Trầm cảm https://benhlytramcam.vn Bệnh lý trầm cảm Tue, 25 Jul 2023 01:35:57 +0000 vi hourly 1 Những khó khăn trong điều trị bệnh trầm cảm https://benhlytramcam.vn/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-benh-tram-cam-3703/ https://benhlytramcam.vn/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-benh-tram-cam-3703/#respond Thu, 13 May 2021 09:47:19 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3703 Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Hiện nay, việc điều trị bệnh trầm cảm còn gặp một số khó khăn do tác dụng phụ của thuốc điều trị, khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh còn thấp, điều trị cần thời gian dài mới có hiệu quả.

Để hiểu rõ hơn về những khó khăn trong điều trị bệnh trầm cảm và các biện pháp nâng cao hiệu quả điều trị, mời quý khán giả theo dõi Chương trình Phòng mạch FM – Phát sóng vào 17h ngày 8/5/2021

Khách mời chương trình: ThS.BS Lê Đình Phương – Trưởng Khoa Nội tổng quát, Y học gia đình và kiểm tra sức khỏe, Bệnh viện FV
MC: BTV Kim Ánh

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhung-kho-khan-trong-dieu-tri-benh-tram-cam-3703/feed/ 0
Bất ngờ mối liên hệ khăng khít giữa ruột và não https://benhlytramcam.vn/bat-ngo-moi-lien-he-khang-khit-giua-ruot-va-nao-3688/ https://benhlytramcam.vn/bat-ngo-moi-lien-he-khang-khit-giua-ruot-va-nao-3688/#respond Fri, 07 May 2021 10:27:02 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=3688 Các nghiên cứu mới về trục não-ruột gần đây đã giải thích rõ mối tương quan, khiến trầm cảm, lo âu dễ dẫn đến mắc các bệnh đường tiêu hóa và ngược lại. Đáng chú ý, nghiên cứu tại Việt Nam đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích cho thấy, nguyên nhân do lo âu, trầm cảm chiếm hơn 62%.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Trục não-ruột và vai trò của Probiotics trong trầm cảm, rối loạn lo âu”, được Liên Chi hội Khoa học Tiêu hóa TP.HCM tổ chức hôm 22/11. Hội thảo quy tụ hơn 300 bác sĩ lĩnh vực tiêu hóa đến từ TP.HCM và các tỉnh, thành lân cận.

Bất ngờ mối liên hệ khăng khít giữa ruột và não 1

BSCK2.Trần Kiều Miên nói rằng Hội thảo này đậm tính thời sự

Trước khi các diễn giả đi sâu vào chuyên môn, BSCK2.Trần Kiều Miên- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam nhấn mạnh, mối tương quan của trục não-ruột không chỉ là vấn đề mới đối với Việt Nam, mà còn với cả thế giới. Không chỉ mới, sự hiểu biết về trục não-ruột còn là vấn đề mang tính thời sự, bởi với sự bất ổn nói chung của đời sống hiện nay, trầm cảm và rối loạn lo âu rất dễ gặp phải. Do đó, càng hiểu biết nhiều hơn về trục não-ruột, các bác sĩ càng có cơ hội chẩn đoán và điều trị hữu hiệu các bệnh tiêu hóa với nguyên nhân đến từ vấn đề tâm thần và ngược lại.

PGS-TS.Quách Trọng Đức- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nội (BV Đại học Y dược TP.HCM) cũng dẫn hàng loạt dữ liệu nghiên cứu để chỉ rõ mối tương quan không thể chối cãi giữa những bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa và trầm cảm, lo âu. Theo PGS-TS.Quách Trọng Đức, một nghiên cứu trên bệnh nhân ngoại trú mắc các bệnh tiêu hóa có rối loạn tâm thần kinh kèm theo cho thấy, có 42% bệnh nhân rối loạn lo âu, có 19% bệnh nhân trầm cảm. Điều đáng nói, thời gian mắc các bệnh tiêu hóa càng kéo dài, thì rối loạn tâm thần kinh càng nặng nề hơn.

“Trầm cảm và lo âu rất thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tiêu hóa. Trục não-ruột đóng vai trò chính yếu giúp giải thích các rối loạn tâm thần kinh và rối loạn tiêu hóa xảy ra trên cùng một bệnh nhân. Vi khuẩn chí đường ruột đóng vai trò quan trọng trong “đối thoại” não-ruột qua các đường thần kinh, miễn dịch và chuyển hóa…”- PGS-TS.Quách Trọng Đức kết luận.

Bất ngờ mối liên hệ khăng khít giữa ruột và não 2

Hội thảo có sự tham dự của hơn 300 bác sĩ lĩnh vực tiêu hóa

Báo cáo tham luận của PGS-TS.Quách Trọng Đức không chỉ cung cấp góc nhìn cơ sở, mà còn mở ra hướng giải quyết dựa trên mối tương quan trục não-ruột: Sử dụng Probiotics (lợi khuẩn) để điều trị các rối loạn tâm thần kinh đối với bệnh nhân mắc các bệnh tiêu hóa là một xu hướng nhiều triển vọng. Cụ thể hóa xu hướng này, TS-BS.Đào Việt Hằng- Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật (Trường Đại học Y Hà Nội) đã giới thiệu một số kết quả lâm sàng, được xem là lần đầu thực hiện tại Việt Nam, khi sử dụng Ecologic Barrier ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa dai dẳng có biểu hiện lo âu, trầm cảm.

Theo TS-BS.Đào Việt Hằng, sau 2 tháng sử dụng Ecologic Barrier (một loại Probiotics) trên 99 bệnh nhân, các triệu chứng lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống cải thiện có ý nghĩa trên bệnh nhân rối loạn tiêu hóa dai dẳng. Ngoài ra, nghiên cứu lâm sàng không ghi nhận tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. TS-BS.Đào Việt Hằng cũng lưu ý rằng, đây là nghiên cứu bước đầu và cần thêm nhiều dữ liệu, song thực tế cho thấy hướng đi mới này rất nhiều hứa hẹn.

Cũng theo TS-BS.Đào Việt Hằng, các nghiên cứu mới về trục não-ruột cũng đã làm rõ cơ chế tác động từ não đến ruột và ngược lại. Theo đó, thông qua hệ vi khuẩn chí đường ruột gồm hàng tỷ vi khuẩn với hơn 1.000 loại, tác động từ não đến ruột và ngược lại dựa vào các chất giúp miễn dịch, truyền dẫn… do hệ vi khuẩn chí sản sinh. Cơ chế này khiến các bất thường liên quan đến não (trầm cảm, lo âu…) sẽ ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn chí đường ruột; ngược lại, các bất thường liên quan đến hệ vi khuẩn chí này sẽ ảnh hưởng đến não với các biểu hiện lo âu, trầm cảm…

Giúp các bác sĩ tham dự Hội thảo hiểu rõ hơn vai trò của Probiotics, TS-BS.Phạm Hùng Vân- Chủ tịch Liên Chi hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM đã giới thiệu rất chi tiết hệ vi khuẩn chí đường ruột, những tổn thất và cách hồi phục. Theo đó, toàn bộ hệ vi sinh đường ruột (vi khuẩn, vi nấm, vi rút) sống hài hòa, cân bằng với nhau. Các lợi khuẩn kiềm chế, phong tỏa các khuẩn gây hại. Toàn bộ hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò hàng rào, miễn dịch, bảo vệ và biến dưỡng (hấp thụ thức ăn). Hệ vi sinh đường ruột rối loạn sẽ gây ảnh hưởng trục não-ruột; do đó việc điều chỉnh rối loạn hệ vi sinh đường ruột là hết sức cần thiết.

Theo TS-BS.Phạm Hùng Vân, có thể hỗ trợ dinh dưỡng, cải thiện chế độ ăn và loại bỏ các yếu tố nguy cơ để điều chỉnh rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Song song đó, vẫn còn cách điều chỉnh nhờ tác động trực tiếp đến hệ vi sinh đường ruột là bổ sung Probiotics. Đây là lợi khuẩn còn sống được điều chế bằng công nghệ mới, giúp cơ thể bổ sung kịp thời, nhanh chóng số lượng lợi khuẩn cần thiết, sớm phục hồi chức năng của hệ vi khuẩn chí đường ruột.

Theo baobaohiemxahoi.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/bat-ngo-moi-lien-he-khang-khit-giua-ruot-va-nao-3688/feed/ 0
Những điều cần biết trong quá trình điều trị trầm cảm https://benhlytramcam.vn/nhung-dieu-can-biet-trong-qua-trinh-dieu-tri-tram-cam-900/ https://benhlytramcam.vn/nhung-dieu-can-biet-trong-qua-trinh-dieu-tri-tram-cam-900/#comments Wed, 12 Sep 2018 03:42:49 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=900 Trầm cảm là một bệnh có thể điều trị được. Người bệnh trầm cảm thường có những triệu chứng cơ thể đi kèm như nhức đầu, đau bụng, đau cơ… Nếu có những triệu chứng này, bạn hãy trao đổi với Bác sĩ xem chúng có liên đến căn bệnh trầm cảm hay không.

Những điều cần biết trong quá trình điều trị trầm cảm 1

Dùng thuốc chống trầm cảm và điều trị bằng đối thoại

Điều trị trầm cảm có thể cần phải sử dụng nhiều thuốc chống trầm cảm và/hay điều trị bằng đối thoại. Người ta tin rằng trầm cảm là do những thay đổi về mặt hóa học của não bộ hay những chất dẫn truyền thần kinh. Thuốc chống trầm cảm được nghĩ là có khả năng đảo ngược những thay đổi này.

Vài điều bạn cần biết về những thuốc chống trầm cảm

  • Sau khi bắt đầu uống thuốc chống trầm cảm, cần 4-8 tuần để thấy được tác dụng của thuốc
  • Không nên ngưng thuốc đột ngột.
  • Bạn có thế cần phải đổi sang một thuốc chống trầm cảm khác (những thuốc khác nhau tác dụng cho những người khác nhau, với những liều khác nhau).
  • Thuốc có thể có những tác dụng phụ, nhưng tác dụng phụ thường giảm dần sau vài tuần điều trị.

Điều trị bằng đối thoại

Bên cạnh thuốc chống trầm cảm, Bác sĩ của bạn có thể đề nghị điều trị bằng đối thoại. Một nhà tâm lý, tâm thần, chuyên viên tư vấn hay ngay cả thầy thuốc tổng quát có thể giúp điều trị bằng đối thoại. Điều quan trọng nhất là tìm được một người đã được huấn luyện và bạn cảm thấy thoải mái khi đối thoại với người đó. Không nên bỏ cuộc nếu như bạn không tìm được người phù hợp. Hãy tìm một người khác để đối thoại. Đối thoại với người khác giúp bạn tìm được giải pháp cho những vấn đế của cuộc sống hay học một cách nhận định khác. Nghiên cứu cho thấy với những người bệnh trầm cảm nặng, điều trị bằng đối thoại kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích

Những lời khuyên hữu ích khác

Điều quan trong bạn cần phải nhớ là trầm cảm là một bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ cải thiện. Bên cạnh tuân thủ chương trình điều trị, bạn nên hỏi Bác sĩ về những lời khuyên dưới đây xem có hữu ích hay không.

  • Sống điều độ (ăn ngủ điều độ).
  • Thử những điều bạn thích hay đã từng thích.
  • Mỗi ngày, hãy thiết lập những mục tiêu nhỏ cho chính bạn và cố gắng đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
  • Nói với những người bạn tin cậy về cảm xúc của mình.

Các giai đoạn điều trị trầm cảm

Thông thường, những chuyên gia về trầm cảm chia điều trị ra làm 3 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn điều trị đầu tiên, mục tiêu là đem lại sự “bình phục” bệnh và giúp người bệnh không còn triệu chứng.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 tuần sau khi “bình phục” bệnh, mục tiêu là duy trì sự “bình phục” và ngăn ngừa sự tái phát
  • Giai đoạn 3: Bác sĩ của bạn sẽ quyết định bạn cần được tiếp tuc điều trị nữa hay ngưng để đề phòng tái diễn cơn trầm cảm.

Trầm cảm là một căn bệnh mạn tính cần được điều trị lâu dài để ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện trở lại. Nên nhớ mục tiêu điều trị là ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện trở lại. Bằng sự quyết tâm theo đuổi điều trị của mình bạn có thể hy vọng là tình hình sẽ tốt đẹp

Tuân thủ điều trị

Điều quan trọng phải nhớ là tuân thủ chương trình điều trị mà Bác sĩ của bạn đã vạch ra. Đi khám bệnh thường xuyên giúp bạn tuân thủ chương trình điều trị và tiếp tục thẳng tiến đến mục tiêu điều trị.

Tôi cần dùng thuốc trong bao lâu?

Nếu bạn được kê toa thuốc chống trầm cảm, điều quan trọng là phải uống thuốc đúng như Bác sĩ đã hướng dẫn. Ngay cả khi bạn thấy đã khá hơn, cũng không nên thử bỏ thuốc. Trầm cảm là một bệnh dễ tái phát. Những bệnh nhân đã bị trầm cảm trong quả khứ thường dễ bị tát phát hơn. Thực tế, cơ hội bị tái phát là 70% nếu đã bị trầm cảm 2 lẩn và gần 90% nếu đã bị trầm cảm 3 lần. Tin tốt lành là điều trị có thể làm giảm tái phát trầm cảm. Nhưng để đạt được điều đó. Bạn cần uống thuốc như bác sĩ kê toa.

Mục tiêu điều trị là làm tránh sự xuất hiện trở lại của các triệu chứng. Nhiệm vụ của bạn là uống thuốc như đã được kê toa trừ phi bác sĩ cho phép bạn ngừng thuốc. Thời gian bạn điều trị trầm cảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự đáp ứng và tiền sử trầm cảm của bạn

Hãy dùng những ghi lại tiền căn trầm cảm của bạn và thảo luận với bác sĩ về thời gian điều trị

Duy trì và tuân thủ chương trình của bạn

Có nhiều lý do làm người bệnh không tuân thủ chương trình điều trị do Bác sĩ vạch ra. Có thể tính đãng trí làm bạn quên mất mục tiêu điều trị. Đôi khi người bệnh trầm cảm lại tự thuyết phục rằng mình không bị chứng bệnh này. Thiếu thông tin về bệnh trầm cảm và chương trình điều trị làm bạn không tuân thủ tốt chương trình. Có thể bạn còn thấy không thích uống thuốc. Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trong là tuân thủ điều trị đúng như Bác sĩ đã hướng dẫn. Giữ đúng những cuộc hẹn tái khám, thảo luận về những lo lắng của bạn và trao đổi thẳng thắn về những cảm xúc của mình. Những cuộc hẹn tái khám cũng quan trọng trong điều trị như việc sử dụng thuốc theo toa.

Nếu bạn không cảm thấy khá hơn?

Mục tiêu của bạn và của Bác sĩ là đẩy lùi những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nếu bạn không cảm thấy khá hơn sau khi uống thuốc, hãy nói với Bác sĩ của mình. Điều quan trọng là đạt đến sự “bình phục”, vì những người đạt được “bình phục”thĩ ít bị tái phát hơn.

Trích sách: “Sống chung với trầm cảm” – Nhà xuất bản Y học

]]>
https://benhlytramcam.vn/nhung-dieu-can-biet-trong-qua-trinh-dieu-tri-tram-cam-900/feed/ 2
Chăm Sóc Ban Đầu Đối Với Trầm Cảm https://benhlytramcam.vn/hoi-thao-ve-benh-ly-tram-cam-862/ https://benhlytramcam.vn/hoi-thao-ve-benh-ly-tram-cam-862/#respond Mon, 10 Sep 2018 03:50:59 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=862 Ngày 8/9/2018, Hội bác sỹ gia đình TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo chuyên đề ” Cập nhật kiến thức về trầm cảm trong chăm sóc ban đầu” cho các bác sỹ đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh và các khu vực tỉnh thành miền Nam.

Trầm cảm hiện đang trở thành một vấn đề xã hội. Theo các con số thống kê, trên thế giới hiện có tới 350 triệu người đang mắc trầm cảm ở các lứa tuổi khác nhau. Tại Việt Nam, hàng năm có tới 30.000-40.000 người tự tử mỗi năm và khoảng 70% trong số đó có nguyên nhân là do bị trầm cảm. Tuy nhiên, thực tế do nhận thức hạn chế của bệnh nhân cũng như sự thiếu hụt về nguồn nhân lực y tế mà trầm cảm khó được phát hiện, xử trí kịp thời gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội.

Ngày 8/9/2018, Hội bác sỹ gia đình TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo chuyên đề ” Cập nhật kiến thức về trầm cảm trong chăm sóc ban đầu” cho các bác sỹ đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh và các khu vực tỉnh thành miền Nam. Mục tiêu của buổi hội thảo là giúp các bác sỹ có thể tiếp cận và chẩn đoán sớm và xử trí tốt trầm cảm ngay ở những cơ sở thăm khám ban đầu như phòng khám tổng quát, phòng khám nội, bác sỹ gia đình…

]]>
https://benhlytramcam.vn/hoi-thao-ve-benh-ly-tram-cam-862/feed/ 0
Chữa trầm cảm bằng thiền dành cho người nỗ lực https://benhlytramcam.vn/chua-tram-cam-bang-thien-743/ https://benhlytramcam.vn/chua-tram-cam-bang-thien-743/#respond Mon, 10 Sep 2018 01:31:46 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=743 Trầm cảm được coi là một căn bệnh giết người thầm lặng. Tỷ lệ người chết do căn bệnh này ngày một gia tăng. Hầu hết người bệnh không hề biết mình bị bệnh, khi được phát hiện thì thường trầm cảm đã ở giai đoạn nặng và để lại những hệ lụy nguy hiểm. Vì vậy việc điều trị tâm lý là nguyên tắc cơ bản trong phòng và chữa bệnh trầm cảm. Có rất nhiều cách giải tỏa tâm lý căng thẳng của bệnh lý. Một trong số đó là cách chữa trầm cảm bằng thiền. Phương pháp đem lại những hiệu quả tốt về tâm lý cho người bệnh. Đặc biệt là những người có nỗ lực cố gắng và kiên trì.

Chữa trầm cảm bằng thiền cho người nỗ lựcChữa trầm cảm bằng thiền dành cho người nỗ lực

Lợi ích của thiền trong điều trị trầm cảm

Ngồi thiền sẽ giúp cho chúng ta những lợi ích cả về thể chất và tinh thần. Thiền sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc giảm những căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời giúp bản thân người bệnh tĩnh tâm. Chúng ta có thể bắt đầu thiền mỗi ngày, càng dành nhiều thời gian ngồi thiền, chúng ta sẽ càng thu về nhiều tác dụng cho sức khỏe, đặc biệt là có thể làm giảm những triệu chứng bệnh trầm cảm.

Một nghiên cứu của giáo sư tâm lý học ở Evanston thuộc Đại học Northwestern. Phân tích bao gồm 3.515 người tham gia được chia làm nhiều nhóm khác nhau và họ nhận được 30 đến 40 giờ huấn luyện thiền định chánh niệm. Kết quả cho thấy: Trong các nhóm ngồi thiền có khoảng 5 đến 10% bệnh nhân cải thiện các triệu chứng lo âu so với nhóm không ngồi thiền. Còn đối với bệnh nhân trầm cảm đã tìm thấy cải thiện từ 15% đến 20% các triệu chứng trầm cảm so với nhóm không ngồi thiền. Những cải thiện này hoàn toàn tương tự tác dụng của thuốc chống trầm cảm.

Thiền là dòng chảy của tâm lý, là phương pháp giúp cho chúng ta tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn mình. Việc ngồi thiền giúp cho người bệnh trầm cảm giảm những suy nghĩ tiêu cực, những lo âu không cần thiết về một vấn đề giúp con người ta an yên để nhìn nhận sự việc dưới những suy nghĩ tích cực và lạc quan, khi tinh thần tốt thì cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

Thiền đào tạo não để đạt được sự tập trung bền vững, điều này giúp cho tâm trí người bệnh có thể tập trung vào một việc nhất định, giải phóng tâm trí khỏi các phiền não không cần thiết gây căng thẳng, việc rèn luyện sự tập trung này hàng ngày sẽ giúp cho người bệnh trầm cảm cải thiện trí nhớ, giảm các triệu chứng đau đầu khó chịu.

Thiền là cách giúp chúng ta điều hòa hơi thở. Hít thở sâu giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, tốt cho sức khỏe của người bệnh. Nhịp thở được điều hòa sẽ làm giảm những suy nghĩ bất an, dễ đưa người bệnh vào giấc ngủ.

Điều thấy rõ nhất ở bệnh nhân trầm cảm khi chữa trị bằng phương pháp thiền định, người bệnh có những chuyển biến rõ rệt về tâm lý, không còn hiện tượng tâm lý bất ổn, cáu gắt mà thay vào đó là sự điềm tĩnh, đối mặt với vấn đề một cách nhẹ nhàng, tích cực. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, có thể củng cố và tăng thêm các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống

Thiền còn giúp người bệnh giảm những triệu chứng đau nhức cơ thể. Các nhà khoa học người Anh đến từ University of Leeds cho rằng, ngồi thiền 15 phút mỗi ngày sẽ giúp người bệnh giảm đau mà không cần đến thuốc. Thí nghiệm được thực hiện trên 24 sinh viên chia làm 2 nhóm, trong đó một nhóm 12 người ngồi thiền 15 phút mỗi ngày, nhóm còn lại thì không ngồi thiền. Kết quả cho thấy khả năng chịu đau của nhóm tập thiền tốt hơn rất nhiều so với nhóm không tập. Điều này rất tốt cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu, bồn chồn của người mang bệnh lý trầm cảm.

Phương pháp thiền để chữa bệnh trầm cảm sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất với những bệnh nhân thực sự nỗ lực. Một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc sẽ đồng nghĩa với việc người bệnh phải đủ kiên trì và cố gắng. Phương pháp này thường sẽ có tác dụng từ từ. Nhưng khi đã làm chủ được cảm xúc và tâm lý của mình thì người bệnh hoàn toàn có thể phòng và tránh bệnh lý trầm cảm cho mình trong tương lai.

Các bước thiền cơ bản

  • Tìm một nơi yên tĩnh: Bước đầu tiên khi học thiền người bệnh cần tìm một nơi yên tĩnh, không để các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến quá trình thiền của mình. Khi đã thiền thành thạo hơn thì điều này không còn quá quan trọng bởi lúc này tác nhân bên ngoài sẽ ít làm ảnh hưởng đến người bệnh.
  • Mặc một bộ đồ thoải mái:  Điều quan trọng để thiền hiệu quả là người bệnh luôn cảm thấy thoải mái nhất để tránh cảm giác khó chịu, phân tâm.
  • Bắt đầu học cách kiểm soát hơi thở: Tập trung vào hơi thở, hít vào sâu thở ra bằng mũi, lắng nghe âm thành từ hơi thở, kiểm soát hơi thở cho phép làm chậm nhịp độ hô hấp và lấp đầy oxy trong phổi.
  • Tập trung chú ý vào một vật thể nhất định: Có thể tập trung vào một vật thể hữu hạn hoặc vô hạn trong suy nghĩ sẽ giúp cho quá trình thiền trở nên hiệu quả hơn. Khi mới bắt đầu thiền thì việc tập trung là rất khó khăn, nhất là đối với bệnh nhân trầm cảm bởi trong đầu còn nhiều những luồng suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên hãy loại bỏ dần nó ra khỏi đầu và kiên trì không bỏ cuộc là điều bệnh nhân trầm cảm cần phải làm.
  • Không nên quá căng thẳng về việc thiền đúng hay thiền sai:  Nếu người bệnh cứ quan tâm đến những vấn đề hơi thở hay suy nghĩ có đi đúng hay không thì vô hình người bệnh đang tạo cho mình thêm những vấn đề và áp lực cho mình. Người bệnh nên hiểu không có cách đúng để thiền và thiền có thể thích nghi để phù hợp với từng phong cách của từng bệnh nhân, từ đó tạo cho bản thân tâm trạng thoải mái nhất khi thiền

Các thời điểm thích hợp để ngồi thiền

  • Sáng sớm: Thiền khi vừa thức dậy là thời điểm rất tốt để đánh thức não bộ, giúp cơ thể tỉnh táo, tập trung trí tuệ cho cả ngày dài năng động.
  • Khi học tập, làm việc: Khi học tập và làm việc sẽ không tránh khỏi những mệt mỏi và căng thẳng, hãy dành ra vài phút để thiền để lấy lại tinh thần cho việc học và làm việc
  • Buổi trưa: Việc ngồi thiền vào buổi trưa đem lại nhiều lợi ích, sau khi trải qua đáy năng lượng vào buổi sáng thì đây là thời điểm phục hồi cơ thể nhanh chóng, có tác dụng như một giấc ngủ trưa.
  • Bất cứ khi nào có thời gian rảnh: Những người có công việc bện rộn có thể tranh thủ ngồi thiền bất cứ khi nào mình cảm thấy rảnh rỗi. Nó cũng có tác dụng phục hồi sức lực hiệu quả sau những căng thẳng và mệt mỏi trong công việc.

(Đọc thêm bài viết “Chữa trầm cảm không dùng thuốc” để biết thêm các cách chữa bệnh tự nhiên khác)

Hướng tới những phuơng pháp tự nhiên đang là sự lựa chọn của đa số người dân trong xã hội hiện đại. Vì thế thiền đang ngày càng trở nên phổ biến, là một phương pháp được lựa chọn để tĩnh tâm, đặc biệt là giảm những triệu chứng của các bệnh tâm lý, trong đó có trầm cảm. Hãy kiên trì, nỗ lực để thiền mang lại những hiệu quả tốt nhất nhé.

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/chua-tram-cam-bang-thien-743/feed/ 0
Bị trầm cảm nên và không nên ăn gì? https://benhlytramcam.vn/bi-tram-cam-nen-va-khong-nen-an-gi-582/ https://benhlytramcam.vn/bi-tram-cam-nen-va-khong-nen-an-gi-582/#comments Mon, 10 Sep 2018 01:31:35 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=582 Đối với chứng bệnh trầm cảm thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ cải thiện mà còn giúp kiểu soát được các triệu chứng của bệnh lý trầm cảm. Vậy khi bị trầm cảm nên và không nên ăn gi? Dưới đây là những thực phẩm tốt và không tốt cho chứng trầm cảm của người bệnh

>> Trầm cảm là gì? Hiểu đúng và đủ

Trầm cảm nên và không nên ăn gìTrầm cảm nên và không nên ăn gì?

Thực phẩm nên ăn

Đối với mỗi chúng ta thì việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, với bệnh nhân mang bệnh lý trầm cảm cũng vậy. Chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp cho sức khỏe và tinh thần của người bệnh được cải thiện. Một số thực phẩm tốt cho người mắc chứng trầm cảm

1. Nhóm các loại quả

Trầm cảm nên và không nên ăn gìBơ là một thực phẩm tốt cho bệnh nhân trầm cảm

  • Quả Bơ: được xem như chiến giàu binh dinh dưỡng, các chất béo bão hòa Mono và Kali trong quả bơ sẽ giúp hỗ trợ điều trị những vấn đề về cảm xúc. Người bệnh sẽ kiểm soát cảm xúc tốt hơn từ đó giúp giảm những căng thẳng gây ra chứng trầm cảm.
  • Quả Hạnh Brazil: Đây là một loại quả giàu selenium, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Nghiên cứu đã cho thấy những người không đủ selenium trong chế độ dinh dưỡng có khả năng dễ bị trầm cảm hơn những người có bổ sung selenium đầy đủ. Chỉ cần một hạt hạnh Brazil ta đã cung cấp gần một nửa nhu cầu về khoáng chất nạp vào mỗi ngày, Vậy nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh suy nhược mệt mỏi, đặc biệt là người mang bệnh lý trầm cảm.
  • Quả Việt quất: Đây là một loại quả giàu chất chống oxy hóa giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ làm giảm triệu chứng trầm cảm.
  • Quả Dừa:  Là một loại quả rất tốt để thoát khỏi bệnh trầm cảm. Dừa có nhiều các chất điện giải, các chất chống oxy hóa, chất béo tốt giúp giảm triệu chứng trầm cảm và cải thiện các hoạt động tâm thần kinh.

2. Nhóm các loại thịt

trầm cảm nên và không nên ăn gì2

Cá hồi là thực phẩm tốt cho bệnh lý trầm cảm

  • Thịt gà tây: Trong thịt gà tây có nhiều các acid amin Tryptophan có chức năng xây dựng khối protein, cơ thể có thể sử dụng để tạo ra Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh. Một số những loại thuốc chống trầm cảm hiện nay hoạt động bằng cách tái thu nạp chất dẫn truyền serotonin. Do vậy việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh trầm cảm.
  • Thịt cá hồi: Cá hồi có nhiều omega-3 chất béo không bão hòa, chất béo này đóng vai trò quan trọng giúp tế bào não sử dụng các hóa chất giúp chống trầm cảm. Một số những nghiên cứu cho thấy người có hàm lượng omega-3 cao hơn sẽ có tâm trạng thoải mái vui vẻ hơn những người có ít hàm lượng này.
  • Trai sông: Món hải sản được yêu thích này là nguồn cung cấp Vitamin B12 dồi dào cho cơ thể. Nghiên cứu cho rằng những người có hàm lượng vitamin B12 cao có ít khả năng bị mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường. Một số những thực phẩm khác giàu B12 có thể kể đến là thịt bò nạc, sữa, trứng..

3. Nhóm các loại rau củ

trầm cảm nên và không nên ăn gìCác loại rau xanh giúp hỗ trợ giảm trầm cảm

  • Rau lá xanh: Rau xanh mang nhiều acid folate đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của não bộ và bảo vệ chống trầm cảm
  • Cà rốt: Trong cà rốt có chứa nhiều Beta-carotene, Các nghiên cứu đã cho biết các chất dinh dưỡng này trong bệnh trầm cảm giúp giảm mức độ trầm cảm, ngăn ngừa những rối loạn và tổn thương cho não bộ.
  • Củ nghệ: Trong củ nghệ chứa nhiều phytochemucal có tác dụng như một phương thuốc để ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của chứng rối loạn trầm cảm.

4. Nhóm thực phẩm khác

  • Socola: Trong socola có chứa endorphin giúp kích thích hưng phấn, ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Theo nghiên cứu của những nhà khoa học Mỹ thì những người có thói quen dùng socola thường có tâm trạng vui hơn những nhóm người ít dùng. Do đó socola cũng là một thực phẩm quan trọng để chống bệnh trầm cảm.

Thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho việc cải thiện và giảm các triệu chứng trầm cảm thì cũng có những loại thực phẩm không tốt, không những làm bệnh không thuyên giảm mà còn khiến mức độ bệnh trầm trọng hơn. Cần hạn chế dùng các loại thực phẩm như:

Thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe người bệnh mang bệnh lý trầm cảmThức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe người bệnh mang bệnh lý trầm cảm

  • Đồ uống nhiều Soda: Đồ uống có đường như soda liên quan trực tiếp đến bệnh trầm cảm. Thức uống này thường có nhiều chất làm ngọt nhân tạo, một chất gây ảnh hưởng đến tâm trạng, mặt khác ở 1 số đồ uống có chứa nhiều cafein sẽ làm tăng sự căng thẳng và hồi hộp gây rồi loạn giấc ngủ của người mang bệnh lý.
  • Đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh hầu hết chứa hàm lượng chất béo cao, người bệnh dễ bị lo lắng và chán nản. Mặt khác một số loại đồ ăn nhanh thường ăn kèm với các loại tương cà. Trong tương cà có rất nhiều đường hoặc có thể là những chất tạo ngọt có liên quan trực tiếp đến sự lo âu và trầm cảm. Vì vậy cần hạn chế những đồ ăn này.
  • Các loại thịt chế biến sẵn: Nếu người bệnh ăn quá nhiều những thực phẩm này sẽ không tốt cho sức khỏe bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo cao dễ gây lo lắng và chán nản.
  • Rượu bia và các chất kích thích: Rượu bia và các chất kích thích có ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh trung ương.Nhiều nghiên cứu cho thấy rượu bia và các chất kích thích gây ra rối loạn về giấc ngủ từ đó có thể gây ra sự lo lắng và trầm cảm. Thậm chí nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra những hệ lụy không lường trước được.

Rượu bia và các chất kích thích vô cùng nguy hiểm cho người mang bệnh lý trầm cảmRượu bia và các chất kích thích vô cùng nguy hiểm cho người mang bệnh lý trầm cảm

  • Cafe : Việc sử dụng cà phê với người mang bệnh lý trầm cảm sẽ làm gia tăng sự bồn chồn và căng thẳng cho người bệnh vì trong cà phê có chứa cafein. Chất này đóng vai trò như một chất kích thích hưng phấn, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh, việc rối loạn về giấc ngủ là nguyên nhân chính gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Đọc bài viết: Trầm cảm chữa điều tri bằng cách nào?

Trên đây là những thực phẩm tốt hoặc không tốt cho người bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, theo TS.BS. Lê Đình Phương – Trưởng khoa nội tổng quát và y học gia đình bệnh viện FV thì người bệnh trầm cảm không nên quá gò bó mình trong chế độ ăn uống, có thể ăn uống theo sở thích nhưng tuyệt đối phải tránh sử dụng các thực phẩm, đồ uống, thuốc có chứa chất kích thích như rượu bia, ma túy…

Benhlytramcam.vn

]]>
https://benhlytramcam.vn/bi-tram-cam-nen-va-khong-nen-an-gi-582/feed/ 2
Bài thuốc chữa trầm cảm bằng đông y https://benhlytramcam.vn/bai-thuoc-chua-tram-cam-bang-dong-y-713/ https://benhlytramcam.vn/bai-thuoc-chua-tram-cam-bang-dong-y-713/#comments Mon, 10 Sep 2018 01:27:05 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=713 Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Trầm cảm hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc chữa trầm cảm bằng đông y đang được lưu truyền. 

Bài thuốc chữa trầm cảm bằng đông y
Bài thuốc chữa trầm cảm bằng đông y

Chữa bệnh bằng Đông y là một phương pháp chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian làm giảm bớt các căng thẳng giúp người bệnh có tâm lý được ổn định hơn. Các bài thuốc từ các thảo dược nên ít gây tác dụng phụ.

>> Thuốc dùng điều trị trầm cảm

Bài thuốc dân gian số 1

Thành phần bao gồm: Đại hoàng, Mang tiêu (ngâm), Hải phù thạch, Mông thạch, Hoàng cầm, Hoàng bá, Mạch môn đông,Cúc hoa, Lao ngưu tử, Đại giả thạch, Chi tử, Tri mẫu, Thiên hoa phấn, Xuyên khung, Trúc nhự.

Cách dùng: Uống hàng ngày. Có thể sắc thành thuốc uống hoặc kết thành dạng viên, cao hoàn. Bài thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần, hoạt huyết khử ứ, thanh nhiệt, định thần, sơ can.

Bài thuốc dân gian số 2

Thành phần bao gồm: Đương qui thân, Bạch đàn hương, Tử đan sâm, Tế sa nhân, Chích viễn chí, Toan táo nhân, Bắc ngũ vị, Đoạn mẫu lệ, Ngọc cát cánh.

Cách dùng: Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc y học cổ truyền này bằng cách sắc thành nước thuốc uống mỗi ngày hoặc kết thành dạng viên, cao hoàn có tác dụng an thần, hoạt huyết, thanh nhiệt, định thần, sơ can.

Bài thuốc dân gian số 3

Thành phần bao gồm: Táo nhân 100g, Đương quy, Mạch môn, Thục địa, Câu kì tử mỗi vị 50g; thêm vào đó Hạt sen, Huyền sâm, Ngũ vị tử mỗi vị 25g; ngoài ra nếu chóng mặt thì cho thêm Viễn chí và Nhân sâm, Địa liền mỗi vị 20g.

Cách dùng: Có thể tán nhỏ thuốc thành bột và viên với mật ong uống mỗi ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa trị suy nhược thần kinh với các triệu chứng bệnh như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, căng thẳng thần kinh.

Các bài thuốc Đông Y chữa bệnh Trầm cảmBài thuốc đông y mang lại những kết quả nhất định đối với bệnh trầm cảm

Bài thuốc dân gian số 4

Thành phần bao gồm: Tục tùy thử hay còn gọi là Thiên kim tử lấy 50g, Đương quy và Hoàng quy mỗi vị lấy 25g, Táo nhan lấy 20g, Cong lại bạch thược, Bạch truật, Phục linh mỗi vị lấy 5g.

Cách dùng: Đem rửa sạch cho tất cả vào ấm đất đun dưới mức độ lửa nhỏ khi nào sôi nhẹ rót ra bát, và tiếp tục đổ nước sắc một lần nữa sau đó đổ ra trộn lẫn hai lần nước chia ra uống cho cả ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa suy nhược tâm thần với triệu chứng tâm thần bất an, mệt mỏi, lo âu, phiền muộn

Bài thuốc dân gian số 5

Thành phần bao gồm: Táo nhân, Đương quy, Phục linh trắng, Thục địa, Câu kì tử, Hoa cúc trắng mỗi thứ 20g; Mạch môn, Bạch truật mỗi thứ 15g, Xuyên khung và Nhân sâm mỗi thứ 10g. 

Cách dùng: Sắc thuốc đặc chia ra làm 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa suy nhược tinh thần với các biểu hiện mệt mỏi, mất trí, suy giảm trí nhớ, tinh thần bất định.

Bài thuốc dân gian số 6

Thành phần bao gồm: Táo nhân, Câu kì tử, Bạch chỉ mỗi vị 9; Đương quy và Nhân sâm Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Viễn chí, Địa liền mỗi vị 20g.

Cách dùng: Bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền bằng cách sắc thuốc uống 3 lần mỗi ngày, sau ăn. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng suy nhược tinh thần, với những người mới có những biểu hiện ban đầu của trầm cảm thì bài thuốc này đem lại hiệu quả tốt cho người bệnh.

Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh muốn sử dụng cần được thăm khám và bốc thuốc theo các bác sĩ chuyên môn.

Trên đây là những bài thuốc Đông y chữa bệnh lý trầm cảm. Ngoài việc áp dụng các bài thuốc giúp bệnh nhân an thần, ổn định tâm lý còn có thể sử dụng một số phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp cũng mang lại những hiệu quả nhất định. Dù bệnh nhân điều trị bằng thuốc đông hay Tây y thì cũng cần phối hợp điều trị tâm lý kết hợp điều chỉnh lối sống lành mạnh, khoa học để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Benhlytramcam.vn

Nên xem:

]]>
https://benhlytramcam.vn/bai-thuoc-chua-tram-cam-bang-dong-y-713/feed/ 2
Điều trị trầm cảm sau sinh https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/ https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/#respond Fri, 07 Sep 2018 02:33:31 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=830 Không ít các trường hợp đau lòng xảy ra khi những bà mẹ trẻ tự tay sát hại đứa con của chính mình đang cảnh báo chúng ta về một căn bệnh nguy hiểm mang tên TRẦM CẢM SAU SINH.

Thực tế trầm cảm sau sinh không phải là một bệnh hiếm gặp. Theo thống kê có ít nhất 24% các bà mẹ bị trầm cảm trước và sau sinh. Tuy nhiên, hầu như trầm cảm sau sinh không được gia đình phát hiện ra cho tới khi xảy ra những hậu quả đau lòng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trầm cảm sau sinh, cách phát hiện và điều trị căn bệnh này.

Làm thế nào để nhận biết trầm cảm sau sinh?

Hầu hết phụ nữ sau khi sinh nở đều trải qua hội chứng “baby blues”, là những thay đổi về mặt tâm trạng trong những ngày mới sinh. Người mẹ có thể thay đổi tâm trạng đột ngột, đang từ rất hạnh phúc sang rất buồn, có thể khóc mà không có lí do, mất kiên nhẫn, bồn chồn, cô đơn, buồn bã. Tình trạng này có thể tự hết mà không cần can thiệp nhưng nếu chúng kéo dài trên 2 tuần thì cần cảnh giác với chứng trầm cảm sau sinh.

Làm thế nào để nhận biết trầm cảm sau sinh? 1

Trầm cảm thường xuất hiện sau khi sinh được lý giải do cơ thể người mẹ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, miễn dịch…dễ dẫn tới suy sụp, trầm cảm. Bên cạnh đó, áp lực nuôi con, khó khăn tài chính hoặc sự thờ ơ, thiếu quan tâm của người chồng, yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân của trầm cảm sau sinh. Rất khó để người trong cuộc có thể ý thức được bản thân đang gặp phải vấn đề với trầm cảm. Nguy hiểm hơn nữa là những bà mẹ mắc trầm cảm sau sinh có thể bị rối loạn tâm thần, ám ảnh, hoang tưởng dẫn tới hành vi tiêu cực như tự tử hoặc ra tay sát hại chính con của mình. Chính vì vậy, sự quan tâm, thấu hiểu, hỗ trợ của gia đình là rất cần thiết để phòng tránh và phát hiện, can thiệp sớm đối với trầm cảm sau sinh.

Người bị trầm cảm sau sinh có thể có những dấu hiệu sau:

  • Buồn bã, cảm giác cô đơn và tiêu cực kéo dài
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, không làm chủ được cảm xúc
  • Cảm thấy khó khăn để gắn kết với con
  • Rối loạn ăn uống
  • Mất hứng thú
  • Có ý nghĩ tự làm hại mình hoặc em bé

Khi thấy những biểu hiện trên kéo dài từ 2 tuần, việc cần làm đầu tiên của những người thân trong gia đình là đưa người mẹ đi thăm khám bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Thông qua hỏi triệu chứng và một vài xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý có biểu hiện tương tự (chẳng hạn suy giáp), bác sỹ có thể chẩn đoán chứng trầm cảm sau sinh và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh (PPD) đôi khi có thể tự biến mất trong vòng 3 tháng sau sinh . Nhưng nếu nó cản trở hoạt động bình thường của bạn bất cứ lúc nào, hoặc nếu hội chứng “baby blues” kéo dài hơn hai tuần, bạn nên tìm cách điều trị. Việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt để tình trạng không bị xấu đi và đặc biệt là tránh để ảnh hưởng tới em bé.

Khoảng 90% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể được điều trị thành công bằng thuốc hoặc kết hợp thuốc và liệu pháp tâm lý . Trong trường hợp trầm cảm sau sinh nặng hoặc rối loạn tâm thần sau sinh, có thể cần phải nhập viện hoặc sử dụng tới liệu pháp sốc điện (ECT).

Các biện pháp không sử dụng thuốc

Vì lí do an toàn, các biện pháp không sử dụng thuốc được ưu tiên để điều trị trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ đến vừa, bao gồm:

Các biện pháp không sử dụng thuốc 1

  • Tâm lý trị liệu: Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn với liệu pháp tâm lý – điều trị bằng cách trò chuyện về tình trạng của bạn và những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần. Trị liệu tâm lý có thể hỗ trợ tinh thần và giúp bạn hiểu cảm xúc của mình, xác định các vấn đề và tìm cách giải quyết.
  • Tham gia các hội nhóm hỗ trợ trầm cảm sau sinh: Các hội nhóm có thể chia sẻ những thông tin hữu ích về kinh nghiệm, cách ứng phó với trầm cảm sau sinh. Việc tham gia những hội nhóm này có thể rất hữu ích để tìm thấy sự đồng cảm và giúp đỡ.
  • Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn. Một khi bạn đã phục hồi thể chất sau khi sinh, hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục sau khi hồi phục sức khỏe hậu quá trình sinh nở có thể giúp gia tăng cảm giác hạnh phúc. Bạn có thể lựa chọn một chương trình luyện tập phù hợp với thể trạng của mình.
  • Sử dụng men vi sinh đặc hiệu (psycho-biotic): những năm gần đây các kết quả nghiên cứu đã cho thấy giữa NÃO BỘ- RUỘT có mối tương tác hai chiều tác với nhau , trong đó hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò rất quan trọng giúp sự trao đổi thông tin giữa NAO- RUỘT xảy ra theo một cách đúng đắn. Bằng chứng rõ rệt nhất là việc ghi nhận có sự thay đổi lớn về thành phần hệ khuẩn chí đường ruột, đặc biệt sự sụt giảm đáng kể các vi khuẩn có lợi như Bifidobacterium, Lactobacilus ở các bệnh nhân trầm cảm, stress… Chính vì vậy, các nhà khoa học đã dùng những chủng vi khuẩn có lợi được chọn lọc đặc biệt nhờ khả năng tác động tích cực lên hoạt động của trục não – ruột gọi là psychobiotics để tái lập lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ bảo vệ và cải thiện sức khỏe của đường ruột do đó giúp bình thường hóa tương tác thông tin giữa NÃO- RUỘT và giảm các triêu chứng mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, đau đầu, … Đây là một lựa chọn an toàn và phù hợp đối với các bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm probiotics khác nhau và đa phần chúng được sử dụng để hỗ trợ cho tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…). Do đó bạn cần lưu ý lựa chọn đúng các chế phẩm được thiết kế chuyên biệt để có tác dụng đích trên trục não ruột thì mới đạt được hiệu quả tốt.

Thuốc điều trị cho trầm cảm sau sinh

Thuốc điều trị cho trầm cảm sau sinh 1

Các dữ liệu về sử dụng thuốc chống trầm cảm trên phụ nữ cho con bú tương đối hạn chế do chỉ được theo dõi ngắn hạn, tuy nhiên chưa ghi nhận tác dụng bất lợi nào khi sử dụng thuốc chống trầm cảm ở phụ nữ cho con bú. Nếu bạn đang cho con bú, việc sử dụng thuốc sẽ được bác sỹ cân nhắc rất cẩn trọng dựa trên những nguy cơ và lợi ích điều trị thu được. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ thật kỹ để biết được những nguy cơ có thể gặp phải nếu sử dụng thuốc cũng như hậu quả nếu không điều trị với thuốc và cùng bác sỹ đưa ra quyết định.

Trong các trường hợp điều trị trầm cảm sau sinh lần đầu tiên, ưu tiên lựa chọn các loại thuốc có dữ liệu an toàn nhiều hơn cả đó là sertraline và paroxetine (thuộc nhóm SSRIs). Các thuốc ưu tiên lựa chọn trong nhóm chống trầm cảm ba vòng là nortriptyline và imipramine.

Điều trị tại bệnh viện

Đối với trường hợp bị loạn thần sau sinh (xuất hiện ảo giác, hoang tưởng), hoặc có ý định, kế hoạch tự tử hoặc sát hại con thì ngay lập tức cần nhập viện để cách ly bà mẹ khỏi em bé và để điều trị đặc hiệu.

DS. Lan Hương

Hiệu đính: BS. Lê Đình Phương

]]>
https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-830/feed/ 0
Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-bang-tam-ly-tri-lieu-821/ https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-bang-tam-ly-tri-lieu-821/#comments Fri, 07 Sep 2018 02:25:29 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=821 Tâm lý trị liệu – hay “trị liệu tâm lý” – là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm. Nếu chỉ sử dụng riêng thuốc chống trầm cảm có thể không đủ để điều trị trầm cảm nặng . Nhưng nếu kết hợp cùng với tâm lý trị liệu thì tâm lý trị liệu có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Tùy thuộc vào mức độ bị bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn ra phương pháp điều trị thích hợp nhất nhưng thông thường điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu luôn được sử dụng cùng với một trong số các phương pháp khác.

Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu 1

Tâm lý trị liệu là phương pháp được khuyên lựa chọn trong điều trị trầm cảm

Tâm lý trị liệu là gì?

Tâm lý trị liệu là các phương pháp, kỹ thuật mà nhà tâm lý trị liệu sử dụng thông qua cách thức giao tiếp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, tinh thần, tháo gỡ các vấn đề trong cảm xúc và hành vi của người bệnh.

Đối với trầm cảm, tâm lý trị liệu cũng như một phương pháp điều trị chẳng hạn như dùng thuốc nhưng thay vì dùng thuốc thì là tư vấn. Nhà tư vấn tâm lý sẽ giúp người bệnh tháo gỡ nhưng điều mà họ không thể nhận ra, xác định những tiêu cực đang xoay quanh người bệnh từ đó làm cho người bệnh hiểu nơi những cảm xúc đến từ đâu, và dạy cho họ làm thế nào để đối phó với những cảm xúc. Rất nhiều người có thể cảm thấy do dự khi nói chuyện với một người lạ về cảm xúc của họ, nhưng các nghiên cứu cho thấy tâm lý trị liệu là một phương thức điều trị rất hiệu quả. Một ưu điểm của phương pháp điều trị này là chỉ cần thông qua tư vấn tâm lý người bệnh không cần phải đối phó với các tác dụng phụ của việc uống thuốc.

Nhiều nghiên cứu ủng hộ ý tưởng rằng liệu pháp trị liệu tâm lýcó thể là một phương pháp điều trị mạnh mẽ cho bệnh trầm cảm. Việc kết hợp thuốc trầm cảm với liệu pháp tâm lý trị liệu có thể rất hiệu quả. Một thử nghiệm quy mô lớn liên quan đến hơn 400 người bị trầm cảm điều trị cho thấy rằng liệu pháp trò chuyện cùng với sử dụng thuốc làm cho các triệu chứng giảm nhanh chóng và người bệnh cũng dễ dàng tuân thủ đúng việc uống thuốc hơn.

Tác dụng của điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu

  • Giúp giảm bớt, giải tỏa căng thẳng.
  • Cung cấp cho người bệnh có một cái nhìn mới về các vấn đề.
  • Giúp người bệnh chấp nhận sự thật dễ dàng hơn
  • Tâm lý trị liệu giúp người bệnh dễ dàng đối phó với các tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc
  • Học cách nói chuyện với người khác về tình trạng của bạn.
  • Giúp phát hiện sớm tình trạng trầm cảm đang dần trở nên tồi tệ hơn
  • Ổn định tâm lý và tinh thần cho người bệnh

Các dạng tâm lý trị liệu

Liệu pháp hành vi nhận thức

Đây là liệu pháp giúp bạn trung vào suy nghĩ và hành vi của chính mình giúp bạn tìm ra cách thức mới để đối phó với những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Thay vì đi sâu vào quá khứ để xác định cảm giác hoặc cảm xúc đến từ đâu, liệu pháp hành vi nhận thức giúp bạn trở nên ý thức hơn về niềm tin hoặc hành động của mình đang góp phần vào trầm cảm như thế nào.

Một khi những tiêu cực được xác định, nhà trị liệu sẽ làm việc với bệnh nhân của mình để giúp họ thay thế những thái độ tiêu cực thành tích cực hơn. Có thể người bệnh sẽ cần làm các bài tập hàng ngày hoặc hàng tuần dưới sự hướng dẫn của nhà trị liệu. Hơn 75% những người trải qua liệu pháp hành vi nhận thức có sự cải thiện các triệu chứng trầm cảm đáng kể.

Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân

Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân tập trung vào các mối quan hệ của người bệnh. Tìm kiếm những xung đột trong tâm lý trạng thái của người bệnh với những người khác. Mối quan hệ trong trường hợp này đề cập đến tất cả các loại kết nối giữa các cá nhân, bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí cả người lạ. Liệu pháp này giúp người bệnh tập trung vào các mối quan hệ thực tế, phát hiện ra những hành vi, cảm xúc không lành mạnh và thay đổi chúng.

Liệu pháp tâm động học

Đây là liệu pháp truyền thống hơn cả. Nó liên quan đến việc đi đến gốc rễ tâm lý trầm cảm mà bệnh nhân đang mắc. Các bệnh nhân được yêu cầu tham gia tự kiểm tra và phản ánh trong quá khứ. Một trong những mục tiêu là giúp người bệnh xác định các mối quan hệ rắc rối trong cuộc sống của họ và hiểu trầm cẩm đến từ đâu. Điều này có thể giúp bệnh nhân thấy lý do tại sao họ cư xử như thế và loại bỏ cảm giác tội lỗi hoặc tự trách để họ có thể tiến lên phía trước với cuộc sống tươi đẹp.

Liệu pháp phâm tâm học

Liệu pháp phâm tâm học 1

Là một hình thức của liệu pháp tâm lý dựa trên sự hiểu biết về các quá trình tâm thần vô thức xác định suy nghĩ, hành động và cảm xúc của một người. Liệu pháp giúp xác định và liên kết các quá trình với bất kỳ vấn đề tâm lý hoặc thể chất nào mà họ có thể gặp phải.

Những người tìm đến trị liệu tâm lý đã không hài lòng với hành vi của họ, nhưng lại không có khả năng thay đổi được. Mục đích của trị liệu phân tâm là giúp người bệnh hiểu được những động cơ vô thức đã kiềm giữ không cho họ thay đổi.

Liệu pháp giải quyết vấn đề

Nói chuyện riêng với bác sĩ trị liệu chuyên khoa có thể là một bác sĩ (bác sĩ tâm thần / bác sĩ), tiến sĩ (tâm lý học), bác sĩ tâm thần (PsyD), LCSW (nhân viên xã hội lâm sàng có giấy phép) hoặc NP (y tá) với kinh nghiệm trong điều trị trầm cảm và rối loạn tâm trạng khác. Bác sĩ trị liệu của bạn có thể dạy bạn nhiều hơn về trầm cảm và giúp bạn hiểu về bệnh trầm cảm của bạn. Liệu pháp này có thể giúp bạn phát triển các chiến lược để giải quyết hoặc quản lý căng thẳng và giữ cho bệnh trầm cảm không trở nên tồi tệ hơn.

Các phiên họp riêng tư có thể giúp bạn xác định những căng thẳng và yếu tố gây ra trầm cảm. Bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn làm việc thông qua các vấn đề ở nhà hoặc tại nơi làm việc và khuyến khích bạn duy trì kết nối lành mạnh với gia đình và bạn bè. Bác sĩ trị liệu của bạn cũng có thể giúp bạn áp dụng các thói quen tốt, như đảm bảo bạn uống thuốc, gặp bác sĩ thường xuyên và ngủ đủ giấc .

Liệu pháp tập trung vào khách hàng

Bác sĩ chuyên gia trị liệu tâm lý của bạn sẽ không tập trung vào việc cung cấp các giải thích hoặc hướng dẫn cụ thể. Thay vào đó, họ sẽ cung cấp sự đồng cảm, chấp nhận, tôn trọng và hỗ trợ vô điều kiện. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy được trao quyền và có khả năng tìm ra giải pháp cho các vấn đề của riêng bạn. Mối quan hệ chấp nhận và đồng cảm với chuyên viên trị liệu của bạn có thể giúp bạn trở nên tự nhận thức và tự chủ.

Liệu pháp gia đình

Nếu bạn chán nản, gia đình bạn cũng cảm thấy như vậy. Liệu pháp gia đình là một cách tuyệt vời để người thân của bạn tìm hiểu về trầm cảm và những dấu hiệu cảnh báo sớm. Các nghiên cứu cho thấy rằng các phiên gia đình thực sự có thể giúp điều trị, cũng như cải thiện lối sống, tuân thủ thuốc và thói quen ngủ .

Nó cũng cho phép bạn và các thành viên gia đình của bạn nói về những căng thẳng của cuộc sống với trầm cảm. Tất cả các bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện cởi mở với một nhà trị liệu ở đó để hướng dẫn cuộc trò chuyện.

Làm thế nào để tìm chuyên gia điều trị tâm lý chuyên khoa?

Làm thế nào để tìm chuyên gia điều trị tâm lý chuyên khoa? 1

Chuyên gia tâm lý trị liệu thường là bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, nhân viên xã hội, y tá tâm thần, hoặc nhân viên tư vấn. Nếu có thể, hãy tìm một người có chuyên môn về trầm cảm kháng trị. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để có được lời khuyên hoặc được giới thiệu chuyên gia tâm lý. Bạn có thể liên lạc với một tổ chức như Liên minh Quốc gia về Bệnh tâm thần (NAMI) hoặc Liên minh Hỗ trợ Trầm cảm và Bipolar (DBSA).

Sử dụng liệu pháp tâm lý trị liệu trong bao lâu?

Trong khi một số người có thể hưởng lợi từ liệu pháp ngắn hạn thì những người bị trầm cảm nặng hoặc điều trị kháng thuốc có xu hướng thu được nhiều lợi ích hơn từ liệu pháp tâm lý lâu dài. Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp tâm lý trị liệu có cải thiện hơn trong việc làm giảm triệu chứng trầm cảm và sự hài lòng cuộc sống tốt hơn. Tâm lý trị liệu cũng có thể làm giảm nguy cơ tái phát trầm cảm.

Nếu bạn bị trầm cảm điều trị, bạn có thể đã thử điều trị bằng phương pháp khác nhưng không được như mong đợi thì liệu pháp tâm lý trị liệu là cơ hội để bạn thoát khỏi trầm cảm. Kết hợp trị liệu tâm lý và các phương pháp khác sẽ rút ngắn thời gian điều trị trầm cảm của bạn.

Việc điều trị bằng tâm lý trị liệu trong bao lâu tùy thuộc vào mức độ bị bệnh, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, đáp ứng của người bệnh.

Nguồn: https://www.healthline.com

https://www.webmd.com/depression/default.htm

]]>
https://benhlytramcam.vn/dieu-tri-tram-cam-bang-tam-ly-tri-lieu-821/feed/ 38
Chẩn đoán và điều trị trầm cảm mức độ nặng https://benhlytramcam.vn/chan-doan-va-dieu-tri-tram-cam-muc-do-nang-810/ https://benhlytramcam.vn/chan-doan-va-dieu-tri-tram-cam-muc-do-nang-810/#respond Thu, 06 Sep 2018 08:26:24 +0000 https://benhlytramcam.vn/?p=810 Trầm cảm là một rối loạn tâm thần gây ra cảm giác buồn chán và mất sự hứng thú dai dẳng. Tình trạng này còn được gọi là trầm cảm nặng hay trầm cảm lâm sàng, nó ảnh hưởng tới  cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và có thể dẫn tới hàng loạt các vấn đề về cảm xúc cũng như thực thể. Bạn có thể gặp vấn đề trong các hoạt động bình thường hàng ngày và thậm chí đôi khi bạn có thể cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa.

Chẩn đoán và điều trị trầm cảm mức độ nặng 1

Phần lớn bệnh nhân trầm cảm cảm thấy tốt hơn khi sử dụng thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc cả hai.

Chẩn đoán trầm cảm nặng

Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng của trầm cảm, cần thăm khám bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt.

Các bác sĩ có thể chẩn đoán trầm cảm dựa trên:

  • Thăm khám thực thể: bác sĩ có thể tiến hành thăm khám và hỏi các câu hỏi về sức khỏe của bạn. Trong một số trường hợp, trầm cảm có thể liên quan tới vấn đề sức khỏe thực thể chưa được phát hiện.
  • Xét nghiệm: chẳng hạn bác sĩ có thể xét nghiệm máu tổng quát, thử chức năng tuyến giáp để đảm bảo chúng hoạt động tốt.
  • Đánh giá tâm lý: Chuyên gia sức khỏe tâm thần hỏi về các triệu chứng của bạn, suy nghĩ, cảm giác và hành vi . Bạn có thể được yêu cầu điền vào một bảng câu hỏi để tìm ra câu trả lời.
  • Thang DSM-5Chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể dùng các điểm được ghi trong bảng Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders), viết tắt DSM-5 của Hoa kỳ để đánh giá.

Điều trị trầm cảm nặng

Sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý đem lại hiệu quả đối với hầu hết các bệnh nhân trầm cảm. Bác sĩ thăm khám ban đầu hoặc bác sỹ chuyên khoa tâm thần có thể kê đơn thuốc làm giảm triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, việc gặp chuyên gia tâm lý cũng có thể giúp ích cho nhiều trường hợp trầm cảm. Nếu bạn mắc trầm cảm nặng, bạn có thể cần nhập viện hoặc điều trị ngoại trú lâu dài cho tới khi triệu chứng thuyên giảm.

Dưới đây là các lựa chọn để điều trị trầm cảm:

1. Thuốc điều trị

Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào của thuốc bạn cần trao đổi lại với bác sĩ hoặc dược sĩ.

1. Thuốc điều trị 1

  • Nhóm ức chế thu nạp serotonin chọn lọc (Selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs).Các bác sĩ thường bắt đầu điều trị bằng kê đơn một thuốc SSRI. Các thuốc này được coi là an toàn và thường gây ra ít tác dụng phụ hơn các nhóm thuốc chống trầm cảm khác. Nhóm SSRIs gồm các thuốc: citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft) and vilazodone (Viibryd).
  • Nhóm ức chế thu nạp serotonin-noradrenalin(Serotonin-norepinephrine reuptake inhibitors (SNRIs).Gồm duloxetine (Cymbalta), venlafaxine (Effexor XR), desvenlafaxine (Pristiq, Khedezla) and levomilnacipran (Fetzima).
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm không điển hình (Atypical antidepressants) . Các thuốc này không phân vào nhóm nào, bao gồm bupropion (Wellbutrin XL, Wellbutrin SR, Aplenzin, Forfivo XL), mirtazapine (Remeron), nefazodone, trazodone và vortioxetine (Trintellix).
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng:gồm imipramine (Tofranil), nortriptyline (Pamelor), amitriptyline, doxepin, trimipramine (Surmontil), desipramine (Norpramin) và protriptyline (Vivactil) – có thể an toàn nhưng có xu hướng gây nhiều tác dụng phụ hơn các nhóm thuốc chống trầm cảm mới. Do vậy thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường được kê khi sử dụng SSRI không có cải thiện.
  • Nhóm ức chế Monoamine oxidase (MAOIs).MAOIs như tranylcypromine (Parnate), phenelzine (Nardil) and isocarboxazid (Marplan) — có thể được kê khi các thuốc khác không có hiệu quả bởi vì chúng có nhiều tác dụng phụ nặng nề . Sử dụng MAOIs cần một chế độ ăn nghiêm ngặt do tương tác nặng nề với thức ăn (thậm chí có thể gây tử vong) như pho mai, rượu, dưa chua … và một số thuốc cũng như thuốc có nguồn gốc cây cỏ. Selegiline (Emsam), một thuốc mới của nhóm này được sử dụng dạng dán trên da có thể gây ít tác dụng phụ hơn. Nhóm thuốc này không được phối hợp cùng SSRI.
  • Các thuốc khác.Các thuốc khác có thể được thêm vào nhằm tăng hiệu quả chống trầm cảm. Bác sĩ có thể khuyến cáo phối hợp 2 thuốc chống trầm cảm hoặc thêm các thuốc an thần, chống lo âu hoặc thuốc kích thích trong thời gian ngắn.

Tìm thuốc đúng

Đặc điểm di truyền đóng vai trò quan trọng đối với việc cơ thể đáp ứng như thế nào với thuốc chống trầm cảm. Nếu một người thân trong gia đình bạn đã từng sử dụng một thuốc chống trầm cảm và cho đáp ứng tốt thì loại thuốc đó có thể cũng tốt với bạn. Hoặc bạn cần thử nhiều thuốc hoặc phối hợp thuốc trước khi bạn biết thuốc nào có hiệu quả đối với mình. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn vì một số thuốc sẽ cần nhiều tuần hoặc dài hơn để có tác dụng đầy đủ và để cơ thể bạn có thể dung nạp tác dụng phụ.

Nguy cơ bỏ thuốc đột ngột

Không được ngưng thuốc chống trầm cảm nếu không nói với bác sĩ. Thuốc chống trầm cảm không được coi là thuốc gây nghiện nhưng đôi khi có sự phụ thuộc thực thể khác với nghiện.

Ngưng điều trị đột ngột hoặc mất nhiều liều điều trị có thể gây hội chứng giống ngừng thuốc và việc ngừng thuốc đột ngột có thể gây tình trạng trầm cảm xấu đi bất ngờ. Trao đổi với bác sĩ về việc giảm liều thuốc từ từ và an toàn.

Thuốc chống trầm cảm và mang thai

1. Thuốc điều trị 2

Nếu bạn đang mang thai và cho con bú , một số thuốc chống trầm cảm có thể gây tăng nguy cơ có hại cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn đang mang thai hoặc có ý định mang thai.

Thuốc chống trầm cảm và nguy cơ tự tử tăng

Hầu hết các thuốc chống trầm cảm là an toàn nhưng FDA yêu cầu tất cả các thuốc chống trầm cảm đều phải có cảnh báo đen, cảnh báo giới hạn đối với kê đơn. Trong một số trường hợp, trẻ em, thiếu niên và thanh niên trẻ dưới 25 tuổi có thể có tăng suy nghĩ tự tử hoặc hành vi tự tử khi dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt trong vài tuần đầu tiên bắt đầu điều trị hoặc khi thay đổi liều dùng.

Cần giám sát chặt chẽ bất cứ ai dùng thuốc chống trầm cảm đối với tình trạng trầm cảm xáu đi hoặc khi thay đổi liều. Nếu bạn hoặc người bạn biết có suy nghĩ tự tử trong khi dùng thuốc chống trầm cảm, ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để dược giúp đỡ khẩn cấp. Hãy nhớ rằng thuốc chống trầm cảm dường như giảm nguy cơ tự tử  bằng cách cải thiện tâm trạng.

2. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý (trị liệu tâm lý) là một thuật ngữ chỉ phương pháp điều trị bằng cách nói về tình trạng của bạn và các vấn đề liên quan với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Các dạng trị liệu tâm lý khác nhau có thể hiệu quả đối với trầm cảm như trị liệu hành vi nhận thức hoặc trị liệu cá nhân. Trị liệu tâm lý có thể giúp :

  • Điều chỉnh khủng khoảng hoặc giải quyết các khó khăn gần đây.
  • Xác định các niềm tin và hành vi tiêu cực thay thế chúng bằng các hành vi tích cực
  • Khám phá các mối quan hệ và trải nghiệm, phát triển các phản ứng tích cực với người khác.
  • Tìm kiếm con đường tốt hơn để nắm bắt và giải quyết các vấn đề.
  • Xác định các vấn đề góp phần vào tình trạng trầm cảm của bạn và thay đổi hành vi khiến nó xấu đi.
  • Lấy lại cảm giác thỏa mãn và kiểm soát cuộc sống, giúp giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm như mất hy vọng, cáu giận.
  • Học cách đặt các mục tiêu thực tế cho cuộc sống.
  • Phát triển khả năng dung nạp và chấp nhận phiền muộn.

2. Liệu pháp tâm lý 1

Liệu pháp tâm lý được xem như giải pháp tốt cho trầm cảm

Điều trị tại bệnh viện và tại nhà

Trong một số trường hợp, trầm cảm thực sự trầm trọng và cần điều trị tại bệnh viện. Điều này rất cần thiết vì bạn không thể tự chăm sóc bản thân hoặc khi bạn ở trong trạng thái nguy hiểm có thể làm tổn thương bản thân hoặc người khác. Điều trị tâm lý tại bệnh viện có thể giúp bạn bình an và an toàn cho tới khi tâm trạng của bạn được cải thiện.

Chương trình điều trị bán trú cũng có thể giúp được một số bệnh nhân.

3. Các lựa chọn điều trị khác

Liệu pháp kích thích não:

  • Liệu pháp sốc điện (ETC): là liệu pháp vật lý cho dòng điện chạy qua não gây ảnh hưởng tới chức năng và hiệu quả của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bệnh nhân để giảm triệu chứng trầm cảm. ECT thường được dùng cho những bệnh nhân không cải thiện khi điều trị thuốc hoặc không dùng được thuốc chống trầm cảm vì lý do sức khỏe hoặc có nguy cơ tự tử cao.
  • Kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) có thể là lựa chọn cho những người không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm.

Thói quen sống và thuốc y học cổ truyền

Nhìn chung trầm cảm không phải là một rối loạn mà bạn có thể tự điều trị được. Nhưng cùng với điều trị chuyên biệt, các bước tự chăm sóc bản thân có thể giúp ích cho quá trình điều trị:

  • Kiên trì với kế hoạch điều trị:không bỏ các đợt điều trị tâm lý hoặc các cuộc hẹn. Thậm chí nếu bạn cảm thấy khỏe hơn cũng không nên bỏ thuốc. Nếu bạn ngưng thuốc, các triệu chứng trầm cảm có thể quay lại và bạn có thể đối mặt với hội chứng giống cai thuốc. Hãy nhớ rằng cần có thời gian để có kết quả tốt hơn.
  • Tìm hiểu về trầm cảm: tìm hiểu về tình trạng của mình có thể giúp bạn mạnh mẽ hơn và khích lệ bạn gắn kết với kế hoạch điều trị của mình. Khuyến khích gia đình bạn tìm hiểu về trầm cảm để họ hiểu và hỗ trợ bạn.
  • Chú ý các dấu hiệu cảnh báo. Trao đổi với bác sĩ của bạn để biết điều gì có thể làm nặng hơn triệu chứng trầm cảm của bạn. Lập kế hoạch để bạn biết cần làm gì nếu các triệu chứng của bạn xấu đi. Liên hệ với bác sĩ điều trị nếu bạn nhận thấy bất cứ thay đổi nào về triệu chứng. Hỏi  người quen, bạn bè giúp đỡ quan sát các dấu hiệu cảnh báo .
  • Tránh uống rượu và thuốc kích thích. Dường như rượu hoặc thuốc có thể làm giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm nhưng về lâu dài chúng thường làm các triệu chứng xấu đi và khiến trầm cảm trở nên khó điều trị. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị nếu bạn cần sự trợ giúp của rượu hoặc các chất khác.
  • Tự chăm sóc bản than.Ăn uống lành mạnh, tích cực hoạt động thể lực và ngủ đủ. Cân nhắc đi bộ, bơi, chạy, làm vườn hoặc các hoạt động mà bạn ưa thích . Ngủ tốt là rất quan trọng cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy hỏi bác sĩ điều trị bạn có thể làm gì

4. Các thuốc thay thế

Các thuốc thay thế là sử dụng các thuốc không phải có nguồn gốc hóa dược. Hãy chắc chắn bạn đã hiểu nguy cơ cũng như lợi ích nếu bạn dùng liệu pháp bổ sung hoặc thay thế . Những loại thuốc này không thể thay thế cho điều trị cơ bản đối với trầm cảm nặng.

Các dạng bổ sung:

  • John’s wort. Mặc dù cây thuốc này không được phê duyệt bởi FDA dể điều trị trầm cảm tại Mỹ nhưng nó có thể hữu ích cho trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ đến vừa. Nếu bạn sử dụng , cần có sự thận trọng vì cây thuốc này tương tác với nhiều thuốc như thuốc tim mạch, thuốc giảm lipid máu, thuốc tránh thai, hóa chất điều trị ung thư, thuốc điều trị HIV/AIDS , thuốc chống thải ghép. Tránh sử dụng St. John’s wort trong khi đang dùng accs thuốc chống trầm cảm bởi vì sự phối hợp này có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Acid béo Omega-3. Các acid béo này được tìm thấy trong cá nước lạnh, dầu hạt lanh, hat lanh , quả óc chó và một số loại thực phẩm khác. Bổ sung Omega-3 đang được nghiên cứu như là một liệu pháp điều trị cho trầm cảm. Nhìn chung Omega-3  được coi là an toàn, ở liều cao có thể tương tác với các thuốc khác. Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác điịnh nếu ăn các loại thực phẩm chúa Omega-3 có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm không.

Một số loại thực phẩm dinh dưỡng hoặc thực phẩm bổ sung có thể tương tác với các thuốc chống trầm cảm do đó cần thống báo với bác sĩ điều trị trước khi bạn muốn sử dụng.

(Với trường hợp người mắc trầm cảm nhẹ thì nên đọc bài viết “Chữa trầm cảm không dùng thuốc” để biết cách chữa trầm cảm nhẹ)

5. Các biện pháp khác:

Chữa trầm cảm bằng thiền cho người nỗ lực

Thiền kết hợp cùng với thuốc điều trị hoặc liệu pháp tâm lý sẽ cho ra kết quả tốt trong việc chữa trầm cảm

Các biện pháp có thể giúp ích cho bệnh nhân trầm cảm khi kết hợp với thuốc điều trị hoặc trị liệu tâm lý, gồm:

  • Châm cứu
  • Yoga
  • Thiền
  • Massage
  • Liệu pháp trị liệu bằng âm nhạc hoặc nghệ thuật
  • Tâm linh
  • Aerobic

Chỉ riêng các biện pháp này không đủ để điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, khi kết hợp với thuốc và tâm lý trị liệu có thể đem lại kết quả tốt hơn.

Nguồn: Mayoclinic

]]>
https://benhlytramcam.vn/chan-doan-va-dieu-tri-tram-cam-muc-do-nang-810/feed/ 0