Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Báo động tình trạng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên https://benhlytramcam.vn/bao-dong-tinh-trang-tram-cam-o-tre-em-va-thanh-thieu-nien-2095/ https://benhlytramcam.vn/bao-dong-tinh-trang-tram-cam-o-tre-em-va-thanh-thieu-nien-2095/#respond Fri, 16 Nov 2018 01:31:37 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=2095 Vụ việc một nam sinh trường THPT Nguyễn Khuyến tự tử tháng 4 vừa qua, một lần nữa gửi tới xã hội một hồi chuông cảnh tỉnh, rằng chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới sức khỏe tâm thần ở giới trẻ.

Báo động tình trạng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên 1

Trầm cảm không chừa một ai

Liên tiếp những vụ tự tử xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên trong thời gian gần đây cho thấy mức độ phổ biến và nguy hiểm của căn bệnh trầm cảm trong giới trẻ. Có tới 121 triệu kết quả tương ứng với từ khóa “người trẻ tự tử” khi được tìm kiếm trên google.

Ước tính có từ 1-3% trẻ em và thanh thiếu niên có thể mắc phải trầm cảm, bất kể mọi giới tính, sắc tộc, độ tuổi và hoàn cảnh gia đình. Trong đó, trầm cảm phổ biến hơn ở các em gái vị thành niên. Trong một khảo sát được thực hiện bởi Viện sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ trên các trẻ em từ 11-17 tuổi, vô cùng bất ngờ khi 78% số trẻ tham gia khảo sát cho kết quả tương ứng với trầm cảm mức độ vừa đến nặng theo test sàng lọc. Tuy nhiên, có một nghịch lý là 2/3 các trường hợp trầm cảm không hề được phát hiện và điều trị. Nguyên nhân bởi người bệnh có xu hướng che dấu, tâm lý xấu hổ về tình trạng của mình. Bên cạnh đó, sự hiểu biết hạn chế và những quan niệm sai về trầm cảm của xã hội cũng khiến cho việc phát hiện và giúp đỡ những người trầm cảm trở nên khó khăn.

Khi người trẻ cô đơn

“Con xin lỗi ba má. Con đã không đáp ứng được mong mỏi của ba má. Con xin lỗi” – những dòng chữ trong bức thư tuyệt mệnh của nam sinh trường THPT Nguyễn Khuyến có thể làm nhói lòng bất cứ ai trong số chúng ta khi đọc được. Áp lực học tập và việc làm được cho là những nguyên nhân gây trầm cảm hàng đầu ở học sinh, sinh viên. Trong xã hội Đông Á, khi mà kết quả học tập của con cái là niềm tự hào to lớn và thước đo giá trị của các bậc phụ huynh thì áp lực học tập lên các con là rất lớn. Trẻ bị ép buộc phải học để đạt điểm số cao, để có được các công việc mà xã hội trọng vọng chứ không phải là làm những điều mình yêu thích. Điều này khiến trẻ cảm thấy không hạnh phúc, áp lực và cô đơn.

Khi người trẻ cô đơn 1

Sự phát triển ngày một rộng rãi của mạng xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ khi khiến trẻ bị cuốn vào cuộc sống ảo và dễ trở thành mục tiêu công kích của một nhóm người trên internet. Bắt nạt học đường, bị bạo hành gia đình, cha mẹ li hôn…cũng là những nguyên nhân gây chấn thương tâm lý cho trẻ, dễ dẫn tới trầm cảm hoặc các rối loạn tâm thần khác.

Hậu quả có thể dẫn tới kết quả học tập sa sút, trẻ sa vào các tệ nạn như nghiện rượu, game, các chất kích thích, hành vi tình dục không an toàn và thậm chí là tự sát.

“Tôi thấy mình không yêu được ai, và không mang lại giá trị gì cho xã hội, nên tôi nghĩ sự ra đi của mình sẽ rất nhẹ nhàng, sẽ chẳng ai đau khổ, vì dẫu sao sợi dây kết dính với cuộc đời gần như không có. Sự trống rỗng giày vò tôi mỗi đêm, tôi muốn kết thúc sớm mọi chuyện”, một bạn trẻ tại TP.HCM đã từng tự tử bằng thuốc ngủ nhưng được cứu sống chia sẻ.

Tỉ lệ tự tử ở giới trẻ Việt có xu hướng gia tăng

Đầu năm 2018, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) phối hợp Bộ Lao động – thương binh và xã hội công bố kết quả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em – thanh thiếu niên Việt Nam.

Theo đó, có đến 8-29% đối tượng được nghiên cứu (11 đến 24 tuổi) gặp vấn đề sức khỏe tâm thần chung (tùy theo tỉnh thành, giới…), và hiện có khoảng 3 triệu trẻ em, thanh thiếu niên có nhu cầu về những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở các em thường ở hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô đơn…) hoặc hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý…). Tỉ lệ trẻ vị thành niên tự tử là 2,3% và có xu hướng gia tăng.

Cần sự chung tay của cộng đồng để ngăn chặn trầm cảm

Trầm cảm được ví như là một con quái vật có sức tàn phá khủng khiếp, nó hủy hoại sức khỏe, gặm nhấm tương lai của những người mắc phải. Do vậy mà chúng ta cần quan tâm và ngăn chặn trầm cảm, đặc biệt là ở những người trẻ – chủ nhân tương lai của xã hội.  Trong đó, việc đầu tiên cần làm chính là nâng cao hiểu biết của xã hội về căn bệnh trầm cảm.

Phụ huynh và giáo viên có thể giúp xây dựng các kỹ năng sống của trẻ em và thanh thiếu niên để giúp các em có đủ khả năng để đối phó vơi các thử thách trong cuộc sống.  Các bậc phụ huynh, giáo viên cũng cần tìm hiểu về biểu hiện triệu chứng của bệnh, các kỹ năng lắng nghe và trò chuyện đê sớm phát hiện ra tình trạng bất thường ở con em nhằm có sự trợ giúp đúng cách, đúng thời điểm.

Xem thêm: Nhận diện chứng trầm cảm ở học sinh, sinh viên.

]]>
https://benhlytramcam.vn/bao-dong-tinh-trang-tram-cam-o-tre-em-va-thanh-thieu-nien-2095/feed/ 0
Tuổi trẻ và sức khỏe tâm thần trong thế giới thay đổi https://benhlytramcam.vn/tuoi-tre-va-suc-khoe-tam-than-1870/ https://benhlytramcam.vn/tuoi-tre-va-suc-khoe-tam-than-1870/#respond Mon, 29 Oct 2018 04:34:00 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1870 “Tuổi trẻ và sức khỏe tâm thần trong thế giới thay đổi” – Đó là chủ đề của Ngày sức khỏe tâm thần thế giới năm 2018. Tầm quan trọng của việc quan tâm chăm sóc tới sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng được đề cao.

Tuổi trẻ và sức khỏe tâm thần trong thế giới thay đổi 1

 

Trẻ vị thành niên là đối tượng có nguy cơ cao gặp vấn đề với sức khỏe tâm thần

Tuổi vị thành niên và những năm đầy của tuổi trưởng thành là thời điểm cuộc sống có nhiều thay đổi xảy ra, ví dụ như thay đổi trường học, rời khỏi nhà để bắt đầu học đại học hoặc một công việc mới. Mặt khác, trẻ có nhiều thay đổi về mặt tâm, sinh lý tuổi dậy thì. Đối với nhiều người, đó là thời gian sôi nổi trong cuộc đời. Tuy nhiên, đây cũng chính là thời điểm mà trẻ vị thành niên dễ bị căng thẳng, lo sợ. Trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện và kiểm soát, những cảm xúc này có thể dẫn tới bệnh lý về sức khỏe tâm thần.

Sự phát triển việc ứng dụng công nghệ trực tuyến mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra nhiều áp lực, chẳng hạn việc kết nối mạng ảo bất kể thời điểm ngày đêm.

Nhiều thanh thiếu niên sống trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh. Những người trẻ khi sống trong điều kiện như vậy đặc biệt dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần và bệnh tật.

>> Báo động tình trạng trầm cảm ở thanh thiếu niên hiện nay

50% bệnh tâm thần khởi phát từ 14 tuổi

Trên toàn thế giới, có từ 10-20% trẻ em và thanh thiếu niên bị rối loạn tâm thần. Một nửa trong số các bệnh tâm thần khởi phát từ lứa tuổi 14 và ¾ khởi phát từ tuổi 20, tuy nhiên hầu hết không được phát hiện và điều trị.

Xét về gánh nặng bệnh tật ở thanh thiếu niên, trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu (xếp thứ 3 trong gánh nặng bệnh tật ở thanh thiếu niên). Tự sát là nguyên nhân tử vong thứ 2 trong lứa tuổi từ 15 đến 29. Tác hại của rượu bia và các chất ma túy là một vấn đề lớn ở nhiều quốc gia, có thể dẫn tới các hành vi nguy hiểm như quan hệ tình dục không an toàn hoặc lái xe không an toàn. Rối loạn ăn uống cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng khả năng phục hồi tinh thần

May mắn là tầm quan trọng của việc giúp đỡ những người trẻ tuổi xây dựng tinh thần vững chắc ngay từ sớm để đối phó với những thách thức của thế giới hiện đại ngày càng được chú trọng. Những bằng chứng ngày càng chứng minh việc bảo vệ sức khỏe tâm thần vị thành niên không chỉ đem lại lợi ích ngắn hạn mà còn đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế, xã hội của đất nước bởi vì người trẻ chính là nguồn lực lao động, sáng tạo trong gia đình, cộng đồng và xã hội nói chung.

Hiểu biết về bệnh tâm thần chính là bước khởi đầu để phòng ngừa bệnh tốt hơn

Có rất nhiều việc chúng ta có thể làm để xây dựng một tinh thần vững chắc từ khi còn nhỏ để ngăn ngừa bệnh tâm thần và điều trị, phục hồi người bị bệnh tâm thần ở lứa vị thành niên và mới trưởng thành. Phòng ngừa bắt đầu với việc nhận biết và hiểu các dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo sớm của bệnh tâm thần.

Phụ huynh và giáo viên có thể giúp xây dựng các kỹ năng sống của trẻ em và thanh thiếu niên để giúp chúng có thể đối phó với những thử thách trong cuộc sống.  Ngoài ra có thể thực hiện và mở rộng các chương trình hỗ trợ tâm lý xã hội cho các trường học, cho cộng đồng khác và đào tạo nhân viên y tế để giúp họ phát hiện và kiểm soát sớm các rối loạn tâm thần.

Cần thiết có sự đầu tư của chính phủ và sự tham gia của các ngành giáo dục, y tế trong một chương trình toàn diện để quản lý các rối loạn tâm thần ở người trẻ tuổi. Khoản đầu tư này nên được liên kết với các chương trình để nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về cách chăm sóc sức khỏe tâm thần và giúp đỡ các nhân viên y tế, phụ huynh, giáo viên biết cách phát hiện, hỗ trợ và giúp đỡ cho trẻ em, học sinh cũng như những người xung quanh. Đây là trọng tâm của Ngày sức khỏe Tâm thần thế giới năm nay.

>> Nhận biết chứng trầm cảm ở trẻ nhỏ

DS. Minh Đức

Theo YOUNG PEOPLE AND MENTAL HEALTH IN A CHANGING WORLD.
10 October. World Mental Health Day 2018. WHO

]]>
https://benhlytramcam.vn/tuoi-tre-va-suc-khoe-tam-than-1870/feed/ 0
Nhận diện chứng trầm cảm ở học sinh, sinh viên https://benhlytramcam.vn/nhan-dien-chung-tram-cam-o-hoc-sinh-sinh-vien-1475/ https://benhlytramcam.vn/nhan-dien-chung-tram-cam-o-hoc-sinh-sinh-vien-1475/#respond Tue, 09 Oct 2018 01:06:04 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1475 Hiện nay, với sự bùng nổ của thông tin, áp lực học tập lớn khiến cho tình trạng trầm cảm ở học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Sự thiếu hiểu biết và thiếu quan tâm tới tình trạng sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học trò có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

Hình ảnh có liên quan

Trầm cảm ở học sinh sinh viên

Nhiều người cho rằng, trẻ con thì không có vấn đề gì phải lo lắng, căng thẳng. Nhưng chắc hẳn bạn sẽ rất sốc nếu như biết được những thông tin khảo sát từ Hiệp hội Sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ (Mental Health America):

  • Tại Mỹ, có 3.1 triệu thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-17 đang phải tìm cách đối phó với căn bệnh trầm cảm mức độ nặng.
  • 78% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 11-17 thực hiện bài kiểm tra sàng lọc cho kết quả dương tính với trầm cảm ở mức độ vừa và nặng.

Trầm cảm ở học sinh sinh viên 1

>> Bạn có thể kiểm tra sàng lọc trầm cảm qua: bài tự test trầm cảm

Bị bắt nạt, áp lực học tập, nhận thức về bản thân, thay đổi ở tuổi dậy thì…là những lý do có thể khiến cho học sinh mắc phải trầm cảm. Hậu quả của trầm cảm có thể dẫn tới học lực của trẻ sa sút, mất tự tin vào bản thân, mất đi định hướng phát triển đúng đắn, dễ sa vào các tệ nạn xã hội (nghiện rượu, ma túy), thậm chí dẫn tới hành vi tự sát hoặc tổn hại người xung quanh.

Những biểu hiện của trầm cảm ở học sinh, sinh viên

Những biểu hiện của trầm cảm ở lứa tuổi học đường rất đa dạng và phong phú, phổ biến nhất là:

  • Những triệu chứng về mặt cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi…, vì vậy trẻ thường được cha mẹ đưa đi khám ở bác sĩ tiêu hóa (do đau bụng), thần kinh ( vì bị đau đầu), tim mạch (đánh trống ngực)…Nguyên nhân của những triệu chứng đau cơ thể đó thực ra lại xuất phát từ não bộ, chính vì vậy mà tất cả các khám xét đều không chỉ ra một bệnh cụ thể nào, hoặc điều trị với thuốc chuyên khoa đặc hiệu mà không thấy triệu chứng thuyên giảm. Cũng chính vì đi khám và điều trị nhiều nơi không phải chuyên khoa tâm thần nên bệnh nhân thường đến khám bác sĩ tâm thần ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã ở mức độ nặng, vì vậy việc điều trị khó khăn và kéo dài hơn.

Những biểu hiện của trầm cảm ở học sinh, sinh viên 1

Trầm cảm thường bị nhầm lẫn với các bệnh thực thể khác

  • Khó khăn khi tập trung vào một việc gì đó: như đọc sách, nghe giảng, xem ti-vi… Kể cả khi cố gắng trẻ cũng không thể tập trung chú ý vào một việc cụ thể, không thể tập trung nghe giảng, đọc sách và không thể ghi nhớ mình đã nghe gì, đọc gì. Vì vậy mà kết quả học tập giảm sút rõ rệt, có những em thi trượt tất cả các môn mặc dù học kỳ trước còn là học sinh giỏi.
  • Nhận thức tiêu cực về bản thân: khi bị trầm cảm, bệnh nhân thường xuyên xuất hiện ý nghĩ cho mình là vô dụng, vì vậy muốn buông xuôi mọi việc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập. Nhiều gia đình than phiền rằng con của họ chán nản, muốn bỏ học không lý do, mặc dù trước đó bệnh nhân là một sinh viên rất chăm chỉ, học giỏi.
  • Mất ngủ hoặc ngủ triền miên: bệnh nhân có thể mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ), giữa giấc (đang ngủ tỉnh dậy, sau đó rất khó ngủ lại) và cuối giấc (thức giấc sớm, không ngủ lại được). Nếu bệnh nhân thức giấc sớm hơn thường lệ trên hai giờ thì coi là mất ngủ. Chẳng hạn bình thường bệnh nhân thức dậy lúc 5 giờ sáng, bây giờ bệnh nhân thức giấc lúc 2 giờ sáng mà không sao ngủ lại được. Nếu nặng sẽ gây ra mất ngủ toàn bộ. Các trường hợp khác lại có thể ngủ nhiều trên mức bình thường.
  • Mệt mỏi, mất năng lượng: tình trạng mệt mỏi xuất hiện đặc biệt là về buổi sáng, kể cả khi được nghỉ ngơi. Buổi chiều cảm giác mệt mỏi có giảm đi nhưng vẫn còn rất rõ rệt. Chính mệt mỏi là nguyên nhân gây giảm sút khả năng học tập và làm việc ở người mắc trầm cảm.
  • Thay đổi trong ăn uống: chán ăn, hoặc thèm ăn vô độ dẫn tới gầy sút hoặc tăng cân nhanh chóng.
  • Giảm ham thích trong công việc hoặc giải trí: các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn trước đây trẻ thích được xem phim, đọc truyện thì giờ chẳng quan tâm đến nữa.
  • Cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, khó chịu
  • Cảm giác bứt rứt, lo lắng vô cớ.
  • Ý định hoặc hành vi tự sát: là triệu chứng nghiêm trọng của trầm cảm. Khi nhìn mọi sự việc qua một lăng kính đen tối của trầm cảm, người bị trầm cảm thấy mình trở nên vô dụng và đau khổ cùng cực, muốn giải thoát bản thân. Do vậy nhiều học sinh, sinh viên có kế hoạch tự tử rõ ràng như tìm cách uống quá liều thuốc, uống thuốc độc, nhảy lầu, cắt mạch máu…Chúng ta không được coi thường triệu chứng này vì bệnh nhân có thể chết do tự tử. Khi có ý định hoặc hành vi tự sát, bệnh nhân cần phải được cách ly và điều trị nội trú tại khoa tâm thần càng sớm càng tốt.

Như vậy, trẻ em trong độ tuổi đi học hoàn toàn có thể bị mắc phải trầm cảm. Do vậy, để phòng tránh các rủi ro và để trẻ được định hướng phát triển đúng đắn các bậc phụ huynh cần quan tâm tới các biểu hiện hằng ngày của con em mình. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu như than phiền các triệu chứng cơ thể (đau đầu, đau bụng…) mà không tìm thấy nguyên nhân cụ thể, mệt mỏi, học hành sút kém rõ rệt, không muốn đi học hoặc tham gia các hoạt động tập thể…khi đó nên đưa con đi khám tại bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để phát hiện sớm và điều trị rầm cảm.

Mọi vấn đề thắc mắc liên quan tới sức khỏe tâm thần các phụ huynh có thể gọi tới số máy 0981 966 152 để được trợ giúp kịp thời.

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhan-dien-chung-tram-cam-o-hoc-sinh-sinh-vien-1475/feed/ 0