dịch. Sự tác động hai chiều này được gọi là “trục não – ruột”. Trong khi đó, hệ khuẩn chí ổn định chính là điều kiện tối cần thiết cho hoạt động bình thường của ruột. Một khi có sự thay đổi của hệ khuẩn chí đường ruột thì hoạt động sinh lý của ruột sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là có sự tổn thương hàng rào biểu mô ruột non, dẫn tới dẫn truyền thông tin của trục não-ruột bị sai lệch. Hậu quả là những tác động tiêu cực đối với chức năng của thần kinh trung ương và có thể dẫn tới các rối loạn tâm – thần kinh và trầm cảm.

Đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về hệ khuẩn chí: Hệ khuẩn chí đường ruột là gì?

Rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng minh cho ảnh hưởng của hệ khuẩn chí đối với não bộ. Trong những nghiên cứu này, người ta nhận thấy rằng những con chuột không có vi khuẩn thì thể hiện hành vi và phản ứng căng thẳng hơn so với những con chuột bình thường, đồng thời kích thước bộ não của chúng cũng nhỏ hơn. Khi được thiết lập lại hệ vi khuẩn chí thì hành vi của những con chuột này cũng trở lại bình thường.

Ngược lại, căng thẳng kéo dài khiến cho chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng (gây ra các triệu chứng ở hệ tiêu hóa) và làm thay đổi thành phần của hệ vi sinh lòng ruột. Điều này tạo thành một vòng xoáy bệnh lý và nếu như chỉ giải quyết một chiều, tức là sử dụng các thuốc tác động lên thần kinh mà không phục hồi hệ khuẩn chí đường ruột thì vấn đề sẽ không thể giải quyết một cách triệt để.

Hệ khuẩn chí đường ruột tác động lên tâm thần như thế nào? 1

Probiotics – hướng đi mới trong ngăn ngừa và kiểm soát chứng trầm cảm

Vai trò của vi khuẩn đối với chức năng não bộ là rất quan trọng, điều này mở ra một cánh cửa mới giúp chúng ta ngăn ngừa và điều trị trầm cảm  – một bệnh lý đang ngày càng phổ biến và việc điều trị gặp nhiều khó khăn do tác dụng không mong muốn của thuốc cũng như thời gian điều trị kéo dài.  Dựa trên những hiểu biết về tác dụng có lợi của vi khuẩn nên chức năng não bộ, các nhà nghiên cứu có thể “sửa chữa” những rối loạn tâm thần kinh bằng cách bổ sung những chủng probiotics nhất định có tác dụng đích trên trục não – ruột.

Câu hỏi được đặt ra đó là, liệu probiotics có thực sự giúp cải thiện chức năng của não bộ hay không? Những dữ liệu nghiên cứu cho chúng ta câu trả lời rất khả quan rằng: bổ sung các chủng probiotics thích hợp có thể tác động tích cực lên chức năng thần kinh của chúng ta

Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của probiotics đối với thần kinh trung ương ở cả người và động vật được đăng tải trên  tạp chí “The Journal of Neurogastroenterology and Motility” đưa ra kết luận: “Probiotics có hiệu quả trong việc cải thiện những biểu hiện rối loạn tâm thần bao gồm lo âu, trầm cảm, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và khả năng ghi nhớ”.

Ứng dụng đầu tiên trong lĩnh vực này, các nhà khoa học ở Hà Lan đã chế tạo một hỗn hợp các chủng probiotics có tác dụng đích trên trục não ruột với tên gọi Ecologic Barrier. Hiện nay Ecologic Barrier đã được đưa vào sử dụng trong thực tế trong ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng rối loạn thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài… Ưu điểm vượt trội của Ecologic Barrier là độ an toàn cao, có thể sử dụng cho cả như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh. Đây là một điều rất đáng mừng bởi vì các đối tượng trên rất dễ mắc phải trầm cảm nhưng việc điều trị với thuốc hiện nay vô cùng khó khăn.

]]>
https://benhlytramcam.vn/probiotics-huong-di-moi-trong-ngan-ngua-va-dieu-tri-tram-cam-130/feed/ 4