Vai trò của probiotic đối với sức khỏe

    Những nghiên cứu ngày càng sâu rộng cho thấy, hệ khuẩn chí đường ruột đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sức khỏe của cơ thể. Chính vì vậy mà trong thời gian gần đây, việc sử dụng lợi khuẩn đường ruột, hay còn gọi là probiotic nhằm mục tiêu phòng ngừa và điều trị bệnh tật đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

    Vai trò của probiotic đối với sức khỏe 1

    Vai trò của probiotic đối với sức khỏe

    Theo định nghĩa của tổ chức tiêu hóa thế giới (WGO), probiotics là những vi khuẩn sống, khi bổ sung với số lượng vừa đủ sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe. Những lợi ích mà probiotic có thể đem lại được dựa trên vai trò của hệ vi khuẩn chí đường ruột đối với sức khỏe con người. Những nghiên cứu chỉ ra, hệ vi khuẩn chí đường ruột đóng 5 vai trò chính đối với cơ thể:

    1. Vai trò hàng rào bảo vệ

    Hệ khuẩn chí đường ruột bao gồm các vi khuẩn, vi nấm sống tại bề mặt niêm mạc đường ruột. Chúng cạnh tranh vị trí bám và cạnh tranh chất dinh dưỡng sẵn có với các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Đồng thời, vi khuẩn đường ruột cũng tiết ra các chất kháng khuẩn như bacteroicin để ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn có hại khác.

    2. Vai trò biến dưỡng

    Hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa, bao gồm:

    • Tiêu hóa thức ăn
    • Sản xuất ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFAs)
    • Sản xuất các dưỡng chất thiết yếu như B12, vitamin K, folate…)

    Chính vì vậy mà người bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột có thể xuất hiện tình trạng ăn kém (thiếu B12) hoặc khó tiêu. Rối loạn hệ khuẩn chí cũng liên quan tới nhiều bệnh lý ở đường tiêu hóa khác như IBS, Crohn…

    3. Vai trò đối với hệ miễn dịch

    Vi khuẩn đường ruột đóng vai trò tối quan trọng trong việc hình thành hệ miễn dịch và kích hoạt các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Chúng tham gia vào việc sản xuất interferon gama, tăng cường miễn dịch thông qua kháng thể đặc hiệu IgA, IgG, IgM và các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

    Khi vừa chào đời, em bé sẽ được tiếp nhận hệ vi khuẩn đầu tiên từ người mẹ qua đường âm đạo (nếu sinh thường) và qua tiếp xúc da với mẹ. Qua quá trình phát triển, hệ khuẩn chí của em bé được làm phong phú thêm và nếu xảy ra sự mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, đặc biệt trong những năm tháng đầu đời có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ. Nghiên cứu cho thấy, trẻ em sử dụng kháng sinh trong vòng 1-2 năm đầu đời sẽ dễ mắc một số loại bệnh dị ứng như viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

    4. Vai trò đối với chuyển hóa

    Vi khuẩn đường ruột không chỉ tham gia vào tiêu hóa thức ăn và sản xuất ra các chất dinh dưỡng thiết yếu mà chúng còn tham gia quá trình sản xuất hoặc điều hòa một số loại nội tiết tố trong cơ thể. Các  nghiên cứu cho thấy, nhiều bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, xơ gan…có liên quan tới hoạt động của hệ khuẩn chí đường ruột.

    4. Vai trò đối với chuyển hóa 1

    Nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn đường ruột với bệnh béo phì của Cox và cộng sự năm 2014

    Một nghiên cứu khá thú vị được thực hiện bởi Cox LM và cộng sự năm 2014 cho thấy, khi phá vỡ hệ khuẩn chí bảo vệ của chuột trong những ngày đầu đời, chúng có xu hướng bị béo phì. Để kiểm chứng ảnh hưởng của hệ khuẩn chí đường ruột đối với việc phát triển bệnh béo phì, người ta tiếp tục lấy hệ vi khuẩn chí của những con chuột bị béo phì này đem cấy sang những con chuột ở nhóm chứng. Kết quả sau một thời gian những con chuột này cũng phát triển tình trạng béo phì. Một nghiên cứu khác thực hiện tại Newzeland năm 2020 cho thấy, trẻ em sử dụng kháng sinh trong 1-2 năm đầu đời có xu hướng có chỉ số BMI cao hoặc có nguy cơ béo phì nhiều hơn so với trẻ sử dụng kháng sinh muộn (4-5 tuổi).

    5. Vai trò đối với sức khỏe tâm thần

    Vi khuẩn đường ruột tham gia vào sản xuất và điều tiết nhiều chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, GABA…có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Có rất nhiều bằng chứng về sự mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột ở những bệnh nhân mắc các bệnh về tâm thần kinh, đặc biệt là người bị rối loạn lo âu, trầm cảm,  Alzeihmer, trẻ tự kỉ,…

    Việc tác động lên hệ khuẩn chí đường ruột bằng cách bổ sung lợi  khuẩn phù hợp (gọi là psychobiotics) hiện nay là xu thế mới rất triển vọng trong phòng ngừa và điều trị các rối loạn tâm thần.

    Stress tâm lý và những nguy cơ

    Xu hướng phát triển các công thức probiotics đặc hiệu cho từng bệnh lý chuyên biệt

    Nếu như trước đây, việc bổ sung probiotic được sử dụng chủ yếu để cải thiện các rối loạn về tiêu hóa thì hiện nay, lĩnh vực nghiên cứu probiotics đã rộng mở hơn rất nhiều, với các ứng dụng trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về miễn dịch, tâm thần kinh…

    Probiotic được xác định bởi chi, loài và chủng. Mỗi chủng probiotics tuy cùng loài nhưng có thể có những tác dụng đặc hiệu rất khác nhau (ví dụ Bifidobacterium lactis W51 và Bifidobacterium lactis W51 là 2 chủng vi khuẩn khác nhau mặc dù cùng loài Bifidobacterium lactis). Vì vậy, xu thế hiện nay các nhà nghiên cứu tập trung vào xác định tác dụng chính của chủng probiotics, từ đó lựa chọn các chủng probiotics để xây dựng thành một công thức cho chỉ định điều trị đặc hiệu. Như vậy, với mỗi bệnh lý khác nhau, sẽ có 1 công thức probiotics chuyên biệt có hiệu quả tốt.

    Xu hướng phát triển các công thức probiotics đặc hiệu cho từng bệnh lý chuyên biệt 1

    WinClove tại Hà Lan là một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về probiotics. Đơn vị này tập trung và phát triển những công thức probiotics đa chủng đặc hiệu cho từng chỉ định. Một số công thức probiotics của WinClove được sử dụng rộng rãi trên thị trường thế giới như Ecologic Barrier dùng cho các rối loạn tâm thần (stress, lo âu, trầm cảm…); EcologicAAD dùng cho tiêu chảy do kháng sinh, Ecologic Panda dùng cho bệnh dị ứng…

    Như vậy, cùng với việc hiểu sâu hơn về hệ khuẩn chí đường ruột và vai trò của hệ khuẩn chí đường ruột với sức khỏe, các công thức probiotic cao cấp trên thị trường đã phát triển hoàn thiện hơn và phù hợp cho từng bệnh lý, đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho người bệnh.

    Chuyên gia tư vấn - 25 Tháng Tư, 2022
    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!