Stress học đường – Dấu hiệu và cách giải quyết

    Stress đang là vấn đề tâm lý phổ biến trong xã hội ngày nay. Đây là vấn đề có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Một trong đó là stress học đường. Áp lực từ phía gia đình, bạn bè và học hành là nguyên nhân chính gây ra stress cho nhiều người bệnh trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Cùng tìm hiểu dấu hiệu và hướng giải quyết của stress học đường

    Stress học đường dấu hiệu và cách giải quyếtStress học đường – Dấu hiệu và cách giải quyết

    Stress học đường là gì?

    Đây là một vấn đề không còn quá mới trong xã hội hiện nay và tỉ lệ học sinh bị stress ngày càng gia tăng. Là một phải ứng của cơ thể học sinh, sinh viên trước những áp lực, quá tải tác động vào bản thân, có thể là áp lực học tâp, áp lực từ phía gia đình, áp lực bạn bè người thân yêu. Nguyên nhân gây stress học đường có thể khác nhau nhưng hầu hết nó đều gây ra cho học sinh lo lắng, áp lực, căng thẳng nhất định. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ, hành vi và ứng xử của học sinh đó nói riêng và của cả một thế hệ thanh thiếu niên nói chung. Gia đình và nhà trường nên có những biện pháp quan tâm , hỗ trợ các em kịp thời để ngăn ngừa những hệ lụy nguy hiểm xảy ra.

    >> Hiểu rõ hơn về chứng stress với bài viết: Stress là gì? Giảm stress bằng cách nào?

    Dấu hiệu stress học đường

    Stress gây ra cho lứa tuổi học sinh sinh viên nhiều những triệu chứng thực thể kèm theo những mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến kết quả học tập, đời sống tinh thần và sức khỏe của các em. Một số dấu hiệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn những vấn đề do stress học đường gây ra:

    Luôn cảm thấy mình là người thất bại không có giá trị

    Stress học đường dấu hiệu và cách giải quyếtCảm thấy bản thân vô giá trị

    Ở độ tuổi học sinh hầu hết các em đều mang tâm lý thích thể hiện bản thân mình. Tuy nhiên nếu các em luôn có cảm giác bản thân mình vô dụng , không tìm ra đam mê và giá trị của bản thân mình thì rất các thể các em đang có dấu hiệu stress học đường. Để giải quyết vấn đề này hãy động viên và khen ngợi các en nhiều hơn để chúng luôn thấy tự tin vào bản thân trong cuộc sống và phòng ngừa những áp lực stress học đường do chính những suy nghĩ tiêu cực này gây ra.

    Luôn luôn có cảm giác buồn bực không rõ lý do

    Khi các học sinh bị stress học đường thì sẽ có biểu hiện trầm buồn lo lắng, những chuyện mang tính chất rất bình thường cũng khiến các em suy nghĩ và buồn phiền không rõ lý do. Từ đó các em tạo cho bản thân một chiếc hộp ngăn cách với thế giới bên ngoài. Đây cũng là những triệu chứng rối loạn lo âu ở trẻ thường gặp. Gia đình và nhà trường hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân và đồng hành cùng những cảm xúc và tâm lý của các em để giúp các em bình tâm hơn và sống một cuộc sống vui vẻ, thoải mái hơn.

    Stress học đường dấu hiệu và cách giải quyếtBuồn bực không rõ lý do

    Ngoài nỗi buồn thì ở một số học sinh các em có những biểu hiện tức giận khi đối diện với vấn đề. Giải thích cho điều này các nhà tâm lý học cho biết : Học sinh ở các truờng trung học cơ sở và trung học phổ thông thường phải chịu áp lực học tập lớn cũng như phải vật lộn cảm xúc tuổi mới lớn nên các em dễ có xu hướng tức giận, không làm chủ và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, sẽ xuất hiện những hành động như la hét, đập phá và đánh nhau. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các em sau này và đặc biệt là gia tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm nặng sau này.

    Mất hứng thú với những đam mê của bản thân

    Tò mò là bản tính của hầu hết các em học sinh sinh viên. Bởi lúc này các em rất muốn tìm tòi thế giới, tìm tòi để hiểu được sở thích của bản thân. Khi thấy các em mất hứng thú trong tất cả mọi việc kể cả đam mê của bản thân thì rất có thể các em đang có vấn đề tâm sinh lý mà có thể là do stress học đường gây ra. Rất nhiều trường hợp các em bị ám ảnh bởi những căng thẳng stress do cuộc sống, áp lực gây ra khiến các em khó lấy lại được tinh thần với những đam mê và sở thích của mình.

    Thích ở một mình

    Stress học đường dấu hiệu và cách giải quyết

    Bất kể ai đều muốn có cho mình không gian riêng tư. Điều này càng cần thiết đối với những học sinh đang trong độ tuổi mới lớn. Các em cần khoảng không gian riêng để tìm hiểu bản thân và trấn an tâm lý. Tuy nhiên nếu điều này trở thành một thói quen, sở thích chỉ thích ở một mình, tách khỏi bạn bè người thân và xã hội thì đây là điều bất thường trong tâm lý của chúng. Khi thấy lứa tuổi học sinh có những biểu hiện này hãy để tâm đến ảnh hưởng của stress học đường.

    Luôn có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và con người

    Đến 70% học sinh khi bị những stress học đường luôn nghĩ đến cái chết và đã có rất nhiều những cái chết thương tâm xảy ra. Ở tuổi vị thành niên các em phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, ganh đua điểm số với bạn bè, những buổi học thêm dày đặc rất dễ khiến các em kiệt quệ về tinh thần và thể lực. Từ đó xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và tâm lý bất cần, gia tăng nguy cơ hành động bốc đồng gây ra nhiều nguy hiểm.

    >> Xem thêm: Dấu hiệu nổi bật của người mắc stress

    Cách giải quyết khi bị stress học đường

    Thay vì tức giận và thể hiện những bất ổn trong tâm lý thì cả các em học sinh và bậc phụ huynh hãy học cách xả stress hiệu quả để giảm bớt những áp lực học tập, áp lực bạn bè người thân và xã hội.

    • Học cách sắp xếp thời gian biểu hợp lý để đảm bảo cho các em có có đủ thời gian giải quyết khối lượng bài tập về nhà.
    • Hãy chú tâm đến vấn đề sức khỏe bởi khi có một cơ thể khỏe mạnh các em sẽ có một tinh thần thoải mái thì học tập mới đem lại hiệu quả và tránh những căng thẳng mệt mỏi, những triệu chứng thực thể
    • Đừng ép buộc bản thân: Nhiều học sinh luôn có những suy nghĩ lo sợ bị điểm kém, sợ trượt đại học, sợ làm bố mẹ thất vọng, sợ thua kém bạn bè. Trong trường hợp này hãy nhắc nhở bản thân ” Chỉ cần mình cố gắng hết sức và không bỏ cuộc, dù kết quả có như thế nào thì mình cũng không có gì phải hối hận”. Hãy đơn giản hóa mọi chuyện, mọi kỳ thi để có thể thực sự bình tĩnh, giảm những căng thẳng, tỉnh táo để lựa chọn con đường đúng đắn nhất.

    Stress học đường dấu hiệu và cách giải quyếtLuôn vui vẻ, tích cực gặp gỡ bạn bè thân yêu giúp học sinh giảm stress học đường

    • Củng cố niềm tin và tự tin vào bản thân mình
    • Ngủ đủ giấc: Các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh nên nhân thức được tầm quan trọng của giấc ngủ. Hãy nhớ không có bất cứ bài tập nào quan trọng đến nỗi các em phải hy sinh giấc ngủ
    • Sau những giờ học căng thẳng, hãy giành ra 30 phút giải trí và thư giãn tối đa. Điều này tuy đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả để các em có thể tỉnh táo và lấy lại năng lượng cho trí não.
    • Tổ chức các buổi học nhóm, nhằm giải quyết những vấn đề lớn và rất lớn
    • Cần chú trọng việc tư vấn học đường: Để giúp các bạn học sinh sinh viên có thể dễ dàng vượt qua áp lực thì nhà trường gia đình phải là nơi các em có thể được tư vấn để đưa ra những lựa chọn tốt nhất. Tránh những quyết định bốc đồng để lại những điều ân hận không đáng có cho các em.
    • Sử dụng chế phẩm an toàn để giảm stress, lo âu như Cerebio (Ecologic Barrier). Cerebio (Ecologic Barrier) là sản phẩm có xuất xứ từ Hà Lan, do hãng Winclove sản xuất. Sản phẩm chứa 8 chủng probiotics có khả năng tác động lên trạng thái tâm lý (còn gọi là psychobiotics), được đánh giá là một phương pháp an toàn và hiệu quả giúp cho người có biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm.

    >> Có thể bạn muốn đọc: Mẹo giảm stress hiệu quả nhanh bất ngờ

    Trên đây là những dấu hiệu và cách giải quyết khi gặp stress học đường. Hãy chuẩn bị cho bản thân và gia đình những kiến thức về vấn đề tâm lý này để có thể đưa ra cách giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất.

     Theo Benhlytramcam
    huynguyen - 17 Tháng Mười Hai, 2020

    Bình luận về bài viết

    1. đỗ trung hiếu đã bình luận

      cách nào để bớt stress khi bị bố mẹ la mắng quá nhiều:<< em mệt lắm rồi

    2. Trần Thị Ngọc Huê đã bình luận

      Mình là GV THPT, mình đang muốn cho học sinh nghiên cứu dự án khoa học kỹ thuật về vấn đề Stress học đường, để từ đó giúp đỡ được vấn đề tâm lý của các em học sinh thân yêu của mình. Mình rất cần kênh kiến thức chuyên môn về vấn đề này, mình có thể nhờ giúp đỡ từ bên bạn không? cảm ơn!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Ban nên liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần hoặc phòng tham vấn tâm lý nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Nguyễn Vy đã bình luận

      Hiện tại tôi đang cảm thấy rất áp lực,mệt mỏi về kì thi tuyển sinh gia đình không động viên ngược lại còn la mắng ép tôi vào trường mà họ muốn bây h tôi phải làm sao

    4. thạch sô phi đã bình luận

      con năm nay lớp bảy gần đây thấy mệt và hay chóng mặt . ba mẹ con lúc nào cũng nói con ôn thi nhưng con rất mệt không thể ôn thêm . Lên trường con thấy mình không thể tập trung vào bài thầy cô giảng , nhiều lúc làm bạn kế bên cảm thấy phiền vì con hay chọc ghẹo cho bạn đánh con để đỡ chóng mặt còn cả tuần thì ngày nào cũng phải học còn thời gian nghỉ thì ít mong bác sĩ xem qua cho

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,
        Có thể cháu đang quá áp lực do việc học tập. Hãy phân bổ thời gian nghỉ ngơi và thời gian cho việc học tập, các sở thích của bản thân một cách phù hợp nhé. Nếu cháu dành thời gian cho việc học quá nhiều nhưng tâm lý lại căng thẳng, mệt mỏi thì sẽ dẫn tới mất tập trung và không đạt được hiệu quả như ý muốn. Cháu có thể nói cho cha mẹ biết về tình trạng của mình để cha mẹ giúp cháu tìm các biện pháp nâng cao sức khỏe thể chất và giảm áp lực.
        Chúc cháu mạnh khỏe,

    5. Nguyễn trung đã bình luận

      E cảm thấy mệt mỏi về áp lực học tập

    6. Khánh đã bình luận

      Cháu năm nay học lớp 8 nhưng lúc nào cũng bị áp lực rất lớn về điểm số mặc dù nó không phải dạng quá thấp(chỉ từ 8.5 trở lên) nhưng do áp lực của ba mẹ khiến cháu luôn tự ti về bản thân mình luôn ganh tị với điểm số của các bạn đôi lúc cảm thấy rất chán ghét bản thân mình

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào cháu,
        Cháu đã thử nói với cha mẹ suy nghĩ của cháu chưa? Thực tế thì các bậc cha mẹ luôn đặt kì vọng vào con cái mà không biết rằng điều này vô tình tạo ra áp lực lên chúng. Cháu hãy thử thẳng thắn nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ hiểu và tin tưởng rằng cháu đã nỗ lực hết sức.
        Điểm số không phải là thước đo duy nhất đánh giá một con người, do vậy, cháu hãy tự tin vào bản thân nhé.
        Chúc cháu mạnh khỏe và an nhiên,

    7. Kim Ngân đã bình luận

      Gần đây cháu hay mệt mỏi ,cáu gắt và hay suy nghĩ lung tung . Ảnh hưởng đến học tập . Học gần như hết 1 tuần và ít thời gian nghỉ ngơi . Đó có phải là bị stress không ạ ,và làm sao để giải quyết ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Theo những gì bạn chia sẻ thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    8. Nguyễn Ngọc Phương Thùy đã bình luận

      Em hay mệt mõi và áp lực….cảm thấy bất lực

    9. Đào nguyễn đã bình luận

      E năm nay vừa lên lớp 10 luôn cảm thay mình học rất kém điểm càng ngày càng giảm thấy mình sống thật vô ích có lúc buồn bực trong người không lí do

    10. Phùng thị kim Cúc đã bình luận

      Tôi cần tư vấn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0981 966 152 để được hỗ trợ.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    11. Tuyền đã bình luận

      Bây giờ tôi phải làm j đây

    12. Cao Kim Tiên đã bình luận

      Em đang là sv năm 1. Ạ. Bản thân em lúc nào cũng cảm thấy mình học rất ngu và thua kém mọi người rất nhiều
      Em sống khá rụt rè và lúc nào cũng có suy nghĩ. Mọi ng đang nhìn mình làm cái gì n đúng hay sai . Em áp lực về điểm số và cả tiền bạc ạ. Không ngày nào em cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm ạ?

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng trong cuộc sống cũng trải qua áp lực trong một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây ra những bệnh lý khác như bệnh tiêu hóa, tim mạch, rối loạn lo âu, trầm cảm.

        Để giảm căng thẳng bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    13. Nguyễn tuấn đã bình luận

      Bác sĩ ơi em bị ám ảnh xã hội .ngay từ do em bị bố mẹ ép buộc học quá mức bố mẹ em bao bọc lo lắng em quá mức lắm em học quá thành ra stress .nhưng có điều lạ ở đây là em đi chơi hay em đi đâu chuyện j của em .em cảm thấy rất xấu hổ khi nói với ba mẹ chỉ riêng ba mẹ thôi kiểu như ngại vs bố mẹ vs người lạ thì không có nhưng vs ba mẹ em cảm thấy rất xấu hổ kiểu như cha me quản lý quyền riêng tư của em quá nhiều ấy .đi đâu về cũng hỏi em cảm thấy rất khó chịu em muốn tự lập em muốn thỏa mái hơn chứ không muốn người khác rằng buộc mình mỗi lần chuyện riêng tư của em nói vs bố mẹ là em cảm thấy rất là xấu hổ nó lạ lắm
      Xin bác sĩ tư vấn giúp em cái đó có liên quan j đến ám ảnh xã hội không .nếu không thì là gì khác

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Không rõ bạn được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu ám ảnh sợ xã hội hay bạn nghĩ bạn có dấu hiệu mắc bệnh?
        Việc cha mẹ kiểm soát quá mức vào cuộc sống riêng tư của bạn có thể khiến bạn phát triển tâm lý ngại giao tiếp với bố mẹ, điều này là bình thường, không liên quan tới rối loạn lo âu ám ảnh sợ xã hội.
        Bạn có thể cùng bố mẹ gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để được giúp đỡ nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    14. Ngô Mai Anh đã bình luận

      Hiện tại e đang là học sinh lớp 12 . Cảm xúc của e có dấu hiệu lên xuống thất thường, có những hôm e cảm thấy rất sung sức học tập và tràn đầy năng lượng nhưng có những hôm cảm xúc bỗng thụt giảm, e cảm thấy mệt mỏi trống rỗng hay lo lắng và ko muốn lm bất cứ điều j. Ngày trc thì tình trạng này xuất hiện rất ít nhưng giờ có vẻ nó đã trở nên nặng hơn thậm trí kéo dài nhiều tuần. E ko biết phải làm thế nào nữa.

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố, do bệnh tật… Khi những triệu chứng xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục trên 2 tuần, hoặc chúng ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, học tập thì chúng ta cần phải thăm khám để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    15. trang đã bình luận

      tại sao lúc em mình trêu tức mình khiến mình đánh nó thì bố mẹ lại bảo suốt ngày đánh em . là sao ạ em đã khóc hết một đêm rồi ạ

    16. Ngọc đã bình luận

      Chào ad. Hiện tại mình là học viên cao học về ngành Dược. Nhưng hiện tại mình rất buồn và áp lực vì mình không tìm đx giáo viên hướng dẫn luận văn rồi thêm những vấn đề về cơm áo gạo tiền. Có thể tư vấn giúp mình cách loại bỏ áp lực đc k. Mình thật sự rất nản và muốn chấm dứt mọi thứ ngay khi có thể

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bất cứ ai cũng có thể có tâm trạng xấu trong một thời điểm nào đó, nguyên nhân có thể do căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố, do bệnh tật…
        Để giảm căng thẳng bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Chia sẻ với người thân, bạn bè. Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    17. Nguyễn Thanh Trúc đã bình luận

      Bác ơi hiện tại còn đang học lớp 9 ! sắp thi vào lớp 10 , nhưng con lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng về nhà trường và gia đình có cách nào giảm căng thẳng không ạ, cảm ơn bác

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Đứng trước mỗi kì thi, đặc biệt là kì thi quan trọng như chuyển cấp thì việc bị căng thẳng, áp lực là điều dễ hiểu. Để giảm bớt căng thẳng do học tập trước tiên bạn thử trao đổi với cha mẹ, thầy cô để đánh giá lại lực học của bản thân và lựa chọn trường học có tiêu chí thích hợp để phấn đấu, có kế hoạch học tập và ôn luyện rõ ràng hơn. Ở độ tuổi của bạn, đa số các trường hợp cảm thấy căng thẳng với gia đình do không được bày tỏ quan điểm hoặc không nhận được sự công nhận từ cha mẹ. Điều này do góc nhìn của cha mẹ và con cái khác nhau. Cha mẹ luôn mong muốn điều tốt đẹp tới cho con cái nhưng thường áp đặt ý kiến của mình mà bỏ qua suy nghĩ, cảm nhận của con. Khi không được tôn trọng ý kiến, trẻ thường phản ứng lại theo cách tiêu cực như thái độ cáu gắt, cục cằn, không nghe lời…khiến mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ ngày càng căng thẳng hơn. Mấu chốt của vấn đề là bạn cần bày tỏ quan điểm của mình với cha mẹ với cách biểu đạt khiến cho cha mẹ hiểu, tránh tỏ thái độ tức giận hay không lễ phép khi nói chuyện. Nếu cảm thấy khó thuyết phục cha mẹ, bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của thầy cô hoặc chuyên viên tâm lý.
        Ngoài ra, có một số cách khác để giảm căng thẳng như bổ sung probiotics giảm căng thẳng (Cerebio, ngày 1 gói x 1-3 tháng); tăng cường vận động tập luyện thể thao, tham gia các hoạt động tập thể, đọc sách, nghe nhạc…

        Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng và tự tin, đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

    18. vuong minh chiến đã bình luận

      Bác sĩ ơi cho em hỏi hồi nhỏ tính em khá là nhút nhát hay bị ba mẹ la mắng.
      Vốn dĩ tính em hồi nhỏ rất thích hòa đồng vs bạn bè vui vẻ luôn tươi cười em là nam.em sống rất là tự nhiên không có lo lắng j cả.khi mà em bước vào con đường học thì mọi thứ tính cách em đều thay đổi .học lên tới lớp 4,5 thì em có biểu hiện lạ em lên lớp em cứ ngồi im 1 cục ngồi không cụ cựa j hết chỉ ngồi làm bài cũng không nói chuyện luôn vì trong đầu em nghĩ học là quan trọng .học là lên lớp không đước nói chuyện phải tập trung.em cứ nghĩ câu nói vậy nên lên lớp em chỉ biết làm theo như vậy thậm chí lúc nghỉ ngơi em cũng hk nghỉ vì nhớ lại lời phải tập trung học .nói chuyện cũng không nói .vì nhớ lại lời cha mẹ lên lớp hk được nói chuyện.và còn nữa em nhớ lời cô dạy lên lớp học không được ra ngoài. do cái ý nghĩ đó đến nỗi em mắc tiểu mà cũng không dám ra vì nhớ lại lời cô.
      Giống y tính cách em ai nói j làm nấy chứ không làm chủ được mình.một phần là em sợ ba mẹ lên trường mà hk tập trung là về bị đánh .
      Cả tiết học chỉ ngồi im không cụ cựa không nói chuyện thầm chí là lúc nghỉ ngơi vì nhớ lại lời cha mẹ còn bài thì tập trung làm nhiều.
      Ở nhà cô ra bài j em làm hết bài đấy.không làm là không chịu được vì hk làm bài cô la rồi nói cho ba mẹ .
      Lên tới cấp 2 cấp 3 em vẫn y tính cách như vậy cộng thêm áp lực về học tập cứ ngồi im và hk nói chuyện j hết về nhà thấy cô ra bài nào làm hết bài đó hk làm là không chịu được mà làm thì nó quá nhiều nên em bị kiệt sức .cái hồi năm cấp 2 ở lớp 7 8 có 1 đứa bạn trong lớp nó quậy phá hk giống ai du côn .nó đã ngồi tiếp xúc vs em và nó nhận thấy tính cách em sợ sợ nên nó làm tới nó bạo lực em về mặt tinh thần lúc nào nó cũng đem em ra để làm em phải xấu hổ trước lớp ngày nào cũng vậy. Giống như kiểu bạo lực về tinh thần vì nó thấy cái tính em im im sợ sợ em sợ là vì em đang rất áp lực về mọi thứ .
      Bây h em đang áp lực việc học lên lớp còn bị bôi xấu bị chú ý đên.hết học cấp 3 tốt nghiệp em đi khám bác sĩ kêu em bị trầm cảm khám cỡ 2 năm đỡ nhiều nhưng không hết cho nên bác sĩ chuẩn đoán em bị
      ….ám ảnh sợ xã hội .ám ảnh cưỡng chế .
      Em xin hỏi tình trạng như trên nguyên nhân vì đâu mà em bị lâm vào bệnh .
      Mà bị bệnh bác sĩ chuẩn đoán như vậy có đúng hk ạ.nếu sai thì bác sĩ tư vấn thêm dùm em .bây h em khổ lắm.em ở nhà chỉ biết đi qua đi lại hiện em đang học đại học
      Em xin cảm ơn

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Theo những triệu chứng bạn mô tả thì chẩn đoán của bác sỹ điều trị cho bạn là đúng. Bạn có dấu hiệu của rối loạn lo âu (lo lắng thái quá về những sự việc không đáng, sợ giao tiếp) và ám ảnh cưỡng chế (ý nghĩ thôi thúc phải làm hết bài, phải ngồi im trong giờ học, nếu không thì không chịu được)

        Nguyên nhân của rối loạn lo âu và ám ảnh cưỡng chế có thể do căng thẳng trong thời gian dài, yếu tố di truyền, môi trường, sang chấn tâm lý…Để điều trị hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng phổ biến là sử dụng thuốc và tâm lý trị liệu. Nếu bạn sử dụng thuốc không cải thiện có thể cân nhắc kết hợp thêm phương pháp trị liệu tâm lý.

        Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ để tăng hiệu quả điều trị. Bạn có thể tham khảo sử dụng Cerebio (Ecologic Barrier) liều 1-2 gói/ngày trong 1-3 tháng. Sản phẩm tác dụng theo cơ chế điều chỉnh tín hiệu dẫn truyền thông tin trục não ruột, qua đó cải thiện trạng thái tâm lý và hành vi. Cerebio được chứng minh lâm sàng giúp giảm các triệu chứng liên quan tới lo âu, trầm cảm như lo lắng, cáu gắt, kích động, tâm trạng buồn, đau đầu, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa chức năng do căng thẳng, lo âu.

        Để việc trị liệu đạt hiệu quả cao hơn bạn cũng nên tập thể dục, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày/tuần. Hãy cố gắng chia sẻ suy nghĩ và nói chuyện nhiều hơn với mọi người xung quanh, có thể bắt đầu với những người mà bạn cảm thấy tin tưởng nhất như cha mẹ.

        Chúc bạn sớm lấy lại cân bằng,

        • vuong minh chiến đã bình luận

          dạ cho em hỏi là mỗi lần em chữa bác sĩ bảo em uống 3,4 đơn rồi mà chưa hết hả lạ nhỉ .bác sĩ nói vậy em có cảm giác như muốn nản cảm giác như mình có vấn đề .gặp như người khác là họ giảm nhiều rồi.còn em thì ít .giống như hết cách chữa ấy.mong bác sĩ tư vấn giúp em tình huống trên.em sợ em cũng chữa như vậy mà người khác lại đỡ em lại ít đỡ.em sợ bác sĩ không chữa em nữa quá

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,

            Trước tiên bạn không nên quá lo lắng vì thuốc điều trị có hiệu quả với khoảng 70-80% bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn cần xác định đây là bệnh lý cần điều trị kiên trì, thời gian điều trị tối thiểu 1 năm hoặc nhiều hơn. Mỗi bệnh nhân có 1 đáp ứng khác nhau nên thời gian điều trị nhanh chậm khác nhau, liều lượng hoặc loại thuốc sử dụng ở mỗi người cũng khác nhau.

            Ngoài điều trị thuốc bạn cũng nên có thêm các biện pháp bổ trợ như chúng tôi đã tư vấn để đạt được hiệu quả tốt hơn nhé.

            Chúc bạn mạnh khỏe,

    19. Trần Thị Minh Khánh đã bình luận

      tôi cảm thấy rất mệt bài tập rất nhiều sắp thi rùi tooi còn ch học xong.Môn toán tôi bị mất căn bản ở lớp 6 h tôi cảm thấy rất mêt cô hay nhắn tin việc học cho mẹ tôi .Tôi hay bị cô la bố mẹ cũng vì việc học kém mà nagfy nào cũng la tôi.Thời gian của tôi chật hẹp tối học dến 12h,1h khuya, nhiều lúc tôi cảm thấy mình ngu,xấu nhiều thứ lắm cũng muốn chết đi

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Nếu những triệu chứng của bạn xuất hiện thường xuyên, hầu như mỗi ngày và kéo dài liên tục từ 2 tuần trở lên thì có thể gợi ý tới chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Khi đó, bạn cần nói với cha mẹ để được hỗ trợ tìm kiếm cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa thích hợp, tránh kéo dài có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng nhé.

        Trường hợp những triệu chứng không xuất hiện thường xuyên và kéo dài chưa đủ 2 tuần thì có thể bạn đang trải qua trạng thái căng thẳng quá mức. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Nghe nhạc, đọc sách.
        – Nếu không có người lắng nghe, bạn có thể ghi những suy nghĩ của mình vào 1 cuốn nhật kí.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể dùng Cerebio (Ecologic Barrier) với liều 1 gói/ngày vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Qua những gì bạn kể trên thì hiện tại áp lực học tập là nguyên nhân khiến cháu căng thẳng và có những suy nghĩ tiêu cực. Hãy thử trao đổi lại với cha mẹ và thầy cô nhằm tìm được phương pháp học tập phù hợp, không quá đặt cao vấn đề điểm số trong học tập nhé.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    20. nguyễn hà gia khang đã bình luận

      áp lực trong học tập

    21. Trần Thành Nam đã bình luận

      Tư vấn yếu sinh lý

    22. Nguyễn Thị Thương đã bình luận

      Chau hiện đang học lớp 9 va chan bị thi lớp 10 ,bình thường cháu học rất tốt nhưng mỗi lần thi là chay bi bị căng thẳng quá và không làm được, nen toi rất lo lắng vi sắp tới thi tuyen sinh mong trả lời sớm .cảm ơn ah

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Vấn đề của gia đình bạn trên thực tế khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Mỗi mùa thi đến, không ít các em học sinh lại phải gồng mình đối mặt với áp lực thi cử, điểm số để đáp ứng được kì vọng của cha mẹ, thầy cô. Áp lực, stress do thi cử có thể gây mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, suy nhược cơ thể, thậm chí có những trường hợp có thể dẫn tới trầm cảm ở các em học sinh.

        Chính vì vậy mà thời điểm thi cử các con luôn cần có sự đồng hành và thấu hiểu từ cha mẹ. Dưới đây là một số cách mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng để giúp con vượt qua căng thẳng mùa thi:
        – Sát cánh bên con: giai đoạn này con cần sự quan tâm, động viên lớn từ cha mẹ để giảm thiểu áp lực và tâm lý căng thẳng.
        – Không gây thêm áp lực: đừng trách mắng hay tỏ ra thất vọng khi con làm bài sai, hoặc lỡ bị điểm kém môn nào đó, thay vì vậy, hãy động viên và khuyến khích để con đạt điểm cao ở những môn sau.
        – Quan tâm tới chế độ dinh dưỡng để con có đủ sức khỏe vượt qua kì thi.
        – Nhắc con ngủ đủ giấc và có thời gian thư giãn phù hợp.
        Ngoài các biện pháp trên bạn có thể tham khảo cho con sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng căng thẳng, lo âu và trầm cảm như Cerebio (Ecologic Barrier). Đây là sản phẩm spychobiotics của Hà Lan, chứa những chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt có tác dụng lên hệ trục não – ruột, được chứng minh có tác dụng giúp giảm stress, lo âu và trầm cảm và sử dụng an toàn, không gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    23. Kimngan đã bình luận

      Bị mệt mõi

    24. ngoc ngan đã bình luận

      mong bac si co the tu van cho em

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi cụ thể hoặc liên hệ hotline 0903294739 để được hỗ trợ.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    25. linh đã bình luận

      lúc nào cx phải căn thẳng vì điểm số , nếu không thi đỗ thì sẽ bị la mắng , nên phải hk mà không có chút nghỉ ngơi

    26. Khánh đã bình luận

      Bs ơi cháu là hs lớp 6,cháu đã có biểu hiện của stress mà không muốn nói cho gia đình biết vì sợ bị la,vì vậy nên gia đình cháu càng làm nó tệ lên,cháu muốn giữ bí mật chuyện này và giải quyết stress trong im lặng,bs giúp cháu với ạ

    27. Ngô Thanh Trúc đã bình luận

      Xin bs hãy giúp em!!!!!

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn vui lòng đặt câu hỏi trực tiếp, hoặc liên hệ hotline 0981 966 152 trong giờ hành chính để được tư vấn sớm nhất nhé.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    28. Nguyễn Thị Thuý Hiền đã bình luận

      lananhvt270904@gmail.com đây là gmail của cháu
      Mong bác có thể tư vấn cho cháu

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Trong trường hợp này thì cách hành xử của mẹ em là chưa được đúng, mặc dù có thể mục đích của mẹ có thể chỉ là muốn tạo ra một chút áp lực, động lực để em cố gắng đạt kết quả học tập tốt hơn. Tuy nhiên cách làm đó lại phản tác dụng, khiến em trở nên căng thẳng quá mức và mất đi sự tự tin của mình. Nhưng em cũng đừng bi quan và nản chí nhé, mỗi một vấn đề đều có cách giải quyết.

        Đầu tiên, em hãy nghiêm túc trả lời câu hỏi: em có muốn học tiếp hay không (việc học ở đây là phục vụ nhu cầu bản thân em, không phải học vì bố mẹ em muốn thế nhé!). Trên thực tế, không phải tất cả chúng ta đều giỏi trong mọi lĩnh vực. Nhiều người có thể học không giỏi ở trường, nhưng khi ra ngoài xã hội họ lại rất thành công, không nên vì kết quả học tập kém mà bi quan. Nếu em muốn bắt đầu theo một con đường khác, không phải là trường học thì hãy mạnh dạn nêu ý kiến với mẹ để được định hướng.
        Trường hợp em muốn học tiếp thì phải nghiêm túc xem lại nguyên nhân khiến em chưa đạt kết quả học tập tốt là gì: em đã dành đủ thời gian cho việc học chưa, em có tiếp thu được bài giảng trên lớp của cô giáo không, quá trình học em có hay bị xao nhãng?
        Học là cả một quá trình và để cải thiện kết quả cần đi theo từng bước, từng mục tiêu một nhé. Em vẫn còn 1 học kì nữa để phấn đấu cho kết quả thi cuối năm và thi đại học. Đầu tiên, hãy rà soát lại các phần kiến thức mà em còn hổng để học và ôn luyện lại. Nếu không hiểu thì hãy nhờ bạn bè, hoặc nếu cần thử đề nghị với mẹ em 1 gia sư để giúp em dễ dàng hơn. Đặt ra mục tiêu mỗi ngày học 1 phần nhỏ để không bị quá tải. Một mẹo nhỏ là em hãy giữ cho bạn học thật ngăn nắp, chỉ lấy sách vở của 1 môn mỗi lần và luôn ghim mục tiêu cần hoàn thành trên bàn học để nhắc nhở. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại trong quá trình học vì nó dễ khiến em xao nhãng. Nếu cần tra thông tin gì đó trên mạng phục vụ cho việc học, hãy để dành nó sau khi kết thúc thời gian học bài.

        Chúc em luôn mạnh khỏe và sẽ đạt được kết quả như ý muốn!

    29. Nguyễn Thị Thuý Hiền đã bình luận

      mẹ em nói thi mà dưới TB sẽ không cho em học tiếp, mà sau khi đạt kết quả chỉ có 2.5, em sợ mẹ biết lắm, mà đồng thời em cũng chán nản bản thân, có suy nghĩ tiêu cực nhất mà em nghĩ ra, chị có cách nào giúp em với ạ…

    30. Nguyễn Thị Thuý Hiền đã bình luận

      tôi đang bị stress vì lý do điêmr của tôi đang bị giảm ms tôi đang học lớp 12, mẹ tôi thì gây áp lực ” nếu m không như thế này thì đã được như thế này” “sao m ngu thế”tôi cần tưa vẫn xin cảm ơn

    31. Nguyễn Thị Thuý Hiền đã bình luận

      khi nghĩ den viec học hay chuyen gia dinh em thuong bị dau dau

    32. Nguyễn Thuý Hiền đã bình luận

      Em đang là sinh viên năm 2 và sắp tới em phải thi học kì
      Dạo gần đây em có xu hướng hay thích ở một mình và chỉ muốn như vậy và không muốn đi đâu nữa
      Hay thấy thất vọng tại sao mình lại không làm được những gì mình muốn và có xu hướng ngày càng cáu gắt với mọi người và có tình trạng mất ngủ
      Cho em hỏi làm sao để cải thiện các tình trạng trên

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào em,

        Em đang có một số dấu hiệu của căng thẳng tâm lý, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới những chứng bệnh nặng hơn như rối loạn lo âu, trầm cảm. Do đó em nên sớm tìm cách thoát khỏi trạng thái căng thẳng bằng một số biện pháp như:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn. Khi ôn thi không tập trung được em có thể dành thời gian chạy bộ, thư giãn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Em có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
        – Chia sẻ và nói chuyện với người thân để giải tỏa bớt những lo lắng, muộn phiền trong lòng.

        Trong trường hợp những biện pháp trên không cải thiện được tình hình thì em nên tới gặp bác sỹ để được giúp đỡ nhé!

        Chúc em mạnh khỏe,

        • Nguyễn Thị Thuý Hiền đã bình luận

          em vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đó và giờ thời gian em ngủ rất ít và mất rất lâu sau khi lên giường em mới ngủ được
          với tình trạng bây giờ em có cầm phải gặp bác sĩ tâm lí không ạ
          vì năm em học 12 ôn thi thpt tình trạng này đã xảy ra một lần và em có gặp bác sĩ tâm lí để tìm cách điều chỉnh ạ

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào em,
            Nếu em đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ kể trên mà tình trạng không thuyên giảm được thì nên gặp bác sỹ tâm lý để được hỗ trợ sớm nhé.
            Chúc em luôn mạnh khỏe,

    33. nguyễn duy hoài đã bình luận

      tôi cảm thấy mệt mỏi khi ôn thi làm cho tôi cảm giác khó chịu và bức bối mong có cách nào giúp tôi không

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Bạn đang có một số dấu hiệu của căng thẳng tâm lý, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới những chứng bệnh nặng hơn như rối loạn lo âu, trầm cảm. Do đó bạn nên sớm tìm cách thoát khỏi trạng thái căng thẳng bằng một số biện pháp như:
        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn. Khi ôn thi không tập trung được bạn có thể dành thời gian chạy bộ, thư giãn.
        – Tập Yoga hoặc thiền.
        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho các trường hợp bị stress, lo âu, trầm cảm. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.
        – Chia sẻ và nói chuyện với người thân để giải tỏa bớt những lo lắng, muộn phiền trong lòng

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    34. Quỳnh Hương đã bình luận

      Tôi thấy không nên học quá nhiều

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!