Mệt mỏi là trạng thái cơ thể luôn cảm thấy thiếu năng lượng, kiệt sức, rã rời, thiếu sinh khí.Tất cả chúng ta đều có thể cảm thấy mệt mỏi vào những thời điểm khác nhau. Nếu là mệt mỏi thông thường thì chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ hết, nhưng mệt mỏi kéo dài mãi không hết thì có thể đó là triệu chứng của những bệnh lý. Cùng tìm hiểu xem những nguyên nhân nào gây nên chứng mệt mỏi kéo dài nhé.
>> Xem: Mệt mỏi kéo dài – nguyên nhân và giải pháp
Mục lục bài viết
- 1 Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài
- 2 Mệt mỏi kéo dài do bị bệnh suy giáp
- 3 Đái tháo đường và kháng cự insulin gây mệt mỏi kéo dài
- 4 Lo âu và trầm cảm khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài
- 5 Mệt mỏi kéo dài do bị sốt và các bệnh viêm nhiễm
- 6 Ngưng thở khi ngủ khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài
- 7 Mệt mỏi kéo dài do mắc bệnh tim
- 8 Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài
Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài là do thiếu máu. Khi cơ thể bị thiếu máu, lượng hồng cầu bị thiếu hụt, không cung cấp đủ ô xy và dưỡng chất đến các tế bào, đặc biệt là tế bào não và các cơ gây nên tình trạng mệt mỏi. Tình trạng này biểu hiện rõ hơn khi bạn đi bộ hay làm việc cần tới thể lực
Ngoài biểu hiện mệt mỏi thì cơ thể thiếu máu còn có các biểu hiện khác như nhịp tim bất thường, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu…
Khắc phục chứng mệt mỏi kéo dài do thiếu máu cần bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic hoặc vitamin và khoáng chất khác cho cơ thể. Ngoài ra nếu cơ thể bị thiếu máu nặng thì cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp chữa trị phù hợp.
Mệt mỏi kéo dài do bị bệnh suy giáp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone khiến quá trình chuyển hóa dưỡng chất bị chậm lại. Lúc này cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi kéo dài đồng thời da, tóc trở nên khô, xỉn màu, cơ thể bị tăng cân do chậm đốt cháy calo. Chân có cảm giác bị sưng và nhịp tim chậm lại, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi đến mức cơ thể suy nhược.
Điều trị suy giáp với hormone tuyến giáp tổng hợp là phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất.
Đái tháo đường và kháng cự insulin gây mệt mỏi kéo dài
Tiểu đường là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, mỡ và protein khi hormone insulin của tụy bị thiếu khiến mức đường trong máu luôn cao. Khi bị tiểu đường có thể sẽ có các triệu chứng như khát nước, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi kéo dài. Ngoài ra cơ thể sẽ phải tiêu tốn nhiều năng lượng để kiểm soát lượng đường trong máu dẫn đến kiệt sức nghiêm trọng.
Lo âu và trầm cảm khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài
Lo âu, trầm cảm là một rối loạn não bộ dẫn đến tâm trạng thấp thỏm, mệt mỏi và nó cũng là nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi kéo dài. Nếu cơ thể bị lo lắng, stress, trầm cảm thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, phản ứng chậm với các tác nhân gây hại cơ thể gây nên chứng mệt mỏi. Bị trầm cảm khiến cơ thể không đủ năng lượng để làm những công việc thường ngày, luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, mất tập trung…
Chi tiết hơn với bài viết: Trầm cảm là gì?
Mệt mỏi kéo dài do bị sốt và các bệnh viêm nhiễm
Các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đều khiến cơ thể cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, đặc biệt là khi các bệnh này kèm theo cả sốt. Các bệnh ở viêm nhiễm ở nội tạng như viêm phổi, viêm tủy xương hay viêm cơ tim, viêm gan… thì tình trạng mệt mỏi sẽ rất nghiêm trọng và kéo dài
Ngưng thở khi ngủ khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài
Ngưng thở khi ngủ là khi cổ họng của bạn thu hẹp hoặc đóng mở liên tục trong khi ngủ làm gián đoạn hơi thở dẫn đến thường xuyên thức giấc vào ban đêm. Ngoài ra hiện tượng ngưng thở cũng làm thiếu hụt lượng oxy trong máu khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức sau khi ngủ dậy.
Bệnh phổ biến ở đàn ông trung niên thừa cân, uống rượu và hút thuốc sẽ làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
Mệt mỏi kéo dài do mắc bệnh tim
Tim có chức năng bơm máu đến tất cả các mô của cơ thể, khi tim gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho các tế bào, cơ quan dẫn đến các tế bào, cơ quan không đủ năng lượng hoạt động gây nên tình trạng mệt mỏi kéo dài.
Bệnh tim là một bệnh nguy hiểm và cần có phương pháp điều trị hợp lý vậy nên khi mắc bệnh bạn cần đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích.
Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài
Nhiễm trùng tiết niệu thường có dấu hiệu đau rát khi đi tiểu hoặc luôn có cảm giác buồn tiểu liên tục gây cảm giác mệt mỏi cho người mắc. Cách điều trị thông thường là sử dụng kháng sinh trong khoảng 1 đến 2 tuần sẽ làm giảm cảm giác mệt mỏi và các triệu chứng khác.
Mệt mỏi kéo dài gây nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày không những vậy nó còn là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm. Khi thấy cơ thể mệt mỏi thì cần lưu ý, kiểm tra sức khỏe để sớm có thể tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục kịp thời.
Theo benhlytramcam.vn
Bị mệt moi kéo dài