Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 29 Apr 2025 09:14:56 +0000 vi hourly 1 Phải làm gì nếu dùng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả? https://benhlytramcam.vn/phai-lam-gi-neu-dung-thuoc-chong-tram-cam-khong-co-hieu-qua-3489/ https://benhlytramcam.vn/phai-lam-gi-neu-dung-thuoc-chong-tram-cam-khong-co-hieu-qua-3489/#comments Tue, 05 Jan 2021 10:26:00 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3489 Sử dụng thuốc là phương pháp khá hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, có không ít trường hợp thuốc không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng một phần, được gọi là trầm cảm kháng trị hay chứng trầm cảm khó điều trị.

Phải làm gì nếu dùng thuốc chống trầm cảm không có hiệu quả? 1

Bệnh trầm cảm kháng trị là gì?

Trầm cảm thường được điều trị bằng sự kết hợp của thuốc chống trầm cảm và một số liệu pháp, bao gồm cả liệu pháp tâm lý. Đối với nhiều trường hợp, chỉ cần sử dụng thuốc đã đủ để kiểm soát tình trạng bệnh.

Mặc dù thuốc chống trầm cảm có hiệu quả với đa số các trường hợp, nhưng có khoảng 10-15% người bị trầm cảm không cải thiện triệu chứng khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, có 30-40% bệnh nhân chỉ cải thiện một phần triệu chứng khi sử dụng thuốc.

Bệnh trầm cảm không đáp ứng với thuốc được gọi là trầm cảm kháng trị, hoặc còn gọi là chứng trầm cảm khó điều trị.

Trầm cảm kháng trị được chẩn đoán như thế nào?

Không có tiêu chuẩn chẩn đoán tiêu chuẩn cho bệnh trầm cảm kháng trị, nhưng các bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán này nếu bệnh nhân đã thử ít nhất hai loại thuốc chống trầm cảm khác nhau mà không thấy cải thiện triệu chứng.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị trầm cảm kháng trị, điều quan trọng là bạn phải được bác sĩ chẩn đoán và phải kiểm tra lại các điều kiện như:

  • Bệnh trầm cảm của bạn có được chẩn đoán chính xác ngay từ đầu không?
  • Có các yếu tố khác có thể gây ra hoặc làm các triệu chứng trầm cảm tồi tệ hơn không?
  • Bạn đã sử dụng thuốc chống trầm cảm đúng liều lượng chưa?
  • Thuốc chống trầm cảm đã được uống đúng cách chưa?
  • Bạn đã uống thuốc chống trầm cảm trong thời gian đủ lâu chưa?

Thuốc chống trầm cảm không có tác dụng nhanh chóng. Chúng thường cần được dùng trong 6-8 tuần với liều lượng phù hợp để thấy được hiệu quả đầy đủ. Điều quan trọng là các loại thuốc phải được sử dụng đúng liều và thử trong một thời gian đủ dài trước khi quyết định rằng chúng có hiệu quả hay không. Do đó, giai đoạn đầu tiên bạn cần thăm khám thường xuyên và đúng lịch hẹn của bác sỹ để đánh giá tình trạng và tìm được loại thuốc phù hợp.

Hiện nay cũng có một số nghiên cứu cho thấy rằng những người có cải thiện triệu chứng trong một vài tuần đầu điều trị với thuốc thì có khả năng cải thiện hoàn toàn triệu chứng trầm cảm. Những người không có bất cứ cải thiện sớm nào thì ít có khả năng khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm kháng trị?

Các thuốc chống trầm cảm được sử dụng hiện nay chủ yếu tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh, trong khi đó cơ chế bệnh sinh của trầm cảm phức tạp hơn rất nhiều. Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng có 4 cơ chế chính gây ra bệnh trầm cảm là:

  • Suy giảm chức năng não bộ: biểu hiện qua sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, giảm tính linh động thần kinh và tuần hoàn thần kinh bất thường.
  • Suy giảm hoạt động trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA-axis): điều chỉnh sai các cơ chế feedback ngược.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch với tình trạng viêm mạn tính
  • Suy giảm chức năng trục Não – Ruột: biểu hiện qua rối loạn hệ tiêu hóa và bất thường hệ vi sinh đường ruột

Các thuốc chống trầm cảm hiện nay chỉ tác động được lên 1 trong 4 cơ chế của bệnh, vì vậy có nhiều trường hợp không có đáp ứng khi dùng thuốc nếu họ có cơ chế bệnh sinh khác.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến cho thuốc sử dụng không có hiệu quả như: chẩn đoán của bác sỹ sai, yếu tố di truyền, rối loạn chuyển hóa, yếu tố rủi ro.

Trục Não – ruột – hệ khuẩn chí đường ruột – mảnh ghép còn thiếu trong điều trị trầm cảm

Trục Não - ruột - hệ khuẩn chí đường ruột - mảnh ghép còn thiếu trong điều trị trầm cảm 1

Trục Não – Ruột là con đường trao đổi thông tin hai chiều giữa não và ruột ở động vật có vú. Nó kết nối não và ruột thông qua các con đường: dây thần  kinh, trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và hệ thống miễn dịch. Các yếu tố như stress tâm lý và bệnh tật làm suy giảm một trong nhiều con đường của trục Não – Ruột, có thể gây ra rối loạn chức năng trục Não – Ruột và dẫn đến trầm cảm.

Biểu hiện của suy giảm chức năng trục não ruột là bệnh nhân trầm cảm thường bị các rối loạn tiêu hóa chức năng (táo bón, tiêu chảy, khó tiêu…);  rối loạn cảm giác thèm ăn (chán ăn hoặc thèm ăn nhiều hơn), rối loạn chuyển hóa và bất thường hệ khuẩn chí đường ruột.

Hệ vi sinh đường ruột là thành phần quan trọng của ruột, có thể tác động đến chức năng não bộ và hành vi thông qua trục Não – Ruột. Chúng tổng hợp ra tryptophan – tiền chất để tổng hợp lên serotonin – chất dẫn truyền thần kinh liên quan tới trạng thái tâm lý vui vẻ, hạnh phúc. 90% serotonin được sản sinh tại ruột.

Nghiên cứu cho thấy có sự suy giảm cả về số lượng và sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột ở bệnh nhân trầm cảm, đặc biệt là 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus Bifidobacterium. Việc bổ sung một số chủng probiotics (lợi khuẩn đường ruột) đặc biệt, với lượng đủ có thể giảm triệu chứng trầm cảm, các nhà nghiên cứu gọi những probiotics đặc biệt này là “psychobiotics” để nhấn mạnh khả năng cải thiện hành vi và tâm trí của chúng.

Trục Não - ruột - hệ khuẩn chí đường ruột - mảnh ghép còn thiếu trong điều trị trầm cảm 2

Sử dụng probiotics đặc biệt là xu hướng mới trong điều trị trầm cảm

Cả nghiên cứu lâm sàng và nghiên cứu trên động vật đều cho thấy rằng việc bổ sung Psychobiotics làm giảm các triệu chứng trầm cảm, thậm chí đạt được những hiệu quả tương đương các liệu pháp chống trầm cảm truyền thống. Hiện nay, bổ sung psychobiotics được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm nhẹ đến vừa và phối hợp cùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị trong trường hợp trầm cảm nặng. Trường hợp trầm cảm không đáp ứng thuốc thông thường cũng có thể sử dụng thêm liệu pháp này.

Nhiều hãng dược phẩm trên thế giới đã tập trung nghiên cứu và sản xuất những chế phẩm psychobiotics để người bị trầm cảm có thể sử dụng khi cần thiết. Một chế phẩm psychobiotics tại thị trường Việt Nam người dùng có thể tham khảo là Cerebio (Ecologic Barrier).

Một số biện pháp khác để điều trị trầm cảm kháng trị

Sử dụng thêm thuốc khác
Nếu một mình thuốc chống trầm cảm không cải thiện được các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể kê một loại thuốc khác để dùng kèm theo. Các loại thuốc khác thường được sử dụng với thuốc chống trầm cảm bao gồm:

  • Lithium
  • Thuốc chống loạn thần, chẳng hạn như aripiprazole (Abilify), olanzapine (Zyprexa), hoặc quetiapine (Seroquel)
  • Hormone tuyến giáp
  • Dopamine, chẳng hạn như pramipexole (Mirapex) và ropinirole (Requip)
  • Ketamine

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung dinh dưỡng cũng có thể hữu ích, đặc biệt nếu bạn bị thiếu chất. Một số chất nên bổ sung:

  • Dầu cá hoặc axit béo omega-3
  • Acid folic
  • L-methylfolate
  • Ademetionine
  • Kẽm

Tâm lý trị liệu
Trong một số trường hợp bệnh nhân điều trị thuốc không có hiệu quả lại đáp ứng với liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) tốt hơn. Mặc dù vậy, bác sĩ của bạn có thể sẽ khuyên bạn tiếp tục dùng thuốc song song với liệu pháp tâm lý.

BS.Thu Phương

]]>
https://benhlytramcam.vn/phai-lam-gi-neu-dung-thuoc-chong-tram-cam-khong-co-hieu-qua-3489/feed/ 2
Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm https://benhlytramcam.vn/nhung-tac-dung-phu-thuong-gap-cua-thuoc-chong-tram-cam-3483/ https://benhlytramcam.vn/nhung-tac-dung-phu-thuong-gap-cua-thuoc-chong-tram-cam-3483/#comments Tue, 05 Jan 2021 08:37:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3483 Sử dụng thuốc chống trầm cảm là phương pháp hiệu quả để điều trị trầm cảm mức độ nặng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm lại là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân ngừng thuốc.

Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm 1

Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Mỗi người có cơ địa và phản ứng với thuốc khác nhau, nhưng có một vài tác dụng phụ điển hình khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy…)
  • Tăng cân
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Khô miệng
  • Giảm thị lực
  • Chóng mặt
  • Tăng ý định tự tử

Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp một hoặc một số tác dụng không mong muốn kể trên, với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Cũng có trường hợp không gặp tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Thông thường, tác dụng phụ của thuốc có thể giảm hoặc biến mất sau khoảng vài tuần sử dụng.

Xử trí khi gặp tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn dễ dung nạp các tác dụng không mong muốn của thuốc hơn. Dưới đây mà một số cách chung mà bạn có thể thực hiện để giảm tác dụng phụ của thuốc:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn trong ngày để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước .
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và chất béo bão hòa
  • Ăn nhiều rau và trái cây.
  • Ghi nhật ký thực phẩm để bạn có thể xem liệu thứ bạn đang ăn có làm tăng tác dụng phụ của bạn hay không.
  • Thực hành các phương pháp thư giãn, như hít thở sâu hoặc yoga
  • Tập thể dục thường xuyên

Cách xử trí riêng cho những tác dụng phụ gặp phải:

Rối loạn tiêu hóa:

Tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu…có thể xuất hiện ngay hoặc một thời gian dài sau khi sử dụng thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có thể tác động tới hệ khuẩn chí đường ruột, gây mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột dẫn tới những rối loạn kể trên. Vốn dĩ hệ khuẩn chí đường ruột của người bị bệnh trầm cảm cũng đã có những xáo trộn so với người khỏe mạnh, với sự sụt giảm đáng kể của các chủng lợi khuẩn có lợi như Bifidobacterium, Lactobacilli và cũng thường hay gặp các vấn đề liên quan tới rối loạn tiêu hóa. Khi sử dụng thuốc, tình trạng rối loạn này có thể trầm trọng hơn. Để khắc phục tình trạng trên bạn có thể bổ sung thêm men vi sinh chuyên biệt, có bổ sung những chủng lợi khuẩn thiếu hụt ở người bị trầm cảm như Cerebio (Ecologic Barrier). Việc bổ sung đúng chủng loại lợi khuẩn với lượng đủ cũng được chứng minh có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm, lo âu và do đó giúp tăng hiệu quả trị bệnh.

Rối loạn tiêu hóa: 1

Sử dụng probiotics phù hợp có thể hạn chế rối loạn tiêu hóa và tăng tác dụng của thuốc chống trầm cảm

Bên cạnh đó, nếu tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy quá nặng có thể sử dụng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc cầm tiêu chảy theo đơn của bác sỹ. Chế độ ăn với các thực phẩm dễ tiêu, nhiều rau củ cũng có thể giúp giảm rối loạn tiêu hóa.

Buồn nôn

Bạn có thể hạn chế buồn nôn bằng cách ngậm thêm kẹo ngọt. Ngoài ra, bạn có thể hỏi bác sỹ về việc chuyển thời gian uống thuốc sang buổi tối, hoặc các dạng thuốc chống trầm cảm giải phóng chậm để giảm buồn nôn do thuốc.

Các vấn đề tình dục

Quan hệ tình dục ngay trước khi bạn dùng thuốc chống trầm cảm, khi nồng độ thuốc thấp nhất và ảnh hưởng của thuốc là thấp nhất. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ điều trị về những biện pháp khác có thể giúp ích, như liệu pháp estrogen hoặc thuốc điều trị rối loạn cương dương.

Các tác dụng phụ khác

Mệt mỏi: nếu bị mệt, bạn nên uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên có một giấc ngủ ngắn trong ngày để cơ thể hồi phục.

Chóng mặt: hãy di chuyển chậm, tránh đứng lên đột ngột khiến bạn bị choáng và có thể ngã. Uống thuốc chống trầm cảm trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng này.

Khó ngủ: Uống thuốc chống trầm cảm vào buổi sáng thay vì gần giờ đi ngủ, tránh sử dụng caffein và các chất kích thích. Nếu tình trạng mất ngủ nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sỹ về loại thuốc để giúp bạn ngủ ngon hơn.

Khô miệng: mang theo bình nước để bổ sung khi cần, bạn có thể nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt nhiều hơn.

Mờ mắt: sử dụng nước nhỏ mắt để duy trì độ ẩm cho mắt.

Tăng ý định tự sát: đây là một trong  những tác dụng không mong muốn nguy hiểm nhất của thuốc chống trầm cảm. Nếu có thể, bạn nên chia sẻ tình trạng của mình với người thân để có người đồng hành giúp đỡ, giám sát trong quá trình điều trị. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy có vấn đề bất ổn hoặc có ý nghĩ tự sát, hãy liên hệ ngay với bác sỹ điều trị của mình.

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm rất thường gặp trong một vài tuần đầu tiên sử dụng thuốc. Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ, tuyệt đối không ngừng thuốc mà hãy áp dụng các biện pháp kể trên để đối phó với các triệu chứng khó chịu hoặc trao đổi với bác sỹ để được tư vấn. Việc ngưng thuốc đột ngột có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn.

DS. Minh Tâm

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhung-tac-dung-phu-thuong-gap-cua-thuoc-chong-tram-cam-3483/feed/ 2
Bệnh trầm cảm có chữa khỏi hoàn toàn được không? https://benhlytramcam.vn/benh-tram-cam-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong-3457/ https://benhlytramcam.vn/benh-tram-cam-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong-3457/#respond Sun, 27 Dec 2020 15:02:40 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3457 Cháu chào bác sỹ !

Cháu thấy em gái cháu có một số biểu hiện của bệnh trầm cảm sau một thời gian du học bên Úc về. Em thường xuyên ủ rũ và buồn chán, cơ thể gầy gò xanh xao và sụt cân thấy rõ. Em cháu không chủ động níu chuyện với bất cứ ai, chỉ hỏi gì đáp đấy hời hợt. Em cháu ngồi trong phòng cả ngày, thậm chí còn không chịu xuống ăn cơm, không ai có thể thuyết phục được. Ngoài ra em còn có biểu hiện mất ngủ, liên tục kêu đau đầu mệt mỏi. Cháu và gia đình có lên mạng tìm hiểu thì đây là dấu hiệu của bệnh lý trầm cảm nên rất lo lắng. Cháu muốn hỏi bác sĩ bệnh lý trầm cảm của em cháu có chữa khỏi được không? Và cháu và gia đình phải làm như thế nào để giúp em cháu vượt qua căn bệnh này ạ. Cháu xin cảm ơn Bác sỹ ạ !

Trả lời:

Trước tiên tôi xin chia sẻ những lo lắng với bạn và gia đình. Hành động và suy nghĩ của em bạn là những dấu hiệu của bệnh lý trầm cảm. Nguyên nhân có thể là do thay đổi môi trường sống, áp lực công việc, stress căng thẳng trong thời gian dài hoặc một chấn động tâm lý. Đây là một bệnh lý có thể chữa khỏi (cũng giống như các bệnh lý thông thường khác) nên bạn cần chủ động trò chuyện, giải thích và đưa em tới gặp bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Cách chữa bệnh trầm cảm không chỉ cần kết hợp nhiều phương pháp mà còn phụ thuộc vào bản thân bệnh nhân có hợp tác, kiên trì tuân thủ theo phác đồ điều trị đã được đưa ra hay không. Một số cách điều trị bệnh lý trầm cảm phổ biến:

  • Dùng thuốc Tây Y: Có tới 80% bệnh nhân trầm cảm đáp ứng tốt với các thuốc điều trị, vì vậy bạn nên lạc quan hơn. Sau khi sử dụng thuốc, em bạn sẽ trở lại vui vẻ, hạnh phúc bình thường. Tuy nhiên, trầm cảm là một bệnh mạn tính và có khả năng bị tái phát nên đòi hỏi điều trị lâu dài, không chỉ nhằm mục tiêu giúp cho bệnh nhân hết triệu chứng mà còn ngăn chặn tái phát bệnh. Quá trình điều trị trầm cảm với thuốc được chia thành 3 giai đoạn:
  1. Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn điều trị đầu tiên, mục tiêu là đem lại sự “bình phục” bệnh và giúp người  bệnh không còn triệu chứng.
  2. Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 tuần sau kỳ “bình phục” bệnh, mục tiêu là duy trì sự “bình phục” và ngăn ngừa sự tái phát.
  3. Giai đoạn 3: Bác sĩ sẽ quyết định bạn cần được tiếp tục điều trị nữa hay ngưng để đề phòng tái diễn cơn trầm cảm.
  • Gặp gỡ các chuyên gia tâm lý : Ở những bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ thì có thể tìm giải pháp gặp gỡ các chuyên gia tâm lý, tháo gỡ những vấn đề người bệnh đang mắc phải. Sẽ tốt hơn khi có người luôn lắng nghe và chia sẻ giúp người bệnh ổn định về tâm lý và thể chất, tạo cho người bệnh sự vững tin và loại bỏ cảm giác cô đơn lạc lõng một mình.
  • Sử dụng probiotics (men vi sinh) hỗ trợ: Một số chủng vi sinh vật trong lòng ruột có thể tác động tích cực lên chức năng não bộ thông qua trục não – ruột. Chính vì vậy mà hiện nay, bổ sung probiotics là một trong những lựa chọn an toàn để ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng đối với các dạng trầm cảm mức độ nhẹ và vừa. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm probiotics khác nhau và đa phần chúng được sử dụng để hỗ trợ cho tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…). Do đó bạn cần lưu ý lựa chọn đúng các chế phẩm được thiết kế chuyên biệt để có tác dụng đích trên trục não ruột thì mới đạt được hiệu quả tốt. Bạn có thể tham khảo một sản phẩm probiotics có tác dụng trên trục não ruột là CereBio Ecologic® Barrier

Một số những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh:

  • Trong quá trình đang điều trị bệnh, bệnh nhân không được đưa ra quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai. Điều này mang lại nhiều hệ lụy không tốt cho sự nghiệp và thăng tiến của bệnh nhân.
  • Luyện tập thể dục – thể thao hàng ngày, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất ngủ kéo dài, để làm được điều này người bệnh cần phải điều chỉnh giấc ngủ khoa học, thay đổi bản thân để có lối sống lành mạnh hơn.
  • Luôn tin vào bản thân mình. Thường thì điều này không dễ dàng với người bệnh, tuy nhiên người thân, gia đình và bạn bè hoàn toàn có thể trấn an bệnh nhân, giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái, tin tưởng vào bản thân, tự tin hơn trong cuộc. Điều này là quan trọng trong quá trính điều trị bệnh lý trầm cảm.
  • Không uống bia, rượu với bất kì lí do nào, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh của bệnh nhân.
  • Không ngưng thuốc đang dùng hoặc tự ý tiếp tục dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu nguời bệnh hợp tác, kiên trì và tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ. Nếu điều trị theo đúng phác đồ em trai bạn vẫn có thể học tập, làm việc bình thường.

Bạn và gia đình cũng không nên lo lắng quá, luôn giữ tinh thần lạc quan thoải mái để giúp em trai bạn vượt qua căn bệnh này.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

]]>
https://benhlytramcam.vn/benh-tram-cam-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong-3457/feed/ 0
Thuốc chống trầm cảm có dùng được cho phụ nữ cho con bú? https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/ https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/#comments Thu, 20 Sep 2018 09:41:59 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=1160 Trầm cảm là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng và phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng dễ mắc phải trầm cảm (chứng trầm cảm sau sinh). Một vấn đề được đặt ra là những người mẹ sau khi sinh liệu có thể sử dụng thuốc điều trị trầm cảm không, khi mà họ đang còn nuôi con bằng sữa mẹ?

Thuốc chống trầm cảm có dùng được cho phụ nữ cho con bú? 1

Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh rất đáng lưu tâm

Hầu hết các bà mẹ sau khi sinh đều trải qua hội chứng “baby blues”, là một trạng thái cảm xúc dễ thay đổi, dễ bị tổn thương, khóc lóc, buồn bã. Trạng thái này xuất hiện do có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, miễn dịch của cơ thể, hoàn cảnh sống thay đổi…Hội chứng “baby blues” rất phổ biến và thường chỉ ảnh hưởng tới người mẹ trong một thời gian ngắn, xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 4 sau sinh và có thể tự biến mất sau 1-2 tuần. Nhưng nếu người phụ nữ lại không nhận được sự quan tâm, giúp đỡ thích hợp từ người chồng, từ gia đình, bị áp lực nuôi con, hoàn cảnh khó khăn…thì rất dễ dẫn tới chứng trầm cảm. Theo thống kê, có khoảng 14% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh không chỉ khiến người mẹ mất khả năng gắn kết với đứa con mà thậm chí còn có thể dẫn tới những suy nghĩ, hành vi tiêu cực làm tổn hại bản thân và những người xung quanh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đứa con của những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cũng bị ảnh hưởng tâm lý lâu dài. Như vậy, việc nhân rộng hiểu biết của cộng đồng về chứng bệnh này là vô cùng cần thiết để kịp thời can thiệp, giúp đỡ những trường hợp mắc trầm cảm sau sinh.

Thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng tới em bé bú sữa không?

Có 2 phương pháp chính trong điều trị trầm cảm đó là tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc. Mặc dù phương pháp điều trị tâm lý cũng được chứng minh là có hiệu quả, tuy nhiên việc áp dụng trong thực tế lại gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, lựa chọn sử dụng thuốc cần được cân nhắc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú cũng không đơn giản, chúng ta cần phải xem xét nhiều yếu tố. Một trong những băn khoăn lớn nhất của các bà mẹ đó là con của họ liệu có bị ảnh hưởng gì bởi thuốc chống trầm cảm trong thời gian bú sữa mẹ hay không.

Các nghiên cứu đã được tiến hành chủ yếu xem xét ảnh hưởng của nhóm thuốc chống trầm cảm mới là SSRIs và SNRIs. Phần lớn thuốc chống trầm cảm này đều bài tiết qua sữa mẹ nhưng với nồng độ rất thấp, đa số điều dưới 10% so với liều người mẹ sử dụng. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, ngưỡng giới hạn dưới 10% được coi là có thể chấp nhận.

Theo dữ liệu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và thực hành lâm sàng đưa ra lời khuyên:

  • Thuốc chống trầm cảm ưu tiên lựa chọn đối với phụ nữ cho con bú là Sertraline Paroxetine vì lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ và hấp thu vào trẻ sơ sinh thấp nhất trong số các thuốc chống trầm cảm hiện có, được coi là an toàn đối với trẻ bú mẹ.
  • Thuốc không nên dùng: Fluoxetin, Citalopram, Venlafaxine
Tên thuốc Số cặp mẹ/con được nghiên cứu Liều lượng trẻ sơ sinh tuyệt đối (mg / d) Liều trẻ sơ sinh tương đối (%) Nồng độ huyết tương trẻ sơ sinh tuyệt đối (ng / ml) Nồng độ huyết tương trẻ sơ sinh tương đối (%)
SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin)
Citalopram 8012 0.14 3-10 Không đủ điều kiện Lên đến 10
Escitalopram 12 0.04 3-6 < 5 < 4
Fluoxetine 149 0.14 <12 Lên đến 100 Lên đến 80
Fluvoxamine 12 0.12 <2 Không phát hiện
Paroxetine 119 0.03 0.5-3 Không phát hiện
Sertraline 145 0.04 0.5-3 Không phát hiện
Thuốc chống trầm cảm khác
Venlafaxine 23 0.50 6-9 Lên đến 40 Lên đến 30
Duloxetine 6 <0,03 <1 Không phát hiện
Reboxetine 4 0.03 1-3 <5 <2
Bupropion11 20 0.20 2 Không phát hiện
Mirtazapine 11 0.04 0.5-3 0.2 <1

Bảng: Nồng độ thuốc trong sữa mẹ và  nồng độ thuốc chống trầm cảm trong huyết thanh trẻ sơ sinh sau khi bú sữa mẹ

Với phụ nữ sau sinh mắc trầm cảm nên đọc bài viết: Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Các khuyến cáo trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ cho con bú

Mặc dù chúng ta có những nghiên cứu về thuốc chống trầm cảm sử dụng trên phụ nữ cho con bú nhưng dữ liệu còn giới hạn, chưa có nghiên cứu để theo dõi, đánh giá đủ lớn và lâu dài. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm cho phụ nữ cho con bú vẫn cần thận trọng và dưới đây là các quy tắc được đề xuất:

  1. Lựa chọn điều trị cần được phân tích lợi ích so với rủi ro: nguy cơ nếu không được điều trị; nguy cơ và lợi ích của việc điều trị; nguy cơ và lợi ích từ việc cho bú sữa mẹ.
  2. Cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh và rủi ro / lợi ích của các phương pháp điều trị để bệnh nhân đưa ra quyết định.
  3. Các liệu pháp không dùng thuốc, chẳng hạn như tâm lý trị liệu nên được coi là lựa chọn đầu tay để điều trị trầm cảm sau sinh mức độ nhẹ đến trung bình.
  4. Thuốc chống trầm cảm (đơn độc hoặc kết hợp với liệu pháp không dùng thuốc) nên được xem xét cho những phụ nữ bị trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng hoặc không tiếp nhận điều trị tâm lý.
  5. Việc lựa chọn thuốc chống trầm cảm cụ thể nên dựa trên các yếu tố lâm sàng, đặc biệt là các phương pháp điều trị hiệu quả trước đó.
  6. Sertraline hoặc Paroxetine là lựa chọn đầu tay cho những trường hợp phụ nữ mắc trầm cảm lần đầu tiên.
  7. Thuốc chống trầm cảm nên được bắt đầu ở liều thấp nhất có hiệu quả và tăng dần.
  8. Đơn trị liệu được ưu tiên.
  9. Cần theo dõi tình trạng lâm sàng của bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là đối với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  10. Không nhất thiết phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu trẻ sơ sinh.

Các khuyến cáo trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ cho con bú 1

Có biện pháp bổ trợ nào an toàn không?

Như đã đề cập, sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú là biện pháp cuối cùng nếu như các phương pháp trị liệu khác không đem lại hiệu quả. Ngoài tâm lý trị liệu, hiện nay chúng ta còn có thêm một lựa chọn khác đó là sử dụng các men vi sinh chứa các chủng probiotics đặc biệt có tác động trên sức khỏe tâm thần (còn gọi là psybiotics).

Chúng ta vẫn thường quen sử dụng men vi sinh (probiotics) cho các vấn đề ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các nhà nghiên cứu nhận thấy một số chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột có thể tác động tích cực lên chức năng của não bộ thông qua nhiều cơ chế như qua dây thần kinh phế vị, tăng tổng hợp tryptophan là tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường chức năng hàng rào biểu mô ruột non, giảm các yếu tố gây viêm thần kinh…Trên cơ sở đó, người ta đã tạo ra một hỗn hợp các chủng lợi khuẩn có tác động nổi bật trên chức năng não bộ gọi là Ecologic Barrier. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy khi bổ sung hỗn hợp lợi khuẩn Ecologic Barrier này, các triệu chứng lo âu, trầm cảm ở mức độ vừa và nhẹ được cải thiện rất tốt. Hơn thế nữa, lợi khuẩn đường ruột lại là chế phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú nên đây có thể là một lựa chọn tốt cho các bà mẹ để giúp giảm các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm trước và sau sinh.

Có biện pháp bổ trợ nào an toàn không? 1

Ecologic Barrier là công thức chứa các chủng lợi khuẩn có tác động nổi bật trên chức năng não bộ

Ngoài ra, một số phương pháp như thiền, yoga, hoạt động thể thao, tham gia hội nhóm cũng là những biện pháp hữu ích bạn có thể thử.

DS. Hoàng Hải

Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

Trưởng khoa nội tổng quát & YHGĐ – Bệnh viện FV

Nguồn tham khảo: Jan Oystein Berle, Olav Spigset. Antidepressant Use During Breastfeeding. Curr Womens Health Rev. 2011 Feb; 7(1): 28–34.

]]>
https://benhlytramcam.vn/thuoc-chong-tram-cam-co-dung-duoc-cho-phu-nu-cho-con-bu-1160/feed/ 8
5 cách để kiểm soát chứng trầm cảm https://benhlytramcam.vn/5-cach-de-kiem-soat-chung-tram-cam-898/ https://benhlytramcam.vn/5-cach-de-kiem-soat-chung-tram-cam-898/#comments Thu, 13 Sep 2018 02:16:47 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=898 Khi bạn đang bị trầm cảm, thường khó động viên chính mình để làm bất cứ điều gì. Tuy nhiên, nếu có thể, thường có một vài cách đơn giản có thể hữu ích. Bạn không cần phải thử tất cả, chỉ chọn những biện pháp nào bạn nghĩ là hữu ích.

Trước khi thử bất kỳ biện pháp nào, điều rất quan trọng là phải hỏi ý kiến Bác sĩ của bạn.

Vận động

Vận động 1

Bất cứ dạng vận động nào cũng đều có tính chất chống trầm cảm tự nhiên. Bạn không cần phải đến phòng tập đều đặn hay chạy bộ 5 dặm. Hãy bắt đầu bằng đi bộ mỗi ngày. Những băng hình hay DVD thể dục có thể làm bạn thấy thú vị. Bạn hãy tự đặt ra những mục tiêu nhỏ để đạt được và tăng dần khối lượng luyện tập khi bạn thấy khá hơn.

Lên kế hoạch những hoạt động giải trí

Thử nhớ những điều mà bạn đã từng thích như đi coi phim với bạn bè, đi triển lãm nghệ thuật, đi ăn, mua sắm. Bạn hãy thử vài điều nho nhỏ mỗi ngày

Khi bạn bị trầm cảm, ngay cả những điều bạn yêu thích trong quá khứ cũng có thể trở thành chán ngán và tẻ nhạt, nhưng nếu bạn cố gắng tập trung vào những hoạt động nhỏ mỗi ngày, điều đó có thể giúp bạn thấy khá hơn. Nó cũng tạo cảm giác là bạn đang đạt được một điều gì đó, rất quan trọng để đạt được mục tiêu điều trị.

Sống điều độ

Sống điều độ thường hữu ích cho người bệnh trầm cảm. Những hoạt động đơn giản thường nhật có thể trở thành rất khó khăn đối với người bệnh. Nếu bạn thiết lập một thời gian biểu và tuân thủ tốt, bạn có thể thấy mình trở lại nhưtrước đây. Bạn hãy dành thời gian vệ sinh thân thể và chăm sóc dung mạo, và ăn ngủ điều độ.

Tìm kiếm sự hỗ trợ chung quanh mình

Mặc dù bạn bè và người thân không thể hiểu hoàn toàn những gì bạn đang trải qua, bạn vẫn nên nói chuyện với những người yêu mến mình. Không nên nghĩ mình là gánh nặng cho người khác trong thời gian này. Có những người hỗ trợ đôi khi có thể khá hữu ích. Giải bày với gia đình hay với bạn bè tin cậy và nói cho họ biết những gì bạn đang cảm nhận. Hãy trao đổi với Bác sĩ hay chuyên viên tư vấn và đừng sợ sẽ bị công kích.

Giấc ngủ ngon

Giấc ngủ ngon 1

Trầm cảm gây ra những rối loạn giấc ngủ. Hình thành một thói quen đi ngủ tốt là chiến dịch chủ yếu để đối phó với vấn đề này. Đây là những điều bạn có thể làm để có được 8 giờ nghỉ ngơi

  • Thức giấc vào cùng một thời điểm kể cả cuối tuần
  • Thử không lo nghĩ khi bạn nằm trên giường vào buổi tối
  • Đừng nằm trăn trở trên giường, nếu bạn thấy khó ngủ, hãy ngồi dậy và đọc một quyển sách, nghe một bài hát, hay làm bất cứ điều gì thư giãn. Khi bạn bắt đầu buồn ngủ thì hãy vào giường ngủ lại
  • Hình thành một nếp sống đều đặt có thể giúp bạn ngủ được. Thử uống nước nóng, uống một ly sữa nóng hay tĩnh tâm
  • Dọn phòng ngủ càng tiện nghi càng tốt. Tránh xa rượu, cà phê, thuốc lá 

Nếu Bác sĩ của bạn kê toa thuốc chống trầm cảm, điều quan trọng là uống thuốc dùng theo toa. Bạn hãy lưu giữ danh sách các loại thuốc mà bạn đang uống kể cả những thuốc không kê toa và các loại vitamin. Nên nhớ, nhiều thuốc chống trầm cảm có thể tương tác với những thuốc không kê toa, nên tránh sử dụng chung. Bạn hãy hỏi Bác sĩ nếu bạn không biết chắc và đừng quên Dược sĩ có thể là nơi hỗ trợ hữu ích.

Trích sách: “Sống chung với trầm cảm” – Nhà xuất bản Y học

]]>
https://benhlytramcam.vn/5-cach-de-kiem-soat-chung-tram-cam-898/feed/ 2
Điều trị trầm cảm sau sinh https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/ https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/#respond Fri, 07 Sep 2018 02:33:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=830 Không ít các trường hợp đau lòng xảy ra khi những bà mẹ trẻ tự tay sát hại đứa con của chính mình đang cảnh báo chúng ta về một căn bệnh nguy hiểm mang tên TRẦM CẢM SAU SINH.

Thực tế trầm cảm sau sinh không phải là một bệnh hiếm gặp. Theo thống kê có ít nhất 24% các bà mẹ bị trầm cảm trước và sau sinh. Tuy nhiên, hầu như trầm cảm sau sinh không được gia đình phát hiện ra cho tới khi xảy ra những hậu quả đau lòng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trầm cảm sau sinh, cách phát hiện và điều trị căn bệnh này.

Làm thế nào để nhận biết trầm cảm sau sinh?

Hầu hết phụ nữ sau khi sinh nở đều trải qua hội chứng “baby blues”, là những thay đổi về mặt tâm trạng trong những ngày mới sinh. Người mẹ có thể thay đổi tâm trạng đột ngột, đang từ rất hạnh phúc sang rất buồn, có thể khóc mà không có lí do, mất kiên nhẫn, bồn chồn, cô đơn, buồn bã. Tình trạng này có thể tự hết mà không cần can thiệp nhưng nếu chúng kéo dài trên 2 tuần thì cần cảnh giác với chứng trầm cảm sau sinh.

Làm thế nào để nhận biết trầm cảm sau sinh? 1

Trầm cảm thường xuất hiện sau khi sinh được lý giải do cơ thể người mẹ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, miễn dịch…dễ dẫn tới suy sụp, trầm cảm. Bên cạnh đó, áp lực nuôi con, khó khăn tài chính hoặc sự thờ ơ, thiếu quan tâm của người chồng, yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân của trầm cảm sau sinh. Rất khó để người trong cuộc có thể ý thức được bản thân đang gặp phải vấn đề với trầm cảm. Nguy hiểm hơn nữa là những bà mẹ mắc trầm cảm sau sinh có thể bị rối loạn tâm thần, ám ảnh, hoang tưởng dẫn tới hành vi tiêu cực như tự tử hoặc ra tay sát hại chính con của mình. Chính vì vậy, sự quan tâm, thấu hiểu, hỗ trợ của gia đình là rất cần thiết để phòng tránh và phát hiện, can thiệp sớm đối với trầm cảm sau sinh.

Người bị trầm cảm sau sinh có thể có những dấu hiệu sau:

  • Buồn bã, cảm giác cô đơn và tiêu cực kéo dài
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, không làm chủ được cảm xúc
  • Cảm thấy khó khăn để gắn kết với con
  • Rối loạn ăn uống
  • Mất hứng thú
  • Có ý nghĩ tự làm hại mình hoặc em bé

Khi thấy những biểu hiện trên kéo dài từ 2 tuần, việc cần làm đầu tiên của những người thân trong gia đình là đưa người mẹ đi thăm khám bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Thông qua hỏi triệu chứng và một vài xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý có biểu hiện tương tự (chẳng hạn suy giáp), bác sỹ có thể chẩn đoán chứng trầm cảm sau sinh và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh (PPD) đôi khi có thể tự biến mất trong vòng 3 tháng sau sinh . Nhưng nếu nó cản trở hoạt động bình thường của bạn bất cứ lúc nào, hoặc nếu hội chứng “baby blues” kéo dài hơn hai tuần, bạn nên tìm cách điều trị. Việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt để tình trạng không bị xấu đi và đặc biệt là tránh để ảnh hưởng tới em bé.

Khoảng 90% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể được điều trị thành công bằng thuốc hoặc kết hợp thuốc và liệu pháp tâm lý . Trong trường hợp trầm cảm sau sinh nặng hoặc rối loạn tâm thần sau sinh, có thể cần phải nhập viện hoặc sử dụng tới liệu pháp sốc điện (ECT).

Các biện pháp không sử dụng thuốc

Vì lí do an toàn, các biện pháp không sử dụng thuốc được ưu tiên để điều trị trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ đến vừa, bao gồm:

Các biện pháp không sử dụng thuốc 1

  • Tâm lý trị liệu: Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn với liệu pháp tâm lý – điều trị bằng cách trò chuyện về tình trạng của bạn và những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần. Trị liệu tâm lý có thể hỗ trợ tinh thần và giúp bạn hiểu cảm xúc của mình, xác định các vấn đề và tìm cách giải quyết.
  • Tham gia các hội nhóm hỗ trợ trầm cảm sau sinh: Các hội nhóm có thể chia sẻ những thông tin hữu ích về kinh nghiệm, cách ứng phó với trầm cảm sau sinh. Việc tham gia những hội nhóm này có thể rất hữu ích để tìm thấy sự đồng cảm và giúp đỡ.
  • Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn. Một khi bạn đã phục hồi thể chất sau khi sinh, hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục sau khi hồi phục sức khỏe hậu quá trình sinh nở có thể giúp gia tăng cảm giác hạnh phúc. Bạn có thể lựa chọn một chương trình luyện tập phù hợp với thể trạng của mình.
  • Sử dụng men vi sinh đặc hiệu (psycho-biotic): những năm gần đây các kết quả nghiên cứu đã cho thấy giữa NÃO BỘ- RUỘT có mối tương tác hai chiều tác với nhau , trong đó hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò rất quan trọng giúp sự trao đổi thông tin giữa NAO- RUỘT xảy ra theo một cách đúng đắn. Bằng chứng rõ rệt nhất là việc ghi nhận có sự thay đổi lớn về thành phần hệ khuẩn chí đường ruột, đặc biệt sự sụt giảm đáng kể các vi khuẩn có lợi như Bifidobacterium, Lactobacilus ở các bệnh nhân trầm cảm, stress… Chính vì vậy, các nhà khoa học đã dùng những chủng vi khuẩn có lợi được chọn lọc đặc biệt nhờ khả năng tác động tích cực lên hoạt động của trục não – ruột gọi là psychobiotics để tái lập lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ bảo vệ và cải thiện sức khỏe của đường ruột do đó giúp bình thường hóa tương tác thông tin giữa NÃO- RUỘT và giảm các triêu chứng mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, đau đầu, … Đây là một lựa chọn an toàn và phù hợp đối với các bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm probiotics khác nhau và đa phần chúng được sử dụng để hỗ trợ cho tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…). Do đó bạn cần lưu ý lựa chọn đúng các chế phẩm được thiết kế chuyên biệt để có tác dụng đích trên trục não ruột thì mới đạt được hiệu quả tốt.

Thuốc điều trị cho trầm cảm sau sinh

Thuốc điều trị cho trầm cảm sau sinh 1

Các dữ liệu về sử dụng thuốc chống trầm cảm trên phụ nữ cho con bú tương đối hạn chế do chỉ được theo dõi ngắn hạn, tuy nhiên chưa ghi nhận tác dụng bất lợi nào khi sử dụng thuốc chống trầm cảm ở phụ nữ cho con bú. Nếu bạn đang cho con bú, việc sử dụng thuốc sẽ được bác sỹ cân nhắc rất cẩn trọng dựa trên những nguy cơ và lợi ích điều trị thu được. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ thật kỹ để biết được những nguy cơ có thể gặp phải nếu sử dụng thuốc cũng như hậu quả nếu không điều trị với thuốc và cùng bác sỹ đưa ra quyết định.

Trong các trường hợp điều trị trầm cảm sau sinh lần đầu tiên, ưu tiên lựa chọn các loại thuốc có dữ liệu an toàn nhiều hơn cả đó là sertraline và paroxetine (thuộc nhóm SSRIs). Các thuốc ưu tiên lựa chọn trong nhóm chống trầm cảm ba vòng là nortriptyline và imipramine.

Điều trị tại bệnh viện

Đối với trường hợp bị loạn thần sau sinh (xuất hiện ảo giác, hoang tưởng), hoặc có ý định, kế hoạch tự tử hoặc sát hại con thì ngay lập tức cần nhập viện để cách ly bà mẹ khỏi em bé và để điều trị đặc hiệu.

DS. Lan Hương

Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

]]>
https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/feed/ 0
Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-bang-tam-ly-tri-lieu-821/ https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-bang-tam-ly-tri-lieu-821/#comments Fri, 07 Sep 2018 02:25:29 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=821 Tâm lý trị liệu – hay “trị liệu tâm lý” – là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm. Nếu chỉ sử dụng riêng thuốc chống trầm cảm có thể không đủ để điều trị trầm cảm nặng . Nhưng nếu kết hợp cùng với tâm lý trị liệu thì tâm lý trị liệu có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Tùy thuộc vào mức độ bị bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn ra phương pháp điều trị thích hợp nhất nhưng thông thường điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu luôn được sử dụng cùng với một trong số các phương pháp khác.

Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu 1

Tâm lý trị liệu là phương pháp được khuyên lựa chọn trong điều trị trầm cảm

Tâm lý trị liệu là gì?

Tâm lý trị liệu là các phương pháp, kỹ thuật mà nhà tâm lý trị liệu sử dụng thông qua cách thức giao tiếp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, tinh thần, tháo gỡ các vấn đề trong cảm xúc và hành vi của người bệnh.

Đối với trầm cảm, tâm lý trị liệu cũng như một phương pháp điều trị chẳng hạn như dùng thuốc nhưng thay vì dùng thuốc thì là tư vấn. Nhà tư vấn tâm lý sẽ giúp người bệnh tháo gỡ nhưng điều mà họ không thể nhận ra, xác định những tiêu cực đang xoay quanh người bệnh từ đó làm cho người bệnh hiểu nơi những cảm xúc đến từ đâu, và dạy cho họ làm thế nào để đối phó với những cảm xúc. Rất nhiều người có thể cảm thấy do dự khi nói chuyện với một người lạ về cảm xúc của họ, nhưng các nghiên cứu cho thấy tâm lý trị liệu là một phương thức điều trị rất hiệu quả. Một ưu điểm của phương pháp điều trị này là chỉ cần thông qua tư vấn tâm lý người bệnh không cần phải đối phó với các tác dụng phụ của việc uống thuốc.

Nhiều nghiên cứu ủng hộ ý tưởng rằng liệu pháp trị liệu tâm lýcó thể là một phương pháp điều trị mạnh mẽ cho bệnh trầm cảm. Việc kết hợp thuốc trầm cảm với liệu pháp tâm lý trị liệu có thể rất hiệu quả. Một thử nghiệm quy mô lớn liên quan đến hơn 400 người bị trầm cảm điều trị cho thấy rằng liệu pháp trò chuyện cùng với sử dụng thuốc làm cho các triệu chứng giảm nhanh chóng và người bệnh cũng dễ dàng tuân thủ đúng việc uống thuốc hơn.

Tác dụng của điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu

  • Giúp giảm bớt, giải tỏa căng thẳng.
  • Cung cấp cho người bệnh có một cái nhìn mới về các vấn đề.
  • Giúp người bệnh chấp nhận sự thật dễ dàng hơn
  • Tâm lý trị liệu giúp người bệnh dễ dàng đối phó với các tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc
  • Học cách nói chuyện với người khác về tình trạng của bạn.
  • Giúp phát hiện sớm tình trạng trầm cảm đang dần trở nên tồi tệ hơn
  • Ổn định tâm lý và tinh thần cho người bệnh

Các dạng tâm lý trị liệu

Liệu pháp hành vi nhận thức

Đây là liệu pháp giúp bạn trung vào suy nghĩ và hành vi của chính mình giúp bạn tìm ra cách thức mới để đối phó với những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Thay vì đi sâu vào quá khứ để xác định cảm giác hoặc cảm xúc đến từ đâu, liệu pháp hành vi nhận thức giúp bạn trở nên ý thức hơn về niềm tin hoặc hành động của mình đang góp phần vào trầm cảm như thế nào.

Một khi những tiêu cực được xác định, nhà trị liệu sẽ làm việc với bệnh nhân của mình để giúp họ thay thế những thái độ tiêu cực thành tích cực hơn. Có thể người bệnh sẽ cần làm các bài tập hàng ngày hoặc hàng tuần dưới sự hướng dẫn của nhà trị liệu. Hơn 75% những người trải qua liệu pháp hành vi nhận thức có sự cải thiện các triệu chứng trầm cảm đáng kể.

Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân

Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân tập trung vào các mối quan hệ của người bệnh. Tìm kiếm những xung đột trong tâm lý trạng thái của người bệnh với những người khác. Mối quan hệ trong trường hợp này đề cập đến tất cả các loại kết nối giữa các cá nhân, bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí cả người lạ. Liệu pháp này giúp người bệnh tập trung vào các mối quan hệ thực tế, phát hiện ra những hành vi, cảm xúc không lành mạnh và thay đổi chúng.

Liệu pháp tâm động học

Đây là liệu pháp truyền thống hơn cả. Nó liên quan đến việc đi đến gốc rễ tâm lý trầm cảm mà bệnh nhân đang mắc. Các bệnh nhân được yêu cầu tham gia tự kiểm tra và phản ánh trong quá khứ. Một trong những mục tiêu là giúp người bệnh xác định các mối quan hệ rắc rối trong cuộc sống của họ và hiểu trầm cẩm đến từ đâu. Điều này có thể giúp bệnh nhân thấy lý do tại sao họ cư xử như thế và loại bỏ cảm giác tội lỗi hoặc tự trách để họ có thể tiến lên phía trước với cuộc sống tươi đẹp.

Liệu pháp phâm tâm học

Liệu pháp phâm tâm học 1

Là một hình thức của liệu pháp tâm lý dựa trên sự hiểu biết về các quá trình tâm thần vô thức xác định suy nghĩ, hành động và cảm xúc của một người. Liệu pháp giúp xác định và liên kết các quá trình với bất kỳ vấn đề tâm lý hoặc thể chất nào mà họ có thể gặp phải.

Những người tìm đến trị liệu tâm lý đã không hài lòng với hành vi của họ, nhưng lại không có khả năng thay đổi được. Mục đích của trị liệu phân tâm là giúp người bệnh hiểu được những động cơ vô thức đã kiềm giữ không cho họ thay đổi.

Liệu pháp giải quyết vấn đề

Nói chuyện riêng với bác sĩ trị liệu chuyên khoa có thể là một bác sĩ (bác sĩ tâm thần / bác sĩ), tiến sĩ (tâm lý học), bác sĩ tâm thần (PsyD), LCSW (nhân viên xã hội lâm sàng có giấy phép) hoặc NP (y tá) với kinh nghiệm trong điều trị trầm cảm và rối loạn tâm trạng khác. Bác sĩ trị liệu của bạn có thể dạy bạn nhiều hơn về trầm cảm và giúp bạn hiểu về bệnh trầm cảm của bạn. Liệu pháp này có thể giúp bạn phát triển các chiến lược để giải quyết hoặc quản lý căng thẳng và giữ cho bệnh trầm cảm không trở nên tồi tệ hơn.

Các phiên họp riêng tư có thể giúp bạn xác định những căng thẳng và yếu tố gây ra trầm cảm. Bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn làm việc thông qua các vấn đề ở nhà hoặc tại nơi làm việc và khuyến khích bạn duy trì kết nối lành mạnh với gia đình và bạn bè. Bác sĩ trị liệu của bạn cũng có thể giúp bạn áp dụng các thói quen tốt, như đảm bảo bạn uống thuốc, gặp bác sĩ thường xuyên và ngủ đủ giấc .

Liệu pháp tập trung vào khách hàng

Bác sĩ chuyên gia trị liệu tâm lý của bạn sẽ không tập trung vào việc cung cấp các giải thích hoặc hướng dẫn cụ thể. Thay vào đó, họ sẽ cung cấp sự đồng cảm, chấp nhận, tôn trọng và hỗ trợ vô điều kiện. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy được trao quyền và có khả năng tìm ra giải pháp cho các vấn đề của riêng bạn. Mối quan hệ chấp nhận và đồng cảm với chuyên viên trị liệu của bạn có thể giúp bạn trở nên tự nhận thức và tự chủ.

Liệu pháp gia đình

Nếu bạn chán nản, gia đình bạn cũng cảm thấy như vậy. Liệu pháp gia đình là một cách tuyệt vời để người thân của bạn tìm hiểu về trầm cảm và những dấu hiệu cảnh báo sớm. Các nghiên cứu cho thấy rằng các phiên gia đình thực sự có thể giúp điều trị, cũng như cải thiện lối sống, tuân thủ thuốc và thói quen ngủ .

Nó cũng cho phép bạn và các thành viên gia đình của bạn nói về những căng thẳng của cuộc sống với trầm cảm. Tất cả các bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện cởi mở với một nhà trị liệu ở đó để hướng dẫn cuộc trò chuyện.

Làm thế nào để tìm chuyên gia điều trị tâm lý chuyên khoa?

Làm thế nào để tìm chuyên gia điều trị tâm lý chuyên khoa? 1

Chuyên gia tâm lý trị liệu thường là bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, nhân viên xã hội, y tá tâm thần, hoặc nhân viên tư vấn. Nếu có thể, hãy tìm một người có chuyên môn về trầm cảm kháng trị. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để có được lời khuyên hoặc được giới thiệu chuyên gia tâm lý. Bạn có thể liên lạc với một tổ chức như Liên minh Quốc gia về Bệnh tâm thần (NAMI) hoặc Liên minh Hỗ trợ Trầm cảm và Bipolar (DBSA).

Sử dụng liệu pháp tâm lý trị liệu trong bao lâu?

Trong khi một số người có thể hưởng lợi từ liệu pháp ngắn hạn thì những người bị trầm cảm nặng hoặc điều trị kháng thuốc có xu hướng thu được nhiều lợi ích hơn từ liệu pháp tâm lý lâu dài. Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp tâm lý trị liệu có cải thiện hơn trong việc làm giảm triệu chứng trầm cảm và sự hài lòng cuộc sống tốt hơn. Tâm lý trị liệu cũng có thể làm giảm nguy cơ tái phát trầm cảm.

Nếu bạn bị trầm cảm điều trị, bạn có thể đã thử điều trị bằng phương pháp khác nhưng không được như mong đợi thì liệu pháp tâm lý trị liệu là cơ hội để bạn thoát khỏi trầm cảm. Kết hợp trị liệu tâm lý và các phương pháp khác sẽ rút ngắn thời gian điều trị trầm cảm của bạn.

Việc điều trị bằng tâm lý trị liệu trong bao lâu tùy thuộc vào mức độ bị bệnh, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, đáp ứng của người bệnh.

Nguồn: https://www.healthline.com

https://www.webmd.com/depression/default.htm

]]>
https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-bang-tam-ly-tri-lieu-821/feed/ 38
Chẩn đoán và điều trị trầm cảm mức độ nặng https://benhlytramcam.vn/chan-doan-va-dieu-tri-tram-cam-muc-do-nang-810/ https://benhlytramcam.vn/chan-doan-va-dieu-tri-tram-cam-muc-do-nang-810/#respond Thu, 06 Sep 2018 08:26:24 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=810 Trầm cảm là một rối loạn tâm thần gây ra cảm giác buồn chán và mất sự hứng thú dai dẳng. Tình trạng này còn được gọi là trầm cảm nặng hay trầm cảm lâm sàng, nó ảnh hưởng tới  cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và có thể dẫn tới hàng loạt các vấn đề về cảm xúc cũng như thực thể. Bạn có thể gặp vấn đề trong các hoạt động bình thường hàng ngày và thậm chí đôi khi bạn có thể cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa.

Chẩn đoán và điều trị trầm cảm mức độ nặng 1

Phần lớn bệnh nhân trầm cảm cảm thấy tốt hơn khi sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc cả hai.

Chẩn đoán trầm cảm nặng

Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng của trầm cảm, cần thăm khám bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt.

Các bác sĩ có thể chẩn đoán trầm cảm dựa trên:

  • Thăm khám thực thể: bác sĩ có thể tiến hành thăm khám và hỏi các câu hỏi về sức khỏe của bạn. Trong một số trường hợp, trầm cảm có thể liên quan tới vấn đề sức khỏe thực thể chưa được phát hiện.
  • Xét nghiệm: chẳng hạn bác sĩ có thể xét nghiệm máu tổng quát, thử chức năng tuyến giáp để đảm bảo chúng hoạt động tốt.
  • Đánh giá tâm lý: Chuyên gia sức khỏe tâm thần hỏi về các triệu chứng của bạn, suy nghĩ, cảm giác và hành vi . Bạn có thể được yêu cầu điền vào một bảng câu hỏi để tìm ra câu trả lời.
  • Thang DSM-5Chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể dùng các điểm được ghi trong bảng Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders), viết tắt DSM-5 của Hoa kỳ để đánh giá.

Điều trị trầm cảm nặng

Sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý đem lại hiệu quả đối với hầu hết các bệnh nhân trầm cảm. Bác sĩ thăm khám ban đầu hoặc bác sỹ chuyên khoa tâm thần có thể kê đơn thuốc làm giảm triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, việc gặp chuyên gia tâm lý cũng có thể giúp ích cho nhiều trường hợp trầm cảm. Nếu bạn mắc trầm cảm nặng, bạn có thể cần nhập viện hoặc điều trị ngoại trú lâu dài cho tới khi triệu chứng thuyên giảm.

Dưới đây là các lựa chọn để điều trị trầm cảm:

1. Thuốc điều trị

Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào của thuốc bạn cần trao đổi lại với bác sĩ hoặc dược sĩ.

1. Thuốc điều trị 1

  • Nhóm ức chế thu nạp serotonin chọn lọc (Selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs).Các bác sĩ thường bắt đầu điều trị bằng kê đơn một thuốc SSRI. Các thuốc này được coi là an toàn và thường gây ra ít tác dụng phụ hơn các nhóm thuốc chống trầm cảm khác. Nhóm SSRIs gồm các thuốc: citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft) and vilazodone (Viibryd).
  • Nhóm ức chế thu nạp serotonin-noradrenalin(Serotonin-norepinephrine reuptake inhibitors (SNRIs).Gồm duloxetine (Cymbalta), venlafaxine (Effexor XR), desvenlafaxine (Pristiq, Khedezla) and levomilnacipran (Fetzima).
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm không điển hình (Atypical antidepressants) . Các thuốc này không phân vào nhóm nào, bao gồm bupropion (Wellbutrin XL, Wellbutrin SR, Aplenzin, Forfivo XL), mirtazapine (Remeron), nefazodone, trazodone và vortioxetine (Trintellix).
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng:gồm imipramine (Tofranil), nortriptyline (Pamelor), amitriptyline, doxepin, trimipramine (Surmontil), desipramine (Norpramin) và protriptyline (Vivactil) – có thể an toàn nhưng có xu hướng gây nhiều tác dụng phụ hơn các nhóm thuốc chống trầm cảm mới. Do vậy thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường được kê khi sử dụng SSRI không có cải thiện.
  • Nhóm ức chế Monoamine oxidase (MAOIs).MAOIs như tranylcypromine (Parnate), phenelzine (Nardil) and isocarboxazid (Marplan) — có thể được kê khi các thuốc khác không có hiệu quả bởi vì chúng có nhiều tác dụng phụ nặng nề . Sử dụng MAOIs cần một chế độ ăn nghiêm ngặt do tương tác nặng nề với thức ăn (thậm chí có thể gây tử vong) như pho mai, rượu, dưa chua … và một số thuốc cũng như thuốc có nguồn gốc cây cỏ. Selegiline (Emsam), một thuốc mới của nhóm này được sử dụng dạng dán trên da có thể gây ít tác dụng phụ hơn. Nhóm thuốc này không được phối hợp cùng SSRI.
  • Các thuốc khác.Các thuốc khác có thể được thêm vào nhằm tăng hiệu quả chống trầm cảm. Bác sĩ có thể khuyến cáo phối hợp 2 thuốc chống trầm cảm hoặc thêm các thuốc an thần, chống lo âu hoặc thuốc kích thích trong thời gian ngắn.

Tìm thuốc đúng

Đặc điểm di truyền đóng vai trò quan trọng đối với việc cơ thể đáp ứng như thế nào với thuốc chống trầm cảm. Nếu một người thân trong gia đình bạn đã từng sử dụng một thuốc chống trầm cảm và cho đáp ứng tốt thì loại thuốc đó có thể cũng tốt với bạn. Hoặc bạn cần thử nhiều thuốc hoặc phối hợp thuốc trước khi bạn biết thuốc nào có hiệu quả đối với mình. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn vì một số thuốc sẽ cần nhiều tuần hoặc dài hơn để có tác dụng đầy đủ và để cơ thể bạn có thể dung nạp tác dụng phụ.

Nguy cơ bỏ thuốc đột ngột

Không được ngưng thuốc chống trầm cảm nếu không nói với bác sĩ. Thuốc chống trầm cảm không được coi là thuốc gây nghiện nhưng đôi khi có sự phụ thuộc thực thể khác với nghiện.

Ngưng điều trị đột ngột hoặc mất nhiều liều điều trị có thể gây hội chứng giống ngừng thuốc và việc ngừng thuốc đột ngột có thể gây tình trạng trầm cảm xấu đi bất ngờ. Trao đổi với bác sĩ về việc giảm liều thuốc từ từ và an toàn.

Thuốc chống trầm cảm và mang thai

1. Thuốc điều trị 2

Nếu bạn đang mang thai và cho con bú , một số thuốc chống trầm cảm có thể gây tăng nguy cơ có hại cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn đang mang thai hoặc có ý định mang thai.

Thuốc chống trầm cảm và nguy cơ tự tử tăng

Hầu hết các thuốc chống trầm cảm là an toàn nhưng FDA yêu cầu tất cả các thuốc chống trầm cảm đều phải có cảnh báo đen, cảnh báo giới hạn đối với kê đơn. Trong một số trường hợp, trẻ em, thiếu niên và thanh niên trẻ dưới 25 tuổi có thể có tăng suy nghĩ tự tử hoặc hành vi tự tử khi dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt trong vài tuần đầu tiên bắt đầu điều trị hoặc khi thay đổi liều dùng.

Cần giám sát chặt chẽ bất cứ ai dùng thuốc chống trầm cảm đối với tình trạng trầm cảm xáu đi hoặc khi thay đổi liều. Nếu bạn hoặc người bạn biết có suy nghĩ tự tử trong khi dùng thuốc chống trầm cảm, ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để dược giúp đỡ khẩn cấp. Hãy nhớ rằng thuốc chống trầm cảm dường như giảm nguy cơ tự tử  bằng cách cải thiện tâm trạng.

2. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý (trị liệu tâm lý) là một thuật ngữ chỉ phương pháp điều trị bằng cách nói về tình trạng của bạn và các vấn đề liên quan với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Các dạng trị liệu tâm lý khác nhau có thể hiệu quả đối với trầm cảm như trị liệu hành vi nhận thức hoặc trị liệu cá nhân. Trị liệu tâm lý có thể giúp :

  • Điều chỉnh khủng khoảng hoặc giải quyết các khó khăn gần đây.
  • Xác định các niềm tin và hành vi tiêu cực thay thế chúng bằng các hành vi tích cực
  • Khám phá các mối quan hệ và trải nghiệm, phát triển các phản ứng tích cực với người khác.
  • Tìm kiếm con đường tốt hơn để nắm bắt và giải quyết các vấn đề.
  • Xác định các vấn đề góp phần vào tình trạng trầm cảm của bạn và thay đổi hành vi khiến nó xấu đi.
  • Lấy lại cảm giác thỏa mãn và kiểm soát cuộc sống, giúp giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm như mất hy vọng, cáu giận.
  • Học cách đặt các mục tiêu thực tế cho cuộc sống.
  • Phát triển khả năng dung nạp và chấp nhận phiền muộn.

2. Liệu pháp tâm lý 1

Liệu pháp tâm lý được xem như giải pháp tốt cho trầm cảm

Điều trị tại bệnh viện và tại nhà

Trong một số trường hợp, trầm cảm thực sự trầm trọng và cần điều trị tại bệnh viện. Điều này rất cần thiết vì bạn không thể tự chăm sóc bản thân hoặc khi bạn ở trong trạng thái nguy hiểm có thể làm tổn thương bản thân hoặc người khác. Điều trị tâm lý tại bệnh viện có thể giúp bạn bình an và an toàn cho tới khi tâm trạng của bạn được cải thiện.

Chương trình điều trị bán trú cũng có thể giúp được một số bệnh nhân.

3. Các lựa chọn điều trị khác

Liệu pháp kích thích não:

  • Liệu pháp sốc điện (ETC): là liệu pháp vật lý cho dòng điện chạy qua não gây ảnh hưởng tới chức năng và hiệu quả của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bệnh nhân để giảm triệu chứng trầm cảm. ECT thường được dùng cho những bệnh nhân không cải thiện khi điều trị thuốc hoặc không dùng được thuốc chống trầm cảm vì lý do sức khỏe hoặc có nguy cơ tự tử cao.
  • Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) có thể là lựa chọn cho những người không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm.

Thói quen sống và thuốc y học cổ truyền

Nhìn chung trầm cảm không phải là một rối loạn mà bạn có thể tự điều trị được. Nhưng cùng với điều trị chuyên biệt, các bước tự chăm sóc bản thân có thể giúp ích cho quá trình điều trị:

  • Kiên trì với kế hoạch điều trị:không bỏ các đợt điều trị tâm lý hoặc các cuộc hẹn. Thậm chí nếu bạn cảm thấy khỏe hơn cũng không nên bỏ thuốc. Nếu bạn ngưng thuốc, các triệu chứng trầm cảm có thể quay lại và bạn có thể đối mặt với hội chứng giống cai thuốc. Hãy nhớ rằng cần có thời gian để có kết quả tốt hơn.
  • Tìm hiểu về trầm cảm: tìm hiểu về tình trạng của mình có thể giúp bạn mạnh mẽ hơn và khích lệ bạn gắn kết với kế hoạch điều trị của mình. Khuyến khích gia đình bạn tìm hiểu về trầm cảm để họ hiểu và hỗ trợ bạn.
  • Chú ý các dấu hiệu cảnh báo. Trao đổi với bác sĩ của bạn để biết điều gì có thể làm nặng hơn triệu chứng trầm cảm của bạn. Lập kế hoạch để bạn biết cần làm gì nếu các triệu chứng của bạn xấu đi. Liên hệ với bác sĩ điều trị nếu bạn nhận thấy bất cứ thay đổi nào về triệu chứng. Hỏi  người quen, bạn bè giúp đỡ quan sát các dấu hiệu cảnh báo .
  • Tránh uống rượu và thuốc kích thích. Dường như rượu hoặc thuốc có thể làm giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm nhưng về lâu dài chúng thường làm các triệu chứng xấu đi và khiến trầm cảm trở nên khó điều trị. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị nếu bạn cần sự trợ giúp của rượu hoặc các chất khác.
  • Tự chăm sóc bản than.Ăn uống lành mạnh, tích cực hoạt động thể lực và ngủ đủ. Cân nhắc đi bộ, bơi, chạy, làm vườn hoặc các hoạt động mà bạn ưa thích . Ngủ tốt là rất quan trọng cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy hỏi bác sĩ điều trị bạn có thể làm gì

4. Các thuốc thay thế

Các thuốc thay thế là sử dụng các thuốc không phải có nguồn gốc hóa dược. Hãy chắc chắn bạn đã hiểu nguy cơ cũng như lợi ích nếu bạn dùng liệu pháp bổ sung hoặc thay thế . Những loại thuốc này không thể thay thế cho điều trị cơ bản đối với trầm cảm nặng.

Các dạng bổ sung:

  • John’s wort. Mặc dù cây thuốc này không được phê duyệt bởi FDA dể điều trị trầm cảm tại Mỹ nhưng nó có thể hữu ích cho trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ đến vừa. Nếu bạn sử dụng , cần có sự thận trọng vì cây thuốc này tương tác với nhiều thuốc như thuốc tim mạch, thuốc giảm lipid máu, thuốc tránh thai, hóa chất điều trị ung thư, thuốc điều trị HIV/AIDS , thuốc chống thải ghép. Tránh sử dụng St. John’s wort trong khi đang dùng accs thuốc chống trầm cảm bởi vì sự phối hợp này có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Acid béo Omega-3. Các acid béo này được tìm thấy trong cá nước lạnh, dầu hạt lanh, hat lanh , quả óc chó và một số loại thực phẩm khác. Bổ sung Omega-3 đang được nghiên cứu như là một liệu pháp điều trị cho trầm cảm. Nhìn chung Omega-3  được coi là an toàn, ở liều cao có thể tương tác với các thuốc khác. Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác điịnh nếu ăn các loại thực phẩm chúa Omega-3 có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm không.

Một số loại thực phẩm dinh dưỡng hoặc thực phẩm bổ sung có thể tương tác với các thuốc chống trầm cảm do đó cần thống báo với bác sĩ điều trị trước khi bạn muốn sử dụng.

(Với trường hợp người mắc trầm cảm nhẹ thì nên đọc bài viết “Chữa trầm cảm không dùng thuốc” để biết cách chữa trầm cảm nhẹ)

5. Các biện pháp khác:

Chữa trầm cảm bằng thiền cho người nỗ lực

Thiền kết hợp cùng với thuốc điều trị hoặc liệu pháp tâm lý sẽ cho ra kết quả tốt trong việc chữa trầm cảm

Các biện pháp có thể giúp ích cho bệnh nhân trầm cảm khi kết hợp với thuốc điều trị hoặc trị liệu tâm lý, gồm:

  • Châm cứu
  • Yoga
  • Thiền
  • Massage
  • Liệu pháp trị liệu bằng âm nhạc hoặc nghệ thuật
  • Tâm linh
  • Aerobic

Chỉ riêng các biện pháp này không đủ để điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, khi kết hợp với thuốc và tâm lý trị liệu có thể đem lại kết quả tốt hơn.

Nguồn: Mayoclinic

]]>
https://benhlytramcam.vn/chan-doan-va-dieu-tri-tram-cam-muc-do-nang-810/feed/ 0
Chữa trầm cảm khó mà lại dễ https://benhlytramcam.vn/chua-tram-cam-kho-ma-lai-de-806/ https://benhlytramcam.vn/chua-tram-cam-kho-ma-lai-de-806/#respond Thu, 06 Sep 2018 08:09:37 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=806 Trước tiên cần khẳng định trầm cảm là một bệnh lý, cũng tương tự như các bệnh lý đái tháo đường, hen suyễn tim mạch…và chúng ta có những cách chữa trầm cảm hiệu quả như sử dụng thuốc, phối hợp với tâm lý trị liệu hoặc kích thích từ xuyên sọ.

Chữa trầm cảm khó mà lại dễ 1

Trầm cảm là bệnh lý và đã là bệnh lý thì đều có thể chữa

Trầm cảm thực ra là bệnh không quá khó chữa

Nhiều người trong số chúng ta vẫn đang nghĩ trầm cảm là bệnh tâm thần nên rất khó chữa, nhưng trên thực tế có tới 80% bệnh nhân trầm cảm đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Có nhiều loại thuốc chữa trầm cảm nhưng được sử dụng phổ biến nhất là các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs). Thuốc có thể phát huy hiệu quả sau khoảng 2-6 tuần điều trị.

Sau vài tuần sử dụng thuốc, nhiều người có thể cảm thấy hết hoàn toàn các triệu chứng, lại quay trở lại như ban đầu, vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Tuy nhiên, nếu dừng lại tại đây thì kết quả điều trị sẽ là con số không, hoặc thậm chí tồi tệ hơn so với trước.  Người bệnh trầm cảm cần sử dụng thuốc tối thiểu từ 16-20 tuần cho mỗi đợt trầm cảm – đây gọi là giai đoạn tấn công (hay giai đoạn bình phục). Tiếp đó, bệnh nhân sẽ được duy trì thuốc, kể cả khi bệnh nhân đã cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất cứ triệu chứng gì nhằm ngăn chặn nguy cơ tái phát cơn trầm cảm. Có những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao có thể cần sử dụng thuốc suốt đời. Tuy nhiên, điều này cũng không lấy gì làm nặng nề bởi vì có rất nhiều bệnh lý khác chúng ta cũng phải dùng thuốc suốt đời, chẳng hạn như bệnh lý huyết áp, đái tháo đường… Điều quan trọng nhất là đạt được hiệu quả điều trị và giúp cho bệnh nhân quay trở lại với cuộc sống bình thường, có thể tiếp tục làm việc, cống hiến cho xã hội.

Như vậy nếu kiên trì, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh trầm cảm.

Vậy khó khăn nằm ở đâu?

Có thể thấy đa số bệnh nhân trầm cảm nếu được điều trị sẽ có đáp ứng tốt. Vậy thì tại sao số người tự tử hàng năm vì trầm cảm vẫn lên tới con số 30.000-40.000 người chỉ riêng tại nước ta? Dưới đây là một số vấn đề đang là trở ngại cho việc điều trị trầm cảm:

Trầm cảm ít được phát hiện và điều trị kịp thời

Mặc dù trầm cảm là một bệnh lý phổ biến, có tới 30% dân số Việt Nam mắc rối loạn tâm thần trong đó 25% là trầm cảm. Thế nhưng, ước tính chỉ có 1/3 trong số đó là được chuẩn đoán và điều trị nghiêm túc. Nguyên nhân đầu tiên khiến cho trầm cảm khó được phát hiện đó là chúng ta dễ đánh đồng những triệu chứng về mặt tâm thần của trầm cảm (như cáu giận, buồn bã, ủ dột, mất hứng thú…) với những cảm xúc bình thường và không chú ý đến. Những triệu chứng tổn thương về mặt thực thể của trầm cảm như đau nhức, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, hồi hộp, mất ngủ…lại dễ nhầm lẫn với bệnh lý của chuyên khoa khác. Chính vì hiểu biết còn hạn chế về trầm cảm ở cả bệnh nhân và nhân viên y tế nên trầm cảm thường bị bỏ sót, không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân thứ 2 là do cảm giác xấu hổ, sợ bị kỳ thị nên người bệnh thường giấu giếm về tình trạng của mình; hoặc nghĩ mình có thể tự vượt qua. Điều này rất nguy hiểm bởi vì trầm cảm thực sự là một tình trạng bệnh lý mà chúng ta không thể tự mình giải quyết được. Trầm cảm không được điều trị sẽ dần trở nên trầm trọng hơn và hậu quả không chỉ là mất khả năng làm việc, hòa nhập với xã hội mà còn dẫn tới các hành vi nguy hiểm như tự làm tổn hại mình và người thân.

Người bệnh dễ bỏ thuốc

Tất cả các thuốc chống trầm cảm hiện nay đều có hiệu quả chậm, thông thường phải mất từ 2-6 tuần người bệnh mới thấy được triệu chứng cải thiện. Trong khoảng 2 tuần đầu tiên điều trị, bệnh nhân rất dễ bỏ thuốc hoặc tăng nguy cơ tự sát do những tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị.

Người bệnh dễ bỏ thuốc 1

Bệnh nhân bỏ uống thuốc khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn

Một số bệnh nhân cũng tự ý bỏ thuốc khi thấy triệu chứng đã thuyên giảm hay sợ gặp tác dụng không mong muốn của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ. Việc bỏ thuốc khi chưa đủ liệu trình có thể làm tiêu tan mọi nỗ lực trong quá trình điều trị. Hoặc nếu bệnh nhân ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài sử dụng mà không có sự giảm liều từ từ thì có thể dẫn tới hội chứng cai thuốc, chứng trầm cảm đột nhiên tái phát trầm trọng hơn và có thể dẫn tới hành vi tự sát.

Tỉ lệ tái phát cao

Diễn tiến điển hình của trầm cảm là những đợt tái phát cơn trầm cảm, tình trạng càng kéo dài thì tỉ lệ tái phát càng cao. Theo thống kê, có khoảng 50% bệnh nhân bị tái phát bệnh sau khi đã phục hồi từ đợt trầm cảm đầu tiên. Tỉ lệ tái phát lên tới 80% nếu đã có tiền sử bị 2 cơn trầm cảm. Thời gian xuất hiện cơn trầm cảm tái phát trung bình là 5 năm sau khi bình phục.

(Đọc  bài viết “Chữa trầm cảm không dùng thuốc” để biết thêm các cách chữa bệnh tự nhiên khác)

Cần sự chung tay của cộng đồng

Cần sự chung tay của cộng đồng 1

Trầm cảm là vấn đề xã hội và cần cả cộng đồng chung tay 

Trầm cảm là một vấn đề của toàn xã hội và để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của trầm cảm chúng ta cần chung tay hành động để cộng đồng có nhận thức đúng đắn về căn bệnh này. Giáo dục bệnh nhân hiểu rõ trầm cảm là một bệnh lý chứ không phải khiếm khuyết về thần kinh hay nhân cách yếu đuối, xóa bỏ sự kì thị đối với bệnh trầm cảm để người bệnh không ngại tìm đến sự trợ giúp xung quanh. Tìm hiểu kỹ những dấu hiệu của trầm cảm giúp bạn nhận ra và kịp thời giúp đỡ cho những người thân, bạn bè của mình.

Bên cạnh đó, theo TS.BS.Nguyễn Đình Phương – Trưởng khoa Nội tổng quát và YHGĐ – Bệnh viện FV thì chúng ta còn cần phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Hiện nay với sự quá tải bệnh nhân tại hầu hết các bệnh viện, các bác sỹ khó lòng có đủ thời gian để khai thác hết bệnh sử và chuẩn đoán chính xác trầm cảm. Cập nhật kiến thức thông qua các buổi đào tạo liên tục cho các bác sỹ nội tổng quát và bác sỹ nội khoa cũng giúp chúng ta sớm phát hiện trầm cảm ở ngay những cơ sở thăm khám ban đầu.

Ds. Hải Nam

]]>
https://benhlytramcam.vn/chua-tram-cam-kho-ma-lai-de-806/feed/ 0
Trầm cảm đề kháng điều trị https://benhlytramcam.vn/tram-cam-de-khang-dieu-tri-567/ https://benhlytramcam.vn/tram-cam-de-khang-dieu-tri-567/#respond Tue, 28 Aug 2018 02:05:55 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=567 Đôi khi triệu chứng trầm cảm không được cải thiện thậm chí đã điều trị. Vậy chúng ta có thể làm gì trong tình huống này?

Thế nào là trầm cảm đề kháng điều trị?

Thế nào là trầm cảm đề kháng điều trị? 1

Người bị trầm cảm đang điều trị nhưng triệu chứng trầm cảm không được cải thiện

Nếu bạn đang điều trị trầm cảm nhưng các triệu chứng không cải thiện, có thể bạn rơi vào tình trạng trầm cảm kháng điều trị. Thông thường sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc tâm lý trị liệu làm thuyên giảm triệu chứng trầm cảm ở phần lớn bệnh nhân. Nhưng đối với trường hợp trầm cảm đề kháng điều trị, các biện pháp điều trị tiêu chuẩn là không đủ. Nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm và các triệu chứng trầm cảm vẫn tiếp diễn, hãy hỏi bác sĩ điều trị để được tư vấn và điều trị thêm các tình trạng sức khỏe tâm thần.

Bác sĩ tâm lý sẽ xem xét lại toàn bộ tình trang bệnh của bạn và có thể sẽ hỏi những câu sau:

  • Tình hình cuộc sống của bạn có thể góp phần nào đó vào bệnh trầm cảm
  • Cân nhắc đáp ứng của bạn đối với điều trị , bao gồm thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc các biện khác mà bạn đã điều trị
  • Xem xét lại tất cả các thuốc bạn đã dùng,bao gồm các thuốc kê đơn, thuốc không cần kê đơn và các sản phẩm từ cây cỏ.
  • Thảo luận về các thuốc bạn đang được kê đơn và các bước điều trị kế tiếp
  • Cân nhắc các tình trạng sức khỏe thực thể khác mà đôi khi có thể gây ra hoặc làm xấu đi bệnh trầm cảm như rối loạn tuyến giáp, đau mạn tính hoặc các vấn đề về tim
  • Xem xét chẩn đoán các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như rối loạn lưỡng cực có thể gây ra hoặc làm xấu đi bệnh trầm cảm và cần biện pháp điều trị khác; trầm cảm nhẹ dai dẳng hoặc rối loạn nhân cách góp phần làm bệnh lý trầm cảm không cải thiện được.

Các triệu chứng trầm cảm đề kháng điều trị có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và cần thử nhiều mục tiêu để xác định xem cái gì có thể giúp cải thiện được.

Các chiến lược dùng thuốc

Nếu bạn đã dùng thuốc chống trầm cảm và chưa thấy hiệu quả thì cũng đừng mất hy vọng. Có thể đơn giản chỉ là chưa tìm được đúng liều thuốc cần dùng hoặc có thể cần phối hợp thuốc để đạt hiệu quả. Có một số lựa chọn mà bác sĩ điều trị có thế trao đổi với bạn:

  • Cần thêm thời gian cho thuốc bạn đang sử dụng. Các thuốc chống trầm cảm và các biện pháp điều trị thuốc khác thường cần 4-8 tuần để có hiệu quả đầy đủ và tác dụng phụ sẽ giảm bớt. Đối với một số bệnh nhân có thể sẽ cần thời gian dài hơn..
  • Tăng liều thuốc nếu cần thiết. Mỗi bệnh nhân đáp ứng với thuốc khác nhau, bạn có thể cần liều cao hơn để đạt hiệu quả. Hãy trao đổi với bác sĩ xem đó có phải là một lựa chọn của bạn – không tự ý thay đổi liều dùng của thuốc vì có nhiều yếu tố tham gia vào việc quyết định liều đúng nhất.
  • Đổi thuốc chống trầm cảm khác. Đối với nhiều bệnh nhân, thuốc chống trầm cảm đầu tiên không có hiệu quả, bạn cần thử nhiều thuốc khác nhau trước khi tìm ra loại thuốc có hiệu quả đối với mình.
  • Kết hợp thêm nhóm thuốc chống trầm cảm khác. Bác sĩ điều trị có thể kê 2 nhóm thuốc thuốc chống trầm cảm khác nhóm cho bạn tại cùng một thời điểm. Đó là cách mà các loại thuốc sẽ tác động lên nhiều chất hóa học trong não liên quan tới tâm trạng. Các chất hóa học này là các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin và norepinephrine.
  • Kết hợp thêm một thuốc thường dược dùng cho tình trạng bệnh khác. Bác sĩ có thể kê một thuốc thường dùng cho các tình trạng bệnh lý thực thể hoặc tâm thần khác cũng với thuốc chống trầm cảm, gồm thuốc điều trị tâm thần, thuốc an thần, chống lo lắng, homron tuyến giáp hoặc các thuốc khác.
  • Cân nhắc thử genotype cytochrome P450 (CYP450) nếu sẵn có. Test này nhằm kiểm tra các gen đặc biệt cho biết cơ thể bạn chuyển hóa thuốc tốt như thế nào. Do có những đột biến gen dẫn tới thay đổi trong men cytochrome P450 mà các thuốc có thể ảnh hưởng khác nhau đến các bệnh nhân. Nhưng xét nghiệm này không cho chúng ta biết một thuốc chống trầm cảm có hiệu quả hay không mà chỉ cung cấp một vài đầu mối.

Tư vấn tâm lý

Tư vấn tâm lý với các nhà tâm lý, chuyên gia các bệnh về tâm thần khác có hiệu quả rất khác nhau. Đối với nhiều bệnh nhân sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc cho kết quả tốt nhất. Trị liệu tâm lý có thể phát hiện những vấn đề tiềm ẩn có thể góp phần vào bênh lý trầm cảm của bạn. Ví dụ, trị liệu tâm lý có thể giúp bạn:

Tư vấn tâm lý 1

Gặp gỡ chuyên gia tâm lý để điều trị trầm cảm được tốt nhất

  • Tìm cách tốt nhất để đương đầu với những thách thức của cuộc sống
  • Giải quyết các chấn thương cảm xúc trong quá khứ
  • Kiểm soát các mối quan hệ một cách lành mạnh hơn
  • Học cách làm giảm áp lực trong cuốc sống
  • Giải quyết các vấn đề

Nếu tư vấn tâm lý không có hiệu quả, hãy trao đổi với bác sĩ tâm lý của bạn để thử mục tiêu khác hoặc cân nhắc gặp người tư vấn tâm lý khác. Cũng như điều trị bằng thuốc, bạn có thể phải thử nhiều cách để tìm ra biện pháp có hiệu quả đối với mình.

Trị liệu tâm lý đối với trầm cảm gồm:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức. Dạng tư vấn phổ biến này giải quyết các suy nghĩ, hành vi cảm giác ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Nó giúp bạn xác định và thay đổi những cách suy nghĩ tiêu cực và dạy bạn các kỹ năng phản ứng với những thách thức trong cuộc sống theo cách tích cực.
  • Liệu pháp chấp nhận và cam kết. Một dạng của trị liệu hành vi nhận thức, liệu pháp chấp nhận và cam kết giúp bạn có được hành vi tích cực cho dù khi bạn có suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Nó được áp dụng cho tình trạng trầm cảm đề kháng điều trị.
  • Trị liệu tâm lý giao tiếp: tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan tới các mối quan hệ có thể góp phần vào bệnh trầm cảm của bạn.
  • Liệu pháp gia đình hoặc hôn nhân. Có sự tham gia của các thành viên trong gia đình hoặc chồng bạn trong quá trình tư vấn. Loại bỏ căng thắng trong các mối quan hệ của bạn có thể giúp điều trị trầm cảm
  • Điều trị tâm động. Mục tiêu là giúp bạn giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan tới bệnh trầm cảm của bạn bằng cách khám phá các cảm giác và niềm tin sâu xa của bạn.
  • Trị liệu hành vi biện chứng. Giúp bạn xây dựng các chiến lược chấp nhận và kỹ năng giải quyết vấn đề. Trị liệu này rất hữu ích cho những trường hợp có các suy nghĩ tự tử dai dẳng hoặc hành vi tự làm thương chính mình – những biểu hiện đối khi liên quan tới trầm cảm kháng điều trị.
  • Trị liệu tâm lý theo nhóm. Bao gồm nhóm người đang cố gắng chiến đấu với bệnh trầm cảm làm việc với nhau cùng với một nhà tâm lý trị liệu

Các phương pháp khác để điều trị trầm cảm

Nếu điều trị bằng thuốc và tâm lý không có hiệu quả, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn điều trị thêm nữa:

Liệu pháp xung điện ( Electroconvulsive therapy -ECT).

Trong khi bạn ngủ, một liều điện từ đã được tính toán kỹ lưỡng sẽ đi qua não của bạn. ETC dường như gây ra những thay đổi các chất hóa học trong não bạn và có thể nhanh chóng đảo ngược các triệu chứng của trầm cảm nặng.

liệu pháp xung điện

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ECT mang lại lợi ích nhất định đối với bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt. Phương pháp này được áp dụng cho người bị trầm cảm mạn tính. Đây là dạng điều trị phổ biến ở EU, và hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu hỗ trợ việc sử dụng phương pháp để trị tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở người có triệu chứng không phản ứng với phương pháp khác lại đáp ứng tốt với ECT.

ECT thường được áp dụng ba lần một tuần. Bệnh nhân có thể yêu cầu tối thiểu ba hoặc bốn buổi trị liệu hoặc tối đa 12 đến 15. Phương pháp ECT hiện đại không gây đau như phương pháp trong những thập kỷ trước khi mới hình thành phương pháp ECT.

Mất trí nhớ là tác dụng phụ tiêu cực chính của ECT. Vấn đề liên quan đến trí nhớ thường phục hồi trong vài tháng sau lần điều trị cuối cùng.

Phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ lặp lại (TMS) Repetitive transcranial magnetic stimulation (rTMS).

Thường sử dụng khi phương pháp xung điện không hiệu quả. TMS sử dụng trường điện từ kích thích các tế bào thần kinh trong não để cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Quá trình điều trị bao gồm áp dụng TMS 16 phút mỗi ngày trong bốn ngày liên tục.

Kích thích thần kinh phế vị ( Vagus nerve stimulation – VNS).

Nhìn chung phương pháp này chỉ được dùng sau khi các phương pháp kích thích não khác như ECT, TMS không thành công trong việc cải thiện các triệu chứng của trầm cảm. VNS kích thích thần kinh phế vị bằng các xung điện . Phương pháp này sử dụng một thiết bị được cấy vào ngực của bạn và có một đường dây nối với  thần kinh phế vị ở cổ. Các tín hiệu điện từ thiết bị cấy đi theo thần kinh phế vị tới các trung tâm tâm tạng trong não và cải thiện các triệu chứng của trầm cảm

Các bước khác bạn có thể làm

Các bước khác bạn có thể làm 1

Ghi nhớ lịch hẹn điều trị và đừng bao giờ bỏ lỡ lần nào

  • Đánh dấu vào kế hoạch điều trị của bạn. Đừng bỏ bất kể một phiên điều trị hoặc cuộc hẹn nào. Tất cả các biện pháp điều trị đều cần thời gian để có hiệu quả, thậm chí ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn cũng đừng bỏ thuốc điều trị. Nếu bạn ngưng, các triệu chứng trầm cảm có thể quay trở lại và bạn sẽ đối mặt với hội chứng cắt thuốc. Nếu tác dụng phụ hoặc chi phí điều trị là một vấn đề đối với bạn hãy thảo luận với bác sĩ điều trị.
  • Hãy ngừng uống hoặc sử dụng các thuốc giải trí. Nhiều bệnh nhân trầm cảm uống quá nhiều đồ uống có cồn hoặc sử dụng các thuốc giải trí hoặc cần sa. Khi sử dụng trong thời gian dài, đồ uống có cồn và thuốc có thể làm các triệu chứng trầm cảm xấu đi và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Điều trị trầm cảm có thể không đạt được hiệu quả tận tới khi bạn từ bỏ được các đồ uống hoặc thuốc trên..
  • Kiểm soát căng thẳng. Các vấn đề về quan hệ, khó khăn tài chính, cuộc sống và công việc không hạnh phúc… tất cả có thể góp phần gây căng thẳng và làm xấu đi các triệu chứng của trầm cảm. Hãy thử các kỹ thuật làm giảm căng thẳng như yoga, thiền, viết nhật ký các suy nghĩ của bạn…
  • Ngủ tốt . Một giấc ngủ kém có thể làm tình trạng trầm cảm xấu đi. Chất lượng giấc ngủ bao gồm thời gian ngủ có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn, mức độ năng lượng, khả năng tập trung và phục hồi đối với căng thẳng. Nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ, hãy hỏi bác sĩ về các cách cải thiện giấc ngủ của bạn.
  • Tập luyện thường xuyên. Tập luyện có tác động trực tiếp đối với tâm trạng. Thậm chí các hoạt động thể chất như làm vườn, đi bộ cũng giúp cải thiện căng thẳng, giấc ngủ và giảm bớt triệu chứng trầm cảm.

DS. Thanh Hương

Nguồn: Mayoclinic

]]>
https://benhlytramcam.vn/tram-cam-de-khang-dieu-tri-567/feed/ 0