Đau dây thần kinh dạ dày là gì?

    Thực tế, đau dây thần kinh dạ dày không phải là một từ chính xác trong chẩn đoán bệnh, đây là cách gọi “nôm na” của bệnh đau dạ dày do các nguyên nhân tâm lý như stress, lo âu hoặc trầm cảm.Đau dây thần kinh dạ dày là gì? 1

    Thần kinh tác động tới hoạt động của dạ dày như thế nào?

    Hoạt động bài tiết acid dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày được điều khiển bởi 2 yếu tố thần kinh:

    • Thần kinh nội tại: là các đám rối Meissner nằm ngay dưới niêm mạc dạ dày, đám rối này làm bài tiết dịch vị dưới tác dụng kích thích của thức ăn trong dạ dày hoặc từ những kích thích của thần kinh trung ương.
    • Thần kinh trung ương: là dây thần kinh phế vị, hay còn gọi là dây thần kinh số X. Dây thần kinh X làm bài tiết dịch vị dưới tác dụng kích thích của 2 loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, các tác nhân gây nên 2 phản xạ này tương tự như trong cơ chế bài tiết nước bọt.

    Như vậy, hoạt động bài tiết acid dạ dày phụ thuộc rất lớn vào các tín hiệu dẫn truyền thần kinh. Khi bị căng thẳng, cơ thể của chúng ta bật chế độ “chiến hay chạy” (Fight or Flight) – đây là một chế độ khá hữu ích giúp con người có thể sinh tồn dưới những điều kiện nguy hiểm. Ở chế độ này, các hóa chất trong cơ thể được bài tiết ra nhằm tăng tuần hoàn máu tới tim và não bộ để 2 cơ quan này hoạt động với công suất tối đa. Tuy nhiên, chính điều này sẽ làm giảm lưu lượng máu xuống đường tiêu hóa. Đồng thời, stress cũng kích hoạt dây thần kinh phế vị làm dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn. Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, kéo dài sẽ làm lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị ăn mòn, dẫn tới viêm loét dạ dày. Đồng thời, stress kéo dài cũng làm rối loạn nhu động co bóp của dạ dày, gây ra tình trạng ăn khó tiêu, buồn nôn, nôn, trào ngược dạ dày thực quản.

    Phân biệt đau dây thần kinh dạ dày với đau dạ dày thông thường?

    Đau dây thần kinh dạ dày hay đau dạ dày thực tế cùng chỉ một loại bệnh đó là viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, điểm khác biệt là nguyên nhân gây đau dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác nhau gồm: nhiễm khuẩn HP, stress, sử dụng thuốc (corticoid, NSAIDs), sử dụng rượu bia. Đau dây thần kinh dạ dày chính là viêm loét dạ dày do stress gây ra.

    Người bệnh bị đau dây thần kinh dạ dày thường có các đặc điểm:

    • Người bệnh được chẩn đoán mắc viêm loét dạ dày và không bị nhiễm khuẩn HP; hoặc nhiễm khuẩn HP đã được tiệt trừ nhưng không khỏi đau dạ dày
    • Người bệnh bị đau dạ dày mặc dù chế độ sinh hoạt lành mạnh, không dùng rượu bia
    • Đa số các trường hợp bị viêm dạ dày dai dẳng, điều trị không khỏi dứt điểm
    • Người bệnh có biểu hiện căng thẳng hoặc lo lắng, mất ngủ
    • Có các triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu/trầm cảm như: mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh, đau đầu, vã mồ hôi…

    Điều trị chứng đau dây thần kinh dạ dày

    Điều trị chứng đau dây thần kinh dạ dày 1

    Thông thường, hầu hết các trường hợp đau dây thần kinh dạ dày có thể điều trị nội khoa (tức là điều trị bằng thuốc), kết hợp chế độ sinh hoạt, tập luyện thích hợp. Khi được chẩn đoán đau dây thần kinh dạ dày, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị viêm dạ dày kết hợp các biện pháp hoặc thuốc để giảm căng thẳng, lo lắng.

    • Đối với trường hợp bị căng thẳng, lo âu mức độ nhẹ: ưu tiên người bệnh tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc để tránh căng thẳng. Người bệnh cũng có thể lựa chọn các chế phẩm hỗ trợ để giảm lo âu. Hiện nay, một loại chế phẩm được ưu tiên sử dụng cho những người đau dạ dày do stress đó là loại probiotics (men vi sinh) điều hòa trục não ruột Cerebio. Đây là chế phẩm chứa hỗn hợp probiotics có tác dụng điều hòa hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh giữa não bộ và đường tiêu hóa, qua đó vừa giúp giảm căng thẳng, lo lắng, vừa cải thiện được các rối loạn ở đường tiêu hóa. Liệu pháp này được đánh giá là an toàn, đem lại hiệu quả cao cho người bị đau dây thần kinh dạ dày. Bạn có thể tìm hiểu thêm về loại probiotic này Tại đây.
    • Trường hợp có biểu hiện rối loạn lo âu mức độ nặng hoặc có trầm cảm: người bệnh có thể được kê đơn thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm. Cần lưu ý các thuốc này có thể có tác dụng phụ và phải sử dụng theo đúng liều lượng cũng như lộ trình của bác sĩ kê đơn.
    • Người bệnh nên: tập thể dục thường xuyên, tránh công việc quá căng thẳng, hạn chế thức khuya, không sử dụng rượu và các chất kích thích.

    Ngoài ra, phương pháp điều trị ngoại khoa có thể được áp dụng trong các trường hợp bị đau dạ dày do stress không đáp ứng điều trị nội khoa, người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh như xuất huyết, thủng dạ dày, ung thư dạ dày – thực quản. Theo phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt dây thần kinh phế vị để hạn chế ảnh hưởng từ thần kinh trung ương xuống dạ dày của người bệnh. Tất nhiên, can thiệp ngoại khoa cũng sẽ kèm theo những nguy cơ rủi ro nhất đinh. Do vậy, người bệnh cần thảo luận kĩ với bác sĩ để quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

    Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu thêm về chứng đau dây thần kinh dạ dày. Nếu cần tư vấn kĩ hơn, bạn có thể để lại câu hỏi hoặc gọi chúng tôi theo số hotline 0981.966.152.

    DS. Quỳnh Anh

     

    Chuyên gia tư vấn - 1 Tháng Tư, 2022
    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!