Stress khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé

    Phụ nữ  khi mang thai sẽ có những thay đổi lớn về tâm lý. Do sự gia tăng nội tiết tố khiến họ trở nên nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Cũng từ đó khả năng đáp ứng với những thay đổi giảm đi gây ra áp lực lớn cho họ. Nghiên cứu đã chứng minh phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn nhiều lần so với phụ nữ bình thường và Stress khi mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cùng Benhlytramcam.vn tìm hiểu vấn đề này:

    stress khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và béStress khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé

    Mang thai là một trong những niềm vui của người phụ nữ nói riêng và của cả một đại gia đình nói chung. Tuy nhiên ở trong giai đoạn thai kỳ người phụ nữ rất dễ bị căng thẳng bởi những áp lực từ nhiều phía, công việc, gia đình và chính bản thân họ. Nội tiết tố thay đổi khiến bản thân họ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Khả năng chịu áp lực cũng giảm đi đáng kể. Nếu không giải tỏa được những căng thẳng stress khi mang thai thì những vấn đề này rất dễ phát triển thành những rối loạn lo âu, trầm cảm khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

    Stress khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu

    Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học tại Mỹ thì vấn đề stress sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc với mẹ bầu mang thai lần đầu tiên. Bất cứ điều gì cũng có thể gây ra stress. Có thể stress gây ra điều kinh khủng với mẹ bầu này nhưng lại là điều bình thường với mẹ bầu khác. Tuy nhiên khi đã bị stress thì hầu hết các mẹ bầu đều phải chịu ảnh hưởng nhất định cả về thể chất và tinh thần. Cụ thể:

    Stress khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu 1Stress khi mang thai gây cho mẹ bầu nhiều hệ lụy

    • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Mẹ bầu bị stress khi mang thai thường phải chịu những cơn đau về thể chất như đau ngực, đau tim, tim đập nhanh, đau đầu, rối loạn nhịp thở, giảm thị lực, mệt mỏi, đau và viêm các tuyến cơ, rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
    • Ảnh hưởng đến tâm thần kinh: Khi mang thai tâm lý phụ nữ rất nhạy cảm, nên việc những áp lực gây ra những suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng thần kinh là điều dễ hiểu. Stress khi mang thai gây ra chứng hay quên, lẫn lộn mọi thứ, không tập trung và rối loạn về giấc ngủ.
    • Ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách thai phụ: Khị bị stress người phụ nữ dễ bị quẩn quanh trong những cảm giác lo âu, tội lỗi, đau khổ, sợ hãi (dấu hiệu của rối loạn lo âu hoảng sợ), thất vọng về bản thân và mọi thứ trong cuộc sống gây ra không ít những khó khăn trong cuộc sống gia đình và công việc của người phụ nữ mang thai. Nhiều trường hợp có những cơn giận dữ, khóc lóc khi bản thân trở nên quá tải.
    • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Tâm lý người bệnh sẽ thu mình lại khi gặp những tác nhân gây áp lực. tách biệt với xã hội, không phát triển các mối quan hệ xã hội, những mối quan hệ cũ cũng vì thế mà ngày càng trở nên xa cách.
    • Nguy cơ gây sinh non: Người mẹ khi mang rất cần môi trường yên tĩnh và trong lành, không stress để thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Nghiên cứu cho thấy stress mức độ nặng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai lên 3 đến 4 lần trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đồng thời cũng gây ra hiện tượng sinh non trong những tháng cuối thai kỳ. Đồng thời phụ nữ mang thai khi bị stress sẽ sản sinh ra chất coticotrophin hormon (CRH) trong máu làm cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang thai nhi.
    • Gây ra những rối loạn ăn uống: Nếu phải chịu đựng vấn đề này quá dài sẽ khiến mẹ bầu gặp những rối loạn trong ăn uống như ăn uống không kiểm soát hoặc bỏ bữa, từ đó gây ra những rối loạn tiêu hóa nguy hiểm như đau dạ dày, viêm đường ruột (IBD) và viêm ruột kích thích (IBS).

    Stress khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu 2Mẹ bầu dễ bị rối loạn tiêu hóa khi bị stress

    • Nguy cơ gây ra cao huyết áp khi stress lâu dài
    • Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý khác:  Một số bệnh tâm lý có nguy cơ mắc khi mẹ bầu bị stress khi mang thai như rối loạn lo âu, trầm cảm trước và sau sinh…

    Nếu bạn muốn phát hiện được sớm tình trạng stress của mình hãy đọc bài viết sau: Cách phát hiện dấu hiệu stress sớm ở bạn!

    Stress khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi

    Khi sức khỏe của mẹ bầu ổn định thì sự phát triển của thai nhi cũng tốt hơn. Do vậy vấn đề stress của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé. Những hệ lụy có thể nhìn thấy luôn khi thai nhi được sinh ra hoặc có thể dai dẳng kéo dài trong sự phát triển của bé sau này. Một số những nguy cơ gây ra cho thai nhi khi mẹ bầu bị stress khi mang thai

    • Thai nhi nhẹ cân: Khi bị stress mẹ bầu thường ăn uống không khoa học, ăn cho có, hoặc biếng ăn do vậy không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để nuôi cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi dẫn đến tthai nhi nhẹ cân, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cho trẻ sau này.

    Stress khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi 1Trẻ nhẹ cân là một trong những nguy cơ khi mẹ bị stress

    • Trẻ chậm phát triển não bộ: Các nghiên cứu y khoa cho biết ở tuần 32 não bộ của trẻ bắt đầu hình thành và dần hoàn thiện về cấu trúc. Nếu trong giai đoạn này mẹ bầu căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ do những căng thẳng làm gia tăng tần suất co bóp tử cung gây kích ứng vùng nước ối. Lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng não bộ trẻ khi trẻ chào đời.
    • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ: Trạng thái căng thẳng kéo dài của mẹ cũng dẫn đến những rối loạn của trẻ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ mật thiết giữa đồng hồ sinh học của mẹ và bé. Một đứa béo sẽ không thể có những giấc ngủ ngon khi giấc ngủ của mẹ bị rối loạn khi mang thai. Đứa trẻ sẽ hình thành đồng hồ sinh học từ trong bụng mẹ. Đồng thời giấc ngủ của mẹ cũng rất quan trọng, giúp trẻ hoàn thiện các cấu trúc của cơ thể.
    • Trẻ bị mắc chứng rối loạn hành vi: Những rối loạn về hành vi thường chỉ hình thành khi bé đã chào đời. Triệu chứng hành vi phổ biến ở trẻ là tự kỷ, tăng động hay trầm cảm nghiêm trọng ở trẻ. Trẻ có những hành vi khác với những đứa bạn cùng trang lứa. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
    • Trẻ bị dị tật: Tuy nguy cơ không cao nhưng rất nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh việc mẹ bầu bị stress gây ra những di tật ở thai nhi.

    Stress ở phụ nữ mang thai có thể uống được thuốc hay không? Hãy đọc bài viết sau để làm rõ thắc mắc này: Bị stress nên uống thuốc gì?

    Cách giảm stress khi mang thai cho mẹ bầu

    Cách giảm stress khi mang thai cho mẹ bầu 1Mẹ bầu vui vẻ, tích cực thai nhi cũng phát triển tốt hơn

    Stress là một vấn đề xuất hiện bất ngờ, không báo trước và thai phụ rất dễ dàng bị tác động. Một số cách sau đây có thể giúp mẹ bầu phòng tránh stress khi mang thai hiệu quả:

    • Không che giấu cảm xúc, luôn luôn bộc lỗ rõ ràng cảm xúc vui buồn của bản thân với gia đình và bạn bè xung quanh. Vấn đề cảm xúc của bản thân mà không được giải tỏa sẽ gây ra những căng thẳng stress cho thai phụ
    • Điều chỉnh lối sống khoa học lành mạnh, không thức khuya. ngủ đủ giấc, và ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh toàn diện để cung cấp dinh dưỡng cho con và phòng ngừa stress.
    • Tận dụng thời gian nghĩ về những điều tích cực, chuẩn bị hành trang kiến thức chăm sóc và sinh dưỡng của thai nhi, đảm bảo sự phát triển của thai nhi sau này
    • Tìm đến tư vấn tâm lý khi gặp vấn đề khiến bản thân lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi
    • Luyện tập thể dục đều đặn an toàn mang lại thư giãn cao như yoga, ngồi thiền, để tăng cường sức khỏe và duy trì tinh thần ổn định…
    • Sử dụng sản phẩm bổ sung an toàn để giảm căng thẳng, lo âu như Ecologic Barrier. Đây là sản phẩm thuộc nhóm psychobiotics (những chủng lợi khuẩn đường ruột tác động trên tâm trạng) được chứng minh lâm sàng có khả năng điều tiết trạng thái tâm lý, giảm các triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và tăng cường ghi nhớ sau stress. Những lợi khuẩn đường ruột này sử dụng an toàn cho mẹ bầu, không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn.

    Với những thông tin trên benhlytramcam.vn hy vọng sẽ cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức bổ ích để nhận biết và lường trước được những nguy cơ stress khi mang thai gây ra. Đồng thời mẹ bầu cũng sẽ có thêm kiến thức bệnh để điều trị kịp thời khi bị những vấn đề về tâm lý. Đừng quá lo lắng, hãy cùng chúng tôi hành dộng ngay bây giờ.

    Theo benhlytramcam.vn

    huynguyen - 6 Tháng Sáu, 2020

    Bình luận về bài viết

    1. Trần Thị Huyền Trang đã bình luận

      E có bầu được 8 tuần rồi, nhưng lại đang stress nặng về vấn đề tài chính, chuyện gia đình. Hay khóc 1 mình vào buổi tối, làm việc ko tập trung lại ko có ai để chia sẻ. Tuy nhiên do bầu bé thứ 3 rồi nên ăn vẫn bt, vẫn uống thuốc bổ, hay thức khuya, ngủ ko ngon giấc do nghĩ lung tung. E như thế có ảnh hưởng nhiều đến e bé ko ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Stress ở bà mẹ có thể làm thay đổi hormon và tác động tới em bé trong bụng. Em bé trong bụng hoàn toàn có thể cảm nhận được nếu bà mẹ vui, buồn hay lo lắng. Cách tốt nhất là bạn nên chia sẻ với người thân để giải tỏa bớt áp lực, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý.
        Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm căng thẳng an toàn, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai như men Cerebio.
        Chúc bạn một thai kì mạnh khỏe,

    2. Thu Hà đã bình luận

      Mình đang mang bầu được 3 tháng, mình bị rối loạn lo âu, căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, liệu có dùng được không

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Bạn có thể sử dụng Cerebio để cải thiện các triệu chứng căng thẳng, lo âu và mệt mỏi nhé. Cerebio có thành phần gồm các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, đảm bảo tiêu chuẩn QPS của Châu Âu và sử dụng được cho phụ nữ mang thai, cho con bú.
        Liều dùng của Cerebio là 1 gói/ngày, uống liên tục từ 1-3 tháng.
        Chúc bạn một thai kì mạnh khỏe,

        • Nguyễn Hoa đã bình luận

          Em mang thai được 7 tháng rồi ạ.Hôm trước em đi ngang một vụ tai nạn nghiêm trọng cũng sợ lắm ạ.Xong về chị hàng xóm có kể lúc trước chị cũng mang thai và đi ngang vụ tai nạn tương tự em sau này con chị sinh ra bị dị tật không tay chân.Em lo sợ liệu con e m sinh ra có bị gì khg ạ?

          • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

            Chào bạn,
            Việc nhìn thấy tai nạn xe và sinh con dị tật không có liên quan gì với nhau, trường hợp bạn nêu trên có thể chỉ là sự trùng hợp. Hiện nay, các biện pháp thăm khám sàng lọc trước sinh rất tốt, có thể phát hiện những dị tật sớm, đặc biệt dị tật lớn như thai nhi không có tay chân thì không thể nào bỏ sót được nếu thai phụ có thăm khám thai định kì. Điều quan trọng là bạn cần khám thai thường xuyên để theo dõi, tránh tâm lý căng thẳng không cần thiết sẽ không tốt cho thai nhi.
            Chúc bạn mạnh khỏe,

    3. Đào đã bình luận

      Con có thai 4 tháng r ạ. 2 3 bữa nay con hay bị nhức đầu tâm lý con gì cũng sợ. Sợ đủ thứ. Hay lo sợ toi sinh đẻ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,
        Triệu chứng của bạn mới xuất hiện trong thời gian ngắn nên chưa đủ để kết luận bạn có đang bị rối nhiễu tâm trí nào hay không. Tâm lý của người làm mẹ, nhất là khi làm mẹ lần đầu thường hay lo lắng về nhiều vấn đề như sinh con sao cho khỏe mạnh, nuôi dạy con cái…Để giải quyết vấn đề này bạn có thể tham khảo một số sách để chuẩn bị kiến thức làm mẹ, hoặc học hỏi từ những người mẹ có kinh nghiệm.
        Trường hợp tình trạng lo lắng, sợ hãi này kéo dài thì có thể lại liên quan tới chứng rối loạn lo âu. Khi đó bạn nên tới gặp bác sỹ để thăm khám và có hướng xử trí thích hợp.
        Chúc bạn mạnh khỏe,

    4. Nguyễn thị thùy trang đã bình luận

      Em mới mang được vài tuần đầu mà luôn cảm thấy tủi thân và suy nghĩ lung tung khóc nữa khi chồng đi làm em mang giấu bên ngoại nên em chỉ 1 mình ở nhà suy nghĩ lung tung buồn bã không muốn em mà em cảm thấy rất là ghét em bé giờ em phải làm sao đây bác sĩ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Trong quá trình mang thai người mẹ rất nhạy cảm về cả mặt tâm lý và sinh lý, gặp nhiều áp lực về việc sinh đẻ. Do vậy mà phụ nữ mang thai dễ mắc phải trầm cảm. Những triệu chứng mà bạn mô tả trên đây là những biểu hiện về mặt tâm lý, nhưng những biểu hiện này phải kéo dài trong ít nhất 2 tuần thì mới gợi ý tới bệnh trầm cảm. Do vậy trước tiên bạn có thể tự kiểm tra bằng cách làm bài trắc nghiệm để dự đoán sơ bộ (làm trắc nghiệm Tại đây). Tiếp đó, hãy tìm tới một bác sỹ sản khoa hoặc bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám, xét nghiệm kiểm tra để loại trừ một số bệnh lý khác có biểu hiện tương tự trầm cảm.
        Trong trường hợp bạn được chẩn đoán mắc trầm cảm nặng, bác sỹ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc để điều trị. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ và vừa thì phương pháp điều trị ưu tiên sẽ là liệu pháp tâm lý và một số biện pháp bổ trợ dưới đây:

        – Vận động hợp lý (ví dụ như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản) giúp tinh thần thoải mái hơn.

        – Tập Yoga hoặc thiền.

        – Bổ sung các loại probiotics chuyên biệt có tác động trên thần kinh trung ương thông qua trục não – ruột (còn gọi là psychobiotics) được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm, stress, lo âu. Đây là biện pháp bổ trợ an toàn có thể dùng cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Cerebio (Ecologic Barrier) uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

        Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn.

        Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,

    5. Chào bác sĩ ạ.con có 1 vấn đề thắc mắc và mệt mõi trong lúc mang thai mong bs tư vấn cho con với ạ. Lúc biết có thai con mừng vui ạ. Nhưng đến tháng thứ 3 con khám bs đo độ mờ da ráy cho bé bs nói độ mờ da ráy cao nên phải xét nghiệm máu vì sợ bé có bệnh ạ. Sau kqua xet nghiệm bình thường bé k sao nhưng từ đó trở đi con luôn mệt mõi lo sợ gặp ai bị vấn đề gì con đều lo sợ và luôn nghĩ về nó ạ. Vidu như con thấy 1 người trên mặt có vết bớt là con bị ám ảnh và suy nghĩ liên tục sợ con con giống như vậy ạ. Bs cho con hỏi con bị gì và làn cách nào để quên được vấn đề đó ạ. Và có thể cho con biết nguyên nhân nào bị bớt tràm để con bít mà bớt lo sợ với ạ. Trân trọng cảm ơn bs nhiều ạ

      • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

        Chào bạn,

        Dựa trên những triệu chứng bạn mô tả thì rất có thể bạn đang bị rối loạn lo âu trong thời kì mang thai.
        Vết bớt ở trẻ nhỏ có thể có nhiều loại và có thể tự biến mất khi trẻ lớn lên (bớt xanh ở mông, cổ, bớt sắc tố do sự ứ đọng của sắc tố da). Cũng có loại bớt màu đỏ do mạch máu dưới da bị giãn. Hầu hết các bớt ở trẻ hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe, do vậy bạn không cần phải lo lắng.
        Lo âu quá mức trong thời kì mang thai có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Trong trường hợp tình trạng lo âu của bạn vẫn tiếp diễn thì bạn nên tới gặp bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được tư vấn các biện pháp điều trị nhé.

        Chúc bạn mạnh khỏe,

    X

    Cảm ơn bạn. Chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất.

    Bạn vui lòng kiểm tra hòm thư để nhận câu trả lời

    Tư vấn trực tuyến

    Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!