Bệnh tưởng…

    Thưa Bác sĩ hiện tại thì em đang mắc chứng mà hàng ngày em cứ lo lắng rằng mình đã có thể bị nhiễm 1 căn bệnh truyền nhiễm nan y nào đó do quá trình tiếp xúc bên ngoài xã hội môi trường. Lo lắng về bệnh nào là em lại lên mạng và tìm hiểu đọc tường tận chi tiết về bệnh đó và sau đó càng thêm hoang mang. Vừa rồi em lo lắng ám ảnh về HIV thì em đã đi xét nghiệm và âm tính, nhưng sau đó thì em lo đến hàng loạt các thứ bệnh đáng sợ khác như lao phổi, viêm phổi hay thậm chí phong cùi… em cứ nghĩ trong quá trình tiếp xúc bên ngoài mình đã có thể vô tình lây nhiễm rồi và về nhà em không dám sinh hoạt với gia đình vì sợ truyền bệnh cho người khác nữa, tay hay đồ của mình chạm vào của người khác trong nhà thì em cũng sợ lây bệnh được cho mọi người, đến giờ thật sự thì em còn ám ảnh khó dám đụng chạm sờ vào bất cứ vật gì ngoài đồ dùng của mình do lo sợ có thể mắc bệnh và truyền bệnh, nếu đã làm việc gì đó đụng vào đồ của người khác mà khiến em nghĩ có thể lây truyền bệnh thì sau đó em sẽ lo nghĩ rất nhiều về việc đó và thấy khó chịu trong người khi đã để xảy ra việc đó rồi lo lắng hoang mang. Đụng chạm vào đồ vật bình thường em cũng phải rửa tay hoặc rửa lau chùi đồ vật đó vì nếu không làm em sẽ không thể chịu được, dù có thể biết là nó vô lý vô cớ ko bị sao nhưng em vẫn cảm thấy sợ chẳng may hay nhỡ đâu như thế nào, và đến giờ thì cho dù đọc tìm hiểu trên các phương tiện thông tin về các bệnh về đường lây truyền nhưng dần cảm thấy không muốn tin vào kiến thức và cứ tự mình lo của mình thôi. Em thật sự rất mệt mỏi khi như vậy khiến em sống không thể thoải mái thậm chí còn không dám ăn uống chung không dám đi tìm việc làm vì tâm lý bây giờ rất thiếu tự tin, lo lắng lo xa tương lai… em nghĩ rất nhiều thứ và chủ yếu là những thứ khiến mình lo âu và không có cách nào thoát khỏi những suy nghĩ đó được. Ngoài sự việc trên thì hiện tại em cũng thấy đầu óc mình bây giờ không còn được minh mẫn tập trung nữa, hay quên, em thức đêm rất nhiều từ vài năm, thường xuyên ở một mình trong phòng và thích ở một mình, mất hứng thú với nhiều điều, tâm lý hay bất ổn dễ cáu, dễ xúc động và cũng có nhiều biểu hiện hành động lập dị như bị ma làm có những suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế lặp đi lặp lại, đầu óc thì lúc nào cũng như người ở đâu rơi xuống, trầm cảm, lo sợ là lại vào điện thoại đọc … Bình thường em vẫn bình thường không biểu hiện vẫn có thể gặp gỡ nõi chuyện với bạn bè bình thường và như ví dụ đây vẫn có thể miêu tả triệu chứng của mình cho Bác sĩ một cách tỉ mỉ nhưng thật sự nó là ở tâm bên trong người của mình và em cảm thấy chỉ có mình mới biết được mình đang gặp phải những gì, vì vài lí do rất khó có thể tâm sự kể cho ai rõ về sự tình của mình đặc biệt là người trong gia đình. Vậy mong Bác sĩ hay cho em lời khuyên và làm cách nào để em có thể có được lại một cuộc sống bình thường ạ?

    Trả lời

    Chào bạn,

    Qua những triệu chứng bạn mô tả thì rất có thể bạn đang mắc phải một chứng bệnh tâm lý gọi là rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Khi được điều trị thích hợp với liệu pháp tâm lý hoặc các thuốc như SSRIs thì bạn hoàn toàn có thể trở lại cuộc sống bình thường. Do đó mà bạn nên thăm khám tại cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt nhé.

    Chúc bạn mạnh khỏe,

    Bình luận về bài viết

    1. Chào bác sĩ
      Em bị hiện tượng lo lắng sợ bị lây bệnh ung thư 3 tháng nay
      Do có 1 lần gần nhà có người mất vì ung thư, em có đi ngang qua và không có tiếp xúc
      Tình trạng lo lắng bị bệnh của em đã 3 tháng nay
      Mỗi lần lo lắng là em không tập trung gì được
      Và suy nghĩ về tương lai mờ ám
      Vậy cho em hỏi biểu hiện lo lắng của em là bình thường hay có vấn đề gì không ạ
      Em cảm ơn bác sĩ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Hầu như mỗi người đều quan tâm và lo lắng về sức khỏe bản thân, lo sợ mình mắc bệnh. Tuy nhiên sự lo lắng thái quá lại là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tâm lý. Đây không phải là một dạng bệnh kì lạ mà khá phổ biến, một nghiên cứu tại Úc cho thấy 6% dân số của họ gặp tình trạng tương tự. Trường hợp của bạn rất có thể bạn đã bị rối loạn lo âu rồi. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự lo lắng quá mức về bệnh tật chính là những thông tin bị thổi phồng, không đúng sự thật trên internet. Bạn nên hạn chế đọc những tin tức như vậy trên mạng vì không phải tất cả thông tin trên mạng đều đúng, và chúng có thể tác động xấu tới bạn. Bên cạnh đó bạn nên sớm tìm tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám, kiểm tra. PHương pháp điều trị có thể là tâm lý trị liệu hoặc dùng thuốc.

        Ngoài ra, có một số biện pháp bổ trợ có thể hữu ích cho bạn:
        – Chế độ ăn uống: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Nên ăn nhiều trái cây tươi, bổ sung vitamin nhóm B, C.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
        – Đi ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa. Nên tránh sử dụng điện thoại gần giờ đi ngủ để không bị xao nhãng dẫn tới khó ngủ.
        – Chọn 1 môn thể thao để tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày như: chạy bộ, squat,…Nên tập ngoài trời có không khí thoáng đãng sẽ giúp cho tinh thần thoải mái hơn.
        – Giao tiếp với người xung quanh: lúc này bạn có thể cảm thấy khó khăn hoặc thậm chí là sợ giao tiếp với những người xung quanh. Tuy nhiên, việc giao tiếp với mọi người có thể sẽ giúp bạn có cuộc sống tinh thần tích cực hơn. Hãy thử liên hệ và gặp gỡ một người bạn, người thân bạn cảm thấy tin tưởng để nói chuyện hoặc cùng đi ăn hoặc uống cà phê thư giãn.

        Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng,

    2. Đình Hà đã bình luận

      Dạ thưa bác sỹ!
      Tôi năm nay 42 tuổi là CBCNV, bị bệnh rối loạn lo âu cũng đã hơn 3 năm. Tôi sống ở Huế và cũng đã thăm khám và điều trị tại BVTT Huế năm 2018 thời gian khoảng 5 tháng tuy nhiên bệnh không thuyên giảm nhiều. Triệu chứng của bệnh như sau: luôn hồi hộp, lo lắng, cồn cào, tức ngực, khó thở kèm theo run tay và vả mồ hôi mỗi khi căng thẳng trong công việc. Khi đó cảm thấy không còn là chính mình nữa, căng cơ tay không thể ký và viết khi cầm bút nên hoảng sợ, thất vọng và buồn vô cùng.
      Cảm nhận rõ rệt nhất của bản thân là bị hội chứng sợ cầm bút ký tên hoặc viết văn bản liên quan đến chuyên môn.. thì ngay lập tức bị đánh trống ngực, hồi hộp, căng cơ tay không thể viết lách được. Cứ lặp đi lặp lại một vòng luẩn quẩn như vậy, chỉ nghĩ đến thôi cũng đã lập tức xuất hiện triệu chứng đó. Như đã trở thành phản xạ trong tiềm thức nên không thể nào thay đổi được. Còn mọi sinh hoạt khác vẫn bình thường có ảnh hưởng nhưng không đáng kể. Mấy hôm nay bệnh trở nên nặng hơn do phải thực hiện công việc trên giấy tờ có người giám sát trực tiếp..và hội chứng sợ cầm bút đó lại xuất hiện và lại ăn sâu vào tiềm thức. Càng lo lắng bao nhiêu thì càng khổ bấy nhiêu, thấy bản thân quá yếu đuối và vô dụng.
      Rất mong được bác sỹ sớm cho một lời khuyên để bản thân được thay đổi hành vi tiêu cực của mình.
      Tôi xin chân thành cảm ơn!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào anh,

        Những triệu chứng anh mô tả trên đây có thể là chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ – một trong 5 dạng rối loạn lo âu phổ biến. Bệnh biểu hiện qua các triệu chứng luôn căng thẳng, hoảng sợ, khó thở, hồi hộp, chóng mặt, đau tức ngực, run rẩy…khi phải đối mặt với một sự việc cụ thể, thậm chí ngay cả khi suy nghĩ về sự việc đó. Sau những cơn lo lắng ám ảnh kéo dài thì người bệnh thường sẽ sợ tình huống đó hơn và ngày càng hoảng sợ, lo lắng, bồn chồn, sợ hãi mãnh liệt hơn.
        Để điều trị rối loạn lo âu hiện nay có thể sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu hoặc phối hợp cả hai biện pháp trên. Lưu ý bạn đây là bệnh cần điều trị lâu dài, có thể cần nhiều thời gian để cho thuốc đáp ứng, hoặc tìm ra loại thuốc, liều lượng thích hợp với từng người. Do vậy, bạn nên trở lại bệnh viện để thăm khám và tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sỹ, tái khám đúng hẹn, không tự ý ngừng thuốc.
        Ngoài ra, có một số biện pháp bổ trợ có thể hữu ích cho bạn:
        – Chế độ ăn uống: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Nên ăn nhiều trái cây tươi, bổ sung vitamin nhóm B, C.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
        – Đi ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa. Nên tránh sử dụng điện thoại gần giờ đi ngủ để không bị xao nhãng dẫn tới khó ngủ.
        – Chọn 1 môn thể thao để tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày như: chạy bộ, squat,…Nên tập ngoài trời có không khí thoáng đãng sẽ giúp cho tinh thần thoải mái hơn.
        – Giao tiếp với người xung quanh: lúc này bạn có thể cảm thấy khó khăn hoặc thậm chí là sợ giao tiếp với những người xung quanh. Tuy nhiên, việc giao tiếp với mọi người có thể sẽ giúp bạn có cuộc sống tinh thần tích cực hơn. Hãy thử liên hệ và gặp gỡ một người bạn, người thân bạn cảm thấy tin tưởng để nói chuyện hoặc cùng đi ăn hoặc uống cà phê thư giãn.

        Chúc bạn mạnh khỏe.

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời