Tự kỷ – nguyên nhân và cách điều trị

    Nhờ vào sự hiểu biết ngày một cao của xã hội, sự quan tâm của bậc phụ huynh cũng như sự phát triển của y học mà chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ ngày càng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cùng benhlytramcam.vn tìm hiểu nguyên nhân của rối loạn này và cách chữa trị nhé!

    Tự kỷ - nguyên nhân và cách điều trị 1

    Tự kỷ là gì?

    Tự kỷ là một tình trạng rối loạn thần kinh và hành vi phức tạp, đặc trưng bởi những khiếm khuyết trong phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi, sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại. Tự kỷ còn có tên gọi khác là tự kỷ cổ điển hay tự kỷ từ bé đây là một dạng của rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

    Những triệu chứng của tự kỷ thường xuất hiện ngay từ khi còn bé, cha mẹ trẻ thường có thể phát hiện thấy khi con ở độ tuổi từ 18-36 tháng. Những biểu hiện của tự kỷ ban đầu có thể khiến người khác chú ý đến là chậm phát triển ngôn ngữ (lớn dần trẻ có thể mất khả năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất cứ thời điểm nào), hành vi hạn chế, các cử chỉ lặp lại, thiếu quan hệ cảm xúc với người khác, thích xoay chuyển đồ vật, tập trung vào các đồ vật có chuyển động lặp…Tuy nhiên, cũng có những trường hợp triệu chứng rối loạn giao tiếp của tự kỷ không được phát hiện cho đến khi những yêu cầu từ phía môi trường vượt quá khả năng của họ.

    Tự kỷ thường gặp ở bé trai nhiều hơn, với xác suất cứ 4 bé trai thì mới có 1 bé gái mắc tự kỷ. Các yếu tố như điều kiện kinh tế của gia đình, môi trường học tập, sắc tộc không ảnh hưởng nhiều tới nguy cơ bị mắc phải tự kỷ. Vậy, nguyên nhân gây ra tự kỷ là gì?

    >> Chi tiết hơn trong bài viết: Tự kỷ là gì

    Nguyên nhân dẫn tới chứng tự kỷ

    Nguyên nhân dẫn tới chứng tự kỷ 1

    Trước đây, có một số người cho rằng tự kỷ là do việc tiêm vắc-xin, cách nuôi dạy của cha mẹ, hoặc do các thực phẩm chứa gluten…, tuy nhiên, thực tế đây là những thông tin không đúng. Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hiện nay thực sự vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy, tự kỷ có thể xuất phát từ những tổn thương ở một khu vực của não bộ liên quan tới khả năng xử lý các cảm xúc và phát triển ngôn ngữ. Hiện nay, đa số các chuyên gia cho rằng tình trạng phức tạp này có thể xảy ra do hậu quả của khuynh hướng di truyền và các yếu tố môi trường.

    Di truyền

    Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng, một số gen nhất định mà một đứa trẻ thừa hưởng từ cha mẹ có thể làm cho chúng dễ mắc tự kỷ hơn. Các trường hợp mắc tự kỷ thường có tính chất gia đình. Ví dụ, em ruột hoặc nhất là anh em sinh đôi của trẻ bị tự kỷ cũng có thể phát triển tình trạng này.

    Tuy nhiên, người ta cũng không xác định được bất kỳ một gen hoặc tổ hợp gen cụ thể nào gây ra chứng tự kỷ.

    Các yếu tố môi trường 

    Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ngoài yếu tố di truyền có sẵn thì một người phải tiếp xúc với tác nhân môi trường cụ thể mới phát triển rối loạn phổ tự kỷ.

    Các tác nhân kích thích có thể xảy ra ngay ở thời kỳ mang thai của người mẹ như:

    • Nhiễm virus Rubella trong thời kỳ mang thai có thể làm cho não bộ của trẻ kém phát triển, có thể gây ra bệnh tự kỷ.
    • Bệnh lý tuyến giáp ở ngưởi mẹ khi mang thai cũng có thể gây ra những tổn thương ở não bộ của thai nhi, có thể làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ
    • Bệnh đái tháo đường trong thai kỳ cũng được ghi nhận làm tăng gấp đôi tỉ lệ mắc trầm cảm ở trẻ.
    • Thuốc và hóa chất: một số loại thuốc sử dụng trong thời kỳ mang thai như thuốc chống động kinh, thuốc an thần, điều trị viêm khớp…, đặc biệt là sử dụng đồ uống có cồn khi mang thai cũng có liên quan tới chứng tự kỷ ở trẻ.
    • Sinh con muộn cũng là một trong những yếu tố nguy cơ sinh ra một đứa trẻ mắc tự kỷ.

    Ngoài ra, một số tổn thương ở trẻ cũng liên quan tới chứng tự kỷ như: hội chứng X, một rối loạn di truyền gây ra vấn đề trí tuệ; xơ cứng củ, một rối loạn mà trong đó các khối u lành tính phát triển trong não, rối loạn thần kinh hội chứng Tourette và động kinh gây ra cơn động kinh.hội chứng X, một rối loạn di truyền gây ra vấn đề trí tuệ; xơ cứng củ, một rối loạn mà trong đó các khối u lành tính phát triển trong não, rối loạn thần kinh hội chứng Tourette và động kinh.

    >> Xem tiếp: Các biểu hiện của bệnh nhân tự kỷ

    Các phương pháp điều trị tự kỷ

    Có nhiều phương pháp để giúp cải thiện chức năng bị khiếm khuyết cũng như điều chỉnh các rối loạn hành vi của trẻ tự kỷ, tuy nhiên, điều quan trọng là cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý không muốn chấp nhận con mình mắc bệnh tự kỷ, trì hoãn các phương pháp điều trị, dẫn tới bỏ qua “thời gian vàng để điều trị” – là lúc chúng ta có thể giúp được nhiều cho trẻ.

    Điều trị theo phương pháp tâm lý giáo dục

    Một số phương pháp điều trị tâm lý sau được chứng minh đem lại hiệu quả tốt trong điều trị tự kỷ ở trẻ:

    Điều trị theo phương pháp tâm lý giáo dục 1

    • Phương pháp hân tích hành vi (Behavioral Analysis – ABA): đây là phương pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của chủ thể. Phương pháp này khi ứng dụng trong điều trị tự kỷ có thể cải thiệ được nhiều mặt như : nhận thức, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, khả năng tự phục vụ… Đồng thời phương pháp này cũng nhấn mạnh việc loại bỏ những hành vi tiêu cực và thay thế bằng những hành vi tích cực, giúp trẻ có ứng xử phù hợp với cuộc sống.
    • Liệu pháp ngôn ngữ: áp dụng để điều trị rối loạn ngôn ngữ, kém phát triển ngôn ngữ ở người tự kỷ. Biện pháp này giúp trẻ có thể hiểu về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể.
    • Hướng dẫn kỹ năng xã hội: trẻ bị tự kỷ thường gặp khó khăn trong khả năng tương tác với người khác, do đó cần hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng này.
    • Liệu pháp tích hợp giác quan: trẻ tự kỷ cũng gặp những khó khăn với các vấn đề về xử lý giác quan do hệ thống tổ chức xử lý thông tin hoạt động kém hiệu quả. Phương pháp trị liệu giác quan được sử dụng nhằm giúp trẻ tự kỷ có khả năng điều hợp các giác quan trong việc tiếp nhận thông tin cũng như xử lý thông tin từ đó trẻ duy trì sự tập trung vào học tập và vui chơi, giảm thiểu các hành vi không mong muốn, các phản hồi không phù hợp: la hét, chạy nhảy liên tục, kén ăn, thiếu tập trung chú ý…

    Sử dụng thuốc

    Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tự kỷ nhưng bác sỹ có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm các triệu chứng liên quan tới tự kỷ như hung hăng, lầm lì, kém tập trung…ở trẻ. Như vậy thì với mỗi biểu hiện khác nhau ở các em bé tự kỷ mà thuốc điều trị cũng khác nhau. Dưới đây là 4 nhóm thuốc thường được sử dụng:

    • Thuốc chống trầm cảm: SSRIs, TC.
    • Thuốc chống loạn thần
    • Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý
    • Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ

    Nguồn: nsh.uk

    Chuyên gia tư vấn - 24 Tháng Ba, 2022

    Bình luận về bài viết

    1. nguyễn thuý trâm đã bình luận

      tự kỉ và có rối loạn về tâm thần

    2. Dương Thị Thuỳ Trang đã bình luận

      Tôi có đứa con gái 19 tháng , cháu có biểu hiện hay đi nhón chân, kêu tên mình ko quan tâm, cháu chỉ biết nói cha cha,dạy cháu ạ hoặc bái bai cháu ko làm theo, có phải là cháu bị tự kỷ ko ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Dựa trên những triệu chứng bạn mô tả chưa đủ để kết luận cháu bé mắc tự kỉ. Tuy nhiên, gọi tên không phản ứng, đi nhón gót, chậm ngôn ngữ, không bắt chước là những dấu hiệu cảnh báo. Bạn nên cho con tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm bệnh nhi để đánh giá cho con, như vậy sẽ giúp giải tỏa được tâm lý lo lắng cũng như có thể can thiệp kịp thời trong trường hợp cần thiết.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Diệu Quỳnh đã bình luận

      Chào bác sĩ. Em có bé gái được 13 tháng. Bé rất hiền chỉ thích xem ca nhạc. Hiện tại bé chưa bi bô nói. Chỉ biết bám vào bàn lân đi 1 chút. Có điều khi gọi tên bé không phản ứng lại. Bé ít giao tiếp với mọi người. Bé biết theo mẹ và khi mẹ hát thì phản ứng vui vẻ vẫy tay theo. Có phải đó là triệu chứng sớm của tự kỷ không ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Dựa trên những triệu chứng bạn mô tả chưa đủ căn cứ để kết luận bé có dấu hiệu tự kỉ. Để bớt lo lắng bạn có thể đưa con tới cơ sở có chuyên môn để bác sĩ đánh giá trực tiếp nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    4. Trần Thị Khánh Linh đã bình luận

      Con tôi 17t bị tự kỉ từ khi còn rất bé vì hay xem điện thoại từ bé . Rất hay nhại lại những lời người khác . Hay là hét dữ dội khi bị bắt phải làm những chuyện k vừa í. Không tiếp xúc với mọi người . Bác sĩ cho tôi lời khuyên để trị với ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Trường hợp của bé bạn cần đưa con tới cơ sở chuyên môn để tham vấn can thiệp sớm cho con. Rất tiếc chúng tôi không thể trợ giúp gì qua online đối với trường hợp này.
        Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,

    5. nguyễn ngọc hạnh đã bình luận

      em tôi có chưng bệnh tự kỉ vây cho em hỏi có nên kết hôn k ?và có nên sinh con k?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Cơ chế bệnh sinh tự kỉ rất phức tạp và còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ. Mặc dù hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của yếu tố di truyền đối với bệnh tự kỉ, nhưng đột biến gen tự kỉ không phải di truyền theo kiểu menden (con nhận 1 gen đơn quy định tính trạng từ bố/mẹ). Người bị bệnh tự kỉ cũng có thể có nhiều đột biến gen khác nhau. Theo nghiên cứu, chỉ có khoảng 25% các ca tự kỉ xác định được yếu tố gen liên quan. Do vậy, không có khuyến cáo nào về việc người tự kỉ không nên sinh con. Điều cần cân nhắc ở đây là bố/mẹ có đủ năng lực chăm sóc bản thân và chăm sóc, nuôi dạy đứa trẻ khi ra đời hay không bạn nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    6. Luu thị ánh tuyết đã bình luận

      Bé nhà em 34 tháng. Hiện tại đang tập nói từ đơn bập bẹ. Gọi vẫn dạ. Cho đồ ăn vẫn xin. Nhưng đi ra lớp đánh bạn, đẩy bạn , cắn bạn vô lý do. Nhìn thấy bạn nào là cắn đẩy. Và cô giáo bảo ngồi ở ghê thì k ngồi đc 2 phút lại chạy đi loăng q. Xin hỏi bác sĩ con em như thế có bị tự kỉ k ạ.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những biểu hiện bạn mô tả không gợi ý tới bệnh tự kỉ. Khả năng phát triển ngôn ngữ của bé có thể chậm hơn so với một số bạn cùng tuổi, cha mẹ có thể dạy con các từ dài và nói chuyện với con nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bé có hành động hung hăng (đánh bạn), hoạt động liên tục, không thể ngồi yên một chỗ thì bạn cũng cần lưu tâm cho con thăm khám, kiểm tra xem liệu có liên quan tới rối loạn tăng động hay không.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    7. Nguyen tran ngoc minh đã bình luận

      toi co mot be trai 15 tuoi, chau hoc rat thong minh va gioi, nhung chau hoc mot cach (hoc cho xong) nghia la lam bai gi cung duoc.. khong tim hieu them, choi gamme nhieu, noi chuyen voi ban be nhieu qua nhan tin nhung it truc tiep, it noi, hay gat gong neu nhu ko duoc dung y, nhung trieu chung nay co the goi la benh tu ky khong a. toi chan thanh cam on va cho anh chi cho y kien…

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng như bạn mô tả không được gọi là bệnh tự kỉ. Trường hợp của cháu thường xuyên có tâm trạng cáu gắt, bực bội, ít tiếp xúc với người khác có thể là do thay đổi tâm lý tuổi dậy thì, áp lực học tập dẫn tới căng thẳng, lo âu hoặc thậm chí trầm cảm. Khi trẻ gặp vấn đề tâm lý thường dễ sa đà vào các tệ nạn như game, bài, chất kích thích…Do vậy, bạn cần quan tâm, chú ý tới con nhiều hơn. Bạn có thể chia sẻ, nói chuyện cùng con để hiểu con nhiều hơn, tránh áp đặt hoặc gây áp lực khiến tâm lý của con bị tổn thương hoặc cảm thấy không tin tưởng để chia sẻ cùng bố mẹ.
        Ngoài ra, bạn cũng có thể cho con sử dụng sản phẩm hỗ trợ an toàn để tăng cường miễn dịch và tăng cường sức khỏe tinh thần như Cerebio (Ecologic Barrier). Sử dụng cho con 1 gói/ngày x 1-3 tháng có thể cải thiện trạng thái tâm lý, giúp người dùng dễ tiếp nhận các yếu tố stress, giảm cáu gắt, kích động. Khuyến khích con vận động và tập luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày.
        Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,

    8. trần thị phuong đã bình luận

      Nêu những khó khăn gặp phải khi phỏng vấn phụ huynh con bị bệnh phổ tự kỷ

    9. Le thị Mai đã bình luận

      Con tôi đang học lớp 2 khả năng giao tiếp với bạn bè kém , ngồi học ko tập trung. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng bạn mô tả không chi tiết và không đủ để chúng tôi đưa ra tư vấn cụ thể cho trường hợp của bé. Bạn vui lòng gọi hotline 0903294739 hoặc đưa con tới cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra trực tiếp.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    10. Đinh Thị Mai đã bình luận

      Tôi có con trai được 18 tháng tuổi. Cháu hay nhìn bóng của mình, thi thoảng đi nhón chân, cháu mới chỉ biết nói pa pa chưa nói được nhiều, gọi tên cháu ít phản xạ …. Bác sĩ tư vấn giúp tôi với.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những dấu hiệu bạn liệt kê ở trên đối với em bé 18 tháng như gọi tên ít khi phản xạ, hoặc lâu mới phản xạ lại, lặp lại những hành động vô nghĩa…có thể gợi ý tới bệnh tự kỉ. Giai đoạn vàng để can thiệp giúp trẻ tự kỉ tốt nhất là dưới 36 tháng tuổi. Can thiệp càng sớm thì trẻ sẽ càng có cơ hội được phát triển các kĩ năng và hòa nhập với xã hội. Do vậy bạn phải đưa con tới gặp bác sỹ chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    11. Nguyễn thị hiệp đã bình luận

      Cho e hỏi cháu co phải mắc bệnh tự kỉ không ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng mô tả cụ thể các triệu chứng để chúng tôi có thông tin tư vấn cho bạn nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!