Cập nhật tin tức thường xuyên giúp chúng ta nắm bắt tình hình thế giới xung quanh. Tuy nhiên, gần đây trước tình trạng các rối loạn tâm thần gia tăng nhanh chóng, các chuyên gia cảnh báo người dân không nên đọc quá nhiều các tin tức đề cập tới số liệu nhiễm Covid.
Mục lục bài viết
Rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng trong đại dịch Covid-19
Tại Hội thảo trực tuyến hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới do Bệnh viện Tâm thần Trung ương I tổ chức sáng 10-10, PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Giám đốc Bệnh viện, cho biết kết quả phân tích 66 nghiên cứu trên thế giới về tỉ lệ mắc các rối loạn tâm thần trong đại dịch Covid-19 cho thấy, tỉ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 31,4%, rối loạn lo âu là 31,9%, stress là 41,9%, rối loạn giấc ngủ là 37,9%.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu trước đó ghi nhận khoảng 14,9% dân số từng gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Và con số này đã tăng cao hơn đáng kể trong đại dịch Covid-19.
Một số nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ mắc rối loạn tâm thần gia tăng trong đại dịch bao gồm:
- Những bệnh nhân bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với người bệnh lo lắng về sức khỏe
- Giãn cách xã hội, người dân bị cô lập, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh
- Người dân bị ảnh hưởng thu nhập
- Bị ảnh hưởng bởi các tin tức tiêu cực liên quan tới dịch bệnh
Một điều tưởng chừng như vô hại đó là theo dõi, cập nhật các tin tức, số liệu về tình hình dịch bệnh nhưng lại có thể tác động tiêu cực tới tâm lý. Việc theo dõi số ca nhiễm, số ca bệnh nặng hay tử vong có thể tạo ra cảm giác lo lắng, bất an và nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kéo dài thì người đọc tin tức hoàn toàn có thể mắc chứng rối loạn lo âu.
Vì sao rối loạn tâm thần thường bị bỏ qua?
Phần lớn những người bị rối loạn lo âu hay trầm cảm thường có xu hướng che giấu tình trạng của mình do lo ngại những người xung quanh đánh giá bản thân yếu đuối, hoặc nghĩ rằng mình có thể tự vượt qua. Mặt khác, có rất nhiều trường hợp rối loạn lo âu hoặc trầm cảm biểu hiện dưới những triệu chứng cơ thể khiến người bệnh luôn nghi ngờ mình bị mắc một căn bệnh thực thể nào đó.
Bệnh nhân thường có những biểu hiện toàn thân như: đau ngực, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, đau lưng, khó thở, mất ngủ, đau bụng, tê cóng…Điều này khiến cho bệnh nhân rất khổ sở vì đi thăm khám nhiều chuyên khoa khác nhau mà không tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Theo thống kê có tới 88% bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần thăm khám ở cơ sở khám chữa bệnh ban đầu thay vì chuyên khoa tâm thần.
Cách ngăn ngừa và đối phó với rối loạn tâm thần do dịch Covid
Hạn chế đọc tin tức tiêu cực: Điều đầu tiên bạn có thể làm để tránh mắc phải rối loạn tâm thần đó là hạn chế việc đọc quá nhiều tin tức liên quan tới số liệu về ca nhiễm bệnh hoặc tử vong. Việc theo dõi số ca bệnh thường xuyên, hàng ngày có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý nhằm kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, đối với người dân thì việc theo dõi các thông báo từ cơ quan quản lý và địa phương, tuân thủ chính sách phòng ngừa dịch bệnh là đủ. Ngay khi có những dấu hiệu lo lắng, căng thẳng, hãy dừng việc đọc các tin tức về dịch bệnh.
Tập luyện thể dục thường xuyên: là một cách tốt để tăng cường sức khỏe cũng như khiến tinh thần thoải mái, thư thái, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ. Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 3-5 ngày/tuần.
Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, người thân: gặp gỡ, tiếp xúc với mọi người xung quanh có thể giúp giảm lo âu, trầm cảm. Trong bối cảnh giãn cách, cách ly, bạn có thể liên lạc và trò truyện với người thân qua các ứng dụng video call.
Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm lo âu, trầm cảm như Cerebio…
Thăm khám: khi có dấu hiệu bị rối loạn lo âu và trầm cảm và đã thực hiện những biện pháp kể trên không cải thiện được tình trạng, bạn nên tìm một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và hướng dẫn bạn một số biện pháp điều trị như dùng thuốc, hay trị liệu tâm lý.
Tư vấn trực tuyến