Chào bác sĩ,
Em luôn dễ cảm thấy buồn và thất vọng về bản thân của mình, cảm thấy mình rất vô dụng và tự ti. Em cũng rất hay để ý và dễ bị áp lực bởi những lời nói, sắc mặt hay thái độ của những người xung quanh mình. Bất kể là gì, chỉ cần cảm thấy họ có thái độ khác với mình, bản thân em sẽ dễ cảm thấy ức chế, cho mình là người có lỗi và cảm thấy rất stress, chỉ mong nhanh chóng khiến đối phương bình thường lại với mình. Mặt khác khi ra ngoài và giao tiếp với bạn bè em vẫn nói chuyện bình thường với mọi người, nên em không biết liệu mình có bị trầm cảm hay không. Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ, em cảm ơn!
Trả lời
Chào bạn,
Dựa trên những triệu chứng bạn mô tả thì chưa đủ để kết luận liệu bạn có mắc trầm cảm hay không. Nhưng những biểu hiện trên nếu kéo dài trên 2 tuần chính là dấu hiệu gợi ý sức khỏe tinh thần của bạn đang không tốt. Bạn có thể tham khảo bài trắc nghiệm kiểm tra trầm cảm theo đường link: Test trầm cảm với thang PHQ-9.
Trường hợp có điểm trầm cảm mức độ nặng thì bạn nên tới gặp bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Chào bác sĩ. Em thấy mệt mỏi và buồn chán kéo dài kèm theo bị mất ngủ tim đập nhanh nhức đầu ù tai
Em hay suy nghĩ về bệnh tật
Em muốn hỏi mình bị lo âu trầm cảm
Chào bạn,
Bạn đang có dấu hiệu bị rối loạn lo âu và trầm cảm. Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để thăm khám càng sớm càng tốt nhé.
Ngoài ra, có một số biện pháp bổ trợ có thể hữu ích cho bạn:
– Chế độ ăn uống: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Nên ăn nhiều trái cây tươi, bổ sung vitamin nhóm B, C.
– Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
– Đi ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa. Nên tránh sử dụng điện thoại gần giờ đi ngủ để không bị xao nhãng dẫn tới khó ngủ.
– Chọn 1 môn thể thao để tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày như: chạy bộ, squat,…Nên tập ngoài trời có không khí thoáng đãng sẽ giúp cho tinh thần thoải mái hơn.
– Giao tiếp với người xung quanh: lúc này bạn có thể cảm thấy khó khăn hoặc thậm chí là sợ giao tiếp với những người xung quanh. Tuy nhiên, việc giao tiếp với mọi người có thể sẽ giúp bạn có cuộc sống tinh thần tích cực hơn. Hãy thử liên hệ và gặp gỡ một người bạn, người thân bạn cảm thấy tin tưởng để nói chuyện hoặc cùng đi ăn hoặc uống cà phê thư giãn.
Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng,
Chào bác sĩ
Em luôn trong tình trạng bất hòa với gia đình mặc dù khi ra ngoài em là một con người hoàn toàn khác. Em luôn cảm thấy bản thân mình là một thất bại, em không thể giống như con nhà người ta như mẹ em ao ước. Bản thân em học rất kém môn toán mặc dù em đã rất cố gắng để dung nạp nó vào đầu nhưng không thể được điểm số của em vẫn rất thấp thậm chí là thấp nhất lớp. Mẹ em thì luôn muốn có một đứa con tài giỏi nhưng em không làm được. Nhiều lúc mẹ còn dùng những từ ngữ mà em cảm thấy là có tính chất sát thương lên tinh thần rất cao. Điều đó kiến em cảm thấy suy sụp. 2k7 năm nay bị làm chuột bạch thử nghiệm chương trình mới của bộ giáo dục nên đối với 1 đứa học lực toán yếu như em thì em cảm thấy nó rất khó khăn. Trong kì thi học kì 1 vừa rồi điểm toán của em rất thấp mà phải gọi là thấp nhất lớp, mẹ em rất không hài lòng về kết quả đó và đi so sánh với người khác, em cố giải thích nhưng không những không nhận lại được sự an ủi mà mẹ em tát vào mặt em. Em cảm thấy bị tổn thương sâu sắc. Nó làm em cảm thấy mình là một thất bại, là loại yếu kém không bằng người khác, rác của xã hội. Đã có nhiều lần em muốn tự tử kết thúc cuộc sống.
Bây giờ em phải làm gì đây bác sĩ.
Chào bạn,
Qua những gì mô tả thì có thể bạn đang bị tổn thương tâm lý do áp lực học tập và bất đồng với mẹ. Bạn nên tham vấn chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thưa chuyên gia, cháu năm nay 19 tuổi. Hiện cháu đang bối rối vì không biết mình có cần đi khám hay không? Cháu muốn học chuyên ngành mĩ thuật nhưng năm trước đã thi trượt, năm nay ôn lại. Càng ngày cháu càng cảm thấy chán nản hơn nữa. Sự chán nản này bắt đầu vào lớp 10 và kéo dài đến bây giờ. Khi ấy, đôi khi cháu hoảng loạn, không tự chủ được tinh thần, lười biếng, mệt mỏi kéo dài và bắt đầu cắt cổ tay. Kết quả học tập của cháu kém dần, cháu không chủ động học và chỉ làm ứng phó nhưng lúc ấy cháu nghĩ mình còn tạm ổn. Giờ đây, cháu cảm thấy sự tồn tại của mình thật vô dụng và đáng từ bỏ. Cháu không hẳn muốn chết nhưng cháu không tìm được lý do nào để có thể sống cả. Cháu tiếp tục hành động cắt tay (vết cắt không nguy hiểm tính mạng, kéo dài 2-3 cm), viết ra những lời thóa mạ bản thân, và đôi lúc cháu tìm những cách tự hại khác như siết cổ, dìm nước,… Cháu không muốn ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với bất kì ai. Cháu đã không ra khỏi cổng 2 tuần rồi và cháu vẫn muốn tiếp tục tình trạng này. Cháu chán ghét việc nhìn vào gương thấy chính mình. Cháu bỏ học vẽ, lừa dối mọi người. Cháu biết như thế là sai nhưng cháu không tìm được cách nào hay đủ động lực nói ra hay thay đổi. Cháu khao khát bản thân mình không tồn tại, chết ngay từ lúc đầu. Cháu biết mình đang trốn tránh nhưng cháu không kiềm chế được. Cháu không biết đây có phải bệnh không hay đây chỉ là sự rác rưởi của một kẻ lười biếng. Cháu chân thành cảm ơn chuyên gia đã xem.”
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn mô tả nếu xuất hiện thường xuyên và đã kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên thì có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm.
Bạn cần hiểu trầm cảm là một bệnh lý chứ không phải là sự yếu đuối trong nhân cách hay lười biếng. Đây là bệnh cần được điều trị. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần đề được thăm khám sớm nhé.
Nếu chưa có điều kiện thăm khám được ngay bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện trạng thái tâm lý của mình:
– Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
– Tập Yoga hoặc thiền.
– Nghe nhạc, đọc sách.
– Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
– Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Thưa chuyên gia, cháu năm nay 19 tuổi. Hiện cháu đang bối rối vì không biết mình có cần đi khám hay không?
Cháu muốn học chuyên ngành mĩ thuật nhưng năm trước đã thi trượt, năm nay ôn lại. Càng ngày cháu càng cảm thấy chán nản hơn nữa. Sự chán nản này bắt đầu vào lớp 10 và kéo dài đến bây giờ. Khi ấy, đôi khi cháu hoảng loạn, không tự chủ được tinh thần, lười biếng, mệt mỏi kéo dài và bắt đầu cắt cổ tay. Kết quả học tập của cháu kém dần, cháu không chủ động học và chỉ làm ứng phó nhưng lúc ấy cháu nghĩ mình còn tạm ổn.
Giờ đây, cháu cảm thấy sự tồn tại của mình thật vô dụng và đáng từ bỏ. Cháu không hẳn muốn chết nhưng cháu không tìm được lý do nào để có thể sống cả. Cháu tiếp tục hành động cắt tay (vết cắt không nguy hiểm tính mạng, kéo dài 2-3 cm), viết ra những lời thóa mạ bản thân, và đôi lúc cháu tìm những cách tự hại khác như siết cổ, dìm nước,… Cháu không muốn ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với bất kì ai. Cháu đã không ra khỏi cổng 2 tuần rồi và cháu vẫn muốn tiếp tục tình trạng này. Cháu chán ghét việc nhìn vào gương thấy chính mình. Cháu bỏ học vẽ, lừa dối mọi người. Cháu biết như thế là sai nhưng cháu không tìm được cách nào hay đủ động lực nói ra hay thay đổi. Cháu khao khát bản thân mình không tồn tại, chết ngay từ lúc đầu. Cháu biết mình đang trốn tránh nhưng cháu không kiềm chế được.
Cháu không biết đây có phải bệnh không hay đây chỉ là sự rác rưởi của một kẻ lười biếng. Cháu chân thành cảm ơn chuyên gia đã xem.
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trầm cảm là bệnh nguy hiểm cần được chữa trị, do vậy bạn đừng ngại đi khám và điều trị sớm nhé.
Một số địa chỉ thăm khám bạn có thể tham khảo:
Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
– Bệnh viện đại học y dược TP.HCM
– Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
– Bệnh viện 115
– Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.
Nếu ở Hà Nội :
– Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
– Bệnh viện tâm thần trung ương
– Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
– Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
– Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chào ạ, không biết có phải bị trầm cảm hay không nhưng mà gần 2 năm về đây em lại thấy bản thân em mệt mỏi và tự ti vô cùng, kết quả học tập tụt dốc một cách nhanh chóng và em thường xuyên khó ngủ, hay bị tụt cân và lên cân một cách dễ dàng. Tâm trạng thường xuyên buồn bã, tự làm tổn thương bản thân mình như cào tay hoặc đập tay vào gương, em cũng chả có ai để tâm sự nên mỗi lần buồn em đều tâm sự một mình và sợ tiếp xúc với mọi người xung quanh, dễ cáu bẩn với mọi người xung quanh và không ai làm gì cũng cáu ạ. Em hay bị loạn ngôn nữa ạ! Dần dần thu hẹp lại với bản thân và xã hội, mất ngủ liên tục ạ !!
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn mô tả nếu kéo dài từ 2 tuần trở lên có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Trường hợp này bạn cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để kéo dài có thể xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Để khám sức khỏe tâm thần bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau nhé:
Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh :
– Bệnh viện đại học y dược TP.HCM
– Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
– Bệnh viện 115
– Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.
Nếu ở Hà Nội :
– Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
– Bệnh viện tâm thần trung ương
– Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
– Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
– Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
– Bệnh viện ĐH Y – phòng kh
Bác sĩ ơi cháu không biết cháu có bị trầm cảm hay không tầm gần đây cháu rất hay cáu gắt với mọi thứ xung quanh dù việc rất nhỏ, thấy rất chán vô dụng và tự ti, cháu lúc nào cũng nghĩ đến việc chết đi cho xong,cháu cảm thấy bị hắt hủi không mở lòng được với ai. Cháu ghét tiếp xúc với người khác, chỉ muốn ngủ để trốn mình trong những giấc mơ. Khi có người nhà cháu hay trộn vào nhà vệ sinh để không tiếp xúc với người nhà của mình, cháu lúc nào cũng cảm thấy lo lắng hoảng sợ, hay để ý đến âm thanh và ghét nó ngay cả tiếng tích tắc của đồng hồ. Cháu lúc nào cũng muốn khóc mà rất khó để khóc, khóc chỉ khóc tầm nửa phút rồi cháu lại ngồi im như có không chuyện gì. Cháu rất hay làm trái ý với người khác và ghét mọi thứ về người khác. Trước mặt người khác cháu hay đù cợt cố tỏ ra vui vẻ, hay bị mắng nhiếc cháu chỉ cười đùa lêu lêu hoặc nghoảnh đi giả vờ không để ý nhưng đến lúc ngồi một mình cháu nghĩ đi nghĩ lại rất nhiều. Nhiều lúc cháu tức à cháu bóp cổ mèo nhà cháu hoặc đá nó cho hả giận, đôi khi là cả hai ạ
Chào bạn,
Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố, do bệnh tật… Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì chúng ta cần phải thăm khám để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm.
Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
– Tập Yoga hoặc thiền.
– Nghe nhạc, đọc sách.
– Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
– Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chào bác sĩ
Cháu không biết là mình có đang bị trầm cảm không, nhưng dạo này cháu rất hay bị bực tức với những thứ xung quanh. Mọi người làm gì cũng làm cháu thấy khó chịu hay không vừa ý. Ông bà là người cháu kính trọng , yêu thương nhất nhưng đến giờ khi ông bà hỏi chuyện một cách bình thường cháu cũng bực tức không muốn trả lời hoặc trả lời một cách vùng vằng. Cháu thường xuyên khó ngủ, hay cảm thấy mệt mỏi và đau đồng. Cảm xúc có khi vui có khi buồn bất thường
Cháu mong bác sĩ tư vấn , cháu nên làm gì bây giờ ạ
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn mô tả chưa đủ để kết luận bạn mắc trầm cảm. Bạn có thể đọc thêm về triệu chứng trầm cảm hoặc làm bài test trầm cảm để hiểu rõ hơn.
Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố (tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh…), do bệnh tật…Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì chúng ta cần phải thăm khám để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm.
Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
– Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
– Tập Yoga hoặc thiền.
– Nghe nhạc, đọc sách.
– Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
– Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Cháu không biết có phải cháu bị trầm cảm hay không nhưng cháu luôn cảm thấy mình là người thừa thãi , rất hay mệt ,hay suy nghĩ lung tung,hay buồn và sợ những nơi đông người. hay tự tin mặc cảm nghĩ rằng mình không tốt …… Luôn cảm thấy chán nản có đôi lúc nghĩ tới cái chết để giải quyết vấn đề, cháu cảm thấy sợ tất cả….?
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám chẩn đoán chính xác và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:
Ở thành phố Hồ Chí Minh :
-Bệnh viện đại học y dược
-Bệnh viện nguyễn tri phương
-Bệnh viện 115
-Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.
Ở Hà Nội :
-Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
-Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
-Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
-Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
-Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Chào bác sĩ!
Cháu cảm thấy lúc nào cũng thất vọng và mất hứng thú với tất cả. Cháu đã tự làm tổn hại lên bản thân của mình cháu rạch tay rồi đánh lên người mình và nhiều lần cháu có ý định tự tử. Cháu có bị trầm cảm không ạ? (Triệu chứng của cháu đã hơn 2 tuần)
Chào bạn,
Triệu chứng bạn mô tả cho thấy rất có thể bạn đang bị trầm cảm. Ý nghĩ tự làm hại bản thân và tự sát xuất hiện trong thời gian kéo dài lâu có thể thúc đẩy tới hành vi thực sự, trường hợp này rất nguy hiểm nên bạn cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:
Ở thành phố Hồ Chí Minh :
-Bệnh viện đại học y dược
-Bệnh viện tâm thần TP.HCM
-Bệnh viện nguyễn tri phương
– Bệnh viện 115
-Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.
Ở Hà Nội :
-Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
-Bệnh viện tâm thần trung ương
-Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
-Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
-Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
-Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.
Chúc bạn mạnh khỏe,
5 tháng nay em bị dằn vặt vơi những cơn thèm ngủ vào buổi sáng tới tối thì em lại thức khuya. Trưa thì em chỉ ngủ được chập chờn. Em luôn cảm thấy áp lực và lấy đồ ăn làm bình tĩnh lại điều này làm em ăn liên tục trong 3 tháng đầu khiến em tăng 4 kí 2 tháng nay em lại chán ăn không muốn nói chuyện chia sẻ với mọi người chỉ thích có không gian riêng. Do gần đây chán ăn nên em đã giảm liên tục 5 kí. Mỗi ngày em đều muốn trôi qua nhanh, nhưng tới tối em lại muốn chết đi . Em có đang bị trầm cảm không ah?
Chào bạn,
Những triệu chứng bạn mô tả có thể gợi ý tới bệnh lý trầm cảm. Bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám chẩn đoán chính xác và điều trị càng sớm càng tốt. Một số các địa chỉ thăm khám bệnh bạn có thể tham khảo:
Ở thành phố Hồ Chí Minh :
-Bệnh viện đại học y dược
-Bệnh viện tâm thần TP.HCM
-Bệnh viện nguyễn tri phương
– Bệnh viện 115
-Phòng tham vấn Tâm lý Hồn Việt.
Ở Hà Nội :
-Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
-Bệnh viện tâm thần trung ương
-Phòng khám Cây Thông Xanh Số 39, ngõ 255 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
-Phòng khám Yecxanh – 221 Phố Vọng của thầy Lê Đức Hinh.
-Trung tâm tư vấn và chăm sóc rối nhiễu tâm trí – 4 ngõ 183 Hoàng Văn Thái của thầy Nguyễn Hồi Loan.
-Bệnh viện ĐH Y – phòng khám số 1.
Chúc bạn mạnh khỏe,
E muốn biết dc sức khỏe của e nhưng e lười nói ( vì chuyện khá dài và cũng dc thoeif gian lâu r ạ ) cũng chẳng thèm nói ai nhưng bh e rút gọn lại
E luôn thấy mệt mỏi ( tâm trạng và cơ thể ) , ko vui , dễ cáu , ko nghĩ dc đều tích cực , lúc nào cũng lo sợ căng thẳng và suy nghĩ cực kì nhiều về vấn đề học tập.. tiền bạc .. nói tới đây hình như là tất cả luôn..
Năm lớp 7 thì xảy ra 1 chuyện e khá shock đến nổi từ tháng đó e bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm.. nó kéo dài cho đến bây giờ.. người e lúc nào cũng ko năng động và vui vẻ .. khó tập trung dù e rất muốn… e luôn cảm thấy buồn bã lúc nào cũng thất vọng … chuyện gđ xảy ra 1 chút gì hôm đó thôi.. e cũng chỉ muốn chết đi ? Hoặc nhằm lúc e ngồi 1 mình không ai làm gì mà lòng cứ rỗng ko vui ko buồn mà chán thì e nghĩ tới chết đi thì có khỏe hơn k…. e luôn cảm thấy có gì đó khiến e luôn khó chịu.. e toàn nghĩ đến những việc tự làm mình buồn và tổn thương bản thân mình… đôi lúc e có tức giận ( lỗi người khác ) thì e có suy nghĩ hành vi muốn giết, đánh đập người đó.. muốn bóp cổ hay tàn sát họ 1 cách ác và e chưa bh làm xem thử ntn.. tay e kiểu ngứa luôn á .. rất muốn thử nhưng e chưa bh làm gì ai.. e kiềm chế dc.. chỉ do e suy nghĩ như z.
hoặc lỡ có 1 chuyện j nhỏ xíu cũng làm e buồn làm e thấy mệt mỏi giống như e đang mang cho mình nhiều chuyện trên người nó khiến e mệt và hầu như ko có sức… với do tình trạng kéo dài cho đến năm nay là lớp 9 ạ .
Dù e vui hay buồn miễn 1minh thì e có ý nghĩ tự sát nhưng e còn vài lí do vì gđ nên e ko muốn làm nó dc
Chuyện khá dài và nhiều thứ e ko biết bắt đầu từ đâu để dễ hiểu và ngắn gọn… bh e kể trong đầu và nhắn vậy thôi mà giống như hút cạn sức e z..
E ko biết sao nữa… e ko kể hết dc nhưng e muốn biết e có bị gì hay ko
Và bình thường đi chơi hay đi hc thì năm lp 7 e hiện rõ ra buồn bã , cứ nằm nhoài trên lớp.. học ko dô 1 chữ .. lúc đó toàn suy nghĩ những thứ tiêu cực …. còn lp 8 thì đỡ hơn… chỉ có buổi tối mới đáng sợ mới khó chịu… cả lớp 9 bây giờ … e đều lười nói luôn dù rất muốn trải lòng …. đôi khi nói ra rồi lại bỏ đi vài câu rồi lại dừng luôn câu chuyện… e bắt đầu đi chơi để e cưoeif nhiều hơn và ít suy nghĩ… về thì khác ạ. Nói tới đây thôi… mong cho e biết dc e đang bị gì vậy ạ
E xl vì ko kể hết và ko kể rõ nhiều nữa e chỉ muốn dừng tới đây , cám ơn
Chào bác sĩ ,
Em luôn cảm thấy chán nản, không muốn bất cứ điều gì. Em không có bất kỳ niềm vui trong các hoạt động hàng ngày của bản thân, trong khi trước khi mình đã làm nó với sự nhiệt tình.Trong 1 tháng cân nặng của em thay đổi thất thường dù em đã ăn uống hợp lý . Bản thân luôn mệt mỏi hơn bình thường, hoặc không ngủ được nữa; giấc ngủ thay đổi mỗi tuần.Hầu như tất cả các ngày và trên hầu như tất cả các dịp, họ cảm thấy quá vô dụng hoặc có tội. Em rất hay nghĩ thường xuyên về cái chết; đôi khi bởi sợ hãi, và đôi khi vì họ có những ý nghĩ tự tử, có hoặc không có một kế hoạch cụ thể.Bây giờ em ko biết bản thân mk có bị trầm cảm hay ko. Mong bs tư vấn giúp em , Em xin trân thành cảm ơn!
Chào bạn,
Nếu những triệu chứng của bạn đã kéo dài liên tục trong 1 tháng gần đây thì có thể bạn đang mắc trầm cảm rồi. Bạn nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh kéo dài có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe,