Những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em

    Nếu trầm cảm ở người lớn đặc biệt là phụ nữ sau sinh dễ nhận ra thì những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em khó phát hiện hơn. Chính vì vậy mà bệnh không được phát hiện sớm đến khi biết thì trầm cảm đã nặng và gây ra nhiều hậu quả.

    Những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em 1

    Dấu hiệu trầm cảm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    • Trẻ hay khóc, nhất là khóc đêm và rối loạn trong giấc ngủ, giật mình nhiều lần.
    • Trẻ thay đổi thói quen bú mẹ: Bình thường là đến giờ đó bé đòi bú nhưng mấy bữa nay bé có dấu hiệu bỏ bú hay bú rất ít.
    • Chậm phát triển về nhận thức và hoạt động: Thường hơn 1 tuổi bé sẽ biết nói, bò được nhưng nếu đến 2, 3 tuổi mà bé vẫn chưa có biểu hiện nào hết, đó cũng là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm.
    • Sự tập trung chú ý và trí nhớ của trẻ kém: Một số trẻ sớm biểu hiện tâm trạng qua việc chúng hay quên những việc cần phải làm hay một nhiệm vụ nào đó. Cũng có thể chúng tỏ ra lơ đãng, chẳng còn quan tâm tới vấn đề gì.
    • Trẻ hay cáu gắt bất thường: Trẻ dễ gắt gỏng, lúc nào cũng quàu quạu, và chúng thường che đậy nỗi chán chường với người lớn. Chẳng hạn như thay vì nói với bạn là trẻ cảm thấy buồn, trẻ có thể bỏ đi hoặc nói những lời nhấm nhẳng với bạn, hay trước đây chúng rất dạn dĩ thì nay bỗng hay lo âu, sợ sệt hoặc ngại ngần.

    Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ đã đi học

    Thường thể hiện bằng triệu chứng cơ thể mà đau là triệu chứng hay được kể đến. Thường là đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản…Chính vì các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nên đối với các thể trầm cảm cảm nhẹ, có nhiều tác giả gọi là trầm cảm che đậy bởi triệu chứng cơ thể, các thể này thường không được phát hiện chẩn đoán sớm và tất nhiên không được điều trị. Đa phần các trường hợp này được bố mẹ đưa đến các cơ sở nội nhi khám bệnh với các chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ thể về tim mạch, tiêu hoá, thần kinh…, và được điều trị bằng các thuốc chuyên khoa đặc hiệu nhưng không thấy kết quả, hoặc không thấy có các bằng chứng tổn thương thực thể rõ ràng.

    • Khí sắc trầm: Trẻ có cảm giác buồn chán nhẹ không rõ rệt, không giải thích được nguyên cớ, hay cáu kỉnh. Giảm hứng thú trong học tập, công việc được giao phó, và cả trong các sinh hoạt nhóm hay đoàn thể.
    • Tư duy: Khó tập trung chú ý, khó tiếp thu trong học tập, kết quả học giảm sút, quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng, đây cũng là lý do quan trọng mà các bậc cha mẹ đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý. Một số khác lại cảm thấy hưng phấn, thấy khả năng của mình vượt trội, trẻ chăm chỉ học tập, kết quả ban đầu tốt nhưng sau đó kết quả lại giảm sút một cách rõ rệt.
    • Các hoạt động xã hội: Trẻ thu mình cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn. Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, với những người xung quanh, có thể ngay cả với những người thân thiết nhất. Các biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau, từ kém nhiệt tình đến tình trạng thờ ơ. Một số khác lại gia nhập nhóm bạn để chia sẻ, đồng cảm. Một số lao vào học tập nhưng một số lại từ chối làm mọi việc.
    • Rối loạn ăn uống: Thường nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Tuy nhiên có thể ăn nhiều hơn bình thường hay ăn vô độ dẫn đến tăng cân. Tăng hay giảm cân là triệu chứng cần lưu ý ở vị thành niên, bởi đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng về thể chất, nên triệu chứng giảm cân không rõ ràng mà có khi biểu hiện tình trạng chậm hay ngừng tăng cân so với lứa tuổi.
    • Rối loạn giấc ngủ, trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ngủ ít, trong rất nhiều trường hợp trẻ thường xuyên có ác mộng. Có thể biểu hiện tình trạng trẻ nằm nhiều nhưng lại mất ngủ, trẻ thường phàn nàn khó vào giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ giảm sút, hay bị thức giấc lúc nửa đêm, dậy sớm…
    • Đi kèm với các triệu chứng về cảm xúc, cơ thể là các biểu hiện rối loạn hành vi, như quậy phá, hành vi chống đối xã hội, chống đối bố mẹ, trốn học, trộm cắp, lập băng đảng hay nhóm bạn xấu và sử dụng các chất gây nghiện. Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên ngày càng có xu hướng tăng cao, thu hút sự chú ý của cộng đồng xã hội, trong số này tỷ lệ có rối loạn trầm cảm cao.
    • Tự sát cũng là một triệu chứng rất quan trọng và nghiêm trọng trong bệnh trầm cảm tuổi vị thành niên, ở các mức độ khác nhau từ ý tưởng đến có hành vi tự sát. Trẻ thực hiện hành vi tự sát bằng các hình thức khác nhau như uống thuốc, đập đầu vào tường, thắt cổ, cắt mạch máu,… và thường xẩy ra ở bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng.

    Mặc dù tỉ lệ trẻ mắc trầm cảm thấp hơn so với người trưởng thành nhưng hậu quả nó gây ra lại nặng nề không kém. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho thấy khoảng 2% trẻ nhỏ và 4-8% vị thành niên mắc chứng trầm cảm vì vậy phát hiện sớm các trường hợp trầm cảm là rất cần thiết. Hiện nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm có rất nhiều như gia đình đổ vỡ gây tổn thương tâm lý, bị áp lực, bị áp đặt cuộc sống, gặp thất bại….

    Nếu phát hiện ra trẻ có các dấu hiệu trên thì hãy đi bé đi khám tại các cơ sở khám bệnh uy tín để được chuẩn đoán và đưa ra phương pháp tiến trình điều trị hợp lý nhất.

    Xem thêm:

    Benhlytramcam.vn

    Benhlytramcam.vn - 5 Tháng Chín, 2018

    Bình luận về bài viết

    1. em năm nay lên lớp 9 , là học sinh vừa chuyển trường . em có vẻ ngoài xinh xắn học hành cũng tốt tính cách đặc biệt có phần nổi trội cá tính và nổi bật giữa đám đông. chuyện là đầu năm chuyển đến , mọi người đều yên mến và mong muốn được kết bạn với em , các bạn đều quý mến và đặc biệt em không chơi xấu một ai . em chơi thân với 4 bạn trong khối được cho là ưu tú . vì vậy em hài lòng lắm và luôn nghĩ các bạn đều quý mình và coi mình là bạn thân . nhưng học được 4 tuần thì 2 bạn trong nhóm có viết giấy nói xấu em và em có đọc được . nội dung là ghét vì em được nhiều bạn khác giới trong khối thích và nói em hay cố tỏ vẻ dễ thương , ỷ xinh nên blabla.. thật ra em chẳng làm gì cũng chẳng chơi xấu ai cả , nói về ngoại hình thì từ nhỏ em đã nhận được lời khen của nhiều ngừoi , tính cách em nổi loạn khác biệt và em cũng rất bất ngờ đến thất vọng khi đọc được tờ giấy đó . sau vài ngày bị 2 bạn đó lơ thì em có nói chuyện giả quyết và phía các bạn quyết định chơi lại với em , trong khi em chẳng làm gì thì lại phải đành nhịn ôm hết lỗi vì là hs mới nên em nghĩ phải nhượng bộ . đấy là lần thứ 1 . sau đó ít lâu thì tụi em lại có chuyện , bạn trong nhóm là C có đùa giỡn em thích 1 bạn em không thích và bạn đi nói sai sự thật với các bạn trong lớp là em kể với bạn em thích bạn B còn ghi vào vơe em thích B blabla , ban đầu em k nói gì đến lúc bạn quá đáng quá giới hạn thì em có bộc lên quát vài câu , vì là khi tức giận nên em có nói 1 câu là làm vậy tao NHỤC ( em k văng tục hay nói quá đáng câu nào trừ câu này ra )rồi sau đó tụi em bơ nhau k nói gì nữa . tiết đó ra chơi nghỉ 1 tiết vào học lại . nguyên đám con gái đi cùng bạn C vào quán trước trường ăn có nói bàn tán về em sau đó thì hùa nhau lơ em hết . hôm sau đi học , gần như em bị cô lập tẩy chai hoàn toàn và mọi việc bắt đầu từ đó . vài hôm sau em có chủ động mượn đồ hỏi chuyện học tập trên lớp với bạn C . sau khi về bạn C có ib nói thẳng với em để giải quyết luôn , thì em được biết bạn C khó chịu vì không hiểu C làm gì mà em lại nói là NHỤC , có nhục mạ hay quá đáng gì đâu mà NHỤC , bọn bạn C trước giờ vẫn giỡn vậy chứ có sao đâu . đấy là C nói , trong khi rõ rành là lỗi của C , tức giận chửi lại cũng bị gọi là quá đáng ạ , hay vì em là hs mới nên làm gì cũng sai , trường hợp này thấy ngại thấy nhục vì mình k thích nhưng bị đi kể sai sự thật các thứ thì làm vậy đã là quá đáng với C ạ ? với lí do đó , C kể với các bạn nữ trong lớp rồi thế là hùa nhau nghỉ choi tẩy chay em với lí do nhảm mà bản thân em tự thấy mình chẳng làm gì sai trong việc này cả . trong lúc ib đó C còn nói với em tụi C định chơi lại với em rồi . em thật sự không hiểu mình làm gì mà các bạn lại ĐỊNH chơi lại với mình ? trong khi lỗi là của C ? có công bằng không khi làm vậy ạ ?sau hôm đó những bạn nữ khác được nghe kể và tác động của C thì bơ em , đối xử khác xa với em k giống hôm qua như kiểu em đã làm gì bọn nó với lỗi lầm nghiêm trọng lắm ạ, trở mặt 1 cách không đỡ được . không nói về chuyện này , vào thẳng vấn đề là hiện tại em bị TẨY CHAY , và nó gần như ảnh hưởng đến cảm xúc tâm trạng học tập của em , từ một hs có tính cách cá tính và hay làm trò nổi bật thì giờ em lại gần như nghĩ rằng mình có dấu hiệu như sắp trầm cảm , học tập gần như sa sút , em bị ảm ảnh sợ hãi bởi việc đến trường , cô lập 1 mình , làm tất cả một mình ( chia sẻ 1 chút từ nhỏ em được rất nhiều bạn quý đi đến đâu đều có bạn bè thân thiết , em quen với việc làm mọi thứ cùng bạn bè , đến cả đi học , ăn sáng , .. em đều nhờ bạn chở , rủ đi chung chứ k bao giờ chịu làm một mình )
      , nhưng giờ thì em phải tự mình làm mọi thứ , đối với em rất khó và mọi việc gần như quá sức với em . mỗi ngày đến trương em đều mang tâm trạng xấu vè nhà, tự ti rồi ngày một sợ hãi mọi người , việc giao tiếp trở nên khó khăn với em . luôn có 1 cực hình là việc chuyển trường đã xáo trộn cuộc sống và mọi thứ của em , đưa tất cả về con số 0 , em chưa bao giờ phải chịu áp lực nặng nề như trên cả , đáng sợ nhất là việc học tập bị sa sút nặng nề , em k còn tập trung học tập được , thức khuya , cần nhiều thời gian để ngủ , hiện tại em từ chối các mối quan hệ mới , trở nên lạnh lùng ít nói , cục súc với những ngừoi quan tâm em mặc dù em biết em làm vậy là quá đáng với họ . em không biết mình nên làm gì bây gì bây giờ ạ? cần làm gì để tập trung học tập và thay đổi mọi chuyện ? hãy giúp em ạ ?

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!