Stress có gây sốt không?

    Chào bác sĩ !

    Cháu đang đi làm cho một công ty của Nhật. Dạo gần đây cháu bị mệt mỏi rất nhiều bởi những áp lực cao của công việc, cộng với một số vấn đề trong chuyện tình cảm khiến cháu không có lối thoát. Stress đang bao trùm lấy con người của cháu. Lúc nào cơ thể cháu cũng trong trạng thái nửa sốt nửa không, hơi thở hắt ra, nóng, đau nhức toàn thân, khó để đi vào giấc ngủ. Trong một lần khám sức khỏe ở công ty vào thời gian cháu bị stress căng thẳng cháu và cháu có bị sốt 38 độ 5. Cháu muốn hỏi bác sỹ là khi cháu bị stress có gây sốt không ạ? Liệu cháu có bị viêm nhiễm gì trong cơ thể dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ này không ạ.
    Cháu cảm ơn bác sĩ !

     

    Trả lời

    Chào Hồng Thái !

    Trước tiên tôi xin được đồng cảm sâu sắc với những căng thẳng do những áp lực công việc và tình cảm gây ra cho bạn. Biểu hiện nóng và sốt của bạn cũng là một trong những triệu chứng của bệnh stress. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề stress nhưng trong trường hợp này thì nguyên nhân chủ yếu là do áp lực công việc cao, kéo dài gây ra những lo lắng, cộng với chuyện tình cảm không suôn sẻ nên khiến bản thân bạn rơi ra ngoài ngưỡng chịu đựng của bản thân khiến những căng thẳng stress được hình thành. Một trong số những triệu chứng thực thể mà đa số mọi người khi bị stress đều gặp phải như bạn là gia tăng nhiệt độ cơ thể hoặc trầm trọng hơn là stress gây sốt. Tuy sốt không quá cao gây những triệu chứng co giật nhưng nếu không được xử lý kịp thời thì vấn đề này có thể gây ra cho bạn nói riêng và cho người bệnh nói chung những hậu quả tương đối nghiêm trọng cho cuộc sống của mình.

    Trong trường hợp của bạn nếu thấy có triệu chứng sốt khi gặp những áp lực công việc kéo dài mà không kèm theo bệnh lý gì khác thì tỉ lệ bị viêm nhiễm trong cơ thể là khó xảy ra. Bạn nên chú ý đến vấn đề stress của bản thân mình.

    >> Chi tiết hơn về stress là gì qua bài viết: Stress là gì? Stress- bệnh tâm lý!

    Nghiên cứu khoa học: Stress có gây sốt

    Tình trạng này được giới y khoa gọi là sốt do tâm lý. Là tình trạng đau đầu xuất hiện do những chấn thương tâm lý hoặc những áp lực của cuộc sống kéo dài. Một số nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu vấn đề này và cho biết Stress có ảnh hưởng đến thân nhiệt của cơ thể. Và tình trạng này thường gặp ở những các bệnh nhân ở tuổi từ 16 đến 30 tuổi do những áp lực học hành và áp lực về công việc cuộc sống.

    Bệnh nhân stress đều có triệu chứng tăng thân nhiệt, mất ngủ, mệt mỏi cơ thể. Và hầu hết bệnh nhân thường yêu cầu điều trị những triệu chứng của cơ thể chứ không quan tâm đến vấn đề tâm lý. Tuy nhiên điều này không giúp điều trị dứt điểm và đặc hiệu cho sức khỏe tinh thần của người bệnh, Khi còn bị stress người bệnh vẫn sẽ còn những triệu chứng của sốt.

    Lời khuyên khi bị sốt do stress

    Nghe một bài hát nhẹ nhàng

    Nghe một bài hát nhẹ nhàng sẽ khiến bản thân cảm thấy bình tâm hơn. Là cách đơn giản để cơ thế được thả lỏng và thư giãn tối đa. Ngoài ra việc nghe nhạc sẽ giúp chúng ta tập trung tinh thần tốt hơn để giải quyết công việc hiệu quả hơn. Một số bản nhạc không lời, nhạc giao hưởng, nhạc baroque là những sự lựa chọn hoàn hảo trong việc giải tỏa căng thẳng stress.

    Ngủ đủ giấc

    Giấc ngủ được nghiên cứu là liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh stress đa phần là do mất ngủ kéo dài khiến đầu óc căng thẳng và kèm theo những triệu chứng khác như tăng thân nhiệt cơ thể, sốt. Do vậy việc điều chỉnh giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể được nghỉ ngơi tuyệt đối mà còn giúp phục hồi và giảm các triệu chứng do stress gây ra. Một trong số đó là sốt do stress..

    Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

    Các loại thực phẩm từ rau xanh, trái cây và các loại hạt từ thực vật được nghiên cứu cung cấp cho người bệnh nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Rèn luyện chế độ ăn này trong thời gian căng thẳng giúp cơ thể thoải mái, hoạt động tối ưu, giảm các triệu chứng của rối loạn căng thẳng. giảm những căng thẳng là cách để giảm những triệu chứng sốt tâm lý do stress gây ra.

    Rèn luyện thể dục thể thao

    Tập luyện thể dục thể thao được nghiên cứu giúp giảm những căng thẳng cho não bộ và những triệu chứng thực thể do stress căng thẳng gây ra. Tập thể dục làm giảm kích thích tố căng thẳng của cơ thể - chẳng hạn như cortisol - về lâu dài. Nó cũng giúp giải phóng endorphin, là những hóa chất giúp cải thiện tâm trạng và hoạt động như thuốc giảm đau tự nhiên. Chạy bộ hoặc đi bộ hít thở không khí trong lành là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo để người bệnh nuông chiều bản thân và giải quyết vấn đề tâm bệnh stress. Đồng thời tập thể dục cũng giúp cải thiện giấc ngủ , giúp ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn

    Phương pháp mới: Sử dụng probiotics

    Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy những căng thẳng stress tác động tới hoạt động của đường ruột và làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột và ngược lại khi đường ruột hoạt động không tốt,mất cân bằng thì cũng gây ra những căng thẳng stress. Những vi khuẩn có lợi cho đường ruột bị sụt giảm đáng kể khi người bệnh bị stress. Những lợi  khuẩn này đặc biệt là hai chủng Lactobaccillus và Bifidobacterium có nhiệm vụ quan trọng trong việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác hưng phấn và hạnh phúc. Không chỉ vậy những lợi khuẩn này còn giúp tăng cường bảo vệ hàng rào biểu mô ruột non. Khi hàng rào biểu mô ruột non khỏe mạnh sẽ ngăn chặn các độc tố và vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Giải tỏa được những căng thẳng thì cũng giảm được những triệu chứng thực thể như sốt, thay đổi thân nhiệt, cảm giác bồi hồi và một số cơn đau đầu, đau cơ khác.

    Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết: Người bị stress nên làm gì?

    Trên đây là một số chia sẻ cho câu hỏi của Hồng Thái. Chúc Thái luôn vui vẻ, giảm bớt căng thẳng và những cơn sốt kéo dài do stress gây ra nhé !

    Benhlytramcam.vn

     

    Bình luận về bài viết

    1. Le duc phuc đã bình luận

      Chào bác sĩ cháu năm nay mới 16 tuổi cháu có vấn để của cháu và bạn gái 1 vấn để rất nghiệm trọng 2 đứa cháu suy nghĩ kéo dài rất lâu và nhiều ngày kể từ ngày 11 tháng 11 năm 2022 suy nghĩ rất nhiều,lo lắng,căng thẳng,và cháu lại kèm theo nhiều tuần không ăn buổi trưa và tối,thì cháu có bị đau cơ tay chân ê buốt toàn thân,sang tháng 12 thì cháu vẫn suy nghĩ kéo dài đến tânh ngày hôm nay là sang tháng 1 cháu suy nghĩ và rất là căng thẳng thì ngủ vào ngày 20/12 cháu đêm đó cháu có đổ mồ hôi đêm và sáng dậy thì lại thấy 1 vài vết đỏ ngứa ở trên da và sau đó có thêm 1 vài vết nữa cháu rất ngứa và khó chịu, khi đó cháu cẫn kèm theo đau nhức cơ thể, cháu sờ thì thấy 1 cục hạch bé bằng hạt lạc ở sau cổ chỉ ấn vào mới thấy k đau gì cả,và cơ thể cháu lúc nóng lúc lạnh,và đau đầu cực mạnh luôn ạ cháu suy nghĩ và căng thẳng stress trong vòng đến ngày hnay là 2 tháng vâyh có phải do stress căng thẳng gây ra những triệu chứng trên không ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Stress kéo dài có thể gây ra rối loạn hệ thần kinh thực vật, dẫn tới các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hơi thở nông, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ…Trong trường hợp này bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần để thăm khám và điều trị sớm nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    2. Hoàng đã bình luận

      Thời gian này do nghỉ dịch quá lâu nên thời gian rảnh em sử dụng điện thoại quá nhiều căng thẳng chuyện gia đình chuyện tình cảm gây nên cảm giác đau đầu thân nhiệt gia tăng cơ thể mệt mỏi đau nhức ăn uống khó tiêu ngủ nhiều cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi ủ rũ cảm giác như rơi vào tình trạng sốt nhẹ mắt nhìn xung quanh như muốn tối sầm lại giường như lúc nào cũng cảm giác buồn ngủ em mới bị hôm nay là ngày thứ 2 vì các ngày bình thường e thường khoác balo mở một bản nhạc nhẹ đi bộ hoặc chạy bộ hoặc đạp xe khoảng 5km nhưng 2 hôm nay cơ thể em mệt mỏi không muốn làm gì chỉ muốn ngủ vậy r có phải bị stress k ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bạn đang có một số dấu hiệu của căng thẳng tâm lý, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới những chứng bệnh nặng hơn như rối loạn lo âu, trầm cảm. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp giảm căng thẳng sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
        – Chia sẻ và nói chuyện với người thân để giải tỏa bớt những lo lắng, muộn phiền trong lòng.

        Trong trường hợp những biện pháp trên không cải thiện được tình hình thì bạn nên tới gặp bác sỹ để được giúp đỡ nhé!

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời