Stress tâm lý và những nguy cơ

    Stress tâm lý là một bệnh đang dần phổ biến ở xã hội nhiều khó khăn và biến động ngày nay. Khi bị stress con người ta sẽ có những biểu hiện về tâm lý, cảm xúc bất thường gây ra những khó khăn trong cuộc sống và công việc. Rất nhiều trường hợp mệt mỏi và căng thẳng còn gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy những nguy cơ của bệnh stress tâm lý cụ thể là gì?

    Stress tâm lý và những nguy cơStress tâm lý và những nguy cơ

    Stress tâm lý là gì?

    Đây được coi là một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình. Khi bị stress người bệnh sẽ có những mệt mỏi và lo âu nhất định khiến xuất hiện những biểu hiện thực thể như đỏ nóng mặt, nhịp tim tăng nhanh đột ngột, khó thở, huyết áp tăng giảm đột ngột. Stress tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có thể là do căng thẳng áp lực về công việc, áp lực về hoc tập, áp lực khi nuôi dạy trẻ… Stress tâm lý có thể tác động đến mọi đối tượng, từ trẻ em, người lớn, từ người trẻ tuổi đến những người cao tuổi. Tuy tồn tại trên nhiều đối tượng và tác động theo những cách thức khác nhau nhưng stress tâm lý đều có một điểm chung là gây ra những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống cảm xúc của người bệnh.

    Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về Stress thì nên tìm hiểu kỹ: “Stress là gì –  Biểu hiện của stress”

    Những nguy cơ dễ gặp phải khi mắc stress tâm lý

    Rối loạn giấc ngủ

    Stress tâm lý và những nguy cơMất ngủ hoặc không thể ngủ là một trong những nguy cơ gặp phải khi mắc stress tâm lý

    Đây là bệnh lý có thể phá hỏng giấc ngủ của người bênh. Hầu hết người bị chứng stress tâm lý đều không thể có giấc ngủ ngon bởi trong tâm trí lúc nào cũng xuất hiện sự lo lắng sợ hãi. Các bác sĩ cho rằng có đây chính là lý do khiến người bệnh tỉnh giấc hoặc không thể ngủ. Tình trạng mất ngủ thiếu ngủ sẽ rất dễ gây thêm các vấn đề bệnh lý khác và đặc biệt nó là nguyên nhân khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn mà không thể thoát ra được.

    Nguyên nhân gây bệnh nhức đầu

    Đây là một trong những hệ lụy cơ bản của stress tâm lý. Hầu hết ngoài mệt mỏi lo âu người bệnh sẽ kèm theo triệu chứng thực thể như đau đầu và đau nửa đầu gây cảm giác khó chịu và khó hòa nhịp với cuộc sống và công việc. Những cơn đau đầu không kèm theo sốt mà nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là do những căng thẳng mệt mỏi về tâm lý, lo âu, lo lắng quá mức.

    Ảnh hưởng đến trí nhớ

    Việc mất ngủ thường xuyên sẽ  ảnh hưởng đến sức khỏe trí não của người bệnh. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì khoảng 90% người bị stress tâm lý sẽ có có những triệu chứng của bệnh đau đầu và 70% trong số đó sẽ có biểu hiện suy giảm trí nhớ, nhớ nhớ quên quên gây ra rào cản lớn trong công việc và cuộc sống người bệnh. Rất nhiều trường hợp sau khi bị stress tâm lý thì khả năng hình thành những ký ức mới cũng là điều khó khăn vì não đã bị tổn thương tâm lý nặng nề, ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh và làm cho não khó ghi lại ký ức.

    Stress tâm lý và những nguy cơStress kéo có thể gia tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ

    Tăng huyết áp

    Những căng thẳng stress dễ khiến người bệnh bị rối loạn cảm xúc, đau đầu. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh tăng huyết áp. Nếu tình trạng stress kéo dài gây ra rối loạn huyết áp. Ngoài ra còn kèm một số triệu chứng khác như tăng nhịp tim và các yếu tố tim mạch

    Gây mụn nhọt

    Căng thẳng khiến da chúng ta xấu đi. Một trong số đó là tình trạng mụn nhọt trên da. Không phải tự nhiên các bận sinh viên bị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác khi trải qua kỳ thi. Điều này mình chứng cho thấy stress là nguyên nhân làm trầm trọng hơn các vấn đề về da gây mất thẩm mỹ, đau đớn cho người bệnh. Các bác sĩ ở bệnh việ Mount Sinal ở New york đã chia sẻ: “Stress tâm lý có thể thúc đẩy sự viêm nhiễm, nguyên nhân gây mụn trứng cá, mụn bọc và các bệnh về da khác . Bởi khi áp lực cơ thể thay đổi hormone làm cho tuyến bã dầu tăng sản sinh khiến lỗ chân lông bị tắc”

    Stress tâm lý và những nguy cơVấn đề mụn nhọt là một trong những nguy cơ của stress tâm lý gây ra cho bệnh nhân

    Suy giảm ham muốn tình dục

    Những người bị stress tâm lý thường sẽ gặp phải những rối loạn về sinh lý và một trong số đó là suy giảm ham muốn tình dục. Họ cảm thấy khó thực hiện tốt cuộc yêu. Thường thì stress sẽ gây thiếu hụt hàm lượng testosteron làm giảm ham muốn rối loạn cương dương ở nam giới và giảm sự sản sinh nội tiết tố nữ estrogen gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và những khó chịu đau đớn.

    Rối loạn chuyển đổi đường

    Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của stress là gây ra các rối loạn chuyển đổi chất trong cơ thể. Một trong số đó là rối loạn chuyển đổi đường trong cơ thể. Lượng đường trong cơ thể sẽ tăng lên khi bị stress. Đây cũng  là kết quả nghiên cứu nhiều năm của các nhà tâm lý học và các bác sĩ trên nhóm người luôn bị căng thẳng stress tâm lý và kiểm tra lượng đường trong mau của họ.

    Rối loạn lo âu

    Bao trùm lên người bệnh là cảm giác lo âu, những suy nghĩ sợ hãi khiến người bệnh không thoát ra được,lâu dần gây ra chứng rối loạn lo âu nguy hiểm. Khi mắc chứng bệnh này người bệnh hoàn toàn bị mất kiểm soát, bị chìm trong những suy nghĩ tiêu cực của bản thân mình dễ gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho bản thân mà cái chết là hậu quả nặng nề nhất.

    Stress tâm lý và những nguy cơStress gây ra rối loạn lo âu

    Rối loạn tiêu hóa

    Ruột được ví như một bộ não thứ 2 của cơ thể bởi sự tồn tại của một mạng lưới gồm 200-600 triệu tế bào thần kinh phân bố rải rác khắp đường tiêu hóa. Giữa đường ruột và não bộ tồn tại một mối liên hệ hai chiều vô cùng chặt chẽ (gọi là trục não – ruột). Mặc dù ruột Khi sức khỏe trí não không tốt ( bị stress hoặc các bệnh tâm lý) thì đường ruột cũng sẽ bị tác động gây ra những vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, viêm đường ruột, viêm ruột kích thích, tiêu chảy, mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột…Viêm loét dạ dày cũng có thể là kết quả của stress kéo dài. Ngược lại, khi hoạt động sinh lý đường ruột không bình thường thì nó cũng có thể gây ra stress.

    Gần đây, các nhà nghiên cứu cho rằng, tương tác hai chiều của trục não – ruột – hệ khuẩn chí đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong stress và các rối loạn tâm thần kinh. Việc sử dụng probiotics có thể sẽ là một hướng đi mới tiềm năng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát stress, lo âu, trầm cảm.

    Stress tâm lý và những nguy cơ

    Xem thêm: Mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột gây stress

    Gia tăng nguy cơ mất việc

    Khi bị căng thẳng mệt mỏi thì người bệnh sẽ dễ dàng buông bỏ mọi thứ. Đây được coi là cách xử lý tốt nhất của họ khi bản thân đã quá mệt mỏi và lo lắng kéo dài. Hoặc có những trường hợp không tự xin giải thoát công việc thì cũng dễ bị sa thải bởi khí sắc u buồn lo lắng khiến ảnh hưởng đến kết quả những công việc khác.

    Stress là bệnh tâm lý nguy hiểm. Do vậy cần đề cao cảnh giác, nhận diện và chú ý tới các dấu hiệu báo động stress để sẵn sàng đưa ra những biện pháp giải quyết bệnh tránh để xảy ra những nguy cơ phát triển thành các bệnh nghiêm trọng khác.

    Theo Benhlytramcam.vn

    Gia tăng nguy cơ mất việc 1Gia tăng nguy cơ mất việc 2

    huynguyen - 22 Tháng Ba, 2022

    Bình luận về bài viết

    1. Lê thi liên đã bình luận

      Tôi năm nay 41tuoi ,tôi có gđ nhỏ nhưng chỉ một mình lo toan cho con ,tôi sống như một người mẹ đơn thân mọi áp lực đè lên đôi vai ,tôi rất mệt mỏi , mất ngủ ,mất kiểm soát tâm lý ,sợ trong giao tiếp muốn sống khép kín ko thích ồn ào nổi nóng bất thường, chỉ cần kích động từ đối phương sẽ làm tôi mất kiểm soát dẫn đến có những hành động như đập đầu vào tường hoặc đập phá mọi thứ xung quanh chỉ có làm như vậy tôi mới có thể kiềm chế đc nhịp tim của mình ,tình trạng này xảy ra hơn 10nam ,mong bác sĩ tư vấn dùm ,nếu kéo dài lâu hơn nữa sẽ có vấn đề gì ko ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào chị,
        Qua thông tin chị cung cấp thì có thể chị đang bị stress quá mức, áp lực dồn nén kéo dài dẫn tới trầm cảm. Tình trạng này kéo dài có thể tác động xấu tới sức khỏe thể chất và tinh thần, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tâm lý con cái. Do đó chị nên tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần để thăm khám và điều trị sớm.
        Chúc chị mạnh khỏe,

    2. Lương thi toàn đã bình luận

      Chào bác sĩ ạ tôi năm nay 32 tuổi hay bị đau đầu căng thẳng đầu óc hay quên khó ngủ có 1 việc gì đó nói chuyện bình thường là nước mắt tôi chảy ra.có chuyện gì buồn tôi không muốn ở cùng ai chỉ muốn ở 1 nơi yên tĩnh và 1 mình không muốn ai làm phiền còn nhiều triệu trúng khác nữa ạ bác sĩ cho tôi hỏi bệnh của tôi cần làm gì hay uống thuốc gì ạ mong bác sĩ trả lời tôi.cảm ơn bác sĩ nhiều

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng như bạn mô tả kéo dài bao lâu rồi? Nếu chúng xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 2 tuần trở lên thì rất có thể bạn đã bị trầm cảm. Khi đó bạn cần thiết phải tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Le thi kim thoa đã bình luận

      Em bị trầm cảm lo âu vậy nên làm sao ạ có cách trị hk ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Rối loạn lo âu và trầm cảm là hai rối loạn tâm thần phổ biến nhất và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm nhưng trong đó thì sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu là 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất. Phương pháp điều trị với thuốc cho đáp ứng điều trị rất cao, với trên 80% bệnh nhân nên đây cũng là một lựa chọn đầu tay cho các bác sỹ trong điều trị trầm cảm. Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào, điều trị trong bao lâu tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, không ai giống ai nên bạn cần trực tiếp tới bệnh viện để thăm khám nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    4. Phan huy tú đã bình luận

      Tôi có thể nói chuyện với bạn đc ko ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0986316151 để được hỗ trợ nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    5. Bùi Đức Vinh đã bình luận

      Em lo lắng

    6. phuong kim đã bình luận

      Em chào bs. Em đang là sinh viên năm 2 tại tp HCM. Em hay lo lắng về nhiều thứ do em có xu hướng cầu toàn và đặt nhiều kì vọng về bản thân mình nên nhiều lúc em bị căng thẳng dẫn đến nhức đầu, khó thở và mất ngủ, mặc dù em cố tự trấn an bản thân nhưng không kiểm soát được cảm xúc.
      Mỗi lần như vậy em cảm thấy bản thân mình vô dụng và cảm gíac rất khó chịu. Em từng trải qua nhiều chuyện buồn về gia đình và phải tự vượt lên cảm xúc của bản thân trong một thời gian dài, em có cảm giác ngày càng khó kiểm soát được cảm xúc và căng thẳng nhiều hơn. Liệu em có phải bị rối loạn lo âu k ạ.
      Mong bs tư vấn cho em để em có thể khắc phục. Em xin chân thành cảm ơn bs.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Những triệu chứng như bạn mô tả, nếu xuất hiện thường xuyên, hàng ngày và kéo dài liên tục trong 2 tuần trở lên thì rất có thể bạn bị rối loạn lo âu và có thể kèm theo trầm cảm nhẹ. Để được chẩn đoán chính xác bạn nên tới thăm khám tại một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần.

        Bản thân bạn cũng nhận ra vấn đề của mình là cầu toàn và đặt nhiều kì vọng vào bản thân dẫn tới stress kéo dài, để giảm bớt căng thẳng bạn cần đặt mục tiêu phù hợp hơn với năng lực của mình. Bạn có thể thử áp dụng phương pháp ghi chú những mục tiêu mong muốn, bước đầu nên thực hiện những mục tiêu nhỏ để bản thân dễ đạt được, khi hoàn thành nó bạn sẽ cảm thấy có động lực hơn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số biện pháp giảm căng thẳng sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Nếu sau 3 tháng tình trạng không cải thiện được tốt nhất bạn cần phải thăm khám chuyên khoa nhé!

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    7. Chí đã bình luận

      Chào Chương trình! Nhờ tư vấn giúp cách điều trị: Người thân mình (Nữ 28 tuổi) bị stress tâm lý do bị đối diện với sự tổn thương lớn quá sức chịu đựng trong tình yêu hôn nhân gia đình. Kính nhờ chương trình tư vân giúp cách điều hòa cuộc sống, suy nghỉ, để cân bằng lại trạng thái tâm lý

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn cần đưa người thân tới gặp trực tiếp bác sỹ tâm lý để bác sỹ tham vấn. Thông qua những gì bạn mô tả ở trên chúng tôi không đủ thông tin để đưa ra cho bạn tư vấn cụ thể được.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    8. Vi thị xinh đã bình luận

      Tư vấn giúp em với

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp, hoặc liên hệ hotline 0981 966 152 trong giờ hành chính để được tư vấn sớm nhất nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    9. Tình đã bình luận

      em dao nay thay dau oc no tung va tinh thoang phai xem sex dau trong rong va phat ngon ko kiem saot va suy nghi cau noi ban nang do lieu e co phai bi tress ko tu tuong cua e bi loan

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Những triệu chứng bạn mô tả có thể không đơn thuần là stress mà còn gợi ý tình trạng rối loạn tâm thần khác. Bạn nên tới một cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám kĩ càng và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    10. Tình đã bình luận

      lieu em co phai bi tress roi ko

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!