Chào bác sỹ. Em là nam, năm nay 38 tuổi. Em nghĩ mình bị căng thẳng do công việc nhiều quá. Hiện tại em có những biểu hiện như hay bị tỉnh giấc lúc 2-3h sáng, cảm giác mệt mỏi cả ngày, không có năng lượng tập trung làm việc và trí nhớ giảm sút. Thỉnh thoảng bị đánh trống ngực. Em có đi khám bên đông y thầy thuốc nói em bị suy nhược thần kinh và bốc thuốc uống nhưng không khỏi hẳn. Gần đây em còn thường hay tưởng tượng trong đầu những ý nghĩ, hình ảnh tiêu cực (ví dụ đang đi xe trên đường em sẽ tưởng tượng ra bị tai nạn). Bác sỹ cho em hỏi có cách nào để điều trị suy nhược thần kinh không?
Trả lời
Chào bạn,
Suy nhược thần kinh bản chất không phải một bệnh cụ thể mà là tên gọi chung của một tập hợp những triệu chứng rối loạn tâm thần kinh nhưng chưa đủ mức độ chẩn đoán theo các quy ước quốc tế. Những biểu hiện triệu chứng bạn mô tả thuộc về cả tâm thần (lo lắng, mất ngủ, khó tập trung) và thể chất (mệt mỏi, hồi hộp), có thể xuất phát từ những căng thẳng trong công việc. Trạng thái này nếu không được điều trị sẽ dẫn tới sức khỏe giảm sút, hoặc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, giảm khả năng làm việc, học tập.
Đối với trường hợp của bạn, theo chúng tôi trước tiên bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần để thăm khám và tìm hiểu kỹ các nguyên nhân bị suy nhược thần kinh, ngoài ra có mắc chứng rối loạn tâm thần chẳng hạn như rối loạn lo âu, trầm cảm hay không. Nếu có những rối loạn này bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc dưới sự giám sát của bác sỹ. Trường hợp chưa có điều kiện thăm khám ngay thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Điều chỉnh lại công việc của mình, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Bạn có thể liệt kê các công việc cụ thể trong ngày, chia nhỏ từng mục để hoàn thành nhằm làm giảm áp lực công việc. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích.
- Có chế độ ăn hợp lý, khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau củ, trái cây.
- Bổ sung đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là một số loại vi chất có thể bị thiếu hụt trong chế độ ăn hằng ngày như vitamin nhóm B, vitamin C, D, acid folic, kẽm…
- Không sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia hoặc ma túy. Những chất này làm tổn thương các tế bào thần kinh, làm suy yếu chức năng thần kinh trung ương.
- Luyện tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Bổ sung thêm probiotic (hay còn gọi là men vi sinh) chuyên biệt như là Ecologic Barrier. Giữa đường ruột và não bộ luôn tồn tại một kết nối vô cùng chặt chẽ được gọi là trục não – ruột. Minh chứng cho sự tồn tại của trục não ruột đó chính là các bệnh lý về tâm thần như stress, lo âu rất thường đi kèm các bệnh đường tiêu hóa như IBS (hội chứng ruột kích thích), táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày….Hệ khuẩn chí đường ruột có vai trò quan trọng trong tương tác giữa não và ruột. Gần đây có nhiều bằng chứng cho thấy, một số chủng vi khuẩn đường ruột nhất định có tác động tích cực đến tâm trạng và chức năng thần kinh trung ương thông qua kết nối trục não ruột. Đáng chú ý nhất là hai chủng lợi khuẩn Bifidobacteria, Lactobacillus. Đây là một lựa chọn hữu ích đối với những người đang phải đối phó với stress, lo âu dẫn tới suy nhược thần kinh không chỉ bởi hiệu quả mà còn vì tính an toàn, có thể sử dụng dài ngày mà không cần lo lắng tác động đến sức khỏe.
Thân ái!